Xem thêm:
>TP.HCM thu ngân sách gấp đôi Hà Nội nhưng chi ít hơn 10.000 tỷ đồng; Bí thư Thăng: TP.HCM quá tải cả trên trời, dưới đất; Đầu tư từ ngân sách Trung ương cho Hà Nội gần bằng 10 Bộ ngành cộng lại; Dân Sài Gòn bức xúc vì bị “tận thu” gồng ngân sách cho cả nước...
Bí thư Đinh La Thăng than vì bị Trung ương bỏ rơi
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội ngày 22/10, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng cho biết, thành phố đang gặp phải thách thức rất lớn như ùn tắc giao thông, ngập úng... nhưng chưa có đủ nguồn lực để giải quyết. Trong khi Trung ương cắt giảm ngân sách đến mức tối đa, từ 23% tổng thu ngân sách xuống 18% cấp lại cho ngân sách thành phố.Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng. |
Bí thư Đinh La Thăng: Trung ương không thể cắt Ngân sách của TP. HCM hơn nữa!
"Mỗi lần ngập úng do triều cường hay do mưa lớn người dân thành phố đều rất khổ, song đến nay chương trình chống ngập 97.000 tỷ đồng chưa biết trông vào đâu", Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng nói.
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội ngày 22/10, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng cho biết, thành phố đang gặp phải thách thức rất lớn như ùn tắc giao thông, ngập úng... nhưng chưa có đủ nguồn lực để giải quyết.
“Như sân bay Tân Sơn Nhất dự báo đến năm 2020 đạt 25 triệu khách nhưng năm nay dự kiến đón khoảng 32 triệu khách. Vậy là quá tải cả trên trời và dưới đất, có khi đi máy bay giữa trời nửa tiếng, thậm chí cả tiếng mới đáp được.
Hơn nữa, mỗi lần ngập úng do triều cường hay do mưa lớn người dân thành phố đều rất khổ, song đến nay chương trình chống ngập 97.000 tỷ đồng chưa biết trông vào đâu”, Bí thư Thăng cho biết.
Ông Thăng cũng chia sẻ thêm, trụ sở làm việc của các cơ quan của thành phố đều rất chật chội, xập xệ, đến nỗi vừa rồi đoàn công tác của Chính phủ vào làm việc với Sở Kế hoạch và đầu tư phải ngạc nhiên.
Thậm chí, trụ sở Thành ủy TP.HCM cũng là cơi nới hai bên. Trong điều kiện khó khăn ấy, Bí thư Thăng cho biết, các sở ngành không có tiền sửa chữa chứ đừng nói là xây mới nhưng tất cả đều làm việc vì trách nhiệm đối với đất nước.
Ông Thăng cũng cho biết việc nêu những thực tế khó khăn này không phải để “kêu khổ” mà nhằm phân tích, đánh giá đúng thực trạng để có đề xuất với Quốc hội, làm sao cùng chia sẻ cho cả nước và cũng phải chăm lo cho “đầu tàu” của cả nước để có tốc độ chạy nhanh hơn.
“Không thể đầu tư tất cả cho chỗ có hiệu quả, cho đầu tàu. Nhưng mức độ thế nào hài hoà để vùng sâu xa chế độ chính sách cũng lo được đồng thời cũng phải chăm lo được cho đầu tàu để tốc độ chạy nhanh hơn, đủ lực để chạy. Chứ đầu tàu chậm lại một chút để lấy lại gia tốc là rất khó”, Bí thư Thăng nói.
Phó bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết thêm, thành phố dường như chưa bao giờ bàn lùi trước những chỉ tiêu được giao, mỗi khi khó khăn đều ngồi lại tìm ra phương án.
“Khi Trung ương cắt giảm ngân sách thì thành phố cũng không thể giảm chi thường xuyên vì thực tế đã giảm đến mức tối đa. Xe thì đa số là xe cũ, đồng chí này nghỉ hưu thì để lại cho đồng chí khác dùng chứ không có chuyện nhậm chức là mua xe mới”, bà Tâm cho biết.
Bà Tâm cũng cho hay, nếu ngân sách giảm thì chỉ còn cắt giảm việc chi đầu tư phát triển, đầu tư vào hạ tầng, mà điều này sẽ để lại hệ lụy rất lớn, gây tác động nhiều chiều. Đặc biệt nếu cắt giảm ngân sách như vậy thì đầu tư cho an sinh xã hội giảm, người dân sẽ không an tâm sinh sống hay có các hoạt động đầu tư...
“TP.HCM sẽ không thể nào chịu nổi. Giảm một cách đột ngột như vậy, thì nền kinh tế trở tay không kịp nên Chính phủ và Quốc hội cần phải xem xét”, bà Tâm cho rằng nếu giảm 2% (từ 23% xuống 21%) tỷ lệ ngân sách TP.HCM được giữ lại thì hợp lý hơn.
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội ngày 22/10, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng cho biết, thành phố đang gặp phải thách thức rất lớn như ùn tắc giao thông, ngập úng... nhưng chưa có đủ nguồn lực để giải quyết.
“Như sân bay Tân Sơn Nhất dự báo đến năm 2020 đạt 25 triệu khách nhưng năm nay dự kiến đón khoảng 32 triệu khách. Vậy là quá tải cả trên trời và dưới đất, có khi đi máy bay giữa trời nửa tiếng, thậm chí cả tiếng mới đáp được.
Hơn nữa, mỗi lần ngập úng do triều cường hay do mưa lớn người dân thành phố đều rất khổ, song đến nay chương trình chống ngập 97.000 tỷ đồng chưa biết trông vào đâu”, Bí thư Thăng cho biết.
Ông Thăng cũng chia sẻ thêm, trụ sở làm việc của các cơ quan của thành phố đều rất chật chội, xập xệ, đến nỗi vừa rồi đoàn công tác của Chính phủ vào làm việc với Sở Kế hoạch và đầu tư phải ngạc nhiên.
Thậm chí, trụ sở Thành ủy TP.HCM cũng là cơi nới hai bên. Trong điều kiện khó khăn ấy, Bí thư Thăng cho biết, các sở ngành không có tiền sửa chữa chứ đừng nói là xây mới nhưng tất cả đều làm việc vì trách nhiệm đối với đất nước.
Ông Thăng cũng cho biết việc nêu những thực tế khó khăn này không phải để “kêu khổ” mà nhằm phân tích, đánh giá đúng thực trạng để có đề xuất với Quốc hội, làm sao cùng chia sẻ cho cả nước và cũng phải chăm lo cho “đầu tàu” của cả nước để có tốc độ chạy nhanh hơn.
“Không thể đầu tư tất cả cho chỗ có hiệu quả, cho đầu tàu. Nhưng mức độ thế nào hài hoà để vùng sâu xa chế độ chính sách cũng lo được đồng thời cũng phải chăm lo được cho đầu tàu để tốc độ chạy nhanh hơn, đủ lực để chạy. Chứ đầu tàu chậm lại một chút để lấy lại gia tốc là rất khó”, Bí thư Thăng nói.
Phó bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết thêm, thành phố dường như chưa bao giờ bàn lùi trước những chỉ tiêu được giao, mỗi khi khó khăn đều ngồi lại tìm ra phương án.
“Khi Trung ương cắt giảm ngân sách thì thành phố cũng không thể giảm chi thường xuyên vì thực tế đã giảm đến mức tối đa. Xe thì đa số là xe cũ, đồng chí này nghỉ hưu thì để lại cho đồng chí khác dùng chứ không có chuyện nhậm chức là mua xe mới”, bà Tâm cho biết.
Bà Tâm cũng cho hay, nếu ngân sách giảm thì chỉ còn cắt giảm việc chi đầu tư phát triển, đầu tư vào hạ tầng, mà điều này sẽ để lại hệ lụy rất lớn, gây tác động nhiều chiều. Đặc biệt nếu cắt giảm ngân sách như vậy thì đầu tư cho an sinh xã hội giảm, người dân sẽ không an tâm sinh sống hay có các hoạt động đầu tư...
“TP.HCM sẽ không thể nào chịu nổi. Giảm một cách đột ngột như vậy, thì nền kinh tế trở tay không kịp nên Chính phủ và Quốc hội cần phải xem xét”, bà Tâm cho rằng nếu giảm 2% (từ 23% xuống 21%) tỷ lệ ngân sách TP.HCM được giữ lại thì hợp lý hơn.
N.Mạnh
(BizLive)
Có cơ quan trung ương không muốn TP.HCM tuột khỏi tầm tay”
TTO - Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê đã nói như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ sáng 24-10 nhân việc TP.HCM sẽ bị cắt giảm 5% tỷ lệ thu ngân sách được giữ lại giai đoạn tới.
Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê - Ảnh: VIỄN SỰ |
"Tôi vẫn cảm nhận là là trước mỗi đề xuất đều phải “tranh thủ riêng”, tranh thủ ngoài lề, hoặc tiếp cận khía cạnh này, khía cạnh khác”.
|
Ông Phan Nguyễn Như Khuê nói: “Với suy nghĩ cá nhân có thể là chưa đầy đủ, tôi cảm nhận một vài cơ quan trung ương lo rằng nếu TP.HCM đeo đuổi một cơ chế độc lập, tự chủ thì TP.HCM đã vuột ra khỏi tầm tay sự quản lý của mình. Và các cơ quan đó sẽ khó có điều kiện chi phối trong một tổng thể chung.
Phải chăng điều đó dẫn tới sự trù trừ, tạo ra những điểm nghẽn trong sự vận hành những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ?”
* Như vậy là đã từng có tiền lệ, những chỉ đạo của Chính phủ với TP.HCM bị “nghẽn” ở đâu đó?
- Đã từng có việc như vậy. Đơn cử là mới đây, trong cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ, TP kiến nghị về vấn đề chung cư xuống cấp, xin thực hiện phân cấp trở lại cho các quận huyện vì tất cả đổ dồn về trên thì quá tải. Thứ hai là chỉ định thầu để nhanh chóng cải tạo.
Trong cuộc họp đó, Thủ tướng rất ủng hộ, rất đồng tình về những giải pháp quyết liệt của TP.HCM nhưng văn bản kết luận do văn phòng Chính phủ phát hành thì lại không đề cập những nội dung đó.
Như vậy không có đầy đủ cơ sở pháp lý để Thành ủy và UBND TP chỉ đạo triển khai cho các đơn vị theo tinh thần Thủ tướng chỉ đạo, tạo ra khoảng cách giữa kết luận của Thủ tướng và văn bản chỉ đạo.
* Trở lại vấn đề ngân sách để lại cho TP.HCM đang thu hút sự quan tâm của dư luận, ông có thấy sự lởn vởn cơ chế xin cho mà ông vừa nêu?
- Việc cắt giảm số thu ngân sách mà trung ương để lại cho TP.HCM đã đặt TP.HCM trong một trạng thái rất khó khăn.
TP.HCM muốn chăm lo cho tất cả đồng bào ở TP bình đẳng như nhau, bất kể là thường trú hay tạm trú. Tất cả họ đều đang đóng góp cho TP và TP có trách nhiệm chăm lo an sinh xã hội ở mức đầy đủ nhất, xứng đáng là TP đáng sống, bền vững.
Do đó, nguồn ngân sách để lại là phần quan trọng để TP chủ động và mạnh dạn đột phá. TP rất chia sẻ với sự khó khăn của ngân sách quốc gia. Nhưng việc giảm từ 23% xuống 18% tỷ lệ thu ngân sách được giữ lại là quá căng thẳng với TP.
Qua những ý kiến của cơ quan chức năng trung ương tiếp xúc với TP.HCM, tôi thấy chúng ta chưa đoạn tuyệt hẳn hoi cái gọi là cơ chế xin cho. Tôi vẫn cảm nhận là là trước mỗi đề xuất đều phải “tranh thủ riêng”, tranh thủ ngoài lề, hoặc tiếp cận khía cạnh này, khía cạnh khác.
Các sở ngành TP.HCM rất ngán ngại chuyện này. Do đó tôi nghĩ một Chính phủ minh bạch, liêm chính, kiến tạo thì chúng ta phải mạnh dạn xử lý những vấn đề còn lởn vởn này. Việc đó đã vô tình tạo ra những điểm nghẽn trong vận hành quan điểm của chính phủ, làm cho chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ bị vướng lại.
* Cơ chế xin, sự trù trừ, sự tranh thủ ngoài lề đó, theo ông nhằm mục đích gì?
- Tôi nghĩ đó là chuyện của cá nhân chứ không phải là quan điểm của Chính phủ. Tôi rất tin tưởng vào Chính phủ nhưng có vài tổ công tác hoặc một vài thành viên nào đó đã tạo ra độ vênh dẫn tới thực hiện chưa đầy đủ chủ trương quan điểm của Chính phủ, Bộ Chính trị.
* Nhưng điều đó lại làm ảnh hưởng chính sách, sự phát triển của một TP lớn? Theo ông phải có biện pháp gì?
- Đúng là đã ảnh hưởng đến sự phát triển của cả TP.HCM. TP không phải chỉ nhìn thấy phía mình mà luôn tính đến sự cân đối trong cả khu vực. Do đó, về chuyện cắt giảm ngân sách này TP.HCM sẽ có văn bản kiến nghị Bộ Chính trị.
Không lý nào mà từ các nghị quyết của Bộ Chính trị đều xác định vị trí đặc biệt của TP.HCM, khẳng định sẽ dành nhiều cơ chế, nguồn lực nhưng khi ra thực tế điều hành thì lại có khoảng cách so với nghị quyết.
Tôi rất mong được Chính phủ, quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quan tâm. Một đồng tiền ngân sách đều là tiền của dân, do đó cần đầu tư đúng chỗ để chính nó tạo ra nguồn lực mới góp phần cho cái chung. Đây không phải là việc xem tỉnh này nhẹ, tỉnh kia nặng, mà phải nhấn vào ưu thế vốn có để địa phương đó tự cởi trói, bật lên và tạo sự lan tỏa.
* Xin cảm ơn ông!
VIỄN SỰ thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét