Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Năm 2015 TBT báo Dân sinh Nguyễn Thành Phong từng bị xử phạt 700 triệu đồng vì đăng bài về Nguyễn Hữu Đang; Hôm qua, 28/10/2016 bị bắt vì tội đánh bạc; Điều 248 của BLHS về tội đánh bạc

Kết quả hình ảnh cho Nhà văn nguyễn thành phong

Từ trái qua: Nhà văn Nguyễn Thành Phong, Thu Huệ và Vũ Duy Thông tranh luận ngoài hội trường tại Đại hội Hội Nhà văn VN lần thứ VIII

Báo VN đăng bài về Nguyễn Hữu Đang

  • 6 tháng 8 2015





Image copyrightTALAWAS
Image captionNguyễn Hữu Đang là một trong những trụ cột của phong trào Nhân văn Giai phẩm

Lần đầu tiên, một tờ báo ở Hà Nội đăng tư liệu nhiều kỳ về ông Nguyễn Hữu Đang, được xem là trụ cột của phong trào Nhân văn Giai phẩm.
Hôm 5/8, báo điện tử Dân Sinh thuộc Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội gây bất ngờ khi khởi đăng loạt bài 30 kỳ với chủ đề ‘Nguyễn Hữu Đang - Bi thương và cay đắng’.
Nguyễn Hữu Đang là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất tại Việt Nam trong thế kỷ 20. Là cột trụ của phong trào Nhân văn Giai phẩm, ông Đang đã bị bắt, bị cầm tù, quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong 59 năm, từ tháng 4/1958 đến tháng 2/2007, khi ông mất.
Lâu nay, các tư liệu về ông Đang cũng như những nhân vật khác trong phong trào Nhân văn Giai phẩm bị cho là chủ đề ‘cấm kỵ’ trên mặt báo.
Trong lời mở đầu về loạt bài, báo Dân Sinh mô tả “Nguyễn Hữu Đang có một số phận đặc biệt:
Từ người dựng lễ đài, Trưởng ban tổ chức Lễ Độc Lập, để ra mắt quốc dân đồng bào Chính phủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á và bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, là người đứng bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Lễ đài, nâng ấn kiếm của chế độ phong kiến lên cho Cụ Hồ để Cụ Hồ tuyên bố: “Lưỡi kiếm này để trừng trị những tên hại dân, phản quốc”.
Vậy mà sau đó, Nguyễn Hữu Đang lại “vướng” vào vụ “Nhân văn – Giai phẩm”, bị kết án tù 15 năm, ra tù tiếp tục bị quản thúc hơn 15 năm nữa. Cuối đời, Nguyễn Hữu Đang được phục hồi chế độ “Lão thành cách mạng”. Câu chuyện Nguyễn Hữu Đang mang đến cho chúng ta rất nhiều chiêm nghiệm và những bài học thấm thía…”.

Đăng và chịu trách nhiệm

Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt vào chiều 6/8, ông Nguyễn Thành Phong, Tổng biên tập báo Dân Sinh cho biết: “Chúng tôi tin rằng Nguyễn Hữu Đang là nhân vật mà mọi người muốn tìm hiểu, nghe nhiều về ông. Chúng tôi quyết định đăng tư liệu về ông Đang nhân dịp Cách mạng tháng 8 vì cuộc đời của ông có nhiều nỗi niềm trong giai đoạn này”.
Theo ông Phong, loạt bài dài kỳ này được trích từ cuốn sách ‘Người đeo lục lạc’ chưa ấn hành của nhà văn Võ Bá Cường - một nhà văn người Thái Bình có nhiều công sức tìm hiểu, chắp nối và nghiên cứu về Nguyễn Hữu Đang. Ông Cường cũng chính là tác giả của cuốn sách 'Chuyện tướng Độ' do nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phát hành năm 2007.
Ông Phong giải thích loạt bài được viết theo dạng ‘tiểu thuyết tư liệu’, theo đó nhà văn tiếp xúc với những nhân vật thật và tư liệu để xây dựng lên câu chuyện ‘có một phần yếu tố hư cấu nhưng gần với đời sống’.
Khi được hỏi có quan ngại việc loạt bài về ông Đang có thể bị Bộ Thông tin - Truyền thông tạm dừng giữa chừng hay không, ông Phong nói: “Tôi tin là sẽ không có ai ngăn cấm đăng bài về ông Đang. Báo chí ở Việt Nam không có kiểm duyệt. Chúng tôi có quyền lựa chọn nhân vật và câu chuyện để đăng. Và chúng tôi chịu trách nhiệm về những gì mình đăng tải”.
Ông Phong chia sẻ, loạt bài ‘Nguyễn Hữu Đang - Bi thương và cay đắng’ tuy mới khởi đăng nhưng đã đón nhận được những phản hồi tích cực từ phía bạn đọc, nhất là những nhà văn.






Image copyrightDANSINH
Image captionNhà văn Võ Bá Cường, tác giả viết về ông Nguyễn Hữu Đang

‘Vẻ đẹp tiết tháo của người trí thức’

Báo Dân Sinh còn dẫn bức thư của ông Đang ngày 1/6/1990 gửi Dương Thu Hương mà báo này mô tả là ‘nhà văn bất đồng chính kiến, hiện đang sống lưu vong ở nước ngoài’.
Bức thư có đoạn: "Viết đến đây, tôi không nghĩ về tôi; tự thương mình đã rơi vào cái hố duy ý chí từ tuổi mười lăm, rồi cứ thế càng ngày càng cuồng tín, hợm mình, tham thắng, khi biết đến cái bí quyết sống "tri túc" lấy làm đủ của đạo học thì đã muộn".
Báo Dân Sinh viết thêm: “Chiêm nghiệm từ câu chuyện Nguyễn Hữu Đang, chúng ta càng nhận ra những bước đi vĩ đại của quá trình phát triển cách mạng, nhận ra vẻ đẹp tiết tháo của người trí thức và nhận ra cả những kinh nghiệm sống trong đóng góp và phản biện cho hiện tại và tương lai…”.
Tháng 4/1958, Nguyễn Hữu Đang bị bắt cùng một số trí thức, văn nghệ sỹ liên quan trong vụ "Nhân văn - Giai phẩm". Tháng 1/1960, ông bị kết án 15 năm tù, ra tù ông tiếp tục bị quản thúc tại quê nhà hơn 15 năm.
Trong kỳ 1 - ‘Mưa thanh xuân’ đăng trên báo Dân Sinh có đoạn:
"Nguyễn Hữu Đang là người không vợ, không con, không nhà không cửa, không một lần chung chăn chung chiếu với người mình yêu và người yêu mình, cũng là người duy nhất ở Việt Nam không nghe thấy tiếng máy bay, tiếng bom Mỹ, không biết ở bên ngoài có cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì lúc đó ông nằm liệt trong hang đá ăn mắm dòi, gạo mục, uống nước suối.
Chỉ riêng sức chịu đựng không có người đàn bà nương tựa về tâm hồn trong lúc ông bị đánh tơi tả ấy phải chắp tay vái "cụ" ba vái. Và chúng ta tự hỏi: "Trên thế gian này có ai cô đơn hơn Nguyễn Hữu Đang không?" chỉ thấy nổi lên ở ông điều cay cực, oan trái mà ông vẫn bình thản ngồi đọc sách, dịch sách, tìm thấy trong Lão Tử, Trang Tử điều gì để thanh thản sống bám lấy cuộc đời thô nhám này. Ông biết chịu đựng và sống có chừng mực.
Ông bảo: "Đời là cuộc chơi nhưng chơi không cay cú" nên lúc ông bị đày đọa, ông coi đó là cuộc chơi nên cũng không hề hé răng hé lợi kêu than, tố khổ. Cái đáng quan tâm nhất trong cuộc đời cô đơn của ông, công việc gì thuộc phạm trù tư tưởng ông cố làm được tất cả, thắng tất cả với cá nhân mình. Nhưng cái đáng sợ nhất ở ông sau khi chịu tù 30 năm về ông không biết sợ cái gì cả…".

( BBC )

Báo Dân Sinh đang 'nâng cấp kỹ thuật'?

  • 14 tháng 8 2015





Image copyright

Báo điện tử Dân Sinh hiện không thể truy cập được, vài hôm sau việc gỡ bỏ bài viết về ông Nguyễn Hữu Đang, một trụ cột của phong trào Nhân văn Giai phẩm.
Người phụ trách đường dây điện thoại của báo này nói rằng trang mạng "hiện nay bên kỹ thuật đang nâng cấp" bởi "đang có hiện tượng bị [trục trặc] kỹ thuật", và thời gian cần thiết để xử lý là bao lâu thì "hiện vẫn chưa biết".
Trang Facebook của báo Dân Sinh vào hôm 14/8 vẫn hoạt động, với các tin đăng cuối cùng là vào ngày 3/8/2015.
Hồi đầu tháng, báo này bắt đầu đăng lần lượt hai trong tổng số dự kiến loạt 30 kỳ bài "Nguyễn Hữu Đang - Bi thương và cay đắng" của tác giả Võ Bá Cường. Vào ngày 8/8, kỳ thứ ba đã không xuất hiện theo dự kiến. Cùng lúc, hai kỳ trước cũng bị gỡ bỏ.
Ông Nguyễn Hữu Đang được cho là một trong những gương mặt trí thức đấu tranh cho tự do dân chủ dũng cảm nhất ở Việt Nam.
Từng bị thực dân Pháp bắt hồi 1930, ông Đang là người đứng đầu ban tổ chức ngày lễ 2/9/1945, xây dựng khán đài để Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình, Hà Nội. Ông đã mất hồi 2007.
Trong lần trả lời BBC Tiếng Việt cách đây ít hôm, nhà văn Võ Bá Cường nói về việc báo Dân sinh gỡ bỏ bài viết của mình: “Tôi cũng nghĩ ngợi nhiều và nhận ra có thể bây giờ là thời điểm chưa thích hợp để công bố một dạng tư liệu như vậy. Nhà văn ở đất nước này cần tuân theo đường lối."
Trước đó, tổng biên tập báo này, Nguyễn Thành Phong nói với BBC: "Báo chí ở Việt Nam không có kiểm duyệt. Chúng tôi có quyền lựa chọn nhân vật và câu chuyện để đăng. Và chúng tôi chịu trách nhiệm về những gì mình đăng tải,” và bảo vệ quyết định của ban biên tập báo trong việc đăng loạt bài về ông Đang.
"Chúng tôi quyết định đăng tư liệu về ông Đang nhân dịp Cách mạng tháng Tám vì cuộc đời của ông có nhiều nỗi niềm trong giai đoạn này,” ông Phong nói thêm.
Báo điện tử Dân Sinh trực thuộc Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội.
Hồi tháng Năm 2015, cựu tổng biên tập báo Người cao tuổi, ông Kim Quốc Hoa bị khởi tố với tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân", sau khi báo này đăng bài điều tra cáo buộc tình trạng tham nhũng trong quan chức hoặc nêu ra các vấn đề khác nhau liên quan đến công an và quân đội ở Việt Nam.
Báo này cũng bị xử phạt gần 700 triệu đồng vì bị giới chức kết luận là vi phạm nhiều lỗi khác nhau.

Bắt Tổng biên tập Báo Lao động và Xã hội để điều tra hành vi đánh bạc

29/10/2016
Hà An – Thu Hằng
29-10-2016
Ông Nguyễn Thành Phong (người đang phát biểu). Nguồn: internet
Ông Nguyễn Thành Phong (người đang phát biểu). Nguồn: internet
Ngày 28.10, nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội cho biết đang tạm giữ hình sự ông Nguyễn Thành Phong, Tổng biên tập Báo Lao động và Xã hộiđể điều tra về hành vi đánh bạc.
Trước đó, ngày 26.10, ông Phong bị Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45 Công an TP.Hà Nội) bắt giữ khi đang tham gia đánh bạc. Hiện cơ quan CSĐT đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Liên quan tới vụ việc, chiều 28.10, cơ quan chủ quản của Báo Lao động và Xã hội là Bộ LĐ-TB-XH đã có quyết định tạm đình chỉ chức vụ tổng biên tập đối với ông Nguyễn Thành Phong. Theo lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH, việc ông Phong đánh bạc bị bắt xảy ra ngoài cơ quan, ngoài giờ hành chính.
Bộ nhìn nhận đây là vụ việc nghiêm trọng, vi phạm pháp luật, không đúng với phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên. Đồng thời với việc đình chỉ chức vụ ông Phong, Bộ cũng có quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với ông này. Sau khi có kết luận của cơ quan điều tra, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tiếp tục xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và Điều lệ Đảng. Quan điểm của Bộ là không bao che, dung túng cán bộ vi phạm.
_____
28-10-2016
Suốt ngày hôm qua người nhà Nguyễn Thành Phong bám sát số 7 Thiền Quang để hỏi xem ông Phong bị bắt về tội gì, chỉ nhận đúng một câu trả lời: ” Cứ về đi”. Mình dò hỏi thì được biết Phong bị bắt trong khi bị đánh bạc. Đánh bạc có phải hội kín đâu mà không trả lời cho người ta rõ? Đánh bạc cỡ nào mà bị bắt nhốt quá 24 tiếng chưa thả? Nếu sau 24 tiếng chưa thả phải có lệnh tạm giữ mỗi hạn 3 ngày, tớinay người nhà của Phong cũng chẳng biết có lệnh tạm giữ hay không.
Đánh bạc to đến cỡ nào mà bị bắt? Xin báo cáo với các nhà đạo đức: Chơi với Phong gần bốn chục năm tôi biết Phong thỉnh thoảng vẫn chơi tá lả, nhiều lắm chỉ vài triệu, không tin hỏi Tiến Trọc-Phạm Ngọc Tiến mà xem.
Cả ngày hôm qua mình đốt hết hai cái cạc 200 ngàn cốt để hỏi lý do bắt và giam giữ quá hạn Nguyễn thành Phong mà bất lực, chỉ nhận được câu trả lời: phức tạp lắm, phức tạp lắm. Gớm chưa, “tội” đánh bạc, cùng lắm thêm “tội” chơi gái nữa là cùng, có gì mà phức tạp? Phát điên với trò chơi bí mật của tư pháp nước nhà. Muốn văng tục quá.
h1
Ảnh: Thuở hàn vi, từ trái qua phải: Nguyễn Thành Phong, Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Quang Lập, Phan Bùi Bảo Thi.
P/S: Vừa có tin đã có lệnh tạm giữ.


Tội đánh bạc theo quy định tại Điều 248 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

Điều 248 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về Tội đánh bạc như sau:
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.

Không có nhận xét nào: