Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Ăn thức ăn quá mặn, quá nóng, quá cay...đều dẫn tới ung thư thực quản; Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu



Cả gia đình mắc ung thư "tập thể": Thủ phạm chính là thói quen ăn uống của nhiều người

Vân Hồng | 
Cả gia đình mắc ung thư "tập thể": Thủ phạm chính là thói quen ăn uống của nhiều người

Theo các bác sĩ, những gia đình có thói quen ăn uống thiếu lành mạnh kéo dài, hoặc dùng cùng một món ăn nào đó không an toàn, sẽ có nguy cơ mắc ung thư "tập thể".




Hai vợ chồng có cùng triệu chứng, cùng mắc 1 bệnh ung thư
Khoảng một tháng trước, bà Trần, người Thiểm Tây (Trung Quốc) xuất hiệu triệu chứng ăn gì cũng bị nghẹn, ngay cả cháo cũng khó nuốt trôi. Ban đầu, bà cũng không quan tâm lắm, nhưng sau khi nghẹn nhiều, ăn cháo hay uống nước đều có cảm giác khác lạ.
Nhận thức được vấn đề có vẻ nghiêm trọng, bà cùng chồng đã đến khám tại khoa Ngoại, Bệnh viện Thái Hòa, Thiểm Tây (TQ) để kiểm tra chắc chắn. Sau khi khám, các bác sĩ chẩn đoán rằng bà có thể đã bị ung thư thực quản.
Theo kết quả nội soi y tế, thực quản của bà Trần được phát hiện có khối u kích thước khoảng 4-5cm, nhìn qua như chiếc đồng xu và bà được các bác sĩ chỉ định phải tiến hành một cuộc phẫu thuật.
Cùng với sự giải thích của bác sĩ, chồng bà, ông Trần cũng lo sợ rằng mình đã có một số triệu chứng bệnh giống vợ, nên được tư vấn cùng khám để biết rõ tình trạng sức khỏe.
Đáng tiếc là kết quả khám khiến ông bà vô cùng choáng váng vì bất ngờ. Cả hai vợ chồng đều bịung thư thực quản, bệnh của ông nhẹ hơn của bà một chút nhưng cũng đã có dấu hiệu khối u bị loét và đang lan ra.
Cả gia đình mắc ung thư tập thể: Thủ phạm chính là thói quen ăn uống của nhiều người - Ảnh 1.
Ông bà Trần đang trao đổi cùng y tá tại bệnh viện (Ảnh minh họa)
Thủ phạm chính là thói quen ăn uống
Theo ý kiến của các bác sĩ BV Thiểm Tây, tỷ lệ mắc ung thư thực quản phần lớn xuất phát từ thói quen ăn uống không đúng cách.
Gia đình ông Trần xưa nay có thói quen ăn mặn, thích ăn các món muối chua, những món ăn được làm theo cách ủ mốc, đặc biệt là ăn rất nhiều ớt. Bên cạnh đó, vì muốn ăn thức ăn mềm nên khi nấu mì miến, ông bà thường có thói quen vừa để nồi trên bếp nóng vừa ăn cho mì nở mềm hơn.
Tất cả những yếu tố trên đều được các bác sĩ cho rằng chính là lý do liên quan lớn đến nguy cơ gây bệnh ung thư thực quản.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, một số bệnh ung thư có thể là căn bệnh di truyền, nhưng một trong những nguyên nhân "di truyền" vô cùng quan trọng ở đây chính là thói quen ăn uống của từng gia đình. Từ bé đến lớn ăn uống như vậy sẽ thành thói quen, từ đời này truyền sang đời khác.
Theo các bác sĩ, những gia đình có thói quen ăn uống thiếu lành mạnh kéo dài, hoặc dùng cùng một món ăn nào đó không an toàn, sẽ có nguy cơ mắc ung thư "tập thể", trong trường hợp này không phải là do "di truyền".
Bác sĩ cũng khuyến nghị, những món ăn quá mặn, quá nóng, quá cay nếu ăn nhiều và thường xuyên có thể là nguyên nhân gây hại cho thực quản, chúng làm tổn thương thực quản một cách từ từ. Bên cạnh đó, nếu ăn uống mất cân bằng, thừa thịt thiếu rau quả cũng là nguyên nhân đi kèm gây ung thư.
Cả gia đình mắc ung thư tập thể: Thủ phạm chính là thói quen ăn uống của nhiều người - Ảnh 2.
Hãy thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ
Là một bệnh ung thư điển hình xuất phát từ lối sống thiếu lành mạnh, bệnh nhân ung thư thực quản có nhiều điểm chung là xuất phát từ chế độ ăn uống.
Các báo cáo cho thấy rằng, khi có hơn một thành viên trong gia đình bị ung thư thực quản, gia đình đó nên kiểm tra cẩn thận những thành viên còn lại để phòng tránh bệnh kịp thời.
Ngoài ra, để phòng tránh bệnh ung thư hệ tiêu hóa nói chung và ung thư thực quản nói riêng, mỗi gia đình nên thiết lập một thói quen ăn uống lành mạnh, đúng cách cho mọi thành viên trong gia đình ngay từ khi còn nhỏ. Để người đó lại làm trụ cột và thiết lập một thói quen tốt cho gia đình trong tương lai.
Cách phòng tránh ung thư thực quản
1, Hạn chế ăn muối và thực phẩm chứa nấm mốc như bắp cải muối, dưa chua và các món ủ chua, hun khói, chiên nướng già lửa, bị cháy. Tránh những loại thực phẩm có chứa chất nitrosamine gây ung thư và độc tố trong nấm mốc có thể gây ung thư đường tiêu hóa.
2, Nên có thói quen tập nhai kỹ khi ăn, ít ăn quá nóng, thức ăn cay đậm đặc quá mức để không làm kích thích, gây hại thực quản.
3, Không hút thuốc, uống rượu càng ít càng tốt.
4, Duy trì chế độ ăn uống cân bằng để đảm bảo cân đối thực phẩm đầu vào gồm vitamin A, C, E và molypden, kẽm, magiê, selen và các nguyên tố vi lượng khác.
Ngoài ra, những người có lịch sử gia đình có người bị ung thư thực quản, tổn thương thực quản bẩm sinh và những người đã bị viêm thực quản, nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.
*Theo Health/TT
theo Trí Thức Trẻ


Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu

Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu

Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, đồng thời khử độc và loại trừ độc tố ra ngoài cơ thể. Vì mang chức năng đặc biệt này nên gan cũng dễ bị nhiễm độc.

Chỉ nặng khoảng hơn 1 kg nhưng gan được ví như tổ hợp các nhà máy chuyển hóa phức tạp của cơ thể. Dưới đây là một số triệu chứng của tổn thương gan mà bạn không nên “ngó lơ”.

Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu - Ảnh 1.

Khi gan phải làm việc quá tải do tiếp xúc với nhiều chất độc (bia, rượu, hóa chất…) trong thời gian dài, hệ thống khử độc của tế bào gan bị tổn thương thì lúc đó gan có nguy cơ bị nhiễm độc rất cao.

Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu - Ảnh 2.

Làn da đổi màu vàng tái, nhợt nhạt: là một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất cho thấy gan đang gặp “sự cố”. Bởi lẽ, khi gan không có khả năng thải các độc tố ra ngoài cơ thể, độc tố sẽ bám lại và tích tụ dưới da, làm cho da có màu sắc bất thường.

Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu - Ảnh 3.

Phân và nước tiểu có màu bất thường: cũng là dấu hiệu rất rõ ràng khi gan gặp vấn đề. Màu nước tiểu có thể trở nên tối, sậm hơn bình thường, còn trong phân có thể xuất hiện các đốm máu…Nếu bạn đảm bảo uống nhiều nước mỗi ngày mà chất bài tiết vẫn có sự bất thường thì gan đang gặp vấn đề.

Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu - Ảnh 4.

Hơi thở “có mùi”: đây là một trong những dấu hiệu của tổn thương gan. Ở những người bị suy giảm chức năng gan, khả năng giải độc của gan kém khiến một số độc tố, chất cặn bã được bài tiết qua phổi và hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu - Ảnh 5.

Đắng miệng: hay nói rõ hơn là trong miệng có vị đắng thường gặp trong các chứng viêm cấp tính như viêm gan, viêm mật do sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa dịch mật. Người có cảm giác đắng trong miệng thường kèm theo chứng đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, tính tình nóng nảy, dễ cáu giận, đại tiện táo bón, tiểu tiện đỏ vàng…

Dấu hiệu cảnh báo gan kêu cứu - Ảnh 6.

Nóng trong người, mụn nhọt, mẩn ngứa: Theo Đông y, mụn nhọt do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguồn gốc của bệnh là do gan yếu, khả năng giải độc của gan kém khiến các độc tố bị tích tụ trong cơ thể. Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ phát tán qua da và gây nên các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa… đặc biệt là mụn nhọt.
Táo bón, mệt mỏi, chán ăn: Gan là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, tham gia tích cực vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Suy giảm chức năng gan làm giảm khả năng chuyển hóa và giảm tiết mật gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, ăn không tiêu, dễ bị táo bón. 
Do đó, khi mắc bệnh về gan, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm tải công việc cho gan và tăng cường chức năng gan.
Những dấu hiệu trên dù không gây nguy hiểm nhưng đó là tín hiệu cho thấy gan của bạn đang có nguy cơ bị nhiễm độc. Nếu không có biện pháp giải độc gan kịp thời, gan có nguy cơ bị tổn thương và dễ mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan… Do đó, bạn cần chú ý điều chỉnh ngay chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Bí quyết bảo vệ gan
-Hạn chế uống rượu bia, đặc biệt, không nên uống rượu bia khi đang dùng thuốc trị bệnh. Thay vào đó, bạn có thể uống các loại nước ép trái cây, sinh tố để cơ thể dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ không có lợi cho sức khỏe.
-Hạn chế tiếp xúc với các chất độc trong không khí như khói bụi, mùi xăng, sơn, dung dịch tẩy rửa, sơn móng tay, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, phân bón…
-Nên thường xuyên hấp thu các dưỡng chất sau: lycopene (dưa hấu, cà chua, cam, đu đủ, ổi), vitamin A (cà rốt, khoai lang, sữa, phô mai, lòng đỏ trứng và gan), vitamin E (các loại hạt, bông cải xanh, dưa leo, xoài…), vitamin C (các loại quả họ cam, chanh…), vitamin K (có trong các loại rau có màu xanh đậm), chất arginine giúp gan giải độc amoniac dễ dàng hơn (được tìm thấy trong các loại đậu, bột yến mạch, quả óc chó…), chất selenium (có trong gạo nâu, mật đường, hải sản, tỏi và hành tây), chất methionine (có trong các loại đậu, trứng, cá, tỏi, hành và thịt), axít béo thiết yếu (hải sản, dầu cá, cá mòi, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá đối, mực, cá trích, cá tuyết, quả bơ, các loại hạt khô, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau chân vịt, cà tím), chất beta-carotene (cà rốt, ớt chuông, khoai lang, xoài, bí ngô và quả mơ).p
theo Infonet

Không có nhận xét nào: