Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị đề nghị cảnh cáo; Những bê bối nhân sự của Bộ Công Thương thời ông Vũ Huy Hoàng; Ông Vũ Huy Hoàng và thất bại của mục tiêu công nghiệp hoá; Hình thức cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng, bạn đọc Dân trí cho là... nhẹ?

Theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương và nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã gây hậu quả nghiêm trọng, do vậy đề nghị Ban bí thư thi hành kỷ luật cảnh cáo.

Tại kỳ họp thứ VII (từ 17 đến 21/10), Uỷ ban Kiểm tra Trung ương kết luận Ban cán sự đảng (BCSĐ) Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 có các vi phạm, khuyết điểm, bao gồm việc thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ. 
Cụ thể, theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, BCSĐ Bộ Công thương đã tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh và một số cán bộ vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện; vi phạm quyết định của Bộ Nội vụ và quyết định của BCSĐ Bộ Công thương trong việc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó chánh Văn phòng, Trưởng văn phòng Bộ tại Đà Nẵng, Chánh văn phòng BCSĐ, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
Cũng theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, BCSĐ Bộ Công thương đã đánh giá, quy hoạch cán bộ một số trường hợp không đúng nguyên tắc, quy trình; để ông Vũ Huy Hoàng, Bí thư BCSĐ tự ý đề nghị phê duyệt bổ sung quy hoạch chức danh Thứ trưởng Bộ Công thương đối với ông Trịnh Xuân Thanh và một số trường hợp khác.
BCSĐ Bộ Công thương cũng vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Doanh nghiệp trong việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải (con trai Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng) làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; điều động, đề cử tham gia HĐQT và giữ chức Phó Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xác định BCSĐ Bộ Công thương thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng trong việc thẩm định, đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
nguyen-bo-truong-vu-huy-hoang-bi-de-nghi-canh-cao
Nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng
Kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nêu, ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016.
Theo đó, cá nhân ông Vũ Huy Hoàng có những vi phạm, khuyết điểm, như: Thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; tham gia HĐQT và giữ chức Phó Tổng giám đốc Sabeco, vi phạm quy định của Ban chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, quy định của Ban bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, gây bức xúc trong xã hội.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cũng kết luận ông Vũ Huy Hoàng thực hiện không đúng các quy định của Đảng và Nhà nước trong việc cho chủ trương tiếp nhận, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó chánh Văn phòng, Trưởng Văn phòng Bộ tại Đà Nẵng; Chánh văn phòng BCSĐ, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
Theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, mặc dù biết ông Trịnh Xuân Thanh có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, nhưng ông Vũ Huy Hoàng vẫn đồng ý với đề nghị của Tỉnh ủy Hậu Giang trong việc thuyên chuyển ông Trịnh Xuân Thanh về công tác tại tỉnh Hậu Giang để bổ nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016; thực hiện không đúng thẩm quyền khi đề nghị Tỉnh ủy Hậu Giang tạo điều kiện cho ông Trịnh Xuân Thanh tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang. Báo cáo không trung thực về tình hình hoạt động của PVC và cá nhân ông Trịnh Xuân Thanh trước khi cấp có thẩm quyền phê chuẩn chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đối với Trịnh Xuân Thanh.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cũng kết luận ông Vũ Huy Hoàng đã chỉ đạo đánh giá, quy hoạch, đề nghị phê duyệt quy hoạch thứ trưởng đối với ông Trịnh Xuân Thanh và một số cá nhân không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn.
Theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, những vi phạm, khuyết điểm nêu trên của BCSĐ Bộ Công thương và ông Vũ Huy Hoàng đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công thương và cá nhân ông Vũ Huy Hoàng, gây bức xúc trong xã hội.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với BCSĐ Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016; cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng; đồng thời yêu cầu BCSĐ Bộ Công thương khẩn trương chỉ đạo kiểm điểm, thi hành kỷ luật các tổ chức và cá nhân vi phạm theo quy định; thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong công tác cán bộ của Bộ Công thương.
Theo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, ông Đào Văn Hải, nguyên Ủy viên BCSĐ, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và bà Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên BCSĐ, Thứ trưởng Bộ Công thương có các vi phạm, khuyết điểm sau:
- Ông Đào Văn Hải chịu trách nhiệm liên đới về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016. Cá nhân ông Đào Văn Hải có vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu, đề xuất với BCSĐ, lãnh đạo Bộ Công thương tiếp nhận, bổ nhiệm, quy hoạch, đánh giá, điều động nhiều cán bộ không đúng các quy định của Đảng, Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.
- Bà Hồ Thị Kim Thoa có phần trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016. Cá nhân bà Hồ Thị Kim Thoa có vi phạm, khuyết điểm trong việc đồng ý với đề xuất tiếp nhận, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh trái quy định; thực hiện không đúng nguyên tắc, quy định khi ký quyết định bổ nhiệm và điều động một số cán bộ.
Căn cứ quy định của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với bà Hồ Thị Kim Thoa; cảnh cáo đối với ông Đào Văn Hải.
Xuân Hoa



Ủy ban Kiểm tra T.Ư đề nghị Ban Bí thư T.Ư Đảng thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Công thương cùng ông Đào Văn Hải, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và đồng chí Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Thông báo của Ủy ban Kiểm tra T.Ư sau khi kết thúc Kỳ họp thứ 7 của Ủy ban, diễn ra từ ngày 17 - 21.10.2016, tại Hà Nội. Cuộc họp do Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Trần Quốc Vượng chủ trì.

Vi phạm trong việc bổ nhiệm con trai giữ chức vụ quan trọng tại Sabeco

Theo thông báo, tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã xem xét, kết luận các nội dung sau:

Thứ nhất, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét, xử lý kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 và một số cá nhân.

Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã có các vi phạm, khuyết điểm sau:

Không kịp thời sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng theo quy định của Bộ Chính trị; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Ban cán sự đảng.

Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ.

Bộ Công an đã liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền của Đức, Mỹ, Canada, Séc để phối hợp tìm Trịnh Xuân Thanh - người đang bỏ trốn truy nã.

Cụ thể là tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh và một số cán bộ vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện.

Vi phạm Quyết định số 83/2004/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ và Quyết định số 81-QĐ/BCS của Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó chánh Văn phòng, Trưởng văn phòng Bộ tại Đà Nẵng, Chánh văn phòng Ban cán sự đảng, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.

Đánh giá, quy hoạch cán bộ một số trường hợp không đúng nguyên tắc, quy trình; để đồng chí Vũ Huy Hoàng, Bí thư Ban cán sự đảng tự ý đề nghị phê duyệt bổ sung quy hoạch chức danh Thứ trưởng Bộ Công thương đối với Trịnh Xuân Thanh và một số trường hợp khác.

Vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng và luật Doanh nghiệp trong việc bổ nhiệm đồng chí Vũ Quang Hải (con trai Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng) làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; điều động, đề cử tham gia Hội đồng Quản trị và giữ chức Phó tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật về thi đua - khen thưởng trong việc thẩm định, đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Thứ hai, đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương, chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016. Cá nhân đồng chí Vũ Huy Hoàng có những vi phạm, khuyết điểm sau:


Một là thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; tham gia Hội đồng quản trị và giữ chức Phó tổng giám đốc Sabeco, vi phạm quy định của Ban Chấp hành T.Ư về những điều đảng viên không được làm, quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng, gây bức xúc trong xã hội.

Hai là thực hiện không đúng các quy định của Đảng và Nhà nước trong việc cho chủ trương tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó chánh Văn phòng, Trưởng văn phòng Bộ tại Đà Nẵng; Chánh văn phòng Ban cán sự đảng, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.

Ba là mặc dù biết Trịnh Xuân Thanh có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, nhưng vẫn đồng ý với đề nghị của Tỉnh ủy Hậu Giang trong việc thuyên chuyển Trịnh Xuân Thanh về công tác tại tỉnh Hậu Giang để bổ nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016; thực hiện không đúng thẩm quyền khi đề nghị Tỉnh ủy Hậu Giang tạo điều kiện cho Trịnh Xuân Thanh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang. Báo cáo không trung thực về tình hình hoạt động của PVC và cá nhân Trịnh Xuân Thanh trước khi cấp có thẩm quyền phê chuẩn chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đối với Trịnh Xuân Thanh.

Bốn là chỉ đạo đánh giá, quy hoạch, đề nghị phê duyệt quy hoạch thứ trưởng đối với Trịnh Xuân Thanh và một số cá nhân không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn.

Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên của Ban cán sự đảng Bộ Công thương và đồng chí Vũ Huy Hoàng đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công thương và cá nhân đồng chí Vũ Huy Hoàng, gây bức xúc trong xã hội.

Ủy ban Kiểm tra T.Ư đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Ban cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016; cảnh cáo đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương. Yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Công thương khẩn trương chỉ đạo kiểm điểm, thi hành kỷ luật các tổ chức và cá nhân vi phạm theo quy định; thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong công tác cán bộ của Bộ Công thương.

Khiển trách một Thứ trưởng Bộ Công thương


Thứ ba, đồng chí Đào Văn Hải, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và đồng chí Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương có các vi phạm, khuyết điểm sau:

Đồng chí Đào Văn Hải chịu trách nhiệm liên đới về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016. Cá nhân đồng chí Đào Văn Hải có vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu, đề xuất với Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Công thương tiếp nhận, bổ nhiệm, quy hoạch, đánh giá, điều động nhiều cán bộ không đúng các quy định của Đảng, Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.

Đồng chí Hồ Thị Kim Thoa có phần trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 - 2016. Cá nhân đồng chí Hồ Thị Kim Thoa có vi phạm, khuyết điểm trong việc đồng ý với đề xuất tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh trái quy định; thực hiện không đúng nguyên tắc, quy định khi ký quyết định bổ nhiệm và điều động một số cán bộ.

Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra T.Ư quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với đồng chí Hồ Thị Kim Thoa; cảnh cáo đối với đồng chí Đào Văn Hải.

Theo TTXVN

(TTXVN)

Những bê bối nhân sự của Bộ Công Thương thời ông Vũ Huy Hoàng

Dân trí Như tin đã đưa, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương vừa cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương. Dân trí điểm lại những bê bối về nhân sự tại Bộ Công Thương dưới thời nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Trong đó, đáng chú ý là quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh và một số vị trí lãnh đạo tại Sabeco trong đó có trường hợp ông Vũ Quang Hải.
 >> Đề nghị cảnh cáo nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
 >> Ông Vũ Huy Hoàng và thất bại của mục tiêu công nghiệp hoá
 >> Thêm một vụ bê bối nhân sự có trách nhiệm của ông Vũ Huy Hoàng

Nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Đề nghị cảnh cáo nguyên Bộ trưởng vì công tác nhân sự
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương vừa phát đi thông cáo kết luận về các vấn đề nhân sự thuộc Bộ Công Thương. Theo đó, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016; cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cũng quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với bà Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; cảnh cáo đối với ông Đào Văn Hải, nguyên Ủy viên Ban Cán sự Đảng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ.
Đồng thời, yêu cầu Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương khẩn trương chỉ đạo kiểm điểm, thi hành kỷ luật các tổ chức và cá nhân vi phạm theo quy định; thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong công tác cán bộ của Bộ Công thương.
Theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, cá nhân ông Vũ Huy Hoàng thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; tham gia HĐQT và giữ chức Phó Tổng giám đốc Sabeco. Việc bổ nhiệm này vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, gây bức xúc trong xã hội.
Đồng thời, thực hiện không đúng các quy định của Đảng và Nhà nước trong việc cho chủ trương tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh giữ hàng loạt chức vụ tại Bộ Công Thương. Mặc dù biết Trịnh Xuân Thanh có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, nhưng vẫn đồng ý với đề nghị của Tỉnh ủy Hậu Giang trong việc thuyên chuyển về công tác tại tỉnh Hậu Giang để bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016. Báo cáo không trung thực về tình hình hoạt động của PVC và cá nhân Trịnh Xuân Thanh trước khi cấp có thẩm quyền phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng được nhận định là đã chỉ đạo đánh giá, quy hoạch, đề nghị phê duyệt quy hoạch Thứ trưởng đối với Trịnh Xuân Thanh và một số cá nhân không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn.

Ông Vũ Huy Hoàng đã tạo mọi điều kiện để Trịnh Xuân Thanh từng bước leo lên các chức vụ cao trong bộ máy nhà nước
Ông Vũ Huy Hoàng đã tạo mọi điều kiện để Trịnh Xuân Thanh từng bước leo lên các chức vụ cao trong bộ máy nhà nước
Ồn ào bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải
Trên thực tế, trong thời gian vừa qua, đã có nhiều phản ánh về công tác nhân sự tại Bộ Công Thương dưới thời nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Trong đó, đáng chú ý là quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh và một số vị trí lãnh đạo tại Sabeco trong đó có trường hợp ông Vũ Quang Hải.
Ông Trịnh Xuân Thanh đã có một thời gian dài làm việc tại Bộ Công Thương với nhiều vị trí khác nhau. Trước đó, ông từng là Chủ tịch HĐQT của Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) thuộc PVN từ tháng 2/2009 đến tháng 5/2013 trước khi được điều động về Bộ Công Thương làm Phó Chánh Văn phòng Bộ, Trưởng đại diện Bộ Công Thương tại Đà Nẵng vào tháng 9/2013.
Di sản mà ông Thanh để lại cho PVC là khoản lỗ hợp nhất 3.200 tỷ đồng tại PVC trong năm 2013 (hai năm sau khi tổng công ty này đón nhận anh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới). Một báo cáo của Ban xây dựng PVN năm 2012 (lúc ông Thanh còn lãnh đạo PVC) cho thấy, tại thời điểm đó, PVC đã bị mất cân đối về tài chính, dòng tiền kinh doanh âm 1.100 tỷ đồng, sa lầy vào bất động sản và đầu tư dàn trải, không đúng mục đích, không theo kế hoạch phê duyệt.
Với trường hợp của Sabeco, Sabeco là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực đồ uống tại Việt Nam và dù là công ty cổ phần nhưng Nhà nước vẫn nắm gần 90% vốn điều lệ doanh nghiệp này và Bộ Công Thương đóng vai trò là người đại diện phần vốn Nhà nước tại Sabeco.
Về công tác nhân sự tại Sabeco, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) từng nhiều lần kiến nghị về việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải. Theo VAFI, trước khi được bổ nhiệm vào các chức vụ trên, ông Vũ Quang Hải “dù không có thành tích gì đặc biệt” cũng đã từng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Dầu khí (PVFI) vào năm 2011 - khi ông mới 25 tuổi. Trong 2 năm ông Hải làm Tổng giám đốc tại đây, PVFI lỗ lần lượt 155 tỷ đồng vào năm 2011 và 67 tỷ đồng vào năm 2012, trong khi vốn điều lệ của công ty là 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng, ông Hải không phải chịu trách nhiệm việc này do PVFI đã lỗ từ thời kỳ trước đó.
Sau đó, ông Hải được điều động về Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) với chức danh Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu. Và với một quyết định do Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa ký - ông Hải tiếp tục được Bộ Công Thương giới thiệu về Sabeco với vai trò đại diện phần vốn Nhà nước, thành viên Hội đồng Quản trị, kiêm Phó tổng giám đốc năm 2015, lúc đó ông Hải chỉ mới 29 tuổi (ông Hải sinh năm 1986).
Bổ nhiệm loạt lãnh đạo doanh nghiệp không có kinh nghiệp quản trị
Một quyết định khó hiểu khác cũng được đề cập đó là việc bổ nhiệm ông Võ Thanh Hà, Chánh văn phòng Bộ Công Thương, trước đó là thư ký của ông Vũ Huy Hoàng về làm Chủ tịch HĐQT Sabeco. Ông Hà chủ yếu làm công tác hành chính và chưa từng kinh qua chức vụ nào về quản lý, điều hành doanh nghiệp.
VAFI cho rằng, Chủ tịch HĐQT phải là linh hồn của doanh nghiệp, phải có nhiều thành tích xuất sắc về quản trị doanh nghiệp, phải kinh qua thử thách tại nhiều vị trí công tác tại doanh nghiệp.
Trong khi đó, ông Phan Đăng Tuất (sinh năm 1957) - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Sabeco thì lại được Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng – Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ Công Thương kể từ ngày 1/11/2015.
Ngoài ra, theo VAFI, thông qua chiến lược hoạt động của các "ông lớn" ngành dầu khí, điện, than cũng thấy rằng không HĐQT nào sốt sắng với định hướng cổ phần hóa cả tập đoàn.
"Suất đầu tư trong lĩnh vực điện, dầu khí, than khoáng sản là rất cao so với lĩnh vực tư nhân. Bộ máy quản lý cồng kềnh, các đơn vị trên chưa thực sự hoạt động theo mô hình tập đoàn mà thực chất chỉ là những đơn vị quản lý hành chính ở cấp trung gian", VAFI nhận xét.
Không chỉ vậy, các tập đoàn, tổng công ty của Bộ Công Thương như thép, hóa chất, than khoáng sản... ở vị thế tài chính rất yếu so với 10 năm trước kia. Theo đó, "mang tiếng là công ty mẹ nhưng mẹ không có khả năng cứu được con mà phải trông chờ nhà nước hỗ trợ hay bơm vốn. Điều này đang diễn ra tại Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, Công ty Gang thép Thái nguyên".
Liên hệ đến những tập đoàn DN tư nhân, VAFI cho biết, không bao giờ có cách thức bổ nhiệm như trên. Mọi chức danh chủ chốt phải được đào tạo và rèn luyện, thử thách qua nhiều vị trí khác nhau, từ thấp lên cao. Trong quá trình làm việc, nếu cán bộ lãnh đạo nào không đạt yêu cầu thì phải tự nguyện thôi chức nếu không sẽ bị sa thải và điều chuyển bởi HĐQT hay Đại hội đồng cổ đông.

Con trai của ông Vũ Huy Hoàng, được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Sabeco một cách vụ lợi liệu có còn yên vị chức vụ hiện nay?
Con trai của ông Vũ Huy Hoàng, được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Sabeco một cách "vụ lợi" liệu có còn yên vị chức vụ hiện nay?
Doanh nhân trẻ đưa lên làm Thư ký Bộ trưởng, 2 trưởng phòng chung 1 "ghế"
Sau khi ông Võ Thanh Hà được điều động về làm Chủ tịch HĐTV Sabeco thì ông Vũ Hùng Sơn (sinh năm 1984), Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và thương mại của Bộ đã được bổ nhiệm giữ vị trí mới là thư ký Bộ trưởng. Ông Sơn cũng được giao nhiệm vụ Phụ trách văn phòng Bộ Công Thương trong thời gian vị trí Chánh văn phòng Bộ còn trống.
Ông Sơn sinh trưởng trong một gia đình doanh nhân nổi tiếng, là con trai ông Vũ Mạnh Hải, chủ thương hiệu kinh doanh vàng bạc Bảo Tín Mạnh Hải. Năm 2011-2012, ông Vũ Hùng Sơn từng làm chủ một công ty chuyên nhập khẩu xe siêu sang nổi tiếng ở Hà Nội là Sơn Tùng Auto.
Sau đó, ông Sơn làm Phó Tổng biên tập Báo Đời sống và Tiêu dùng. Tháng 6/2014, ông Sơn giữ chức danh Phó Tổng biên tập Tạp chí Công Thương. Tháng 2/2015, với việc trúng tuyển trong kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo của Bộ Công Thương, ông Sơn trở thành Giám đốc Trung tâm Thông tin và Công nghiệp và sau đó nửa năm, ông Sơn là thư ký Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Ngoài ra, một vụ bê bối khác về việc bổ nhiệm 2 trưởng phòng chung 1 "ghế" cũng được dư luận nhắc tới nhiều lần. Năm 2013, ông Kiều Nghiệp được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng phòng Phòng Chống hàng giả theo Quyết định 1268/QĐ-QLTT ngày 8/8/2013. Sau đó, ông Thân Đức Công được bổ nhiệm cũng vào vị trí trên ngày 25/1/2014 theo Quyết định 116/QĐ-QLTT cũng của lãnh đạo Cục QLTT.
Tuy nhiên, thời điểm bổ nhiệm ông Thân Đức Công vào vị trí Trưởng phòng Phòng Chống hàng giả thì không có văn bản nào hủy bỏ Quyết định bổ nhiệm ông Kiều Nghiệp. Nghĩa là, cả hai Quyết định 1268 và Quyết định 166 đều cùng bổ nhiệm 2 người vào cùng một ví trí, chính vì vậy, Cục Quản lý thị trường có 2 nhân sự giữ cùng chức vụ Trưởng phòng Phòng Chống hàng giả.
Trao đổi với báo giới sau đó, ông Đỗ Thanh Lam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có giải thích rằng, quyết định bổ nhiệm ông Trần Đức Công vào vị trí Trưởng phòng Phòng chống hàng giả là do trong quá trình soạn thảo văn bản có những sai sót kỹ thuật. Trên thực tế, ông Kiều Nghiệp vẫn là Trưởng phòng phụ trách Phòng chống hàng giả và ông Trần Đức Công giữ chức vụ Tổ trưởng Tổ kiểm tra thị trường cơ động.
Lâm An


Ông Vũ Huy Hoàng và thất bại của mục tiêu công nghiệp hoá

Dân trí Trong báo cáo đánh giá cuối nhiệm kỳ, Quốc hội khoá XIII đã thừa nhận, nhiều mục tiêu của Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH HĐH) đất nước vào năm 2020 cơ bản là không đạt được. Ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Công Thương có trách nhiệm gì không trong thất bại có tính chiến lược này?
 >> Thêm một vụ bê bối nhân sự có trách nhiệm của ông Vũ Huy Hoàng
 >> Ông Vũ Huy Hoàng và "mỏ vàng" có lắm vấn đề nhân sự
 >> “Ông Vũ Huy Hoàng đề xuất khen thưởng Anh hùng lao động cho PVC”



Những bê bối cuối nhiệm kỳ khiến người ta phải nhìn lại vai trò điều hành ngành Công Thương của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Những bê bối cuối nhiệm kỳ khiến người ta phải nhìn lại vai trò điều hành ngành Công Thương của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Có thành tích nhất định nhưng ...
Trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp của mình, cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng không phải là không có những thành tích nhất định. Việc Việt Nam ký được hàng loạt Hiệp định Thương mại tự do (FTA) quan trọng, giúp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới như FTA với Hàn Quốc, EU...và đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có vai trò khá lớn của Bộ Công Thương và là người đứng đầu ngành, công bằng mà nói, ông Vũ Huy Hoàngcũng vai trò nhất định trong việc chỉ đạo.
Cũng trong 2 nhiệm kỳ qua, một số chuyển biến của ngành Công Thương cũng đáng được ghi nhận như xuất khẩu tăng trưởng mạnh về kim ngạch, có sự chuyển dịch nhất định về cơ cấu xuất khẩu, tỷ lệ mặt hàng xuất khẩu qua chế biến có tăng lên.
Tuy nhiên, ngoài những kết quả, chuyển biến trên, nhìn lại ngành Công Thương gần 10 năm, thời kỳ ông Vũ Huy Hoàng làm Bộ trưởng, sự kém cỏi, lạc hậu ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt ở các ngành công nghiệp nặng, cơ khí chế tạo...cho thấy, sự yếu kém công tác quản lý của ngành mà ông Hoàng cũng phải chịu trách nhiệm nhất định.

Mặc dù PVC thời ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch bị thua lỗ nghiêm trọng nhưng cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã ký đề xuất phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới cho doanh nghiệp này
Mặc dù PVC thời ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch bị thua lỗ nghiêm trọng nhưng cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã ký đề xuất phong tặng danh hiệu "Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới" cho doanh nghiệp này
Sự thất bại của các ngành công nghiệp "mũi nhọn"
Sự thất bại của việc đạt được các mục tiêu chiến lược của quá trình CNH HĐH đất nước dược xác định vào năm 2020, cho dù có nhiều lý do ngay từ cách đặt ra mục tiêu, rồi đến qúa trình tổ chức thực hiện, nhưng cũng có vai trò nhất định ở ngành Công Thương với vị trí là ngành nắm giữ, quản lý các ngành công nghiệp then chốt: Điện lực, Dầu khí, Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Cơ khí...khi các ngành này cũng không đạt các mục tiêu CNH và HĐH.
Trong 10 năm qua, Tổ công tác Chiến lược công nghiệp hoá của Việt Nam, trong đó có các thành viên chủ chốt là lãnh đạo Bộ Công Thương vẫn luôn loay hoay với danh sách các ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Ban đầu, Tổ này đưa ra tới 12 ngành mũi nhọn: Điện tử, ôtô, xe gắn máy, đóng tàu, chế biến thực phẩm, thép, hoá dầu, giày da và may mặc, phần mềm, thiết bị hạ tầng thân thiện với môi trường sinh thái, thiết bị máy móc cỡ nặng và máy nông nghiệp. Đi kèm là danh sách các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất linh kiện, động cơ, khung xe, thân máy, bo mạch in...
Nhưng sau này, vào tháng 3/2012, danh sách trên còn có 5 ngành để đầu tư trọng điểm, tránh dàn trải.
Tuy nhiên từ 2004 đến nay tranh cãi hình như vẫn đang tiếp diễn. Năm 2007 (ngày 23/4/2007) Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển.
Theo đó, cả nước chỉ có 3 ngành công nghiệp mũi nhọn là cơ khí chế tạo (ôtô, đóng tàu, thiết bị toàn bộ, máy nông nghiệp, cơ điện tử); thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; sản phẩm từ công nghệ mới (năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp phần mềm, nội dung số). Các ngành công nghiệp nói trên được ưu tiên bố trí đủ nhu cầu về đất khi đầu tư, được hỗ trợ xúc tiến thương mại...
Nhưng từ đó đến nay 3 ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển rất chậm và chưa có biểu hiện sẽ trở thành động lực để dẫn dắt các ngành kinh tế khác. Thậm chí những ngành như cơ khí, điện tử còn thiếu nền tảng cơ bản với công nghiệp hỗ trợ kém phát triển.
Sau gần 5 năm kể từ khi Quyết định trên được ban hành, cơ bản Việt Nam vẫn đang loay hoay với công việc lựa chọn các ngành công nghiệp mũi nhọn. Cho đến nay, có thể nói ngoài một số ngành như dệt may, sản xuất xe máy, phần lớn các ngành công nghiệp đều èo uột. Hầu hết các ngành công nghiệp đều không có thiết kế riêng, không nhận được chuyển giao công nghệ, công nghiệp hỗ trợ thiếu và yếu, trình độ người lao động yếu và thiếu...
Có lúc người ta muốn đưa công nghiệp ôtô là ngành mũi nhọn bởi ngành này nếu phát triển được sẽ thúc đẩy các ngành khác: điện tử (chiếm khoảng 30% giá trị/sản phẩm ô tô), công nghệ vật liệu, chế tạo máy...Nhưng cho đến nay, cơ bản ngành này cũng thất bại. Ngành công nghiệp điện tử cũng tương tự, các DN vẫn chủ yếu nhập linh kiện về lắp ráp, chỉ sử dụng nhân công giá rẻ, ưu đãi về đất đai hạ tầng và thuế, không có sản phẩm riêng, định hướng phát triển đến nay vẫn chưa thấy.
Công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp cũng vậy có rất ít các cơ sở sản xuất đúng nghĩa, chủ yếu nhập linh kiện từ Trung Quốc, Hàn Quốc... về lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ nghèo nàn và giản đơn.
Tất cả những điều này dẫn đến hiện trạng một ngành công nghiệp lạc hậu, trì trệ, kém sức cạnh tranh, khiến tỷ lệ nhập siêu rất cao và không thể đảm bảo đạt các mục tiêu về công nghiệp hoá.

Trong nhiệm kỳ của mình, cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng liên lục phải trả lời chất vấn trên Quốc hội về nhiều yếu kém trong quản lý ngành
Trong nhiệm kỳ của mình, cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng liên lục phải trả lời chất vấn trên Quốc hội về nhiều yếu kém trong quản lý ngành
Vai trò của Cựu Bộ trưởng Công Thương
Một chuyên gia Nhật Bản- Giáo sư Kennichi ONO, chuyên gia tư vấn cho nhiều dự án phát triển công nghiệp ở Việt Nam cũng đã nhận xét rằng, từ khi ông đến Việt Nam làm việc đến nay hơn 10 năm, người ta vẫn cứ loay hoay tìm kiếm các ngành công nghiệp mũi nhọn. "Và như vậy, làm sao có thể thực hiện được một chiến lược công nghiệp hoá?", ông nói ở một hội thảo.
Là một Bộ nắm giữ hầu hết các ngành công nghiệp quan trọng nhất, không thể không nói đến vai trò của Bộ Công Thương trong việc tư vấn, đề xuất với Chính phủ, trong việc triển khai các chính sách thúc đẩy, phát triển các ngành công nghiệp để thực hiện các mục tiêu công nghiệp hoá. Sự yếu kém của nhiều ngành công nghiệp lớn như vậy, là có trách nhiệm của Bộ Công Thương nói chung và cựu Bộ trưởng Bộ này, ông Vũ Huy Hoàng, với vai trò người đứng đầu ngành nói riêng. Tại nhiều phiên họp chất vấn của các đại biểu Quốc hội khoá XIII, nhiều đại biểu Quốc hội đã liên tục chất vấn ông Vũ Huy Hoàng về những yếu kém trong quản lý ngành, trong đó, có sự kém cỏi trong điều hành, chỉ đạo phát triển nhiều lĩnh vực công nghiệp.
Trao đổi với Dân trí, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương, Phó chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội cho rằng, trong 2 nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Công Thương của mình, ông Vũ Huy Hoàng không thể hiện được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo tốt trong thực hiện các chính sách, chiến lược phát triển công nghiệp. "Về cơ bản, nhìn đâu cũng thấy những yếu kém, nhiều lĩnh vực lạc hậu, tụt hậu thì làm sao đạt được mục tiêu CNH?", ông nói.
Trong nhiệm kỳ cuối của cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, dễ nhận thấy, có hàng loạt dự án công nghiệp qui mô lớn, có vốn đầu tư từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn tỷ đồng lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí nhiều dự án trong tình trạng thua lỗ, đắp chiếu, phá sản...: Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Gang thép Thái Nguyên-Giai đoạn II, Nhà máy Đạm Binh Bình, Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, một loạt nhà máy sản xuất nhiên liệu Ethanol...
Những dự án, công trình này đều là những dự án công nghiệp rất quan trọng, vốn đầu tư rất lớn nhưng thua lỗ, trì trệ làm mất đi một nguồn lực to lớn cho phát triển công nghiệp ở Việt Nam, làm giảm sức cạnh tranh của ngành công nghiệp nói chung và của cả nền kinh tế.

Một chuyến công tác Châu Âu, tranh thủ ra sân golf của ông Vũ Huy Hoàng với nhiều cán bộ thân tín của ông
Một chuyến công tác Châu Âu, tranh thủ ra sân golf của ông Vũ Huy Hoàng với nhiều cán bộ thân tín của ông
Nhưng điều tệ hại hơn, là người đứng đầu ngành Công Thương, trong thời gian làm Bộ trưởng, nhất là ở nhiệm kỳ cuối, cựu Bộ trưởng Công Thương đã có những dấu hiệu bất minh khi để con cái, người thân tín của mình, người năng lực yếu kém...được sắp xếp, bổ nhiệm vào các doanh nghiệp lớn thuộc Bộ hoặc vào một số vị trí quan trọng trong một số bộ phận quản lý của Bộ này về chính sách phát triển công nghiệp mà Dân trí cũng đã nêu trong thời gian qua.
Một số người là lãnh đạo những doanh nghiệp có qui mô lớn như Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí) gây thua lỗ lớn thì được sắp xếp về bộ, liên tục được bổ nhiệm, thăng tiến qua nhiều chức vụ khác nhau. Gần đây báo chí lại nêu thêm việc ông Vũ Đình Duy, cựu Tổng giám đốc Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí PVTex- một doanh nghiệp cũng thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng, được sắp xếp về làm lãnh đạo Cục An toàn kỹ thuật công nghiệp rồi lại điều đi Tập đoàn Hoá chất, một đơn vị lớn trực thuộc Bộ Công Thương....
Mục tiêu Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 là cơ bản trở thành nước công nghiệp với giá trị công nghiệp chiếm khoảng 40-41% tỷ trọng trong GDP, giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp cho đến nay, được nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng không thể đạt được.
Nhìn vào cung cách quản lý, điều hành, nhất là công tác quản lý nhân sự của một nhà lãnh đạo như vậy, ngành Công Thương làm sao có thể đảm nhiệm tốt vai trò là một trong những cơ quan đầu mối, có trách nhiệm cao nhất thực hiện các nhiệm vụ cho chiến lược CNH, HĐH đất nước. Sự thất bại thấy rõ của chiến lược CNH HĐH đất nước, có thể nói, tuy có nhiều nguyên nhân lớn khác: Sự lựa chọn sai lầm, duy ý chí về chiến lược, sự phối hợp, tổ chức không tốt giữa các Bộ, ngành, nhưng chắc chắn, nó có phần trách nhiệm không nhỏ của Bộ Công Thương và đặc biệt là của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Mạnh Quân

Hình thức cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng, bạn đọc Dân trí cho là... nhẹ?

(Dân trí) - Không ít bạn đọc Dân trí vẫn tỏ ra băn khoăn vì với những sai phạm “gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công thương và cá nhân đồng chí Vũ Huy Hoàng, gây bức xúc trong xã hội” mà chỉ “cảnh cáo” thì có phần chưa tương xứng.
 >> Những bê bối nhân sự của Bộ Công Thương thời ông Vũ Huy Hoàng
 >> Đề nghị cảnh cáo nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
 >> Ông Vũ Huy Hoàng và thất bại của mục tiêu công nghiệp hoá



(Khi đương chức, Bộ trưởng Hoàng thường bị Quốc hội chất vấn vì sự yếu kém trong điều hành, quản lý)
(Khi đương chức, Bộ trưởng Hoàng thường bị Quốc hội chất vấn vì sự yếu kém trong điều hành, quản lý)
Việc nguyên Bộ trưởng bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bị kỉ luật không phải là điều bất ngờ bởi nhiều ngày qua,”chân dung” vị Bộ trưởng từng… “huy hoàng”, một thời “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” đã được “bóng gió” nhắc đến.
Tất nhiên, chỉ khi những khuyết điểm của nguyên Bộ trưởng Hoàng được đăng tải trên website của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì mới là những thông tin đầy đủ và chính xác nhất.
Theo thông cáo báo chí, tại kỳ họp thứ VII (từ ngày 17 đến ngày 21-10-2016), Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận ông Vũ Huy Hoàng mắc nhiều khuyết điểm nghiêm trọng. Đó là:
- Thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; tham gia HĐQT và giữ chức Phó Tổng giám đốc Sabeco, vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, gây bức xúc trong xã hội.
- Thực hiện không đúng các quy định của Đảng và Nhà nước trong việc cho chủ trương tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó Chánh Văn phòng, Trưởng Văn phòng Bộ tại Đà Nẵng; Chánh Văn phòng BCSĐ, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
- Mặc dù biết Trịnh Xuân Thanh có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, nhưng vẫn đồng ý với đề nghị của Tỉnh ủy Hậu Giang trong việc thuyên chuyển Trịnh Xuân Thanh về công tác tại tỉnh Hậu Giang để bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016; thực hiện không đúng thẩm quyền khi đề nghị Tỉnh ủy Hậu Giang tạo điều kiện cho Trịnh Xuân Thanh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang. Báo cáo không trung thực về tình hình hoạt động của PVC và cá nhân Trịnh Xuân Thanh trước khi cấp có thẩm quyền phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đối với Trịnh Xuân Thanh.
- Chỉ đạo đánh giá, quy hoạch, đề nghị phê duyệt quy hoạch thứ trưởng đối với Trịnh Xuân Thanh và một số cá nhân không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn.
Trong 4 khuyết điểm này, một khuyết điểm là về việc bổ nhiệm cho con trai, ông Vũ Quang Hải vào các chức vụ “màu mỡ”. Ba khuyết điểm còn lại đều nhằm “phù phép” giúp Trịnh Xuân Thanh trên con đường thăng tiến “kì ảo”. Trong danh sách bị kỉ luật còn có cả ông nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Đào Văn Hải (cảnh cáo) và bà Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa (khiển trách) của bộ Công thương.
Phần kiến nghị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận xét: “Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương và đồng chí Vũ Huy Hoàng đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công thương và cá nhân đồng chí Vũ Huy Hoàng, gây bức xúc trong xã hội”. UBKTTW đã đề nghị hình thức kỉ luật đối với ông Vũ Huy Hoàng ở mức cảnh cáo.
Việc xử lý sai phạm của những vị cán bộ đã từng một thời “hô phong, hoán vũ” trong ngành Công thương đã lấy lại niềm tin của nhân dân cả nước trong công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Tuy nhiên, không ít bạn đọc Dân trí vẫn tỏ ra băn khoăn vì với những sai phạm “gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công thương và cá nhân đồng chí Vũ Huy Hoàng, gây bức xúc trong xã hội” mà chỉ “cảnh cáo” thì có phần chưa tương xứng.
Trong thư gửi về tòa soạn (comment), hầu hết độc giả đều bày tỏ về hình thức kỉ luật này.
Bạn Nguyễn Phi đề nghị: “Mỗi quyết định của lãnh đạo mà sai thì kéo theo biết bao nhiêu người làm sai. Ở đây, lãnh đạo Bộ Công thương làm sai kế tiếp làm sai mà chỉ bị cảnh cáo thì thật là nhẹ quá. Làm như thế thì làm sao dân tin, hỏi sao dân tâm phục, khẩu phục được. Kinh mong Tổng Bí thư làm quyết liệt hơn nữa để lấy lại niềm tin của nhân dân vào Đảng và để răn đe những kẻ coi thường luật pháp”.
Bạn Lê Quang Vịnh viết: “Là một đảng viên đứng đầu một bộ, vậy mà tự ông Hoàng làm trái các quy định của Đảng, của Nhà nước từ đó dẫn đến sai phạm của cả ban cán sự Đảng của một bộ ngành. Các sai phạm này làm giảm uy tín của Đảng, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đây là một sai phạm nghiêm trọng như đánh giá của trung ương Đảng.
Tuy nhiên biện pháp xử lý là quá nhẹ, không đúng với kỳ vọng của nhân dân cả nước về công tác đổi mới chỉnh đốn Đảng. Việc xử lý như vậy không tương xứng với vi pham của ông Hoàng, do đó không có sức thuyết phục và sức răn đe. Không được để người dân mất lòng tin với Đảng nếu chúng ta làm hời hợt như vậy. Trân trọng kính gửi UBKT Trung ương”.
Không biết ý kiến của bạn thế nào, còn cá nhân, mình thì thấy là cũng nhẹ thật.
Bùi Hoàng Tám

Không có nhận xét nào: