Nguyễn Hằng |
Đây là một trong những phát hiện khảo cổ bất ngờ mà nhân loại không nghĩ rằng nó tồn tại.
Vài năm trở lại đây, dưới sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ tiên tiến đã giúp các nhà khoa học rất nhiều trong việc truy tìm những bí ẩn khảo cổ tưởng chừng đã bị lãng quên trên Trái Đất.
Một minh chứng cụ thể đó là công nghệ mới đã giúp các chuyên gia phát hiện ra hiện tượng nhiệt độ bất thường trong kim tự tháp Giza. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy cả mộtthành phố cổ đại bằng công nghệ hiện đại mà mắt thường của con người không thể nhìn thấy.
Dưới đây sẽ là những khám phá khảo cổ bí ẩn và thú vị nhất mà các nhà nghiên tìm thấy mà có thể bạn chưa từng biết đến:
1. Dòng sông thủy ngân "ẩn mình" dưới kim tự tháp Mặt Trời ở Teotihuacan, Mexico
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một dòng sông thủy ngân ở trong một hầm ngầm bên dưới ngôi đền thần Rắn (Feathered Serpent) ở Teotihuacan, Mexico.
Con sông kỳ lạ này có thể là mắt xích quan trọng liên quan đến huyền thoại về lăng mộ hoàng gia ở Teotihuacan (thành phố cổ thời tiền Colombo).
Trần đường hầm có dấu vết của bột kim loại phát sáng rất thú vị, giống như ánh sao lấp lánh trên bầu trời đêm.
Trong thời cổ đại, khi bước vào đường hầm với ngọn đuốc, sự tỏa sáng bụi kim loại giống như các ngôi sao. Các nhà nghiên cứu tin rằng những dấu tích của các khoáng vật sắt vẫn không được tìm thấy ở khu vực này.
Theo phán đoán của các nhà nghiên cứu, những kim loại này có lẽ đã được đưa từ một nơi khác tới để sử dụng sơn trần hầm. Ở độ sâu 150 mét bên dưới ngôi đền Feathered Serpent, các chuyên gia phát hiện thấy 50.000 hiện vật bí ẩn như xương động vật, dụng cụ lao động, kim loại...
Lối vào đường hầm heo hút giống như cuộc hành trình sang thế giới bên kia, thế giới nơi thành phố cổ đại phát triển nở rộ vào giữa thế kỷ II – V ở phía đông bắc của Mexico.
2. Phát hiện bất ngờ sau dự án "quét" kim tự tháp Giza
Kim tự tháp Giza là một trong những công trình khảo cổ vĩ đại nhất trong lịch sử loài người.Mục đích ban đầu của dự án là nhằm giải đáp nghi vấn bằng cách nào các cấu trúc khổng lồ như kim tự tháp có thể tượng hình trong điều kiện thiếu thốn công nghệ hiện đại.
Kết quả từ dự án quét kim tự tháp Giza đã tiết lộ sự bất thường về nhiệt độ mà theo các nhà nghiên cứu nhận định là có liên quan đến một căn phòng bí ẩn chưa từng biết đến. Sử dụng máy phân tích nhiệt điện, kết quả kiểm tra cho thấy nhiệt độ khác thường trong căn phòng "giấu mặt".
Điều này khiến các chuyên gia tin rằng họ đã tìm thấy một căn phòng lạ, nằm đằng sau những tảng đá của Đại kim tự tháp Khufu. Tuy nhiên, để giải đáp chính xác về hiện tượng kỳ lạ này thì vẫn cần phải có một thời gian nữa với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ hiện đại.
3. Phát hiện cấu trúc xoắn ốc khổng lồ bên dưới đền Angkor Wat nổi tiếng
Khám phá đáng kinh ngạc dưới đây là ở bên trong một trong những đền thờ quan trọng nhất trên hành tinh, Angkor Wat. Phát hiện mới cho thấy các ngôi đền ở Angkor Wat được bao bọc bởi một "cấu trúc bí ẩn" với chiều dài lên đến 1,5 km.
Nhóm chuyên gia đã phát hiện thấy 8 tháp cổ bị chôn vùi và dấu tích của một cấu trúc hình xoắn ốc khổng lồ ở bên dưới "quần thể" đền cổ Angkor Wat ở Campuchia.
Trong dự án mới mang tên "The Greater Angkor", các nhà nghiên cứu cho hay, Angkor Wat thực sự lớn hơn nhiều so với suy nghĩ mà lịch sử ghi nhận trước đây.
Theo các nhà nghiên cứu, các tháp cổ tạo thành một hình vuông theo một thiết kế đã định sẵn trong quá khứ để tạo thành một cấu trúc "khổng lồ". Cấu trúc này có thể được sử dụng trong quá trình xây dựng những đền thờ ở Angkor Wat.
Còn nữa...
theo Trí Thức Trẻ
Ai Cập: “Tiếng hát” bí ẩn nghìn năm của cặp tượng đá gác cổng đền thờ Pharaoh
Hai bức tượng đá đồ sộ thu hút rất đông khách du lịch tới tham quan vì chế tác tuyệt đẹp và không ngừng phát ra những âm thanh kỳ lạ.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Cặp tượng đá khổng lồ của Memnon hay còn gọi là El-Colossat và Es-Salamat là tuyệt tác có nguồn gốc từ thời Pharaoh Amenhotep III, người đã trị vì Ai Cập cổ đại hơn 3000 năm trước.
Nguyên liệu để làm bức tượng cũng rất quý giá đó là các khối đá thạch anh, được khai thác và vận chuyển từ nơi cách vị trí hiện tại tới 675 km.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt hơn cả ở cặp đôi tượng thần Memnon đó chính là âm thanh kỳ lạ phát ra từ bức tượng giống như tiếng hát.
Thú vị là những bức tượng cổ đại này nằm ở bờ phía tây sông Nile suốt 3400 năm qua, kể từ năm 1350 trước Công nguyên.
Tượng có niên đại hơn 3000 năm tuổi, cao khoảng 18 mét, đứng canh gác cổng ngôi đền cổ thờ Pharaoh Amenhotep III, một trong những trung tâm tôn giáo lớn được xây dựng và tôn thờ trong suốt thời kỳ vị Pharaoh này trị vì đất nước.
Đối với người Ai Cập cổ đại, Pharaoh là người nắm giữ quyền lực tối cao và được tôn lên đỉnh của thần quyền, quyền lực không những hiện hữu ở đời sống thực tại mà còn chiếm giữ cả trong đời sống tâm linh.
Bí ẩn nguồn gốc “tiếng hát” từ tượng cổ
Vào năm 27 trước Công nguyên, một trận động đất dữ dội xảy ra, đã làm đổ pho tượng ở phía bắc, khiến nó bị sụp từ phần thắt lưng trở xuống, nứt nửa thân dưới.
Từ đó về sau, phía dưới bức tượng bỗng phát ra âm thanh kỳ lạ như “tiếng hát” vào mỗi buổi sáng sớm lúc Mặt Trời bắt đầu ló rạng. Đây là một thực tế kỳ lạ lần đầu tiên được nhà sử học Strabo và nhà địa lý học Pausanias ghi lại.
Theo sử sách cổ ghi lại, âm thanh ở pho tượng phát ra như tiếng gió. Trong khi đó, nhà địa lý học Pausanias lại ví với loại âm thanh đặc biệt trên với “chuỗi âm thanh của cây đàn lia”. Một số khác lại cho rằng, nó giống như tiếng huýt sáo.
Nhà sử học Strabo cho biết, ông là người may mắn được chứng kiến hiện tượng này trong chuyến thăm Ai Cập vào năm 20 sau Công nguyên.
Tương truyền, âm thanh của bức tượng rất kỳ quái và cuốn hút đến nỗi một số vị hoàng đế La Mã còn muốn tận mắt tới Ai Cập để chiêm ngưỡng và lắng nghe “tiếng hát”.
Hiện tượng tượng “hát” hình như chỉ còn tồn tại đến năm 196. Sau quá trình trùng tu cặp tượng cổ diễn ra vào khoảng năm 199 do người dân La Mã thực hiện thì âm thanh kỳ lạ từ bức tượng đã biến mất.
Hoàng đế Septimius Severus, người trị vì La Mã (193-211), đã đến thăm cặp tượng Memnon khổng lồ nhưng không nghe thấy bất cứ âm thanh gì. Tại sao âm thanh kỳ lạ ở bức tượng lại mất đi khi quá trình La Mã xây dựng lại diễn ra?
Các chuyên gia cho rằng, nếu âm thanh phát ra là một hiện tượng tự nhiên thì có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như việc gia tăng nhiệt độ khiến sương từ pho tượng tương tác với các vết nứt.
Trong suốt thế kỷ XVIII và XIX, có một số du khách tuyên bố rằng họ đã nghe thấy thứ âm thanh thất truyền hơn nghìn năm từ pho tượng cổ ở Ai Cập, tuy nhiên không có báo cáo nào thuyết phục.
Memnon thực sự là ai?
Nhiều người lầm tưởng Memnon là tên của một vị thần ở Ai Cập. Tuy nhiên, Memnon lại chính là tên vị vua của Ethiopia, người đứng đầu quân đội bảo vệ thành Troy, nhưng cuối cùng ông lại tử trận dưới tay Achilles.
Câu chuyện truyền kỳ có liên quan đến truyền thuyết cho rằng Memnon là con trai của nữ thần bình minh Ecos. Sau khi Memnon qua đời, nữ thần thương nhớ con trai và rơi nước mắt vào buổi sáng.
Chính vì sự trùng hợp này, mà không ít người cho rằng âm thanh phát ra từ pho tượng chính là tiếng khóc của vua Memnon hay nữ thần Ecos.
Do đó, có nhiều người nhầm cặp tượng đá cổ trên là của vua Memnon chứ không phái một vị Pharaoh Ai Cập nào đó.
Theo Soha
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét