Phạm
Viết Đào.
Bài
1: Tái cơ cấu cái gì và lấy gì để tái cơ cấu'
Tại kỳ họp Quốc hội lần này, một trong những nội dung được
đưa ra thảo luận sôi nổi trong những ngày đầu tiên, đó là: “ kế hoạch tái cơ cấu
toàn bộ nền kinh tế”…
Về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, qua phát biểu của BT Bộ Kế hoạch-Đầu tư tại diễn đàn Quốc hội thấy Chính phủ xác định 5 nội dung trọng tâm:
Về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, qua phát biểu của BT Bộ Kế hoạch-Đầu tư tại diễn đàn Quốc hội thấy Chính phủ xác định 5 nội dung trọng tâm:
-Thứ nhất, phát triển
mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
-Thứ hai, tái cơ cấu khu
vực kinh tế nhà nước bao gồm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu
tư công, tái cơ cấu ngân sách nhà nước và khu vực dịch vụ sự nghiệp công.
-Thứ ba, tái cơ cấu thị
trường tài chính, trọng tâm là tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và thị trường
chứng khoán.
-Thứ tư, hiện đại hóa
công tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-Thứ năm, tái cơ cấu thị
trường các nhân tố sản xuất quan trọng, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất,
thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ.”
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội ngày 22/10, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng:” tái cơ cấu nền kinh tế là việc khó, vì đất
nước đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau. Từ Đổi mới đến nay cũng đã 30 năm nên
phải có quyết tâm chính trị thực sự cao.
“Nếu không đủ quyết
tâm sẽ vẫn cách làm cũ, không ăn thua. Ngoài ra, cần bộ máy triển khai công
việc này. Có đề xuất là phải thành lập đội đặc nhiệm tái cơ cấu, dám cắt bỏ
những gì bất hợp lý”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Cho biết hiện có nhiều
lĩnh vực đã và đang tái cơ cấu, như đầu tư công, hệ thống tài chính, ngân hàng,
doanh nghiệp Nhà nước…, Thủ tướng nêu rõ cần phải có nguồn lực để thực hiện các
công việc này. Đơn cử nợ xấu đang rất lớn, muốn giải quyết thì “phải bỏ tiền
bạc ra, theo quy luật biện chứng thì vật chất giải quyết vật chất, không chỉ
nói miệng là được”.
Qua ý kiến trên cho thấy người đứng đầu Chính phủ đưa ra 2 miếng
võ để triển khai “ kế hoạch tái cơ cấu: “
Quyết tâm chính trị và Tiền”…
Số tiền theo BT Bộ Kế hoach đầu tư cần cho kế hoach này là 480 tỷ USD.
Số tiền theo BT Bộ Kế hoach đầu tư cần cho kế hoach này là 480 tỷ USD.
Về nguồn lực ( tiền) để tái cơ cấu BT Bộ Kế hoạc đầu tư khái toán:”-Trong đó tổng vốn đầu
tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước của các bộ, ngành và địa phương dự
kiến khoảng 3.570 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 180 tỷ USD).
Về cơ cấu dự kiến vốn trong nước khoảng 75%, vốn ngoài nước
khoảng 25%. Nguồn vốn FDI trong thời kỳ này dự kiến khoảng 1.462 nghìn tỷ đồng
(tương đương khoảng 68 tỷ USD). Nhu cầu huy động và sử dụng vốn ODA và vốn vay
ưu đãi thời kỳ 2016 - 2020 cũng đạt khoảng 39,5 tỷ USD (các Bộ, ngành Trung
ương khoảng 21 tỷ USD, các địa phương khoảng 18,5 tỷ USD với tổng số trên 1.203
dự án)…”
Qua những ý kiến sơ bộ kể trên cho thấy: CP vẫn mơ màng, nhập
nhằng về hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý, điều hành sản xuất kinh
doanh, việc của các doanh nghiệp.Sự khái toán 480 tỷ USD cũng là con số nhập nhèm,
đại khái theo lối tính cua trong giỏ chứ không tính của ngoài đồng gộp cả 2 khâu
đá bóng và cầm còi vào với nhau…
Khi quan chức Chính phủ từ người đứng đầu tới Bộ trưởng vẫn còn mơ
hồ, nhập nhèm, chưa nắm được chức trách, chức phận của mình trong vai trò quản lý
nhà nước về kinh tế và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, 2 chức trách, chức
phận hoàn toàn khác nhau…Hậu quả: kế hoach tái cơ cấu sẽ là một mớ "tạp phí lù" các
biện pháp, giải pháp chẳng đâu vào đâu, dẫn tới sẽ hoang phí tiền thuế của dân…
Vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế giống với chức trách nhiệm
vụ của “trọng tài bóng đá”; còn điều hành sản xuất kinh doanh là công việc của “
huấn luyện viên” của các đội bóng…Các chính phủ có nền kinh tế phát triển hiện nay
đều tập trung cho công việc “cầm còi” nâng cao năng lực cầm còi, còn chuyện đá bóng,
xây dựng đội bóng nhà nước quản lý bằng luật lệ chức không can thiệp để cử người,
hay con em của chính phru vào đá bóng…
Xin đưa cái kế hoạch thứ nhất như BT Bộ KH-ĐT nêu ra: “phát
triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực
tiếp nước ngoà”- đó là công việc của “giới
đá bóng” của các đội bóng và của “huấn luyện viên”…
“Đầu tư vào lĩnh vực nào, bỏ ra bao nhiêu vốn là công việc của các
doanh nghiệp trong và ngoài nước”, chính phủ không thể cầm tay chỉ việc cho doanh
nghiệp, chỉ hàng cho doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh.
Hoạt động này này giống như công việc của đội bóng: thuê bao nhiêu cầu thủ, thuê cầu thủ nào bao nhiều tiền để tạo ra một đội bong mạnh, chuyên môn cao, ký nhận quảng cáo của hãng nào để cân bằng thu chi đó không phải là việc của trọng tài…
Hoạt động này này giống như công việc của đội bóng: thuê bao nhiêu cầu thủ, thuê cầu thủ nào bao nhiều tiền để tạo ra một đội bong mạnh, chuyên môn cao, ký nhận quảng cáo của hãng nào để cân bằng thu chi đó không phải là việc của trọng tài…
Nhiệm vụ của trọng tài là xác nhận cầu thủ nào đá đúng luật, bàn thắng
nào là hợp lệ…
Do đó nếu cần phải tái cơ cấu lại việc thổi còi thì chi phí cho nó
phải tách khỏi chi phí đầu tư xây dựng đội bóng… Nếu chính phủ có phải bỏ tiền thì chủ yếu bỏ tiền cho việc tái cơ
cấu việc cầm còi chứ không bỏ tiền vào việc tái cơ cấu việc “nuôi con gì, trồng
cây gì”…
Trong 5 vấn đề mà BT Bộ KHDT nêu thì chúng ta thấy có sự lẫn lộn,
nhập nhằng giữa 2 chức năng, chức trách: chức trách thổi còi và chức trách đá bóng
dẫn đến việc sử dụng nguồn lực cũng nhập nhằng nốt: nguồn lực của ngân sách nhà
nước và của chính quyền địa phương là nguồn lực giành cho thổi còi; còn nguồn lực
từ ngành, các doanh nghiệp là nguồn lực giành cho đá bóng…
Đây cũng là nguồn để quan chức tham nhũng: Lấy cớ tái cơ cấu để rót
tiền cho doanh nghiệp để ăn hoa hồng, phần trăm…Trong khi các nước có nền kinh tế
thị trường đúng nghĩa: nếu doanh nghiệp thiếu vốn thì chính phủ đi vay hộ hay tạo
ra các chính sách để anh phát triển lợi thế…
Do đá lẫn lộn sân của nhau như thế dẫn tới sự nhập nhèm về tiền bạc
và không bao giờ có được đội bóng đá thu hút được những cầu thủ chuyên nghiệp đầu
quân và đội ngũ trọng tài chuyên nghiệp thổi còi cầm trịch các trận đấu để xác nhận
những trận đánh hay những pha làm bàn đẹp...
Số tiền mà Chính phủ khái toán 480 tỷ là số tiền phần lớn cần cho
hoạt động sản xuất kinh doanh ( đá bóng ) phần nhà nước chịu trách nhiệm chi: quản
lý nhà nước về kinh tế ( thổi còi ) chỉ là phần nhỏ…
Do đó cái cần lo thì chính phủ không lo cho đến nơi đến chốn, chính
phủ lại lao vào cái việc không thuộc chức trách nhiệm vụ của mình kết cục dẫn tới
những vụ "ném tiền qua cửa sổ" do nhập nhằng về nhận thức chức trách, phận sự…
Khi Chính phủ có những chính sách đúng đắn, tạo ra được môi trường làm
ăn thuận lợi thì tự khắc người dân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước người ta
bỏ vốn, lao vào đầu tư kinh doanh…
Sẽ phân tích, chứng minh những chính sách ngớ ngẩn của Chính phủ,
những ý kiến của quan chức gần đây ngay tại diễn đàn Quốc hội cho thấy Chính phủ đang làm hỏng
sân chơi trong các bài sau…
Ngân sách nhà nước hiện nay chủ yếu từ dầu thô, đất, xổ số
Báo cáo cho thấy tỉ trọng thu nội địa những năm gần đây có tăng, nhưng tôi lo lắng nhất là nguồn thu không bền vững, chủ yếu vẫn phụ thuộc từ nguồn thu dầu thô, đất, xổ số kiến thiết… trong khi nguồn thu từ doanh nghiệp lại thấp.
Ngày 23 Tháng Mười, 2016, báo chí loan tin cho hay tại cuộc luận bàn về các định hướng, kế hoạch chi tiêu ngân sách nhà nước trong những năm tới, nhiều Đại biểu Quốc Hội CSVN đã lo ngại cho việc ngân sách nhà nước ngày càng bị cạn kiệt.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) nhận xét: “Báo cáo của Chính phủ cho thấy tình hình ngân sách rất khó khăn, chúng ta đang phải bán vốn trong doanh nghiệp nhà nước, tức là bán tài sản đi để mà ăn rồi. Mà bán cũng đang khó, đầu năm đến giờ mới bán 10.000 tỉ đồng trong tổng số 30.000 tỉ đồng dự kiến. Nghĩa vụ trả nợ thì ngày càng lớn, đảo nợ ngày càng nhiều”.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An) thì nói: “Báo cáo cho thấy tỉ trọng thu nội địa những năm gần đây có tăng, nhưng tôi lo lắng nhất là nguồn thu không bền vững, chủ yếu vẫn phụ thuộc từ nguồn thu dầu thô, đất, xổ số kiến thiết… trong khi nguồn thu từ doanh nghiệp lại thấp. Về chi, tôi thấy rằng đụng đến cái nào cũng có vấn đề. Kết quả kiểm toán cho thấy đụng đến đơn vị nào cũng có vấn đề, chi sai chế độ”.
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết dự kiến bội chi ngân sách nhà nước 3,9% GDP, nhưng nếu tính cả nợ gốc nữa thì con số cao hơn nhiều.
(CTM Media)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét