Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Ông Vương Kỳ Sơn 5 lần từ chối đề nghị đặc xá cho tham quan ngã ngựa

Kết quả hình ảnh cho vương kỳ sơn

Cuộc chiến chống tham nhũng do 2 ông Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn chung tay phát động khiến cho vô số các quan chức cấp cao của phe cánh Giang Trạch Dân phải ngã ngựa. Từ tháng 11/2013 đến nay, ông Vương Kỳ Sơn ít nhất đã 5 lần cự tuyệt đề nghị “đặc xá” của các quan chức ĐCSTQ.

đặc xá, Trung Quốc, quan chức tham nhũng,
Ông Vương Kỳ Sơn, người đứng đầu Ban Kỷ luật trung ương, từng 5 lần từ chối đề nghị “đặc xá” của bè lũ tham quan. (Ảnh: Internet)
Tạp chí “Động Hướng” của Hồng Kông số tháng 10 cho biết, từ tháng 11/2013 đến nay, nội bộ Hội Thường ủy Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Hội ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ít nhất đã 5 lần ký tên chung đề nghị“đặc xá, đặc miễn, bỏ qua” đối với tham quan.
Tháng 11/2013, sau Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 của ĐCSTQ có 22 Ủy viên Trung ương ký tên chung đề nghị “đặc xá”.
Ngày 15/3/2014, phiên họp thứ 2 của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa 12 của ĐCSTQ, 32 Ủy viên Thường ủy Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã ký tên chung đệ đơn đề nghị “đặc xá”.
Tháng 12/2014, 28 Ủy viên Thường ủy ĐCSTQ bao gồm La Chí Quân, Vương Mân, Trương Bảo Thuận cùng với nhiều quan chức Bí thư tỉnh ủy, 15 Ủy viên dự khuyết Trung ương đã ký tên chung đệ đơn yêu cầu “đặc xá”.
Cuối tháng 7/2015, Hội nghị công tác trung ương ĐCSTQ tổ chức ở Bắc Đới Hà, 35 người đang giữ chức Bí thư tỉnh ủy, tỉnh trưởng, Bộ trưởng, tổ chức đảng bộ ký tên chung đề nghị được “đặc xá”.
Hạ tuần tháng 3/2016, 42 quan chức thuộc Ủy viên Trung ương , Ủy viên dự khuyết của ĐCSTQ và 29 quan chức Ủy viên Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã ký tên chung đệ đơn lên Cục Chính trị Trung ương, Ủy Ban Kỷ luật Trung ương, Tổ chức đảng Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, đề xuất ý kiến và đề nghị “đặc xá, đặc miễn, bỏ qua” có điều kiện đối với các quan chức tham nhũng.
Theo nguồn tin cho biết, ông Vương Kỳ Sơn đã từng nhiều lần tuyên bố rằng, Ủy ban Kỷ luật Trung ương lần này không xem xét, thảo luận các ý kiến và đề nghị liên quan đến “đặc xá, đặc miễn, bỏ qua”. Ông nhấn mạnh nguyên nhân: Một là không chấp nhận được cái gọi là “đặc xá, đặc miễn, bỏ qua”; hai là dân chúng Trung Quốc sẽ không chấp nhận và bỏ qua cho nhân viên chính phủ, đặc biệt là hành vi tham nhũng vi phạm pháp luật của các quan chức cấp cao.
Ngày 1/7/2016, ông Tập Cận Bình trong lúc đọc bài phát biểu đã nhấn mạnh, kiên trì “không nhân nhượng” đối với các quan chức tham nhũng, làm được “có vụ án ắt điều tra, có tham nhũng ắt trừng phạt”.
Tờ báo “Tranh Minh” của Hồng Kông số tháng 11/2015 cho biết, trước ngày diễn ra Hội nghị Trung ương 5 khóa 18, Ông Vương Kỳ Sơn trong Hội nghị Thường ủy Ủy ban Kỷ luật Trung ương đã công khai nội dung “tạo áp lực” và “chiếu cố quan tâm”của các quan chức cấp cao trong đảng gửi cho ông trong thời gian 3 năm nhậm chức cho đến nay.
Ông Vương Kỳ Sơn tiết lộ, từ khi nhậm chức Bí thư Ban Kỷ luật Trung ương tháng 12/2012 đến nay, ông đã nhận được thư từ, ý kiến đến từ Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Lý Trường Xuân, Ngô Quan Chính, Giả Khánh Lâm, những điều này khiến ông khó lý giải và tiếp nhận.
Ông Giang Trạch Dân thông qua Tăng Khánh Hồng, Lý Trường Xuân, Lưu Kỳ đưa thư “tạo áp lực” và đề xuất “kiến  nghị” đối với chiến dịch chống tham nhũng. Trước Đại hội Trung ương 3 khóa 18, ông Tăng Khánh Hồng, Lý Trường Xuân, Lưu Kỳ và Hồi Lương Ngọc từng làm “thuyết khách”, lo sợ chiến dịch chống tham nhũng tiếp tục sẽ cháy lan sang bản thân, bị thân bại danh liệt.
Tạp chí “Động Hướng” từng đưa tin, hạ tuần tháng 4/2015, Hội Thường ủy Cục Chính trị Trung ương ĐCSTQ tiến hành thảo luận “liên quan đến kiến nghị đặc xá cho nhân viên công chức có dính líu đến tham ô, nhận hối lộ, tham ô biển thủ công quỹ trái pháp luật”, cuối cùng kiến nghị này đã bị bác bỏ. Đây là lần thứ 3 phủ định đề nghị “đặc xá” từ sau “Đại hội lần thứ 18″ đến nay.
Liên quan đến đề nghị “đặc xá” lần nay, ông Vạn Lý, Kiều Thạch, Tống Bình, các nguyên lão ĐCSTQ, đã biểu thị phản đối, nhóm người ông Hồ Cẩm Đào, Chu Dung Cơ, Lý Thụy Hoàn bày tỏ ủng hộ phối hợp quyết định của trung ương ĐCSTQ do Tập Cận Bình làm chủ, còn nhóm người Giang Trạch Dân, Giả Khánh Lâm, Lý Lam Thanh, Lý Trường Xuân thì ủng hộ “đặc xá”.
Trong 80 quan chức cấp cao cấp phó nhà nước đã nghỉ hưu, khoảng 50 người phản đối “đặc xá”. Có quan chức nghỉ hưu cấp cao cho biết, nếu như đồng ý “đặc xá”, họ sẽ đến Trung Nam Hải công khai tiến hành kháng nghị. Ngoài ra, 8 đảng phái dân chủ của Trung Quốc cũng đều bày tỏ phản đối đề nghị “đặc xá”.
Tháng 3/2013, Hội Thường ủy Cục Chính trị ĐCSTQ lần đầu tiên xem xét “đặc xá”, ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Vương Kỳ Sơn phản đối, ông Du Chính Thanh, Trương Đức Giang bỏ phiếu trắng, ông Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ tán thành.
Tháng 8/2014, xem xét đề nghị “đặc xá” lần thứ hai, ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường và Vương Kỳ Sơn vẫn phản đối, ông Trương Đức Giang bỏ phiếu trắng.
Theo epochtimes.com

Không có nhận xét nào: