Posted By ETvn Staff 18 On In Trung Quốc,Ý Kiến | No Comments
Nếu Thượng đế hỏi ông Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông có bao nhiêu người chết trong thời “Đại mất mùa”, ông Chu sẽ trả lời: Con không rõ con số chính xác, thời đó báo cáo lên không cụ thể, còn bị trừ hao mất.
Trong chính phủ có người tới các tỉnh thu thập số liệu người chết đói, khi anh ta báo cáo với Chu Ân Lai, ông Chu vừa xem liền nghĩ, nếu tài liệu này cho cho ông Mao xem thì ông ta sẽ nghi ngờ chắc là muốn hạ bệ ông ấy. Thế là Chu Ân Lai lệnh cho người cán bộ kia phải lập tức cho hủy bỏ tài liệu đi. Sau đó vài hôm, Chu Ân Lai lại gọi điện kiểm tra xem tài liệu đã hủy chưa.
Đây hoàn toàn là sự thực về Trung Quốc [1] dưới thời Mao Trạch Đông. Nếu hỏi ông Chu Ân Lai, việc xây dựng các hành cung cho Mao Trạch Đông tốn bao nhiêu tiền, ông ta cũng không thể trả lời. Yêu cầu các nơi báo, có nơi báo ít, có nơi báo nhiều, có nơi không báo, mỗi nơi có tính toán khác nhau. Vì cho dù muốn báo cũng không thể báo chính xác, ngoài những mục phải chi tiền còn có những mục khác, có đơn vị ủng hộ không tính tiền.
Thời “Cách mạng Văn hóa,” Quảng Châu làm hành cung cho Mao Trạch Đông, đề án chưa duyệt thì tiền đã từ khắp nơi đổ về, gỗ thì do Quân khu Đông Bắc cung cấp cho. Một việc đơn giản như làm Nhà kỷ niệm cho Mao tốn kém bao nhiêu, con số mà ông Hoa Quốc Phong biết cũng không đúng, vì nhiều khoản không tính tiền trong đó.
Vậy chương trình chế tạo bom nguyên tử của Trung Quốc tốn bao nhiêu? Được biết chương trình này có tên gọi là 596, từ năm 59 – 64 tốn 2,8 tỷ Nhân dân tệ. Con số này còn chưa tính những công trình phụ thuộc, ví dụ như xây dựng các hệ thống công nghiệp hạt nhân và chi phí hỗ trợ đồng bộ (như khai thác mỏ uranium… ) phải tốn thêm cả tỷ Nhân dân tệ nữa. Ở đây cũng còn chưa tính việc làm đường sắt, đường cao tốc, cầu cống, các nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm… Theo một tài liệu phi chính thống, để sản xuất quả bom nguyên tử đầu tiên (tính từ thăm dò uranium đến khi chế tạo) theo giá cả năm 1957 thì tốn khoảng 10,7 tỷ Nhân dân tệ, theo giá năm 1981 tốn khoảng 12,86 tỷ Nhân dân tệ.
Cần lưu ý là có rất nhiều khoản tiền chưa tính vào. Ví dụ kinh phí là khoảng 3 triệu Nhân dân tệ hàng năm cho một Viện Nghiên cứu với 300 nhà nghiên cứu…
Trong thời Mao Trạch Đông, kinh phí hàng năm cho nhân viên nghiên cứu khoa học khoảng 10 ngàn Nhân dân tệ, trong cả nước có khoảng 200 ngàn nhân viên tham gia vào chương trình nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, mỗi năm tốn khoảng 2 tỷ Nhân dân tệ. Trong 5 năm tốn khoảng 10 tỷ Nhân dân tệ. Con số này không đưa trực tiếp vào chi phí làm bom nguyên tử.
Như vậy, chi phí nghiên cứu vào chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên tốn khoảng hơn 20 tỷ Nhân dân tệ. Giá trị của con số này như thế nào? Xin so sánh để làm rõ vấn đề. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp và nông nghiệp Bắc Kinh năm 1966 là 7,64 tỷ Nhân dân tệ, như vậy số tiền chế tạo quả bom nguyên tử tương đương tổng sản lượng công nghiệp và nông nghiệp Bắc Kinh trong 3 năm. Vào cuối năm, số tiền gửi tiết kiệm của hơn 770 triệu nông dân chỉ vào khoảng 3,69 tỷ Nhân dân tệ, tiền gửi tiết kiệm của người dân trên toàn quốc chỉ khoảng 15,91 tỷ Nhân dân tệ. Có nghĩa là lấy hết tiền tiết kiệm của người dân Trung Quốc ra cũng chưa đủ chi phí để làm một quả bom nguyên tử.
Ông Vạn Lý, người từng giữ chức Bí thư tỉnh An Huy nói: “Tháng 6/1977, Trung ương Đảng điều tôi về làm Bí thư tỉnh An Huy. Năm tôi đến tỉnh An Huy, cả tỉnh có hơn 280.000 đội sản xuất, chỉ có 10% sống tạm đủ, 60 – 70% thu nhập bình quân hàng năm dưới 60 Nhân dân tệ, còn dưới 40 Nhân dân tệ có khoảng 25%.”
Nhìn lại, trong thời chiến thì xăng dầu là thứ quan trọng nhất, Hitler luôn phải khổ não vì thiếu xăng, sau này để xin vài ga-lông xăng thiêu thi thể Hitler khi ông ta tự sát cũng chờ phê chuẩn khó khăn mới lấy được. Khrushchev sử dụng nhựa làm từ dầu mỏ còn vượt cả Mỹ. Ông Mao không nhận thức được tính nghiêm trọng của việc Trung Quốc thiếu xăng dầu. Tôi nghĩ trong não ông Mao Trạch Đông chỉ có chữ “quyền lực”, còn những kẻ bám theo ông ta chỉ có cuồng tưởng về thơ phú và đàn bà, không mấy kẻ nghĩ đến tầm quan trọng của xăng dầu!
Nếu Mao Trạch Đông có tầm nhìn trong quản trị quốc gia thì thay vì dùng số tiền khổng lồ đấy làm bom nguyên tử, ông ta nên dùng để tìm mỏ dầu. Nếu Trung Quốc thực hiện khai thác dầu trên biển từ đầu thập niên 50 thì có lẽ đến nay Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới về sản lượng khai thác dầu, đã sớm có giếng dầu ở biển Nam Hải từ lâu.
Sau khi Mao Trạch Đông đến Bắc Kinh đã gặp nhiều vấn đề nằm ngoài hiểu biết và kinh nghiệm của ông ta, vì thế mà không có được những quyết sách đúng đắn. Một là ông ta bảo thủ, hai là không dám phân quyền cho người khác, ba là xem thường giới trí thức và phát triển khoa học. Ông ta thực hiện kế hoạch “Đại nhảy vọt” một cách ngu xuẩn, sau khi thất bại lại thực hiện đấu tranh giai cấp vì giữ địa vị cá nhân, cuối cùng biến thành tội đồ trong lịch sử Trung Quốc.
Theo Secretchina [2]
Tinh Vệ biên dịch
Tinh Vệ biên dịch
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét