Các nhà chức trách Thái Lan xác nhận đã phát hiện ra virus Zika ở một nam thanh niên 22 tuổi. Bên cạnh đó, Úc cũng xác nhận 2 trường hợp bị nhiễm loại virus gây teo não đang là mối lo ngại của toàn thế giới này.
Ngày 2/2, ông Marshall Santi Srisermpoke, Giám đốc Bệnh viện Bhumibol Adulyadej, Bangkok đã xác nhận, trường hợp nhiễm virus gây teo não Zika mới được phát hiện ở nước này là một nam giới 22 tuổi.
Bệnh nhân không đi du lịch ở bất kỳ nước nào và được phát hiện thông qua việc xét nghiệm máu. Người này có các triệu chứng sốt, phát ban và đỏ mắt.
Ông Marshall cho biết, hiện bệnh nhân đã hồi phục và được cho xuất viện, tuy nhiên lại không tiết lộ nguyên nhân gây bệnh và thời gian điều trị trong bao lâu. Bên cạnh đó, ông còn tiết lộ đây không phải là một căn bệnh mới ở Thái Lan. Vào năm 2012, họ đã phát hiện ra trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên và sau đó còn có thêm khoảng 5 ca nữa. Vì vậy, ông Marshall trấn an người dân không nên hoảng sợ bởi sau tất cả những trường hợp trên, virus Zika chưa bao giờ thành dịch ở Thái Lan.
Ít nhất 2 người Australia bị chẩn đoán nhiễm virus Zika sau khi họ trở về từ vùng Caribbe, đánh dấu những trường hợp nhiễm virus đầu tiên ở nước này trong năm 2016.
Ngoài ra, theo thông báo của Sở Y tế bang New South Wales, Úc, 2 công dân tại thành phố Sydney đã bị phát hiện nhiễm virus Zika hồi cuối tuần qua, sau khi họ trở về từ Haiti. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chỉ nói những bệnh nhân đang phục hồi trong quá trình điều trị chứ không hề tiết lộ cặp đôi đã bắt đầu nhiễm virus từ khi nào.
Tại sân bay Syddney, giới chức đã phát hiện ra một số con muỗi có mang virus Zika. Tuy nhiên, các nhà chức trách ở Úc cho rằng khả năng dịch lây lan trong nước không thể xảy ra, do chưa phát hiện muỗi Aedes Aegypti, loài muỗi có khả năng truyền nhiễm virus Zika.
Virus Zika được lây truyền qua muỗi Aedes. Bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ có thai, vì có thể biến chứng khiến thai nhi bị tật đầu nhỏ. Hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh do virus này gây ra.
Cũng trong ngày hôm nay, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu do sự lây lan nhanh chóng của căn bệnh Zika ở các nước châu Mỹ.
Đối phó với virus Zika như thế nào?
Theo đó, ngành y tế khuyến cáo người dân nếu không có việc cần kíp thì nên hạn chế đi du lịch ở những vùng đang có dịch, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Bộ trưởng cũng lưu ý các đơn vị chức năng cần kiểm tra tính nhạy cảm với hóa chất của muỗi Ades aegypty, vec tơ truyền bệnh sốt xuất huyết, đồng thời cũng là vật trung gian truyền bệnh do virus Zika. Nguyên nhân là do thời điểm này, dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn lan rộng ở khu vực phía Nam, trong khi mọi năm loài muỗi này rất khó sống được trong điều kiện thời tiết lạnh.
TS. Masaya Kato – đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, virus Zika có tốc độ lan truyền rất nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Mỹ và tiếp tục ghi nhận các dấu hiệu nặng tại Brazil. Tuy nhiên, lý do WHO nhận định Zika là mối quan ngại đối với y tế cộng đồng không phải do tốc độ lây lan của virus mà do các biến chứng nguy hiểm của bệnh này đối với trẻ sơ sinh, cụ thể là gây teo não và hội chứng Guillain-Barré, một loại rối loạn hệ thống miễn dịch tác động đến thần kinh gây ra hiện tượng yếu cơ ở tay và chân.
Sau cuộc họp Ủy ban tình trạng khẩn cấp của WHO ngày hôm qua, các chuyên gia của tổ chức này đã thống nhất nhận định có sự liên quan khá rõ ràng giữa việc nhiễm virus Zika trong thời kỳ mang thai của người mẹ và chứng não nhỏ của trẻ sơ sinh mặc dù chưa có bằng chứng khoa học đầy đủ. Sự lưu hành rộng rãi muỗi Aedes sẽ tạo điều kiện để lây truyền rộng rãi virus Zika trên thế giới. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, trong khi đó cộng đồng chưa có miễn dịch, do đó sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca bệnh trong thời gian tới.
Hiện tại, WHO không khuyến cáo áp dụng bất kỳ biện pháp nào nhằm hạn chế việc đi lại và thương mại để ngăn chặn sự lây lan của virus Zika. Cách hiệu quả nhất để phòng chống bệnh do virus Zika trong thời điểm này là khống chế quần thể muỗi và ngăn ngừa bị muỗi đốt cho người dân tại các khu vực có nguy cơ, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai.
Bộ trưởng y tế VN yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur, các Viện Sốt rét Ký sinh trùng, Côn trùng, tăng cường giám sát muỗi truyền bệnh Aedes và các hóa chất diệt muỗi để sẵn sàng đối phó với bệnh Zika.
Bà Tiến cho rằng việc diệt nguồn phát triển của muỗi, phải có sự tham gia của người dân, mình cơ quan chức năng làm không xuể. Như tại Singapore, phòng SXH, nhà dân để hố nước đọng sẽ bị phạt cả 100 USD. Còn tại miền Tây Việt Nam phát hiện nhiều ổ muỗi Aedes trong nhà dân ở chậu cây cảnh, lọ hoa bàn thờ lộ thiên ngoài trời, rồi chum, lọ chứa nước…
Dấu hiệu nhận biết cơ thể đang mắc virus Zika
Trong vòng 2 tuần sau khi tiếp xúc với vùng dịch, người nhiễm virus có những dấu hiệu như sốt, mắt đỏ, phát ban hoặc đau nhức cơ.
Những phụ nữ mang thai có kế hoạch đến thăm một khu vực bị ảnh hưởng hoặc bùng phát dịch cần có những bước kiểm tra y tế chặt chẽ. Trong suốt chuyến đi và 2 tuần sau đó, thai phụ phải thường xuyên theo dõi những triệu chứng của cơ thể và tiến hành những xét nghiệm máu cần thiết. Người phụ nữ không có biểu hiện bất thường về sức khỏe như mệt mỏi hay sốt, các bác sĩ cũng khuyến cáo họ nên siêu âm. Việc siêu âm thai phụ đến từ vùng có dịch nhằm sớm phát hiện những em bé mắc virus với đầu nhỏ.
Những người có nhu cầu du lịch đến một vùng đất bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự phòng ngừa tối đa như thuốc chống côn trùng, mặc quần áo dài tay khi ngủ, ngủ trong màn và ở nơi có điều hòa không khí.
Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét