Phạm Viết Đào.
Bài 3: Phản biện các “phác đồ điều trị” cái “ khối u” nợ xấu của Chính phủ
Tái cơ cấu theo cách
hiểu thông thường: Chính phủ sẽ ban hành các chủ trương, các quyết định hành
chính, các quyết định tổ chức… để sắp xếp lại những ngành nghề đang làm ăn
không có hiệu quả và đẩy mạnh, dồn lực thúc đẩy những ngành nghề, doanh nghiệp
đang ăn nên làm ra…
Để giải bài toán này,
các quan chức Chính phủ đã đưa ra những “phương trình” kinh tế và các đáp án
của bài toán tái cơ cấu nền kinh tế; các phác đồ điều trị các căn bệnh trầm kha trong 5 năm tới như thế nào?
Phát biểu của một số quan chức Chính phủ nói gì về tái cơ cấu nền kinh tế tại diễn đàn Quốc hội
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:
“Nếu không đủ quyết tâm
sẽ vẫn cách làm cũ, không ăn thua. Ngoài ra, cần bộ máy triển khai công việc
này. Có đề xuất là phải thành lập đội đặc nhiệm tái cơ cấu, dám cắt bỏ những gì
bất hợp lý”,
“Thủ tướng nêu rõ cần phải có nguồn lực để
thực hiện các công việc này. Đơn cử nợ xấu đang rất lớn, muốn giải quyết thì
“phải bỏ tiền bạc ra, theo quy luật biện chứng thì vật chất giải quyết vật
chất, không chỉ nói miệng là được”.
Thủ
tướng lưu ý việc tập trung vào một số thế mạnh của Việt Nam để tái cơ cấu. “Vậy
thế mạnh là cái gì?”, Thủ tướng nêu câu hỏi và cho biết sẽ đề xuất với Quốc hội
có chính thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao. Thế mạnh
này gần như địa phương nào trên toàn quốc cũng có. Ví dụ của Cà Mau là nơi nuôi
tôm lớn nhất Việt Nam, với quy mô lên đến 1 tỷ USD. Vậy phải tập trung giải
quyết các vấn đề về chất lượng giống, môi trường, thâm canh…
“Thế
mạnh tiếp theo chính là du lịch. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế hằng năm đến
Việt Nam còn khiêm tốn. “Ta hiện có 6-7 triệu khách, trong khi Hong Kong 7,3
triệu dân có 60 triệu khách, Thái Lan 60 triệu khách, Singapore 30 triệu
khách”, Thủ tướng nêu số liệu và cho rằng cùng với thu hút khách du lịch quốc
tế thì phải chú ý thúc đẩy thị trường nội địa. “Đã có bao nhiêu người dân trong
nước đi đến mũi Cà Mau? Bao nhiêu phong cảnh đẹp trải dài trên đất nước ta mà
bà con chưa biết hết. Đây chính là thị trường tiềm năng cho du lịch”, Thủ tướng
nói.
Thế
mạnh thứ ba được Thủ tướng nêu lên là nắm bắt được cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư - nền kinh tế số. “Người Việt thông minh, sáng tạo. Cần đẩy mạnh
phát triển công nghệ thông tin, nếu không đề cập đến vấn đề này thì chúng
ta sẽ lạc hậu”, ông nói…”
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/thu-tuong-3-the-manh-phat-trien-cua-viet-nam-3487650.html
Phó
Thủ tướng Vương Đình Huệ:
“Cũng
góp ý vào kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, Phó thủ
tướng Vương Đình Huệ cho rằng 5 năm qua, tái cơ cấu nhưng không rõ mô hình. Lần
này mô hình được vạch ra là tăng năng suất lao động, đổi mới sáng tạo, phương
thức tăng trưởng chuyển mạnh từ chiều rộng sang chiều sâu. Tuỳ từng ngành, lĩnh
vực, địa phương sẽ phát triển và tái cơ cấu theo hướng này.
Theo
ông Huệ, chiến lược tăng trưởng trước đây chủ yếu dựa vào xuất khẩu, đầu tư,
lần này tăng trưởng phải dựa thêm vào khu vực nội địa. Năm 2016, dân số cả nước
khoảng 92,7 triệu người, đây là một thị trường rất rộng lớn, còn rất nhiều dư
địa có thể khai thác, không chỉ là người Việt dùng hàng Việt mà còn phải tổ
chức lại thị trường trong nước.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết tới đây, nhà điều hành sẽ
dùng nguồn lực Nhà nước mạnh hơn để xử lý ngân hàng yếu kém, nhất là mạnh dạn
thí điểm cho phép phá sản ngân hàng yếu. Việc này được thực hiện dựa trên cơ sở
bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, không để xảy ra hiệu ứng “domino” an toàn hệ
thống, ông Huệ nói.
Theo Phó thủ tướng, Nhà nước không thể cứu mãi các ngân hàng làm
ăn yếu kém. Cho rằng việc này sẽ cảnh tỉnh được nhiều ngân hàng cổ phần hiện
nay, Phó thủ tướng nói "Nếu cứ làm ăn yếu kém rồi lại để Nhà nước lo bằng
cách mua lại 0 đồng mãi là không thể được".
Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng không được lẫn lộn dùng
ngân sách Nhà nước và nguồn lực Nhà nước trong xử lý nợ. Thực chất nguồn lực
Nhà nước đã được sử dụng để xử lý vấn đề này, khi các tổ chức tín dụng trích
lập dự phòng rủi ro nợ xấu thì chỉ phải đóng thuế 25%; hay việc cho VAMC phát
hành trái phiếu đặc biệt thông qua tái cấp vốn...
(
http://vneconomy.vn/thoi-su/muon-tai-co-cau-khong-the-khong-bo-tien-20161022114214624.htm
)
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
“Chỉ dùng ngân sách thì không thể có hơn 10 triệu tỷ đồng, ngân
sách không đủ. Chủ trương chung trong tái cơ cấu cũng là không dựa, không quá
phụ thuộc vào ngân sách”, ông Dũng lưu ý. Theo đó, nguồn lực sẽ huy động cả từ
nước ngoài và tư nhân trong nước.
Cho biết “chưa xác định chính xác, chi tiết” về tỷ lệ đóng góp của
ngân sách Nhà nước vào con số 10,5 triệu tỷ đồng nới trên, nhưng theo ông Dũng,
dự kiến cơ cấu có thể ngân sách sẽ gánh 1/3, còn lại 2/3 sẽ huy động từ các
nguồn lực xã hội khác.
Giải thích cụ thể hơn, Bộ trưởng Bộ KHĐT cho hay, 1/3 trong số hơn
10,5 triệu tỷ nói trên sẽ được lồng ghép trong chương trình kế hoạch đầu tư
công trung hạn 5 năm 2016-2020. 2 triệu tỷ đầu tư công trong kế hoạch này nằm
trong nguồn lực để tái cơ cấu nền kinh tế.
Khoảng 6 triệu tỷ đồng còn lại nói nôm na là huy động trong dân.
Do vậy, theo ông Nguyễn Chí Dũng, cần phải tạo môi trường thuận lợi, minh bạch,
thông thoáng để người dân sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư một cách an toàn, hiệu quả”…
Những hệ lụy cúa các phá đồ điều trị khối u nợ xấu của chính phủ
Để chạy chữa khối u nợ
xấu này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trương:”phải bỏ tiền bạc ra, theo quy luật biện chứng thì vật chất giải quyết
vật chất, không chỉ nói miệng là được…”
Còn Phó Thủ tướng
Vương Đình Huệ thì phát biểu:” "Nếu
cứ làm ăn yếu kém rồi lại để Nhà nước lo bằng cách mua lại 0 đồng mãi là không
thể được".
Có thể ví “ phác đồ điều trị” của Thủ tướng là phương pháp xạ trị
còn phác đồ điều trị của PTT là phẫu thuật, cắt bỏ…
Ưu điểm của cái phác đồ của Thủ tướng thì sẽ tiếp tục giữ cho sinh thể bệnh
nhân ổn định nguyên trạng cơ thể, không bị cắt bỏ cái gì cả; cách này sẽ làm cho
khối u di căn năm này qua năm khác, chủ thể ngân hàng này qua ngân hàng khác và
khối u này sẽ hút máu mủ từ các nguồn dường chất khác và sinh thế kinh tế kéo
thêm thời gian chờ chết và khó lòng tránh thoát khỏi đột quỵ…Dù một bệnh nhân có
giàu có tới mực nào cũng không thoát khỏi mệnh trời khi đã bị khối u chèn vào trong
cơ thể.
Phác đồ điều trị của ngành y hiện nay vẫn dùng xạ trị để cô lập tế bào
ung thu hạn chế di căn để cho sinh thể bệnh kéo dài sự sống thêm ngày nào hay ngày
đó…
Còn phác đồ điều trị của ông Phó Thủ tướng thì đối với ngành y, hiện nay
có một số loại ung thư khi phát hiện sớm có thể phẫu thuật và cứu chữa được cho
người bệnh
như ung thư vú …
Dùng “phác đồ điều trị” xạ trị hay phẫu thuật phải tuy thuộc vào khối u
của bệnh nhân nó thuộc vào giai đoạn nào, ở bộ phận nào để áp dụng …
Chính phủ là cơ quan có đầy đủ thông tin đánh giá khách quan, cân đối xem
thực trạng và thực chất cái khối u nợ xấu hiện nay tới mức nào để tìm phác đồ
điều trị thích hợp; Nếu ung thư đã vào giai đoạn cuối thì phác đồ điều trị phẫu
thuật của PTT chỉ làm bệnh nhân ngỏm củ
tỏi sớm mà thôi…
Theo người viết bài này thì nếu tình hình nợ xấu chưa tới mức vào đến cao
hoang của nền kinh tế thì nên dùng “giải pháp phẫu thuật” để tránh di căn, lây
lan sang các khu vực khác…
Bệnh ung thư không lây từ người này qua người khác nhưng bệnh “khối u nợ
xấu” nếu không cương quyết cách ly sớm sẽ dẫn tới di căn từ sinh thể này sang
sinh thể khác…
( Còn nữa…)
Chủ tịch VAMC kêu
gọi xã hội chung tay xử lý nợ xấu
|
||
Thứ Năm, 27/10/2016, 11:19 (GMT+7)
|
||
Tư Giang
(TBKTSG Online) -
Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng
Việt Nam (VAMC) Nguyễn Quốc Hùng kêu gọi xã hội chung tay xử lý nợ xấu.
Tại hội thảo “Xử lý nợ xấu – những nút thắt
cần tháo gỡ” do Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Quốc hội, và VAMC tổ chức chiều
26-10 tại Hà Nội, ông Hùng nói, để VAMC thành công trong công tác xử lý nợ
xấu, cần có cái nhìn khách quan về nợ xấu.
“Nợ xấu không phải do một mình hệ thống ngân
hàng gây ra mà do nhiều nguyên nhân, trong đó ngân hàng là một trong những
nguyên nhân”, ông nói.
Ông Hùng bổ sung thêm: “Không để một mình
ngành ngân hàng loay hoay xử lý nợ xấu, nợ xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tăng trưởng kinh tế, do vậy cả xã hội cần chung tay cùng hệ thống ngân hàng
để xử lý nợ xấu, coi xử lý nợ xấu là trách nhiệm của toàn xã hội và cùng
chung tay xử lý trên tinh thần công khai, minh bạch”.
Theo ông Hùng, cần có biện pháp thật mạnh đối
với những khách hàng cố tình chây ỳ không hợp tác, nhất là những khách hàng
có điều kiện trả nợ nhưng cố tình không trả, không bàn giao tài sản bảo đảm
để phát mại.
Nợ xấu chiếm 5,84% tổng dư nợ
Dữ liệu của VAMC cho biết, tại thời điểm cuối
tháng 9-2012 nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) ở mức 464.664 tỉ
đồng, tương đương 17,21% tổng dư nợ tín dụng.
Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, các
TCTD đã cơ cấu lại 143.400 tỉ đồng dư nợ tín dụng.
Từ cuối năm 2012 đến tháng 8-2016, toàn hệ
thống các TCTD đã xử lý được 548.500 tỉ đồng nợ xấu, trong đó bán nợ cho VAMC
220.000 tỉ đồng, chiếm 40,14%.
Tính đến tháng 8-2016 nợ xấu là 147.000 tỉ
đồng, chiếm tỷ lệ 2,66% tổng dư nợ. Nếu tính cả nợ xấu TCTD bán cho VAMC sau
khi thu hồi nợ và xử lý rủi ro là 186.000 tỉ đồng thì tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ
lệ 5,84 %.
VAMC đã làm gì với nợ xấu?
Tại hội thảo, Chủ tịch VAMC đã trình bày về
các phương án xử lý nợ xấu trong thời gian qua.
Theo đó, đáng chú ý nhất là công tác mua nợ
xấu bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB). Tính từ năm 2013 đến nay, VAMC đã thực
hiện mua được 25.062 khoản nợ tại 42 TCTD, với tổng dư nợ gốc 262.054 tỉ đồng,
giá mua nợ là 227.848 tỉ đồng. Hầu hết khoản nợ xấu đã mua đều có tài sản bảo
đảm là bất động sản hoặc tài sản hình thành từ vốn vay kể cả bất động sản,
nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, dự án, trái phiếu doanh nghiệp.
Về công tác thu hồi nợ, VAMC đã phối hợp với
các TCTD tổ chức thu hồi nợ đạt 37.983 tỉ đồng dưới nhiều hình thức thu hồi
nợ như: bán nợ, bán tài sản bảo đảm... đạt tỷ lệ 15% dư nợ gốc nội bảng.
Ông Hùng cho biết, tốc độ thu hồi nợ so với
tổng dư nợ đã mua còn hạn chế song tỷ lệ khách hàng tự trả nợ chiếm tới 70%,
còn lại 30% là bán nợ, bán tài sản bảo đảm. Việc bán tài sản bảo đảm, bao gồm
phát mại tài sản bảo đảm, thi hành án để thu hồi nợ chỉ đạt 10.990 tỉ đồng,
chiếm tỷ lệ 28,9 %. Như vậy có thể thấy việc bán tài sản kể cả cưỡng chế thi
hành án để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn nếu khách hàng không đồng thuận và
không tự nguyện bàn giao tài sản bảo đảm.
Khó khăn của VAMC
Báo cáo của VAMC tại hội thảo cho biết, với
nguồn lực hạn chế về con người và mạng lưới hoạt động, trong khi số lượng
khoản nợ VAMC đã mua rất lớn (trên 25.000 khoản), tài sản bảo đảm của các
khoản nợ xấu đa dạng, phân tán tại nhiều nơi, nên VAMC chưa thể trực tiếp
quản lý để nắm bắt được đầy đủ thực trạng các khoản nợ mua từ TCTD, việc tổ
chức thực hiện xử lý tài sản để thu hồi nợ kém hiệu quả. Hiện tại, VAMC chỉ
có thể tập trung rà soát, phân loại đối với các khoản nợ có dư nợ lớn, số còn
lại VAMC đã thực hiện ủy quyền các nội dung xử lý nợ ngay tại thời điểm mua
nợ.
Bên cạnh đó, nguồn vốn của VAMC còn hạn chế và
chưa phù hợp với yêu cầu xử lý nợ theo chức năng, nhiệm vụ của VAMC, đặc biệt
trong công tác mua bán nợ theo giá trị thị trường. Việc xử lý nợ xấu của VAMC
không thể triệt để và hiệu quả nếu không có dòng tiền thực sự để hỗ trợ các
TCTD, khách hàng.
Hơn nữa, VAMC phải triển khai tất cả các
nghiệp vụ quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải
giỏi về nghiệp vụ, vững về kiến thức pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn để
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trên thực tế, việc tuyển chọn cán bộ có
năng lực rất khó khăn, chưa nói đến VAMC hoạt động không vì mục tiêu lợi
nhuận nên khó thu hút người tài vào làm việc cho VAMC. VAMC chưa có cơ chế
chính sách để thu hút các cán bộ có năng lực cũng như tạo động lực cho cán bộ
cống hiến lâu dài.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét