Hoàng Đan |
Các đại biểu đề nghị Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh trả lời rõ thêm về các vấn đề đã nêu.
Các dự án "đắp chiếu": Có thể bán hoặc cho phá sản
Ngay sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân giới thiệu, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã bắt đầu đăng đàn trả lời chất vấn.
Đặt câu hỏi đầu tiên với Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đề cập đến những siêu dự án do Nhà nước đầu tư, Bộ Công thương quản lý.
"Tôi hiểu có sai phạm trong quản lý điều hành, quản trị doanh nghiệp. Đề nghị Bộ trưởng Công thương làm rõ những sai phạm này, đâu là trách nhiệm của các cơ quan quản trị doanh nghiệp và quản lý Nhà nước?
Bộ trưởng có kiến nghị gì để không lặp lại tình trạng "con voi chui lọt lỗ kim" như vừa qua?", ông Sinh đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công thương đã có đánh giá sơ bộ gửi tới các đại biểu Quốc hội. 5 dự án này được đầu tư từ năm 2003, 2008 đến nay trong nhiều lĩnh vực: Xơ sợi, xăng sinh học, gang thép...
Trong từng lĩnh vực và dự án cụ thể đi sâu phân tích, theo tính chất đặc thù của ngành, dự án có nhiều nguyên nhân khác nhau, nên đánh giá chung tổng thể thì rất khó.
Bộ trưởng Công thương cũng nêu rõ, các dự án này đều đầu tư kéo dài quá thời hạn so với được phê duyệt, như dự án Đạm Ninh Bình không những kéo dài quá trình đầu tư, nhưng tới giờ cũng không tất toán được đầu tư dù đã đi vào vận hành.
Các dự án này cũng có điểm chung là thị trường thế giới có biến động: Dầu thô từ mức hơn 100 USD một thùng tới hơn 170 USD một thùng, hiện nay chỉ còn trên dưới 40 USD một thùng... đã ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của dự án.
Vì vậy các dự án Xơ sợi Đình Vũ không thể cạnh tranh nổi với các dự án đầu tư của nước ngoài có giá thành rẻ hơn.
Chính sự hạn chế nguồn nhân lực và điều kiện triển khai nên nhiều dự án kéo dài, dự án thực hiện không đúng theo hợp đồng.
Trong quá trình tham gia triển khai thực hiện thì đòi hỏi phải có sự can thiệp của các cơ quan quản lý, nhưng sự can thiệp này cũng không đem lại hiểu quả vì nhiều lý do....
"Vì thế các dự án này hiện nay hiệu quả kinh tế đều không còn, dù có vận hành thương mại cũng không đủ cạnh tranh, thậm chí nhiều dự án doanh thu không đủ bù chi phí", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Về giải pháp cho các dự án này, theo Bộ trưởng phải đảm bảo mục tiêu bảo toàn vốn, bảo vệ lợi ích tài sản, Nhà nước.
"Các giải pháp xử lý cũng phải phù hợp với nguyên tắc thị trường và cam kết quốc tế. Có thể tính tới bán dự án, thậm chí tuyên bố phá sản, ... nếu cần thiết", ông nói.
Người đứng đầu ngành Công thương nói thêm, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành báo cáo Chính phủ.
Cụ thể Gang thép Thái Nguyên, dự án Xơ sợi Đình Vũ, dự án nhiên liệu xăng sinh học .... Bộ đã có giải pháp báo cáo Chính phủ và sau cuộc họp này Chính phủ sẽ họp, đưa ra quyết định cụ thể.
Về trách nhiệm của các bên liên quan trong đầu tư, quản lý và vận hành các dự án này, nếu cố tình làm sai, có thể bị truy tố, xét xử.
Về trách nhiệm của các bên liên quan trong đầu tư, quản lý và vận hành các dự án trên, ông Tuấn Anh cho biết, không loại trừ có sự cố tình làm sai trong quản trị doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp...
Do các dự án có tính chất đặc thù khác nhau, nhưng dù một số dự án đã có kết luận của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính, Bộ Công Thương... cơ quan quản lý sẽ tập hợp và báo cáo Chính phủ.
"Tuy nhiên, với các hành vi vi phạm pháp luật và cố tình làm sai trong quản trị, quản lý các dự án trên... sẽ bị xử lý nghiêm; thậm chí có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự", Bộ trưởng Tuấn Anh khẳng định.
Ba đại biểu xin tranh luận
Ngay sau khi Bộ trưởng trả lời, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh đã giơ biển tranh luận, đề nghị có câu trả lời về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đến đâu, trách nhiệm quản trị doanh nghiệp ở đó ra sao?
"Tôi rất lo ngại khi nghe Bộ trưởng báo cáo về tình trạng quản lý đầu tư của một số dự án là Bộ cho chủ trương, còn lại khoán trắng, buông lỏng cho doanh nghiệp tự quyết, tự tổ chức đầu tư, đến khi thua lỗ thì lại báo Chính phủ giải quyết", ông Sinh nói.
Bộ trưởng Tuấn Anh lý giải: "Có thể phần trả lời của ông trước đó bị cuốn theo mạch suy nghĩ nên chưa bao quát hết nội dung đại biểu hỏi".
Quá trình đánh giá cụ thể, nguyên nhân và trách nhiệm của từng bộ phận trong các dự án thua lỗ nghìn tỷ thì cần thời gian và không chỉ riêng Bộ Công thương mà còn các bộ, ngành khác cùng tham gia đánh giá, để không xảy ra tình trạng tương tự.
Chia sẻ trước lo lắng của đại biểu, nhưng ông Tuấn Anh cho hay, sau 2012 quy định pháp lý đã chặt chẽ hơn nên đảm bảo xem xét được rõ trách nhiệm của các bộ chủ quản trong quản lý doanh nghiệp, dự án đầu tư của doanh nghiệp.
Vì thế, như dự án Đạm Ninh Bình, sẽ làm rõ được trách nhiệm các bên, làm sai tới đâu, xử lý thế nào...."Chúng tôi cần có thời gian hoàn tất những công việc này, báo cáo Chính phủ phương án xử lý dứt điểm và sẽ báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp sau", ông Tuấn Anh nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) cũng thấy chưa thuyết phục với phần trả lời của Bộ trưởng Tuấn Anh liên quan đến các dự án boxit Tây Nguyên.
Bà lấy ví dụ, theo cam kết trước đây Bộ Công thương xin giãn đầu tư hồ chứa bùn đỏ vì độ an toàn quá cao.
"Căn cứ trên cơ sở nào để Bộ đưa ra đề xuất này?", bà Thuý hỏi và nói, Bộ trưởng nếu chưa chuẩn bị kịp tài liệu thì có thể gửi trả lời bằng văn bản tới đại biểu.
Bộ trưởng Tuấn Anh sau đó đã cho biết, sẽ trả lời bằng văn bản để cụ thể, rõ ràng..
Đại biểu Trần Thị Dung thẳng thắn nói chưa bằng lòng với câu trả lời của Bộ trưởng về việc kiểm tra công việc xả lũ của thủy điện tại miền Trung.
"Việc xả lũ và xả lũ bất ngờ tại Hà Tĩnh, Gia Lai đều không biết. Trước đây tôi từng chất vấn nhưng đến nay ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trước khi xả lũ, 5 giờ chiều người dân mới biết. Câu hỏi đặt ra là Bộ trưởng sẽ xử lý vi phạm đó như nào để tình trạng này không tái diễn", bà Dung nhấn mạnh.
theo Trí Thức Trẻ
Dự án đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet.
Nhà thầu đường sắt trên cao đòi phạt 40 triệu USD, trách nhiệm thuộc về ai?
Hoàng Đan |
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, cơ quan, cá nhân nào chịu trách nhiệm về việc bàn giao mặt bằng cho dự án đường sắt trên cao mà để chậm trễ thì phải chịu trách nhiệm nộp phạt.
"Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự"
Liên danh Hyundai E&C - Ghella JV, một trong những nhà thầu ngoại của dự án đường sắt đô thị Hà Nội vừa có văn bản gửi Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội yêu cầu điều chỉnh tăng phí hợp đồng thực hiện gói thầu số 3 hầm và ga ngầm do chủ đầu tư chậm trễ bàn giao mặt bằng.
Số tiền nhà thầu đòi bổ sung lên tới 40 triệu USD, tương đương trên 800 tỷ đồng.
Trao đổi với chúng tôi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, việc bàn giao mặt bằng phụ thuộc vào hợp đồng, quy định của dự án nên cần căn cứ vào đó để xử lý.
"Đã là hợp đồng, cam kết thì ta phải thực hiện theo đúng quyền, nghĩa vụ. Cơ quan, cá nhân nào chịu trách nhiệm về việc bàn giao mặt bằng mà để chậm trễ thì phải chịu trách nhiệm.
Còn khi nhà thầu có đề nghị phạt như vậy thì về phương diện hợp đồng ta nên đàm phán xem nó liên quan đến thiệt hại thực sự hay cam kết thông thường.
Nếu là thiệt hại thì tính toán cho chính xác, đầy đủ, còn nếu chỉ là cam kết thông thường thì đề nghị châm chước và các cơ quan có thẩm quyền phải xử lý nhanh, rốt ráo để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu", ông Nhưỡng nói.
Ông cũng chỉ ra, việc chậm trễ bàn giao mặt bằng khiến nhà thầu đề nghị phạt không chỉ liên quan đến thiệt hại tiền, mà còn ảnh hưởng chung đến nền kinh tế.
Vì thế, cần xem xét một cách thấu đáo, kỹ lưỡng. Nên mời chuyên gia xem xét, tư vấn cho lĩnh vực này.
"Trong trường hợp này, theo tôi, ở hợp đồng đã ghi rất rõ ai, đơn vị nào chịu trách nhiệm đối với dự án này nên nếu Ban quản lý đường sắt đô thị hay Hà Nội hoặc Bộ nào làm chưa đúng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Nếu để thất thoát quá lớn nhưng không phải do khách quan mà do quá trình quản lý, điều hành thì phải truy cứu, xử lý, thay đổi người, ban điều hành, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự", ông Nhưỡng nêu rõ.
Cần quy trách nhiệm cho Trưởng ban quản lý đường sắt Hà Nội?
Còn đại biểu Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, liên danh nhà thầu trong văn bản cũng đã nêu rất rõ việc phạt hơn 800 tỷ đồng là chậm do công việc nào, đơn giá cụ thể nhân ra con số đó.
Đây chắc chắn chưa phải con số cuối cùng, bởi còn phải thương thảo, căn cứ nội dung hợp đồng đã ký kết, đặc biệt điều khoản xử lý vi phạm để xử lý.
"Nhưng việc giải phóng mặt bằng chậm là lỗi của chúng ta và không chỉ dự án này mà gần như đây là sự cố hữu ở nhiều dự án khác nhau. Tôi cho rằng, trước tiên cần rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện", ông Thắng nói.
Ông cũng cho rằng, chúng ta phải lường trước được khó khăn trong giải phóng mặt bằng vì thực tế đã gặp nhiều trường hợp chậm trễ. Khi chưa có mặt bằng mà chúng ta ấn định các công việc tiếp theo là việc làm mạo hiểm, vì nó nằm ngoài khả năng kiểm soát của người điều hành dự án đó.
Chúng ta cần rút kinh nghiệm chung trong việc ký kết, thực hiện các dự án, đặc biệt các dự án có yếu tố nước ngoài. Bởi, dù người ta viện trợ vốn vay thì cũng đều được quy định bằng các điều khoản chặt chẽ về trách nhiệm mỗi bên, nên chúng ta phải lường trước khó khăn để tránh chuyện bút sa gà chết.
Về mặt xử lý, vị đại biểu này cho rằng, tất cả các bộ phận thực hiện dự án đều có quy định rõ ràng về trách nhiệm nên trách nhiệm của bộ phận nào đến đâu tì xử lý đến đó.
"Nguồn tiền nộp phạt này ở đâu là vấn đề vô cùng khó khăn, nhưng theo tôi cần quy trách nhiệm.
Dự án này liên quan đến 2 chủ thể từ Trung ương, Nhà nước và thứ 2 là TP Hà Nội, do đó trách nhiệm và trách nhiệm giải phóng mặt bằng đến đâu thì chúng ta sẽ xác định được.
Nếu căn cứ vào hợp đồng, điều khoản cụ thể như thế thì chúng ta không thể thoái thác được. Còn để khắc phục phải tìm nguồn nhanh nhất để thực hiện và cần rút kinh nghiệm một bước nữa để đẩy nhanh tiến độ các hạng mục để sau này tránh phải đền bù", ông Thắng nhấn mạnh.
Trước ý kiến cho rằng, có nên quy trách nhiệm đền bù này cho Trưởng Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nôi, đại biểu Thắng nêu rõ:
"Tôi cho là cần thiết, bởi rõ ràng, căn cứ vào trách nhiệm của các bên tham gia vào dự án đến đâu phải quy trách nhiệm rõ. Cần rút kinh nghiệm chung cho hệ thống công chức công vụ của chúng ta và xử lý cán bộ khi có sự việc xảy ra".
Trước đó, ngày 30/10/2015, liên danh Hyundai E&C - Ghella JV trúng thầu thi công gói thầu số 3 và đã kí với Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) hợp đồng thầu hầm và các ga ngầm.
Ngày 6/9/2016, nhà thầu gửi văn bản cho chủ đầu tư đính kèm bản thảo biên bản ghi nhớ. Trong đó khẳng định nhiều mốc thời hạn bàn giao mặt bằng công trường từng phần và giai đoạn 1 của kế hoạch di dời các công trình ngầm nổi đã hết hạn.
Chi phí ảnh hưởng của kế hoạch thi công sơ bộ sẽ phải được sửa đổi cho phù hợp.
Theo nhà thầu, phần "Chi phí điều chỉnh thời gian hoàn tất" sẽ được điều chỉnh với giá trị 84.600 USD/ngày nhân với 10 tháng (303 ngày) để tính toán phí tổn bổ sung do thời gian bị kéo dài hơn so với kế hoạch.
Khoản phí bổ sung sẽ là 25,6 triệu USD. Về chi phí bổ sung do sự trùng lặp giữa thứ tự của các công trình và các giai đoạn di dời công trình hạ tầng kĩ thuật cũng được tạm tính 8.509 USD/ngày nhân với 438 ngày (cho 4 ga tầu) bằng 3,7 triệu USD.
Ngoài ra, nhà thầu JV còn đòi thêm khoản chi phí "chậm trễ ngày bắt đầu" khoảng 180 ngày với giá 46.500 USD/ngày tương đương với 11 triệu USD.
Tổng mức phí bổ sung mà nhà thầu đòi chủ đầu tư khoảng 40 triệu USD.
theo Trí Thức Trẻ
ĐB Phạm Thị Minh Hiền. Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói về "có hay không lợi ích nhóm" trong dự án Cà Ná
Hoàng Đan |
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) đặt câu hỏi rằng tại sao sau sự cố Formosa, Bộ Công thương đã phê duyệt ngay dự án thép Cà Ná dù có nhiều ý kiến phản đối?
Không có lợi ích nhóm
"Có hay không việc xuất hiện lợi ích nhóm trong việc phê duyệt dự án Cà Ná? Có hay không chuyện Bộ chạy theo doanh nghiệp để làm dự án, bất chấp việc hủy hoại môi trường và đánh đổi cuộc sống của người dân?", bà Hiền đặt câu hỏi.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, hiện nay, Việt Nam có trữ lượng quặng sắt khoảng 1,5 tỷ tấn nhưng hàng năm chúng ta đang nhập khẩu sắt thép phục vụ cho nhu cầu xây dựng đất nước là khoảng 3 tỷ USD và dự kiến đến năm 2020 có thể lên tới 15 tỷ USD.
Hiện nay, sắt thép của chúng ta mới chủ yếu đáp ứng được một số chủng loại sắt thép xây dựng cũng như sắt thép chuyên ngành còn về các ngành sắt thép cơ bản, đặc biệt là thép thô phục vụ cho cán thép, sản phẩm đầu ra là sắt các loại phục vụ cho nhu cầu kinh tế hầu như chưa có.
Ngoại trừ một số doanh nghiệp như Hòa Phát, Tổng công ty Thép đã có một số dự án nhưng đều nhỏ.
Theo Bộ trưởng, mỏ sắt Thạch Khê có quy mô rất lớn và nếu khai thác tốt các quặng sắt để đưa vào luyện ở lò cao để phục vụ cho sản xuất thép thô, phục vụ cho cán thép, các sản phẩm khác có thể đóng góp tăng trưởng hàng năm từ 0,3 - 0,4% vào GDP.
"Mục tiêu của chúng ta là bên cạnh sự ổn định về kinh doanh, xuất khẩu thì phải đảm bảo phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, cơ khí, chế tạo, quốc phòng...
Chính vì vậy, chủ trương của Chính phủ là phát triển bền vững trong tất cả các lĩnh vực nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp phải tiếp tục ưu tiên khai thác các nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển ngành công nghiệp cơ bản để tạo nền tảng cho các ngành kinh tế công nhiệp cũng như các ngành kinh tế khác", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng khẳng định: "Không có câu chuyện các dự án thép đưa ra đây để đánh đổi môi trường và tôi khẳng định luôn tại Quốc hội là không có lợi ích nhóm.
Tại sao lại là lợi ích nhóm ở đây nếu như chúng ta đang hướng tới phát triển một cách hài hòa, bền vững của các ngành kinh tế để đảm bảo nguyên liệu cho các ngành công nghiệp quan trọng, khai thác một cách hợp lý tài nguyên quốc gia.
Chúng ta đang hướng tới các Tập đoàn, doanh nghiệp của quốc gia có điều kiện khai thác phát triển tốt, nếu như đáp ứng được yêu cầu phát triển, bảo vệ môi trường thì tại sao chúng ta lại hạn chế điều đó", Bộ trưởng nêu rõ.
Dự án thép Cà Ná đã được xem xét cẩn trọng
Bộ trưởng cũng thông tin thêm, quy hoạch ngành thép đã có từ năm 2000 và dự án thép Cà Ná (Ninh Thuận) đã được phê duyệt từ năm 2001 với đầy đủ các quy trình thủ tục.
Sau năm 2008 - 2009, dự án này không được thực hiện vì năng lực tài chính của chủ đầu tư có vấn đề nên dự án bị đưa ra khỏi quy hoạch.
"Tuy nhiên, mới đây, cuối năm 2015, dự án này tiếp tục được nghiên cứu, Tập đoàn Tôn Hoa Sen làm việc với tỉnh Ninh Thuận xin đưa dự án vào quy hoạch thép, đồng thời xin chủ trương đầu tư thực hiện dự án.
Với cam kết, đề xuất đảm bảo yêu cầu về môi trường, công nghệ của chủ đầu tư, căn cứ trên nhu cầu thực tiễn cũng như quy hoạch đánh giá hiện trạng, Bộ Công thương báo cáo với Quốc hội đây mới chỉ là điều chỉnh về quy hoạch", ông nêu rõ.
Nói về môi trường và dự án Cà Ná, có nhiều ý kiến hỏi chúng ta có đánh đổi muối của Cà Ná để lấy thép hay không? Bộ trưởng cho hay, đây không phải đánh đổi, đây là quan điểm về sự phát triển bền vững, hài hoà để phát triển kinh tế, khai thác những lợi thế của đất nước.
Dự án thép Cà Ná đã được xem xét một cách cẩn trọng với đầy đủ các quy trình, sau đó đã được phê duyệt về quy hoạch thép.
Tuy nhiên, để đảm bảo việc đầu tư dự án này được có hiệu quả và đảm bảo về môi trường, Thủ tướng đã giao trách nhiệm cho các Bộ ngành phải phối hợp làm rõ với chủ đầu tư và địa phương về các nội dung liên quan đến các báo cáo tiền khả thi của dự án.
Cùng với đó là những chi tiết liên quan đến công nghệ, đến thiết bị, đến phương án xử lý chất thải cũng như phương án bảo vệ môi trường, hiệu suất của dự án sẽ được xem xét, thẩm định và phê duyệt.
"Chúng tôi xin khẳng định công tác liên quan đến điều chỉnh, quản lý quy hoạch được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật với sự tham gia của các Bộ ngành.
Trong quá trình xây dựng thực hiện các dự án, không chỉ là thép Cà Ná mà còn có dự án thép của Dung Quất cũng như các dự án khác sẽ đảm bảo đúng quy trình thủ tục của pháp luật, dựa trên nguyên tắc đảm bảo môi trường, từ những kinh nghiệm đã rút ra từ dự án thép Formosa", Bộ trưởng khẳng định.
theo Trí Thức Trẻ
Dự án tiêu tan ngàn tỷ: Có thể xem xét trách nhiệm hình sự
15/11/2016 03:05 GMT+7
- Sáng nay, dưới sự điều hành của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, phiên chất vấn đầu tiên của QH khóa 14 được mở đầu bằng các câu hỏi xoay quanh những vấn đề thuộc ngành công thương.
Mở đầu phần chất vấn Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) chúc Bộ trưởng thành công trong nhiệm kỳ.
XEM CLIP Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn của ĐB Nguyễn Tiến Sinh:
This is a modal window.
No compatible source was found for this media.
Ông Sinh nêu: Báo cáo trước QH về nguyên nhân thua lỗ, yếu kém của các siêu dự án mà nhà nước đầu tư và do Bộ quản lý, Bộ trưởng đã chỉ rõ không loại trừ sự cố ý vi phạm của nhà nước trong sự quản trị hoạt động đầu tư tại DNNN.
"Đề nghị Bộ trưởng làm rõ hơn những sai phạm này, đâu là trách nhiệm của cơ quan quản trị tại DN khi xây dựng dự án kém hiệu quả, đặc biệt đâu là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý đầu tư tại DN. Bộ trưởng có kiến nghị gì với QH, CP để khắc phục những bất cập trong nguyên tắc quản lý đầu tư tại DNNN, không để lặp lại tình trạng con voi chui lọt lỗ kim như trong thời gian qua trong công tác quản lý của Bộ Công thương?", ĐB chất vấn.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, đối với 5 dự án thua lỗ ngàn tỷ (dự án Gang thép Thái Nguyên, sợi Đình Vũ, nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học bio-ethanol Dung Quất, nhà máy đạm Ninh Bình, nhà máy bột giấy Phương Nam), tất cả đều triển khai kéo dài so với thời hạn đã phê duyệt.
Điểm chung là các nhà máy đều rơi vào thời điểm có những biến động của thế giớ. Thị trường nhiên liệu như dầu khí, dầu thô từ mức hơn 100USD/thùng tụt còn 40USD/thùng ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án. VD Đạm Ninh Bình sản xuất phân bón khí hóa than không cạnh tranh nổi với nhà máy đạm sản xuất từ khí. Hoặc sự án Xơ sợi Đình Vũ cũng không cạnh tranh nổi với bên ngoài.
Có một số nguyên nhân chung. Thứ nhất, năng lực của chủ đầu tư mà ở đây là các tập đoàn, tổng công ty 91 đều trực tiếp thực hiện, quản lý dự án đầu tư và phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong phê duyệt thẩm định.
Bộ trưởng cũng nêu năng lực hạn chế của ban quản lý dự án cũng như các đơn vị trực tiếp phân công quản lý dự án, năng lực trong tổ chức đàm phán, ký kết các hợp đồng thực hiện các dự án này...
Phải xem xét xử lý trách nhiệm và kinh nghiệm rút ra không để xảy ra tình trạng tương tự.
Trước hết về trách nhiệm cần làm cẩn trọng, đánh giá đầy đủ theo khung pháp lý, đánh giá đúng trong từng giai đoạn cụ thể để xem xét trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước, của DN, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, của tổ chức và cá nhân.
Đồng thời làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan có sự vô tình hay cố ý. Trong đó không loại trừ có sự cố tình làm sai trong quản trị của DN, điều này sẽ được làm rõ trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc xử lý trách nhiệm nếu có, đặc biệt là các vi phạm pháp luật, có sự cố tình làm sai chắc chắn sẽ xem xét kể cả trách nhiệm hình sự - Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Hoàng Anh |
Cần thời gian
Chưa hài lòng, ĐB Nguyễn Tiến Sinh cho rằng, dư luận và người dân quan tâm đến trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đến đâu. Trách nhiệm trong quản trị DN ở đó thế nào, Bộ trưởng chưa đi vào những nội dung này.
“Tôi rất lo ngại, khi đầu tư các dự án tại tổng công ty 90, 91, cơ quan quản lý nhà nước chỉ cho chủ trương đầu tư còn triển khai thực hiện giao cho các chủ đầu tư. Tôi thấy việc này hoàn toàn không ổn. DNNN là DN sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước, sử dụng tiền thuế của dân lại khoán trắng, buông lỏng như vậy? Trách nhiệm quản lý của cơ quan chủ quản đến đâu?”, ĐB Sinh tranh luận lại.
Tiếp tục giải đáp, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhắc lại, tính chất đặc thù của từng dự án khác nhau nên quá trình đánh giá cụ thể để làm rõ trách nhiệm cần phải có thời gian.
Ông cũng nêu lại việc các cơ quan thanh tra, kiểm tra đang tiến hành cũng như việc phân cấp quản lý các dự án này.
“ĐB đưa quan điểm cho rằng rất lo lắng về câu chuyện này tiếp tục tiếp diễn. Nhưng từ sau 2012, nghị định 99 được ban hành, giao trách nhiệm theo từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Chúng ta sẽ xem được rõ các trách nhiệm từ nay về sau của các bộ, ngành quản lý nhà nước, đặc biệt là các cơ quan chủ quản trong quản lý các DN và quản lý các dự án đầu tư qua các DN đó”, người đứng đầu ngành công thương trấn an ĐB.
Ông cũng cho hay, đối với quản trị doanh nghiệp, đã có khuôn khổ pháp lý cụ thể. Do vậy, các dự án trên được xem xét trên khuôn khổ pháp lý để xem có làm sai hay không, do vô tình hay cố tình, sai với mục đích gì, trách nhiệm đến đâu...
“Chúng tôi xin phép ở những kỳ họp sau sẽ tiếp tục báo cáo QH”, Bộ trưởng Tuấn Anh chốt câu trả lời về các dự án tiêu tan ngàn tỷ.
Chiều nay, ĐBQH chuyển sang chất vấn các nội dung về lĩnh vực tài nguyên môi trường. Các ĐB sẽ đặt câu hỏi với việc xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong các dự án để xảy ra sự cố môi trường; giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; việc quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản.
Từ trái qua phải: Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Lê Vĩnh Tân, Trần Hồng Hà, Phùng Xuân Nhạ |
Ngoài Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà đăng đàn, các bộ trưởng: NN&PTNT, Công an, Xây dựng, VH-TT-DL cùng Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng tham gia trả lời về những nội dung liên quan thuộc trách nhiệm của mình.
Các bộ trưởng sẵn sàng "chia lửa" với ông gồm Bộ trưởng Tài chính, LĐ-TB-XH, KH-CN.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ trả lời về những nội dung thuộc trách nhiệm của mình.
Chiều mai, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân sẽ đăng đàn. Bộ trưởng KH-ĐT, Tài chính, Công thương... cùng tham gia trả lời.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trả lời về những nội dung liên quan thuộc trách nhiệm của mình.
Sáng 17/11, kết thúc phiên chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trả lời các nội dung thuộc trách nhiệm của Thủ tướng liên quan đến các nhóm vấn đề đã chất vấn trong 2 ngày trước đó.
VietNamNet sẽ tường thuật trực tiếp 2 ngày rưỡi chất vấn.
Thu Hằng
Dự án đắp chiếu: Không thể nói dừng là dừng ngay được
15/11/2016 01:00 GMT+7
- TS Nguyễn Đức Kiên cho rằng vẫn có thể có phương án tối ưu cho 5 dự án nghìn tỷ bị đắp chiều khi trao đổi với Góc nhìn thẳng. Đây cũng là nội dung ĐBQH sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương hôm 15/11.
Những dự án ngàn tỷ đắp chiếu đang trở thành bài học đau xót cho công tác đầu tư công kém hiệu quả. Chính phủ đã có những báo cáo về 5 dự án bị thua lỗ ở các lĩnh vực như giấy, thép, đạm, xơ sợi và xăng sinh học nhưng đến nay, vẫn chưa có một giải pháp nào hiệu quả đã được công bố.
Dư luận băn khoăn với những câu hỏi nên tiếp tục triển khai hay dừng các dự án này? Và liệu, những vấn đề này có được làm rõ tại phiên chất vấn của Quốc hội đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương, ông Trần Tuấn Anh dự kiến diễn ra hôm nay, 15/11?
Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo điện tử VietNamNet đã cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xung quanh số phận các dự án trên.
Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:
This is a modal window.
No compatible source was found for this media.
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, với hiện trạng ngổn ngang ở 5 dự án nghìn tỉ đang phải đắp chiếu, chúng ta phải xử lý như thế nào, khi mà tiếp tục làm thì lo lỗ, không làm thì e là lãng phí? Chúng ta nên tiếp tục triển khai những dự án này hay nên dừng lại? Đây là một câu hỏi mà dư luận đã đặt ra bấy lâu nhưng chưa cơ quan nào trả lời sáng rõ.
TS Nguyễn Đức Kiên: Trước hết chúng ta phải nói rằng, đây là những dự án nghìn tỷ. Dư luận xã hội khi nghe thì phải nghe từ hai phía. Không phải cứ phát biểu theo cảm tính được.
Năm dự án này, trong đó có thể thấy có dự án này máy sơ sợi Đình Vũ, dự án gang thép Thái Nguyên, dự án ethanol, dự án sản xuất đạm... Cả năm dự án này có tổng vốn đầu tư hơn 30 nghìn tỷ. Xét trong giai đoạn từ năm 2007 – 2011 đã có những đóng góp quan trọng vào việc duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP.
Nhưng ở giai đoạn 2, ở vòng 2 về sản xuất kinh doanh thì các dự án đã không đạt được như yêu cầu.
Ví dụ như, ở dự án sản xuất ethanol, chủ trương sản xuất ethanol là đúng nhưng vấn đề ở đây là sau khi có chủ trương đúng, chúng ta không có cơ chế vĩ mô để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Cho nên vì vậy, cũng cùng là nhà máy sản xuất ethanol đấy, ta có thể thấy, không chỉ riêng có các nhà máy của Petrol Việt Nam sản xuất đưa vào đầu tư rồi bị lỗ mà cả dự án của nhà đầu tư Đức ở Bình Dương cũng đang gặp phải khó khăn.
Lượng tiêu thụ xăng ethanol trên thị trường là rất ít nhưng chúng ta không có một cơ chế để đảm bảo thị trường phải tiêu thụ xăng ethanol bắt buộc. Thứ nữa là các yêu tố vĩ mô của thời điểm hiện nay đã thay đổi so với trước.
Như vậy, vấn đề ở đây là sẽ phải có những cái quyết định làm sao cho tối ưu nhất. Chứ không phải đến bây giờ chúng ta nói bảo rằng đóng cửa là đóng cửa. Không phải vậy. Vấn đề là chúng ta làm sao chọn ra được một phương án tối ưu để giảm thiểu những tổn thất trong quá trình đầu tư và quá trình khai thác. Nhưng đồng thời, vẫn sử dụng tốt cái nguồn lực của xã hội để phục vụ cho sự phát triển của xã hội.
TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội trao đổi trong chương trình Góc nhìn thẳng (ảnh: VietNamNet) |
Đó là nhiệm vụ của các đại diện chủ sở hữu Nhà nước ở các dự án này. Từng doanh nghiệp một sẽ phải có những phương án trình lên cấp có thẩm quyền là cơ quan đại diện chủ sở hữu để quyết định phương án xử lí phù hợp, làm sao giảm cái tổn thất cho ngân sách nhà nước.
Nhà báo Phạm Huyền:Dù vậy, vẫn có rất nhiều ý kiến cho rằng nếu như dự án không hiệu quả thì nên dừng lại. Ý kiến của ông như thế nào về điều này?
TS Nguyễn Đức Kiên: Ở đây thì chúng ta phải nói rằng, việc nói một câu là không hiệu quả thì chúng ta dừng dự án, về mặt lí thuyết là hoàn toàn có thể chấp nhận đươc.
Nhưng về mặt thực tế và dưới góc độ của người đầu tư thì chắc là ý kiến ấy sẽ không được các nhà đầu tư chấp nhận. Vấn đề bầy giờ là tiền vốn đã bỏ ra rồi thì trách nhiệm của người xử lí là làm sao phát huy tối đa cái hiệu quả của vốn đầu tư đã bỏ ra, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro và những tổn thất trong quá trình đầu tư.
Nhà báo Phạm Huyền: Thế nhưng, với những bộ máy vẫn những con người như thế, cơ chế như thế, nhân sự như thế, cách quản lí như thế thì ông lấy đâu ra niềm tin rằng, nếu như chúng ta triển khai tiếp 5 cái dự án này, tình trạng sẽ bớt xấu đi, yếu kém sẽ khắc phục được? Nếu ở doanh nghiệp tư nhân, làm ăn kém hiệu quả là bị Tổng giám đốc sẽ ngay lập tức bị thôi việc, cách chức!
Xem thêm video 5 dự án ngàn tỷ đắp chiếu:
This is a modal window.
No compatible source was found for this media.
TS Nguyễn Đức Kiên: Câu chuyện ở đây không phải là niềm tin mà là sự thật! Tôi nói trên cơ sở sự thật. Năm 2014, chúng ta đã có Luật Đầu tư công. Năm 2013, chúng ta có Hiến pháp 2013.
Tức là so với thời điểm chúng ta đầu tư những nhà máy trên và đến thời điểm hiện nay, chúng ta đã hoàn thiện khung cơ sở pháp lí. Năm 2015, chúng ta cũng đã có Luật Quản lý vốn đầu tư của Nhà nước đầy tư tại doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.
Chúng ta cũng nhìn lại xem. Ví dụ, khi nhà máy xơ sợi Đình Vũ giai đoạn năm 2013-2014 bắt đầu sản xuất mà không thấy điều hành được thì ngay Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cũng đã huyền chức ông Vũ Đình Duy, lúc đấy là Tổng Giám đốc của xơ sợi Đình Vũ. Như vậy, không phải là chúng ta không cách chức được đâu nếu yếu kém.
Chúng ta cũng đã làm nhưng tất nhiên do đây nó là doanh nhiệp Nhà nước, là vốn của DNNN, là vấn đề con người cho nên chúng ta phải làm theo quy trình đặc thù. Nếu doanh nghiệp nhà nước mà không có tổ chức Đảng, không có tổ chức Công đoàn, chỉ có một ông chủ tự quyết định hết thì có lẽ báo chí cũng không lên tiếng làm gì.
Thế nhưng, ở trong trường hợp này, nếu làm không khéo thì sẽ vi phạm Luật Lao động, Công đoàn lại đứng ra kiến nghị, bên tổ chức Đảng lại hỏi xem là đã làm quy trình cán bộ như thế nào chưa...?
Trong cơ quan nhà nước thì có những việc như vậy. Nhưng nếu với tinh thần của Hội nghị Trung ương IV vừa qua về chống diễn biến, tiếp tục chỉnh đốn Đảng và với thẩm quyền và trách nhiệm phân giao trên cơ sở các luật đã được ban hành theo tinh thần của Hiến pháp 2013 đến nay, tôi cho rằng, chúng ta sẽ khắc phục những tình trạng đấy.
Nhà báo Phạm Huyền:Tôi xin hỏi ông câu cuối, vậy theo ông, đối với năm dự án này, bài học kinh nghiệm lớn nhất ở đây cần rút ra là gì?
TS. Nguyễn Đức Kiên: Mỗi một dự án có một đặc thù riêng, có cái nó dẫn đến tình trạng như thế này là do lỗi tại quản lý Nhà nước, lỗi do tại phía thị trường. Nhà nước không tạo được một môi trường đầu tư tốt, cụ thể hơn như không tạo ra được cái thói quen sử dụng xăng sinh học để tiết kiệm và bảo vệ môi trường chẳng hạn... Đấy chính là lỗi của Nhà nước và lỗi của thị trường.
Còn đối với các đại diện chủ sở hữu nhà nước hay nói nôm na là những người có quyết định đầu tư các dự án này, ở thời điểm đấy, chúng ta đầu tư theo cảm tính và theo tính toán rất là đơn giản. Thế nhưng, đến bây giờ, chúng ta có đầy đủ luật rồi thì chúng ta phải làm theo luật nên chúng tôi hi vọng là sẽ có chiều hướng tích cực đi lên.
Cho nên, theo tôi, một bài học rút ra là phải đẩy nhanh tiến độ đầu tư để tránh tình trạng kéo dài thời gian đầu tư quá lâu, điều ấy đã cho thấy làm mất cơ hội thị trường. Đấy là một cái điều có lẽ là quan trọng nhất cần rút ra trong cả năm dự án này.
Nhà báo Phạm Huyền: Xin cảm ơn ông!
Năm dự án ngàn tỷ đắp chiếu:
1. Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ do Công ty Cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex), PVN làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng, lỗ 1.472 tỷ đồng, phải dừng hoạt động từ năm 2015.
2. Dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất do Công ty cổ phần nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, hiện nợ ngân hàng hơn 1.300 tỷ đồng, đã dừng hoạt động từ tháng 3/2016.
3. Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 do Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư tăng từ 3.843 tỷ lên hơn 8.000 tỷ đồng, triển khai 10 năm chưa xong, hiện bỏ hoang 4 năm qua dù đã rót vốn 4.438 tỷ đồng
4. Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam do công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và Vận tải – Tracodi làm chủ đầu tư. Vốn đầu tư từ 1.500 lên 3.000 tỷ đồng, nợ xấu lên tới 2.650 tỷ đồng và hiện đang chờ thanh lý sau 10 năm khởi công.
5. Nhà máy Đạm Ninh Bình do Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, đã lỗ 2.700 tỷ đồng, hiện đang phải thu hẹp lại sản xuất.
|
VietNamNet
Thực hiện: Phạm Huyền
Clip: Huy Phúc, Xuân Quý, Bạt Tuấn, Diệu Bình
Bộ trưởng Công Thương: 5 dự án nghìn tỷ không còn hiệu quả kinh tế
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh thừa nhận, các dự án có tổng vốn đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng “không còn hiệu quả kinh tế”.
- Các đại biểu đặt câu hỏiĐại biểu Phạm Thị Thanh Thủy, Thanh Hóa cho biết, nhiều cử tri băn khoăn trước thực trạng một số tập thể, cá nhân nhập khẩu hàng hóa không rõ nguồn gốc, giá rẻ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân và sản xuất trong nước. Trách nhiệm quản lý nhà nước và giải pháp của Bộ trưởng để khắc phục tình trạng trên?Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, An Giang: Ngoài 5 dự án thua lỗ lên đến nhiều nghìn tỷ thì thực tế còn bao nhiêu dự án cũng đang gặp tình trạng tương tự? Liệu sau kỳ họp này có thêm một bản danh sách khác mà khiến nhân dân xót xa, đau đớn hay không?Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, Bình Dương: Việc liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp đã được nói đến suốt nhiều năm nhưng đến nay người nông dân vẫn bị bao vây bởi cảnh thiệt đơn thiệt kép khi bị thương lái nước ngoài lũng đoạn, ép giá. Trách nhiệm về vấn đề này như thế nào, để khắc phục tình trạng này thì Bộ trưởng cam kết gì?Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Hà Nội đặt câu hỏi tình trạng buôn lậu diễn ra trên các tuyến đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng thủy, điển hình là ngà voi, đường... làm thất thu ngân sách, ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong nước. Trách nhiệm và giải pháp của Bộ trường về vấn đề này?Đại biểu Hồ Thanh Bình, An Giang cho rằng thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn lúng túng, bị động và bế tắc. Bộ trưởng có biện pháp nào để giải quyết tình trạng này?Đại biểu Nguyễn Quang Dũng, Quảng Nam đặt câu hỏi ngành công nghiệp ôtô dù đã quy hoạch nhưng không thực hiện được. Vai trò của Bộ Công Thương trước thách thức hội nhập trong ngành này?Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) tâm đắc với câu hỏi trả lời của Bộ trưởng Công Thương việc xem xét quản lý Nhà nước về phân bón. “Nếu Bộ Công Thương quản lý phân bón cảm giác “trên trời”, thì Bộ Nông nghiệp quản “rễ dưới đất”. Tôi đề nghị đưa quản lý phân bón về Bộ Nông nghiệp, thì Bộ trưởng Tuấn Anh nghĩ sao?”.Đại biểu Hoàng Văn Cường, Hà Nội cho rằng, những dự án tư nhân thất thoát thì họ phải chịu trách nhiệm nhưng nhiều dự án nhà nước thua lỗ thì không biết trách nhiệm thời gian qua bị quy cho ai."Tất nhiên đó không phải là trách nhiệm của người đương nhiệm như Bộ trưởng mà phải là những người tiền nhiệm đã thực hiện dự án. Vậy Bộ trưởng sẽ quy trách nhiệm cho ai trong việc để thất thoát như trên?", ông Cường đặt câu hỏi.Đại biểu Lê Tấn Tới, Bạc Liêu: Tình trạng bơm tạp chất vào tôm vẫn xảy ra tại nhiều tỉnh nhưng doanh nghiệp vẫn mua và xuất khẩu, điều này ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam. Việc quản lý chất lượng vừa qua còn có lỗ hổng nào không, trách nhiệm của các đơn vị kiểm tra và Bộ Công Thương làm gì để hạn chế tình trạng trên trong thời gian tới?Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, Nghệ An cho rằng, quá trình bổ nhiệm cán bộ, người nhà trong thời gian vừa qua cũng được các Bộ Công Thương giải thích nói đúng quy trình, xả lũ cũng bảo đúng quy trình. Tuy nhiên, tôi cho rằng, yếu tố chính là có những cán bộ tha hóa. Sắp tới Bộ trưởng có biện pháp mạnh tay để xử lý những cán bộ tha hóa này không?Tôi xin đặt thêm một câu hỏi nữa, là cơ quan chủ quản quản lý nhiều doanh nghiệp lớn. Thời gian tới Bộ trưởng có giải pháp gì để tăng hiệu quả các dự án của nhà nước?Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Hà Nội đặt câu hỏi: Cứ đưa cho doanh nghiệp nhà nước làm dự án là thất thoát, thua lỗ. Liệu Bộ trưởng có dám "trảm tướng" để khắc phục tình trạng trên không? Ông Trí cũng nói thêm rằng cảm thấy hài lòng và thú vị với phần trả lời của các Bộ trưởng trong buổi sáng nay.Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền, Nghệ An chất vấn Bộ trưởng Công Thương về việc ngành công nghiệp phụ trợ đến nay đạt đến mức độ nào, kết quả ra sao?Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) đặt vấn đề về tồn tại và trách nhiệm của Bộ trưởng với dự án Đạm Ninh Bình. Ông cũng muốn Bộ trưởng nói rõ, nếu Nhà máy Đạm Ninh Bình hiệu quả kinh tế không còn thì có bán lại cho nhà đầu tư khác hay không? Hướng giải quyết cho 700 công nhân tại nhà máy này thế nào?Là đại biểu cuối cùng đặt câu hỏi với Bộ trưởng Công Thương trong phiên chất vấn sáng 15/11, đại biểu Phan Thanh Bình (Quảng Nam) tiếp tục "truy" Bộ trưởng Công Thương về nguyên nhân xảy ra sự cố thuỷ điện sông Bung 2 (Quảng Nam) hồi tháng 6/2016 và trách nhiệm cụ thể những người liên quan?Chủ tịch Quốc hội Kim Ngân nhắc nhở, Bộ trưởng Tuấn Anh chuẩn bị ngay phần trả lời vào buổi trưa, để đầu giờ chiều giải đáp các câu hỏi của 18 vị đại biểu vừa đặt ra.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & nông thôn Nguyễn Xuân Cường giải trình thêm:Giải trình thêm tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Nông nghiệp & nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, phân hoá học sử dụng tới 9-10 triệu tấn khiến hàng nông sản không sạch, chất lượng không cao. "Tình trạng này kéo dài, giá hàng nông sản không thể cao được. Phải định hướng lại sử dụng phân bón hữu cơ", Bộ trưởng Cường quả quyết.Vì thế, ông Cường nhấn mạnh, trong quản lý phân bón phải là định hướng phát triển phân bón hữu cơ để từng bước chuyển sang sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch.Bất cập thứ 2 được Bộ trưởng Cường chỉ ra, khi áp dụng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chuyển cơ chế quản lý danh mục sang tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia... đã "đẻ" ra một số bất cập: cơ quan quản lý phải có một bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn, nên cần thời gian chứ không thể xây dựng một lúc có thể bao quát hết.Bất cập thứ 3, mặt hàng phân bón phân chia 2 bộ quản lý: Bộ Nông nghiệp quản lý phân bón hữu cơ, còn phân bón vô cơ do Bộ Công Thương quản lý. Quản lý song trùng này vô tình tạo kẽ hơn, vì 1 cơ sở sản xuất kinh doanh cả 2 loại phân bón. Đây là khoảng trống, nếu hai bộ phối hợp không tốt sẽ là kẽ hỡ phát tác hoạt động gian dối.Ông Cường đề nghị, nên tập trung về một mối quản lý thống nhất mặt hàng phân bón và tập trung sửa đổi các văn bản pháp luật quản lý phân bón phù hợp hơn với thực tế. Ngoài ra, cần ban hành bộ tiêu chuẩn quy chuẩn về quản lý chất lượng phân bón.Chủ tịch Quốc hội Kim Ngân đề nghị sau phiên chất vấn này 2 bộ ngồi lại để thống nhất ngay quản lý mặt hàng này để "những phiên chất vấn sau đại biểu Quốc hội không còn phải kêu chuyện chồng chéo quản lý nữa".Đồng tình với quan điểm của đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) về mở cửa thị trường xuất khẩu, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ, trong bối cảnh hội nhập, đối với từng thị trường cần có sự tính toán. Ví dụ, mở thị trường xuất khẩu con tôm nguyên sang Australia, thì đổi lại Việt Nam mở cửa cho phép nhập khẩu mặt hàng quả cherry... "Chấp nhận cuộc chơi bình đẳng, nhưng phải lựa chọn mặt hàng nào có lợi", Bộ trưởng Nông nghiệp cho hay.Bổ sung thêm về nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, trong đó có ngô, Bộ trưởng Nông nghiệp cho hay, chủ yếu nhập khẩu mặt hàng cho phát triển chăn nuôi. Ngô ở 1 số nước như Mỹ có lợi thế giá rẻ, nên doanh nghiệp trong nước có sự lựa chọn. Nhưng tới đây để chủ động thì một số vùng như Đồng bằng sông Cửu Long phải chuyển đổi cây trồng, từ lúa sang trồng ngô chẳng hạn, để phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Phần tranh luận:Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, TP HCM cho rằng vấn đề bảo hộ trong nước một cách hợp lý, hợp pháp cần phải được xem xét, mở cửa nhưng là để tối đa hóa lợi ích dân tộc, quốc gia. Trong cuộc hội nhập này phải làm sao để tăng năng lực cạnh tranh, chứ hiện nay chúng ta lại đi nhập cả rau, quả, tăm... của các nước thì doanh nghiệp trong nước sẽ rất khó khăn. Hơn nữa, vấn đề tiểu ngạch cần phải được cân nhắc để xem xử lý như thế nào?Vấn đề thứ 2 là khi chúng ta nói bảo hộ, muốn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh sản xuất trong nước để có nền kinh tế tự chủ và vững mạnh thì chúng ta phải hi sinh ngân sách. Liệu khuyến khích nhập khẩu có phải để thu thuế dễ hơn không? Chúng ta phải xác định nuôi dưỡng doanh nghiệp trong nước như nuôi một cái cây lớn, và hái quả thì lâu hơn nhưng bền vững. Nếu hội nhập, mở cửa hội nhập như thế thì dễ bị chệch hướng khi Việt Nam dễ trở thành nơi chứa những công nghệ lạc hậu, doanh nghiệp không có cơ hội phát triển, người lao động mất việc làm...Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa xin tranh luận, ông cảm thấy băn khoăn với phần trả lời của Bộ trưởng Tuấn Anh. Ông Nghĩa băn khoăn khi chúng ta lại không bảo hộ sản xuất của người nông dân. Ông cũng cảm thấy chưa thuyết phục với phần trả lời của Bộ trưởng Công Thương về công nghiệp cơ khí, sản xuất máy nông nghiệp. "Làm thế nào phải kích cầu sản xuất trong nước, bảo hộ mặt hàng chúng ta sản xuất được, mà lại nhập khẩu mặt hàng chúng ta sản xuất được là không hợp lý", đại biểu Ngọc Nghĩa nói.
- Về xuất khẩu nông sản, xả lũ thuỷ điện An Khê - KanakTrả lời câu hỏi của ông Đặng Ngọc Nghĩa về xuất khẩu nông sản, ông Tuấn Anh cho hay, Việt Nam phải mở cửa thị trường với các nước đã ký cam kết hội nhập cho dù đó là thịt gà, thịt lợn, ngô... hoặc các sản phẩm khác. Tất nhiên bên cạnh đó vẫn có những hàng rào kỹ thuật để đảm bảo an toàn thực phẩm."Quan điểm thị trường không cho phép chúng ta tiếp tục bảo hộ sản phẩm trong khuôn khổ cam kết hội nhập", ông Tuấn Anh nói và thừa nhận, có những ngành như mía đường do tiếp tục bảo hộ nay đã bộc lộ khó khăn. Lĩnh vực đại biểu nêu không phải là lĩnh vực Việt Nam đóng cửa, bảo hộ nhập khẩu... Quan điểm của Bộ Công Thương và cá nhân Bộ trưởng vẫn là tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.Thừa nhận chính sách của Bộ chưa bao quát hết cho phát triển công nghiệp quốc gia, Bộ trưởng Tuấn Anh xin ghi nhận để nghiên cứu thêm.Xả lũ thuỷ điện An Khê - Kanak ảnh hưởng tới Phú Yên, ông Tuấn Anh xin báo cáo lại đại biểu bằng văn bản cho rõ.
- Đổi mới mô hình tăng trưởng để cân bằng thương mại Việt - TrungÔng Tuấn Anh chia sẻ, cách duy nhất để cân bằng thương mại Việt - Trung, chống nhập siêu là nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới mô hình tăng trưởng, các chính sách phải hướng theo các nguyên tắc này."Quan điểm của Việt Nam là đối tác nước láng giềng, chúng ta có lợi thế nhất định, phải tiếp tục khai thác những tiềm năng cơ hội này", ông nói. Cụ thể, tiếp tục khai thác thị trường rộng lớn Trung Quốc, như mặt hàng trái cây, rau quả xuất sang Trung Quốc... Lượng xuất khẩu nhiều nhưng bền vững hay chưa, cũng cần đánh giá lại.Về rà soát các công trình đầu tư kém hiệu quả, ông khẳng định sẽ có đánh giá tổng hợp toàn diện về tính khả thi, tồn tại vướng mắc... để có hướng xử lý. Bộ Công Thương sẽ cùng các ngành làm rõ, tổng hợp phương án xử lý theo chỉ đạo của Thủ tướng và báo cáo Quốc hội sau."Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật cũng còn nhiều vấn đề, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, xã hội. Đây cũng là ưu tiên của ngành trong nhiệm kỳ công tác này", Bộ trưởng Tuấn Anh thừa nhận.Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn. Ảnh: Giang HuySau 7 đại biểu đặt câu hỏi, vẫn còn 17 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Công Thương.
- Đại biểu chất vấn về thương mại Việt - Trung, thủy điện An KhêĐại biểu Nguyễn Tạo đòi hỏi giải pháp đột phá với vấn đề bảo hộ doanh nghiệp nội khi quan hệ kinh tế Việt Trung ngày càng sâu rộng,Đại biểu Phan Anh Khoa (Phú Yên) đề nghị Bộ trưởng Tuấn Anh giải trình thêm về xả lũ thuỷ điện An Khê - Kanak, liên quan tới xả nước xuống vùng hạ du, trong đó có Phú Yên. "Bộ trưởng nói trước khi xả lũ có báo chính quyền địa phương, nhưng thực tế Ban phòng chống lụt bão Phú Yên không biết, tỉnh gánh chịu hậu quả lớn. Trách nhiệm của Bộ tới đâu?", đại biểu Anh Khoa hỏi.
- Bộ trưởng trả lời câu hỏiThừa nhận có những sai phạm và vi phạm trong hoạt động kinh doanh phân bón, Bộ trưởng cho biết trước mắt Bộ sẽ hoàn thành sớm quy chuẩn, phân cấp về quản lý tại các địa phương, xem xét trách nhiệm chính quyền địa phương.Về các dự án làm thất thoát vốn nhà nước, ông Tuấn Anh cho rằng cần rút kinh nghiệm từ những dự án lớn để xây dựng quy trình đảm bảo trong quản trị vốn nhà nước, đảm bảo hiệu quả phát triển kinh tế ngành. Tôi cũng đồng tình với quan điểm của đại biểu về việc các Bộ, ngành phải phối hợp quản lý các dự án đầu tư đó.Với bán hàng đa cấp, thực tế hoạt động này đã được cấp phép khi Việt Nam gia nhập WTO nhưng gần đây bộc lộ một số vấn đề về quản lý Nhà nước. Có 3 nguyên nhân là khuôn khổ pháp lý chưa chặt chẽ, phối hợp quản lý chưa tốt và bán hàng đa cấp có sức hấp dẫn lớn thông qua việc quảng cáo.Năm 2015, Bộ nhận thấy nhiều bất cập nên đã tăng cường kiểm tra, phát hiện hàng loạt doanh nghiệp có hiện tượng gian dối, thu lợi bất chính. Đầu năm 2016, Bộ ban hành 2 chỉ thị để tăng cường kiểm tra bán hàng đa cấp, Trong 67 doanh nghiệp bán hàng đa cấp, 25 đơn vị đã bị rút giấy phép và 14 đơn vị bị xử phạt.Với hoạt động điều hoà nước trên sông Thu Bồn, Vu Gia, do chưa có thông tin cụ thể Bộ trưởng Công Thương xin phép phản hồi sau khi rà soát lại.Trả lời câu hỏi của đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) về phát triển công nghiệp ôtô, ông Anh cho hay trong chiến lược phát triển công nghiệp ôtô, công nghiệp phụ trợ, Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành để thể chế hoá các chính sách, đưa ra những tính toán cân đối chung, đảm bảo yêu cầu hài hoà nền kinh tế, bảo hộ một cách chính đáng ngành sản xuất ôtô trong nước.Về quan điểm phát triển của ngành công nghiệp cơ khí, Bộ mong muốn có chính sách thuế đảm bảo cho ngành này phát triển, nhất là sắc thuế nhập khẩu với các linh kiện mà trong nước không sản xuất được. "Bộ sẽ tiếp tục lắng nghe, nghiên cứu và phối hợp với Bộ Tài chính để đưa ra những sắc thuế phù hợp hơn", Bộ trưởng Tuấn Anh nói.Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyệt về phát triển điện năng, Bộ trưởng Tuấn Anh nhấn mạnh quan điểm của Chính phủ phải phát triển năng lượng đảm bảo phục vụ cuộc sống người dân, tốc độ tăng trưởng điện lực phải đảm bảo theo tăng trưởng GDP, hướng tới phát triển bền vững và trên nền tảng năng lượng xanh, sạch. Trong sơ đồ phát triển điện năng thì điện tái tạo có vai trò quan trọng...
- Đại biểu chất vấn về bảo hộ doanh nghiệp nội, quy hoạch điện hạt nhânĐại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng cần có biện pháp phát hiện phân bón giả và xử lý, đồng thời đề nghị Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường tham gia trả lời.Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đặt câu hỏi sau 5 dự án lớn đắp chiếu và thất thoát chục nghìn tỷ nói trên thì còn bao nhiêu dự án nhỏ, đầu tư thất thoát vốn? Tình trạng bán hàng đa cấp thì vai trò, trách nhiệm của Bộ Công Thương ở đâu mà mãi sau này mới phát hiện và xử lý?Đại biểu Nguyễn Chiến truy vấn về mâu thuẫn trong báo cáo của Bộ Công Thương. Vì sao Bộ đánh giá ban quản lý thủy điện Hố Hô "chưa đảm bảo quy trình thông tin" mà lại kết luận "đúng quy trình vận hành hồ chứa". Trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc xây dựng quy trình xả lũ, dẫn đến đời sống người dân bị ảnh hưởng lớn?Đại biểu Nguyễn Bá Sơn nêu vấn đề Đà Nẵng cạn kiệt nước sinh hoạt và bị xâm nhập mặn do thủy điện Đakmi 4 lấy dòng chảy từ sông Vu Gia. Bộ trưởng sẽ xử lý vấn đề này như thế nào?Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đặt câu hỏi làm gì để bảo hộ hợp pháp cho doanh nghiệp trong nước, tránh tình trạng Việt Nam trở thành thị trường béo bở của các nước khác, hàng hóa giá rẻ, kém chất lượng?Đại biểu Vũ Thị Nguyệt đề cập việc Bộ Công Thương từng đưa ra chiến lược phát triển điện hạt nhân, thủy điện..., nhưng gần đây, nhiều dự án vừa và nhỏ bị đưa ra khỏi quy hoạch. Vậy trách nhiệm Bộ trưởng ra sao và làm gì để cân đối nguồn điện trong thời gian gần đây.
- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong ít phút giải lao giữa phần chất vấn sáng 15/11.
- Bộ trưởng hồi đáp phần tranh luận của đại biểuBộ trưởng Trần Tuấn Anh giải thích "có thể phần trả lời của ông trước đó bị cuốn theo mạch suy nghĩ nên chưa bao quát hết nội dung đại biểu hỏi".Theo ông Anh, đánh giá nguyên nhân và trách nhiệm của từng bộ phận trong các dự án thua lỗ cần thời gian. Không riêng Bộ Công Thương mà các bộ, ngành khác cùng tham gia đánh giá, để không xảy ra tình trạng tương tự."Chúng tôi cần có thời gian hoàn tất những công việc này, báo cáo Chính phủ phương án xử lý dứt điểm và sẽ báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp sau", ông Tuấn Anh nhấn mạnh.Riêng ý kiến của đại biểu Kim Thuý, Bộ trưởng Tuấn Anh xin trả lời bằng văn bản.Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ có báo cáo cụ thể đánh giá nguyên nhân, trách nhiệm các bên liên quan về các dự án thua lỗ nghìn tỷ này. Bà cũng yêu cầu Bộ Công Thương chấn chỉnh ngay, không để tái diễn tình trạng xả lũ đúng quy trình mà người dân vẫn thiệt hại.
- Đại biểu: "Bộ trưởng trả lời chưa thuyết phục"Ngay sau phần giải trình được đánh giá là "trôi chảy" của Bộ trưởng Công Thương, hai đại biểu giơ biển xin tranh luận với nhận xét "Bộ trưởng chưa đi thẳng vào nội dung câu hỏi".Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh nhắc lại câu hỏi về trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, trách nhiệm quản trị doanh nghiệp ở các dự án nghìn tỷ kém hiệu quả. "Tôi rất lo ngại khi nghe Bộ trưởng báo cáo về tình trạng quản lý đầu tư của một số dự án là Bộ cho chủ trương, còn lại khoán trắng, buông lỏng cho doanh nghiệp tự quyết, đến khi thua lỗ thì lại báo Chính phủ giải quyết", ông Sinh nói.Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy.Đại biểu Kim Thuý cũng thấy chưa thuyết phục với phần trả lời của Bộ trưởng Tuấn Anh. Bà lấy ví dụ theo cam kết trước đây Bộ Công Thương đưa ra kiến nghị xin giãn đầu tư hồ chứa bùn đỏ vì "độ an toàn quá cao". "Căn cứ trên cơ sở nào để Bộ đưa ra đề xuất này?", bà Thuý truy vấn và nói Bộ trưởng nếu chưa chuẩn bị kịp tài liệu thì có thể gửi văn bản tới đại biểu.Đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) thẳng thắn nói chưa bằng lòng với câu trả lời của Bộ trưởng. Việc xả lũ và xả lũ bất ngờ tại Hà Tĩnh, Gia Lai người dân đều không biết trước. Bộ trưởng sẽ xử lý vi phạm đó như nào để tình trạng này không tái diễn?
- Phân bón giả tràn lan do quản lý chồng chéoBộ trưởng cho rằng có vấn đề rất lớn liên quan đến quản lý nhà nước về thị trường phân bón. Hiện nay, phân bón vô cơ thì giao Bộ Công Thương quản lý nhưng phân hữu cơ lại thuộc trách nhiệm Bộ Nông nghiệp, dẫn đến tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả. Thứ hai là thị trường có quá nhiều loại phân bón. Bộ Nông nghiệp quản lý hơn 5.000 loại, Bộ Công Thương là hơn 5.700 nên khó quản lý. Ở những quốc gia khác cũng chỉ có trên 100 loại phân bón đang lưu hành.Để khắc phục, Bộ đã có nhiều đợt phối hợp làm việc và đề xuất Chính phủ giao việc quản lý cho một cơ quan duy nhất. Cùng với đó, Bộ Công Thương đang xây dựng và hoàn chỉnh bộ quy chuẩn quốc gia về phân bón.
- Bán hoặc tuyên bố phá sản với 5 dự án nghìn tỷBộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương đã có đánh giá sơ bộ về 5 dự án đầu tư từ 2008 đến nay trong nhiều lĩnh vực: xơ sợi, xăng sinh học, gang thép... Từng lĩnh vực và dự án cụ thể đều có phân tích theo tính chất đặc thù của ngành nên đánh giá chung thì rất khó.Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn sáng 15/11.Các dự án này đều có chủ tưởng đầu tư kéo dài quá thời hạn so với được phê duyệt. Như dự án Đạm Ninh Bình không những kéo dài quá trình đầu tư, mà giờ cũng không tất toán được đầu tư dù đã đi vào vận hành.Các dự án cũng có điểm chung là thị trường thế giới biến động: dầu thô từ mức hơn 100 USD một thùng tới hơn 170 USD một thùng, hiện nay chỉ còn trên dưới 40 USD một thùng... đã ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của dự án. Dự án xơ sợi Đình Vũ không thể cạnh tranh nổi với các dự án đầu tư của nước ngoài có giá thành rẻ hơn.Sự hạn chế nguồn nhân lực và điều kiện triển khai nên nhiều dự án kéo dài. Quá trình triển khai đòi hỏi phải có sự can thiệp của các cơ quan quản lý, nhưng sự can thiệp này cũng không đem lại hiệu quả vì nhiều lý do..."Vì thế các dự án này hiện nay hiệu quả kinh tế đều không còn, dù có vận hành thương mại cũng không đủ cạnh tranh, thậm chí nhiều dự án doanh thu không đủ bù chi phí", ông Tuấn Anh cho biết.Đề cập giải pháp với các dự án này, Bộ trưởng Tuấn Anh cho rằng phải đảm bảo mục tiêu bảo toàn vốn, bảo vệ lợi ích tài sản, Nhà nước. Các giải pháp cũng phải phù hợp nguyên tắc thị trường và cam kết quốc tế."Có thể tính tới bán dự án, thậm chí tuyên bố phá sản nếu cần thiết", ông nói và cho biết thêm, Bộ đã báo cáo Chính phủ và sau cuộc họp này Chính phủ sẽ đưa ra quyết định cụ thể.Về trách nhiệm của các bên liên quan trong đầu tư, quản lý và vận hành các dự án này, ông Anh cho rằng không loại trừ có sự cố tình làm sai. "Các hành vi vi phạm pháp luật và cố tình làm sai trong quản trị, quản lý các dự án sẽ bị xử lý nghiêm, thậm chí có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự", Bộ trưởng Tuấn Anh khẳng định.
- Đại biểu chất vấn về siêu dự án, ô nhiễm do bôxít, phân bón giảĐiều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc các đại biểu đặt câu hỏi ngắn gọn, thẳng vào trọng tâm.Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình) đặt câu hỏi: Đề nghị Bộ trưởng làm rõ những sai phạm trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dẫn đến các siêu dự án không đạt hiệu quả kinh tế?Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) nhắc lại lo lắng của dư luận về tình trạng ô nhiễm môi trường tại dự án bôxit Tây Nguyên. Bà Thúy đề nghị Bộ trưởng Tuấn Anh đánh giá những cam kết giải trình của người tiền nhiệm và cam kết giải quyết ra sao?Đại biểu Võ Đình Tín (Đăk Nông) nêu tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là phân bón tác động đến phát triển nông nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường. Làm hàng nhái nhưng bán giá thấp, áp dụng khuyến mại. Gần 40.000 vụ vi phạm phân bón giả, kém chất lượng nhưng vẫn chưa thấm vào đâu so với thực tế.
- Ba vấn đề chất vấnPhiên chất vấn bắt đầu lúc 8h30 với bài phát biểu ngắn của Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh. Nhận thấy trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân giao phó, ông cam kết Bộ sẽ thực thi tốt chức năng quản lý Nhà nước, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.Có 22 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.Ba nội dung người đứng đầu ngành công thương phải làm rõ trước các đại biểu gồm: dự án đầu tư nghìn tỷ đồng vốn Nhà nước nhưng thua lỗ, lãng phí; kiểm soát bán hàng đa cấp, quản lý thị trường, giải pháp củng cố hệ thống bán lẻ và chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô…Bộ trưởng Trần Tuấn Anh là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Ảnh: VGP
Không thỏa mãn với trả lời của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về xả lũ
Không thỏa mãn với trả lời của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về xả lũ
Không thỏa mãn với trả lời của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về xả lũ
TTO - Sau khi nghe phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về việc vận hành, xả lũ của thủy điện, đại biểu Trần Thị Dung cho biết không thỏa mãn với câu trả lời của bộ trưởng.
Đại biểu Trần Thị Dung - Ảnh: ĐỨC BÌNH |
“Tôi không thỏa mãn với câu trả lời của bộ trưởng, vì thế tôi phải giơ bảng xin tranh luận nhưng vì quy định nên tôi không thể giơ bảng lần nữa” - Phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Trần Thị Dung nói.
Bà Dung cho biết “vấn đề xả lũ xảy ra nhiều năm, từ năm 2013 tôi cũng đã chất vấn Thủ tướng về vấn đề này và cũng chính là thủy điện An Khê” và do câu trả lời chưa thỏa đáng nên bà Dung khẳng định "sẽ tiếp tục đeo đuổi vì đây là đòi hỏi, mong muốn của cử tri chứ không phải của đại biểu quốc hội”.
Giải thích với báo chí, đại biểu Trần Thị Dung cho biết thông báo đến dân mà dân không biết gì, thông báo 17g chiều xả lũ thì nước đã ba bề bốn bên, người dân không biết đi đâu, về đâu.
Chính quyền bắc loa kêu gọi bà con trèo lên các chỗ cao nhất. Cho đến nay tình hình không khả quan hơn. Bộ trưởng trả lời rằng bí thư tỉnh ủy không biết vì chỉ báo đến Trưởng ban Phòng chống lụt bão tỉnh tức là Chủ tịch UBND tỉnh.
Nhưng xin lỗi, khi đoàn công tác của Bộ Công thương vào kiểm tra cũng không hề báo cho Trưởng ban. Chủ tịch UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cũng không biết Bộ Công thương vào làm việc, nên chủ tịch huyện đến muộn 15 phút dù không được mời.
"Ở đây tôi nói vậy để chúng ta biết liệu người dân có được thông báo hay không. Bộ trưởng trả lời chất vấn lại nói gọi điện thoại, nhưng không ai nghe máy. Nói như vậy không được" - bà Dung nói.
Bà Dung nói tiếp: "Quy trình chúng ta nói quá nhiều rồi, ở đây tôi muốn nói đến vấn đề trách nhiệm trong vận hành như thế nào, và cái kết mang lại là gì, tính mạng người dân mong manh trước vấn đề thiên tai, nhân tai như vừa qua. Trách nhiệm ở đây không phải là bộ trưởng, mà là cả cơ chế, bộ máy vận hành. Cái chính thông qua chất vấn, bộ trưởng là người được chất vấn, nhưng phải cả bộ máy vận hành này thấy được trách nhiệm trước dân như thế nào" .
Muốn an toàn, phải thực hiện đúng quy trình. Phải thông báo kịp thời đến dân đúng quy định, chứ không phải thông báo trước một phút một giây cũng là thông báo.
Về bồi thường, tôi thấy đại biểu Nguyễn Chiến (Hà Nội) đã đi thẳng vào vấn đề, phải có trách nhiệm bồi thường, phải bồi thường cho dân. Trong câu hỏi của tôi có đề cập đến trách nhiệm, tức là bao giờ người dân được bồi thường.
ĐỨC BÌNH ghiCó lợi ích nhóm trong phê duyệt dự án thép Cà Ná?
TTO - Vì sao dự án Thép Cà Ná được phê duyệt bất chấp phản đối của dư luận? Có hay không vấn đề lợi ích nhóm trong việc này? - đại biểu Phạm Thị Minh Hiền đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.
Sáng 15-11, hai bộ trưởng đang ngồi các ghế nóng nhất là ông Trần Tuấn Anh (bộ trưởng Bộ Công thương) và Trần Hồng Hà (bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường) trả lời chất vấn Quốc hội.
Lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan trách nhiệm của bộ này nhưng một số đại biểu vẫn hỏi lại vì "chưa hài lòng".
Vì sao phê duyệt dự án Thép Cà Ná, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với các dự án thu lỗ ngàn tỉ, thủy điện xả lũ gây thiệt hại khiến dư luận bức xúc, trách nhiệm quản lý nhà nước trước tình trạng phân bón giả tràn lan... là những câu hỏi "nóng" mà các đại biểu Quốc hội đặt ra với Bộ trưởng Bộ Trần Tuấn Anh.
Đề nghị bộ trưởng trả lời thẳng, thật về dự án Thép Cà Ná
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) đã đặt nhiều câu hỏi thẳng thắn với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khi chất vấn về dự án này. Theo đại biểu Hiền, Thép Cà Ná là dự án không nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt trước đó.
Dự án được phê duyệt bất chấp sự phản đối gay gắt của dư luận, bất chấp sự lo lắng, hoang mang của người dân và sự phản biện cảnh báo mạnh mẽ của các chuyên gia kinh tế, môi trường về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển không chỉ ở vùng biển Ninh Thuận mà cả các vùng biển Khánh Hòa, Phú Yên...
"Đề nghị bộ trưởng trả lời thẳng, trả lời thật với cử tri cả nước về các vấn đề sau: Dù chỉ là bổ sung quy hoạch nhưng dự án đã đi ngược lại chủ trương của Chính phủ là đánh đổi môi trường.
Có hay không xuất hiện lợi ích nhóm trong việc bổ sung quy hoạch dự án? Có hay không việc bộ đã và đang chạy theo doanh nghiệp để làm dự án? Đầu tư theo quy hoạch hay quy hoạch theo đầu tư?", đại biểu Hiền chất vấn.
Theo đại biểu Hiền, vậy việc bất chấp những phản biện khoa học, tâm huyết của các chuyên gia, để cơ quan chức năng bổ sung vào quy hoạch dự án này có được xem là hành vi dẫn đến tội ác hay không?
This is a modal window.
No compatible source was found for this media.
"Xin khẳng định là không có lợi ích nhóm!"
Trả lời câu hỏi của đại biểu Hiền, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trình bày rất dài, ông nói: Xin được báo cáo với đại biểu Quốc hội, trữ lượng quặng sắt của chúng ta khoảng 1,5 tỉ tấn.
Nhưng mỗi năm chúng ta phải nhập khoảng 3 tỉ USD để phục vụ nhu cầu trong nước, dự kiến đến năm 2020 chúng ta phải nhập khẩu các sản phẩm sắt thép khoảng 15 tỉ USD.
Hiện nay với ngành sắt thép cơ bản, kể cả thép thô phục vụ các ngành cán thép, luyện thép gần như chưa có, ngoại trừ một số các doanh nghiệp như Hòa Phát hay một số tổng công ty thép đầu tư các dự án quy mô ở mức nhỏ.
Chủ trương, quan điểm của Chính phủ là phát triển bền vững, đặc biệt trong các ngành công nghiệp thì phải ưu tiên khai thác các tài nguyên có lợi thế, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, làm nền tảng cho phát triển các ngành kinh tế khác.
"Tất nhiên, tôi khẳng định quan điểm lại một lần nữa, chúng ta phải dám khẳng định một cách công khai tại diễn đàn này là chúng ta không đánh đổi môi trường lấy các dự án công nghiệp bằng mọi giá. Và cũng không có câu chuyện là các dự án thép đưa ra đây để đánh đổi môi trường.
Và tôi khẳng định tại Quốc hội, tại diễn đàn này, ở đây không phải lợi ích nhóm. Tại sao lại là lợi ích nhóm ở đây khi chúng ta đang hướng tới một cách hài hòa và bền vững các ngành công nghiệp quan trọng của chúng ta, khai thác hợp lý và bền vững các lợi thế tài nguyên quốc gia?", bộ trưởng đáp.
Trong quá trình xây dựng quy hoạch về ngành thép đã có từ những năm 2011 thì dự án thép Cà Ná đã được phê duyệt từ năm 2011 với dự án thép của nước ngoài phối hợp với Vinashin.
Quy hoạch này đã được làm đầy đủ quy trình, thủ tục, đã được Thủ tướng phê duyệt và có đánh giá tác động môi trường.
Từ những năm 2008 do suy thoái kinh tế, chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính nên họ đã rút, vì vậy dự án đã được đưa ra khỏi quy hoạch.
Đến gần đây dự án tiếp tục được nghiên cứu, và Tập đoàn Tôn Hoa Sen đề xuất xin chủ trương đầu tư dự án.
Với các đề xuất về đảm bảo môi trường, đảm bảo công nghệ, và các nội dung khác của đầu tư, Bộ Công thương đã căn cứ dựa trên yêu cầu phát triển công nghiệp thép, đã làm việc với tỉnh Ninh Thuận, cũng như đánh giá thực trạng, khảo sát tại địa điểm, làm việc với nhà đầu tư.
"Tôi xin báo cáo với Quốc hội đây mới chỉ là điều chỉnh quy hoạch, dựa trên phân tích các lợi thế so sánh của chúng ta, chứ không phải là dự án đầu tư đã được phê duyệt.
Thậm chí có ý kiến cho rằng chúng ta có đánh đuổi muối Cà Ná lấy thép hay không? Chúng tôi cho rằng chúng ta không đánh đổi. Chúng ta có quan điểm phát triển bền vững, hài hòa, khai thác lợi thế của đất nước", bộ trưởng Trần Tuấn Anh đáp.
Theo bộ trưởng, dự án thép Cà Ná đã được xem xét cẩn trọng, đúng quy trình, được phê duyệt tại quy hoạch mới đây nhất về ngành thép.
Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình đầu tư dự án có hiệu quả, đặc biệt là đảm bảo về môi trường, Thủ tướng đã giao trách nhiệm cho các bộ, ngành là phải phối hợp làm rõ về chủ đầu tư, về địa phương, về tất cả các chi tiết, nội dung liên quan đến dự án tiền khả thi, báo cáo khả thi của dự án.
Các chi tiết liên quan đến thiết bị, đến công nghệ, đến phương án xử lý chất thải, phương án bảo vệ môi trường, hiệu suất của dự án và hàng loạt các vấn đề khác sẽ được thẩm định, phê duyệt và lúc đó đảm bảo hiệu quả, đảm bảo tính pháp lý thì mới phê duyệt.
"Không chỉ dự án thép Cà Ná, mà còn dự án khác như thép Dung Quất mà mới đây Tập đoàn Hòa Phát báo cáo xin tham dự và các dự án thép khác đều phải đảm bảo các quy định của pháp luật, đặc biệt là dựa trên nguyên tắc cao nhất bảo vệ môi trường, từ những bài học mà chúng ta rút ra từ dự án thép của Formosa", bộ trưởng Bộ Công thương đáp.
Bộ trưởng có giải pháp gì?
“Báo cáo với Quốc hội về nguyên nhân thua lỗ, yếu kém của những siêu dự án, Bộ trưởng nói rằng không loại trừ những sai phạm xảy ra.
Đề nghị Bộ trưởng làm rõ hơn những sai phạm này: đâu là sai phạm của những cá nhân, tổ chức quản trị doanh nghiệp? Đâu là trách nhiệm trong quản lý nhà nước? Bộ trưởng có giải pháp gì để chấm dứt tình trạng con voi chui lọt lỗ kim?” - đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) nêu chất vấn với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.
Trả lời, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói: Đối với 5 dự án thua lỗ, tồn đọng, còn nhiều vướng mắc, trong các lĩnh vực Bộ Công thương quản lý ngành. Chúng tôi hiểu rằng đại biểu Quốc hội và cử tri đòi hỏi phân tích nguyên nhân rõ hơn nữa, để tránh tình trạng như vậy xảy ra trong tương lai.
5 dự án này đã được phê duyệt từ khoảng năm 2003-2008 và đến nay. Trong từng dự án cụ thể, có những diễn biến khác nhau, kéo dài qua từng thời kỳ. Nhưng nhìn chung lại thì có một số vấn đề.
Thứ nhất, các dự án này đều triển khai kéo dài. Ví dụ dự án xơ sợi Đình Vũ, dự án Đạm Ninh Bình, thậm chí dự án Đạm Ninh Bình đến nay vẫn chưa quyết toán được đầu tư mặc dù đã đi vào vận hành.
Thứ hai, các dự án này đầu tư trong khi thị trường thế giới biến động rất mạnh. Ví dụ giá dầu khí có lúc lên đến 147 USD/thùng, bây giờ chỉ còn hơn 40 USD/thùng. Sự biến động giá cả như vậy ảnh hưởng rất lớn đến tính khả thi của dự án.
Thứ ba, có một số nguyên nhân chung dẫn đến hạn chế, thậm chí là có vi phạm. Ví dụ về năng lực quản lý, theo quy định thì các tổng công ty 90-91 thì ban lãnh đạo chịu trách nhiệm về chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án.
Năng lực hạn chế trong quản lý dự án, chỉ đạo thực hiện dự án cũng đã dẫn đến tồn tại nêu trên.
Cho đến nay, các dự án từ gang thép Thái Nguyên, Xơ sợi Đình Vũ, xăng ethanol Phú Thọ, đạm Ninh Bình đều có vấn đề của nó, đặc biệt là kém hiệu quả.
Về giải pháp, theo ông Trần Tuấn Anh, phải rút kinh nghiệm từ những dự án như vậy, xem xét để xử lý trách nhiệm dựa trên các quy định của pháp luật; cố gắng bảo toàn vốn, đồng thời xử lý dựa trên các nguyên tắc của kinh tế thị trường, thậm chí là phải cho phá sản.
Riêng về xử lý trách nhiệm thì phải làm cẩn trọng, đánh giá cụ thể dựa trên khung pháp lý, làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án.
"Chúng ta không loại trừ có sự cố tình sai phạm. Trong các dự án này, đến nay vẫn đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý, chúng tôi sẽ tổng hợp, báo cáo đại biểu Quốc hội sau.
Qua các vụ việc này, cần phải đổi mới hơn nữa tư duy quản lý doanh nghiệp nhà nước, xem lại vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế", Bộ trưởng đáp.
Sẽ tiếp tục trả lời đại biểu vào kỳ họp sau
Chưa thỏa mãn với trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh giơ bảng tranh luận tiếp.
"Hai vấn đề bộ trưởng chưa trả lời, trong khi cử tri rất mong đợi. Thứ nhất là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong các dự án đầu tư thua lỗ. Thứ hai là trách nhiệm quản trị doanh nghiệp ở đó như thế nào? Các dự án này sử dụng tài sản nhà nước, là tiền thuế của dân.
Bộ trưởng nói rằng khoán trắng cho doanh nghiệp tự quyết định đầu tư, đến khi thua lỗ lại báo cáo Quốc hội, Chính phủ là không ổn. Ví dụ đạm Ninh Bình có vấn đề về công nghệ, vậy thì trách nhiệm của Bộ Khoa học và công nghệ đến đâu?"
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói: Như tôi đã trình bày là các dự án này đã kéo dài quá lâu rồi, từ khi các tổng công ty 90, 91 đang chịu sự điều hành trực tiếp của Chính phủ, chứ không chịu sự quản lý của bộ quản lý ngành.
Do đó, đến nay chúng ta phải đánh giá toàn diện các dự án này, trên cơ sở tham gia của nhiều cơ quan chức năng. Cuối cùng không chỉ để xử lý từng dự án, mà còn rút ra bài học, hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước.
“Đại biểu nói rằng rất lo lắng về việc có thể tái diễn tình trạng này, chúng tôi rất chia sẻ. Từ năm 2012 đến nay Chính phủ đã có nghị định nêu rõ trách nhiệm các bộ, ngành chủ quản đối với hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, trách nhiệm các bộ, ngành chủ quản sẽ được xem xét rõ đối với hoạt động của doanh nghiệp”.
“Về các dự án tôi đã nêu, thì một số dự án đã có kết luận của Thanh tra Chính phủ, một số dự án đang tiếp tục thanh tra. Chúng tôi sẽ xác định rõ tồn tại nào là khách quan, tồn tại nào là chủ quan, cố ý, cố ý với mục đích gì. Chúng tôi sẽ tiếp tục trả lời đại biểu Quốc hội vào các kỳ họp sau” - Bộ trưởng Tuấn Anh hứa.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị tới đây Chính phủ có báo cáo riêng về vấn đề này gửi tới các đại biểu Quốc hội, trong đó nêu rõ những vấn đề mà đại biểu đã đề cập.
Tính mạng người dân hạ du thủy điện có đảm bảo?
Đó là chất vấn của Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Thị Dung (Điện Biên) đối với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.
“Chưa bao giờ tính mạng người dân lại mỏng manh như vậy, trước thiên tai và nhân tai, Thủy điện Hố Hô vừa xả lũ làm chết hai chục người, Bộ trưởng sẽ xử lý vấn đề này như thế nào? Tính mạng của người dân có được đảm bảo không ?” - bà Dung đặt vấn đề.
Đáp lời, ông Tuấn Anh cho biết: "Trước khi Quốc hội khai mạc, bộ đã có báo cáo dài gần 20 trang báo cáo rất toàn diện, đầy đủ, từ công tác quy hoạch, triển khai các dự án đầu tư, phân cấp quản lý các thủy điện… trong đó có các phương án vận hành, xả lũ.
Báo cáo với Quốc hội là chúng ta không phát triển thủy điện cũng như các dự án điện khác bằng mọi giá. Chúng ta đã đưa ra khỏi quy hoạch các dự án không đảm bảo môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân"
Nhưng thực tế, theo Bộ trưởng, có tồn tại thực tế là các đập khi xả lũ thì gây bức xúc cho dân, cho dư luận xã hội. Ví dụ thủy điện Hố Hô như vừa rồi.
"Chúng tôi đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra. Qua đó phát hiện các vấn đề như quy trình thì đã có nhưng khi thực hiện lại cứng nhắc, chưa đầy đủ.
Ví dụ chúng ta quy định là xả lũ thì phải thông báo với chính quyền và người dân địa phương, nhưng cách thức thông báo nhiều khi lại không đến nơi, ví dụ đánh kẻng thì người dân không nghe được. Sự chủ động giữa các nhà máy và địa phương không được đảm bảo.
Vừa rồi thủy điện Hố Hô thì xảy ra tình trạng gọi điện nhưng không có nghe máy, ảnh hưởng đến quá trình liên lạc giữa nhà máy thủy điện và các địa phương. Hệ thống quan trắc không được tốt cũng là nguyên nhân xảy ra các vấn đề ở các thủy điện"
Theo Bộ trưởng, thời gian tới sẽ rà soát lại các quy trình, hoàn thiện các quy định. Đồng thời qua kiểm tra sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm các bên liên quan.
Nghe trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Trần Thị Dung thẳng thắn: “Tôi chưa bằng lòng với câu trả lời này".
Bà hỏi lại: “Thủy điện xả lũ không báo trước, vừa rồi thủy điện Hố Hô xả lũ thì Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh không biết, nhiều người dân không biết. Xả lũ vào lúc chập tối, nước lên tứ bề, bà con không biết chạy đi đâu. Tôi đề nghị làm rõ trách nhiệm”.
Đáp lại, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết: "Về xả lũ thủy điện Hố Hô, chúng tôi đã có báo cáo Thủ tướng. Đúng là đồng chí Bí thư tỉnh ủy có nói là không biết việc xả lũ này, nhưng thủy điện báo cáo với ủy ban phòng chống lụt bão của tỉnh.
Tôi cũng có nói là thủy điện Hố Hô có gọi điện báo nhưng một số xã không nghe máy, do đó chúng tôi sẽ kiểm tra, rà soát lại cả quy trình này".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu: "Thủy điện Hố Hô thì Bộ Công thương đã kiểm tra và khẳng định có sai phạm trong thực hiện quy định của pháp luật. Tôi đề nghị Bộ chấn chỉnh lại ngay vấn đề xả lũ của thủy điện, không để xảy ra tình trạng xả lũ đúng quy trình nhưng dân vẫn phải chịu thiệt hại".
Khất trả lời thủy điện Đăk Min 4 khiến dân Đà Nẵng “khát” nước
Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) chất vấn: Toàn bộ nguồn nước sinh hoạt của người dân Đà Nẵng được lấy từ nguồn nước tự nhiên của sông Vu Gia.
Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay có hiện tượng cạn kiệt nguồn tài nguyên nước trên con sông này, xâm nhập mặn rất sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.
Nguyên nhân chính là do Thủy điện Đăk Min 4 đã chuyển dòng từ sông Đăk Min về sông Thu Bồn để phục vụ phát điện, không trả lại dòng chảy về sông Vu Gia theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Vấn đề này Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và môi trường đã có ý kiến, nhưng Thủy điện Đăk Min 4 đã không thực hiện. Cử tri Đà Nẵng mong chờ câu trả lời của Bộ trưởng.
Về câu hỏi này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời: "Thủy điện Đăk Min 4 đã có quy trình điều hành liên hồ chứa. Tuy nhiên, như đại biểu Quốc hội phản ánh là có bất cập, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Đây là vụ việc cụ thể, bản thân tôi chưa có đủ thông tin. Tôi sẽ cho kiểm tra lại, sẽ có báo cáo với đại biểu, trong trường hợp phát hiện có sai phạm thì cũng sẽ kiên quyết xử lý trách nhiệm".
>> Tiếp tục cập nhật
LÊ KIÊNBộ trưởng Trần Tuấn Anh: "Có thể xem xét xử lý hình sự tại các siêu dự án thua lỗ"
Dân trí Sáng nay (15/11), trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết có thể xem xét xử lý hình sự sai phạm tại các siêu dự án thua lỗ như xơ sợi Đình Vũ, đạm Ninh Bình...
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét