Lời
dẫn của Phạm Viết Đào.
Trong tay tôi là cuốn “Sự thật về sáu cuộc chiến tranh chống xâm
lược của nước Trung Hoa mới”, chủ biên là Lý Kiện, “Nhà xuất bản phát thanh và truyền hình Trung Quốc” xuất bản tháng
2/1992; Sách do Cục nghiên cứu BTTM Việt Nam xuất bản 6/1992. Cuốn sách đã được
1 cư dân mạng photocopy gửi tặng. Ở Việt Nam, đây là sách lưu hành nội bộ?
Sách xuất bản, sau cái “tuần trăng mật-
đê mê” của cái “Hội nghị Thành Đô… ma mỵ”; cái hội nghị thiết kế ra cái bản lề
của quan hệ Việt-Trung mới với bức hoành phi “4 tốt-16 chữ vàng”.
Đọc xong cuốn sách dày hơn 400 trang, gồm
6 chuyên luận của nhiều tác giả được viết dưới dạng khảo cứu, sặc mùi tuyên
truyền kiểu tuyên giáo Trung Quốc về 6 cuộc chiến tranh mà các học giả Trung Quốc
“la làng” rằng: Đây là 6 cuộc chiến trang mà nước Trung Hoa mới phải gồng mình
lên chống bọn xâm lược…
Xin trích 1 đoạn trong “Lời nói đầu” của tác giả cuốn sách, sặc mùi
lính tẩy, kích động tư tưởng bá quyền Đại Hán:” Quyển sách này phản ánh toàn cảnh
6 cuộc chiến tranh xâm lược do quân đội Trung Quốc tiến hành sau khi dựng nước
( Chống Mý giúp Triều; Phản kích tự vệ chống Ấn Độ; Phản kích tự vệ trên đảo
Trân Bảo: Giúp Việt Nam chống Pháp, chống Mỹ; Phản kích tự vệ ở Tây Sa; Phản
kích tự vệ chống Việt Nam). Những trang sử không bình thường này không chỉ nói
với mọi người rằng nhân dân Trung Quốc là một nhân dân không thể bị làm nhục, đồng
thời cũng chứng tỏ chính phủ, nhân dân và hoàn cảnh hòa bình hiện có hiện nay
là một điều có được không dễ dàng. Quyển sách này là một tài liệu giáo dục tốt
về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa quốc tế và truyền thống cách mạng cho toàn dân
Trung Quốc nhất là đối với quảng đại thanh, thiếu niên”…
“Đây
là một bộ sử thi vĩ đại uy vũ hùng tráng, rung động lòng người, cũng là một bài
ca chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế bi hùng vang dội. Nó chứng minh mạnh
mẽ lập trường chính nghĩa chống xâm lược, không sợ cường bạo, bảo vệ hòa bình của
nhân dân Trung Quốc, tỏ rõ khí tiết ngoan cường anh dũng của quân đội Trung Quốc”…
“Ngạc
nhiên chưa”, trong khi các học giả Trung Quốc huỵch toẹt bằng
những lời lẽ chợ búa, bất chấp phải trái, cả vú lấp miệng em thì tại Việt Nam,
vẫn còn những kẻ “ngủ mơ giưa ban ngày”, ôm khư khư cái bức hoàng phi “4 tốt-
16 chữ vàng” về quan hệ Việt-Trung; và ai phản đối lập tức bị chụp cho cái mũ
”thế lực thù địch”…
Xin lần lượt đưa lên mạng nguyên văn một
số chương của cuốn sách hiếm và hiểm này để cư dân mạng cùng chia sẻ…Các quý vị
những ai nắm vững các thông tin về quan hệ Việt-Trung giai đoạn 1979, đề nghị
lên tiếng phản bác nhiều thôn tin bậy bạ trong bài viết này.
PHẦN
6. KHÓI LỬA BIÊN CƯƠNG PHÍA NAM ( PHẢN KÍCH TỰ VỆ CHỐNG VIỆT NAM)
Tác
giả: Dương Lập Quần
Chương
1:
Chịu
đựng đến mức không thể chịu đựng được nữa.
Đánh kẻ địch có chuẩn bị
Lời Đặng Tiểu Bình làm kinh
động lòng người
Hàng triệu tấn đạn pháo bắn thành
rừng lửa
Ngày 17/2/1979, tiếng pháo nổ ở các ngọn
núi xa xăm châu Á đã làm chấn động thế giới. Bộ đội biên phòng Trung Quốc sau
thời kỳ dài nhân nhượng, nhẫn chịu, đã tiến hành đánh trả tự vệ đối với sự
khiêu khích vũ trang của quân đội Việt Nam. Trong nửa tháng, các dũng sĩ Trung
Quốc đã chiếm Lão Cai, công Đồng Đăng, hạ Cao Bằng, đánh Lạng Sơn, đạp lên các
ngọn núi rậm rạp, đánh cho quân đội Việt Nam ngỗ ngược tự cao tự đại, phải hốt
hoảng chạy về phía nam, dạy cho kẻ ngoan cố bảo thủ một bài học đích đáng.
Đây là một cuộc xung đột biên giới hạn
chế. Mọi người đều biết, hai nước Việt-Trung vốn là lân bang anh em, nhân dân
hai nước từ xưa đến nay hữu hảo với nhau. Khi nhân dân Việt Nam chiến đấu vì sự
mất còn của dân tộc, nhân dân Trung Quốc đã bớt ăn bớt mặc để viện trợ một cách
khảng khái vô tư cho nhân dân Việt Nam, xẩy ra cuộc xung đột đổ máu như vậy, là
điều nhân dân Trung Quốc, cũng như nhân dân thế giới không muốn nhìn thấy.
Chương
I
KHÔNG
THỂ NHẪN CHỊU ĐƯỢC NỮA
1.
Hữu nghị quan, cửa khẩu hùng tráng nguy
nga do chính tay đồng chí Trần Nghị viết tên ấy, đứng sừng sững giữ núi cao dốc
thẳng ở biên thùy Tây nam của Tổ quốc. Nó đã từng tượng trưng cho tình hưu nghị
của nhân dân hai nước Trung-Việt. Dân biên giới Việt Nam từng đoàn từng đội đi
qua đó, vui mừng hớn hở đi vào trong biên giới Trung Quốc, thăm thân nhân bạn
bè, mua hàng tiêu dùng. Nhân dân hai nước cười nói râm ran, thân như người một
nhà. Trên tuyến đường sắt ở phía đông Hữu Nghị quan, hàng loạt đường tàu xếp đầy
vật tư trang bị chạy vun vút về phía nam. Phía dưới đường sắt đó, mấy trăm chiếc
ôtô chở đầy lương thực, mang theo tình sâu nghĩa nặng của nhân dân Trung Quốc đối
với nhân dân Việt Nam, liên tục chạy về phía nam. Nhật ký trực ban trạm vận
chuyển vật tư viện trợ quân sự thông qua Bằng Tường-Hữu Nghị quan đã ghi chép:
trong 10 năm chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam, riêng vật tư viện trợ quân sự
thông qua Bằng Tường vận chuyển vào Việt Nam đã có tới 40 vạn tấn, khoảng 8 tỷ
USD. Lúc đó trong tình hình thiết bị thô sơ lạc hậu, mỗi đồng chí ở trạm vận
chuyển mỗi ngày vận chuyển 20 tấn vật tư hang hóa, không ít người luôn mệt đến
nỗi ngất đi trong toa tàu, nhưng họ vẫn cổ vũ nhau: ”Chúng ta nguyện đổ nhiều mồ
hôi để cho an hem Việt Nam ít đổ máu!”.