Ngày 9/9/2017 là kỷ niệm 41 năm ngày mất của Mao Trạch Đông, cố Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Những năm gần đây, không chỉ có dư luận quần chúng im ắng trước các hoạt động kỷ niệm liên quan đến Mao Trạch Đông, mà phía giới chức chính quyền cũng ngày càng thờ ơ lạnh nhạt.
Tháng 3/2011, bức tượng Mao Trạch Đông cao 9,9 mét ở thị trấn Long Lâu, thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam bị kéo đổ, cắt thành 5 đoạn |
Dư luận hết sức im ắng trước ngày mất của Mao Trạch Đông
Vị chủ tịch đầu tiên của ĐCSTQ Mao Trạch Đông qua đời ngày 9/9/1976. Đến năm nay, các kênh truyền thông chính thức của Trung Quốc hầu như không đề cập đến sự kiện này. Có người vào mạng tìm kiếm thông tin liên quan đến Mao Trạch Đông, nhưng cũng chỉ có thể tìm được một vài nội dung tin tức đã đăng từ vài tháng trước.
Những năm gần đây, nhiều chuyên gia và học giả đã tiết lộ phần lịch sử không mấy vẻ vang của Mao Trạch Đông, nhất là việc Mao Trạch Đông phát động cải cách Đại nhảy vọt hay Cách mạng Văn hóa đã dẫn đến nạn đói lớn và khiến hàng chục triệu người chết bất thường.
Ngày 26/12 là ngày sinh của Mao Trạch Đông. Cuối năm 2016, “Phấn hồng Mao” (chỉ những người sùng bái Mao) tại một số nơi ở Trung Quốc đã tổ chức hoạt động tưởng niệm ngày sinh của Mao, và đề xuất vinh danh ngày này là “ngày lễ toàn dân”, nhưng đã bị giới chức lãnh đạo Bắc Kinh từ chối.
Học giả Mao Vu Thức tại Trung Quốc Đại Lục từng viết một bài báo liệt kê những tội trạng của Mao Trạch Đông, bao gồm cả lòng dạ nham hiểm, cưỡng bức vô số phụ nữ, kích động đấu tranh giai cấp hại chết đến 50 triệu dân.
Nhà sử học nổi tiến Tân Hạo Niên cũng nhiều năm nghiên cứu và phát hiện rằng, lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông suốt 8 năm kháng chiến thì có 1 năm kháng chiến cầm cự, còn tới 7 năm là đấu với quân đội Quốc dân đảng. ĐCSTQ dưới sự chỉ huy của Mao Trạch Đông, không chỉ câu kết với quân đội Nhật Bản cướp đi một nửa lãnh thổ Trung Quốc, từ Hà Bắc tiến đánh Sơn Đông, từ Sơn Đông tiến đánh Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam thuộc Giang Tô, sau đó lại đánh Hoài Nam và Hoài Bắc thuộc An Huy.
Do vậy, kiến giải của ông Tân Hạo Niên đối với ĐCSTQ chính là, cái đảng này vốn dĩ không có tính hợp pháp suốt thời gian dài lịch sử, đến hiện đại thì càng thể hiện rõ hơn là không có tính hợp pháp.
Ông Phùng Sùng Nghĩa, Phó Giáo sư nghiên cứu Trung Quốc của trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Sydney từng hình dung, Mao Trạch Đông với lãnh tụ của phát xít Đức Adolf Hitler, độc tài của Liên Xô cũ Joseph Stalin thực sự không khác gì nhau.
Cuộc sống dâm loạn của Mao Trạch Đông
Có thể nói rằng, cuộc sống của Mao Trạch Đông thực sự không có chút vẻ vang nào đáng để xưng tụng là “lãnh tụ”.
Hình ảnh Mao Trạch Đông với không ít phụ nữ vây quanh |
Kênh truyền thông Đại Lục từng đưa tin, trong những năm về sau, có tới 8 người phụ nữ vây quanh Mao Trạch Đông, bao gồm cả thư ký Tạ Tĩnh Nghi, y tá Ngô Húc Quân, thư ký Trương Ngọc Phượng, y tá Mạnh Cẩm Vân, ủy viên Trung ương ĐCSTQ Đường Văn Sinh, Phó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Hải Dung.
Tháng 6/2012, một bài báo có tựa đề “Lịch sử dâm loạn của Mao Trạch Đông – Hàng ngàn người phụ nữ đã bị ông ta chà đạp” đã tiết lộ, trừ nơi ở của Mao Trạch Đông ở Trung Nam Hải, ông ta còn có tới 15 nơi ở khác.
Bài báo mô tả, Mao Trạch Đông đã có hệ bất chính với vô số phụ nữ. Điều đáng nói là sau đó, những người phụ nữ vô danh này sẽ bị đẩy đến núi Ngũ Chỉ Sơn ở đảo Hải Nam, hay khu vực núi Tiểu Hưng, Đại Hưng ở Hưng An Lĩnh ẩn cư, cách ly với thế giới bên ngoài cho đến tận lúc chết.
Nhiều người phụ nữ trong số đó có cả các ngôi sao điện ảnh, ngôi sao ca nhạc, diễn viên các đoàn văn công, thậm chí là nữ binh sĩ… tổng số lên đến hàng ngàn người.
Minh Ngọc
(Trí Thức)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét