Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Kinh tế VN dưới góc nhìn của báo Đức: “Như con nhện trong mạng nhện“

Báo Thương mại (Handelsbatt) của Đức đã có bài về Việt Nam nhan đề “Như con nhện trong mạng nhện“ của Frederic Spohr, với nội dung chính như sau:

Sau hai thập kỷ mở cửa dần dần nền kinh tế nay Việt Nam đang khởi động giai đoạn hai với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do đã được thỏa thuận, với các siêu cường kinh tế như Liên minh châu Âu EU hay Hoa Kỳ.
Các nước láng giềng đang quan sát một cách ghen tỵ khi thấy Việt Nam khéo léo như con nhện xác định vị trí của mình trong mạng lưới thương mại toàn cầu và lo ngại thiệt thòi cho mình.
.
Và các doanh nghiệp Đức cũng trông chờ nhiều vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Ông Kübler, Giám đốc tại Việt Nam của tập đoàn sản xuất dụng cụ y tế B.Braun chỉ cho chúng tôi khu vực sản xuất của mình ở gần Hà Nội và cho biết hiện tập đoàn này sẽ tăng số lao động hiện 1000 người lên 1300 với số tiền đầu tư lên đến 100 triệu euro. Kübler cũng cho biết trong chiến lược phát triển của B.Braun, Việt Nam giữ vị trí to lớn: “Cùng với tập đoàn Bosch, B.Braun hiện là nhà đầu tư Đức lớn nhất ở Việt Nam. Chúng tôi cảm thấy thoải mái ở đây vì ai muốn đầu tư, mọi cánh cửa sẽ mở ra với họ“.
.
Cũng vì tiền công ở Việt Nam rẻ hơn Trung Quốc nên nhiều tập đoàn kinh tế quốc tế lớn đều chọn Việt Nam với hơn 90 triệu dân làm nơi có thể đầu tư làm ăn. Việt Nam cũng học từ Trung Quốc chiến lược phát triển thông qua điều kiện về thuế và đầu tư hấp dẫn, qua đó đưa nước mình trở thành công xưởng của thế giới. Kübler đã có hai năm làm việc tại Việt Nam cho rằng không thể phủ nhận sự giống nhau trong chiến lược phát triển giữa hai nước.

Trong khi các nước láng giềng giảm phát thì kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng từ 6 đến 6,5% và với hiệp định thương mại tự do Việt Nam sẽ còn mở cửa hơn cả Trung Quốc. Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại tự do với EU. Đến 2018 EU sẽ phê chuẩn Hiệp định này và lộ trình 10 năm tới 99% các loại thuế dần sẽ được dỡ bỏ.
.
Không chỉ vậy, Việt Nam còn là một trong những nước sáng lập của Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình dương TPP mới vừa đạt được thống nhất trong tháng này. TPP chiếm đến 40% kinh tế toàn cầu. Năm 2015 cũng khởi động Cộng đồng kinh tế ASEAN với một thị trường nội địa thống nhất.
.
Với việc mở cửa này của Việt Nam, kinh tế Đức cũng hưởng lợi. Chẳng hạn B.Braun nhập khẩu hầu như toàn bộ nguyên liệu để sản xuất thuốc ở Việt Nam và việc phân phối cũng đơn giản hơn nhiều vì hiện nay việc này vẫn phải thông qua công ty nhập khẩu quốc doanh.
.
Kübler cho rằng trên giấy tờ mọi chuyện đều rất tốt đẹp, vấn đề là thực hiện như thế nào và không để lại lập nên những rào cản thương mại mới. Các doanh nghiệp châu Âu hiện cũng lo ngại từ việc cạnh tranh của doanh nghiệp Mỹ vì Mỹ đưa được vào TPP những điều khoản thuận lợi cho họ. Hiện tại thì doanh nghiệp Mỹ và Á đã chiếm lĩnh thị trường ở Việt Nam. Riêng Samsung đã đầu tư vào đây 11,3 tỷ USD, hơn nửa số điện thoại di động của Samsung được sản xuất tại Việt Nam. Hai nhà máy của Samsung gần Hà Nội đã có 80 ngàn lao động. Tuy vậy thì doanh nghiệp gia đình của Đức, Công ty Messer từ Bad Soden bang Hessen cũng được hưởng lợi vì đã xây dựng một gần đó một nhà máy cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất của Samsung. Khách hàng khác của Công ty Messer cũng lạc quan về điều đó và mở rộng sản xuất ở Việt Nam, trong đó có Công ty Piagio hay Honda sản xuất xe máy. Hai công ty này đã có kế hoạch mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Ông Wächter, Giám đốc khu vực của Messer đánh giá TPP có vai trò quan trọng đối với các tập đoàn kinh tế lớn. Trong những năm qua những doanh nghiệp của bang Hessen đã hưởng lợi ở Việt Nam và sẽ gia tăng đầu tư trong những năm tới.
.

Thương vụ Việt Nam tại Đức

Không có nhận xét nào: