Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Nhà nước XHCN tận thu: Dựng rạp, đỗ xe trên đường bộ sẽ bị phạt đến 6 triệu đồng; Dân bất ngờ khi nhận giấy mời bắt buộc đi khám sức khỏe ( kèm 181.000 đ lệ phí) từ UBND phường

dung-rap-tren-duong-bi-phat-den-6-trieu-dong
Theo thông tin từ các báo ngày 17/11, Chính phủ vừa ra Nghị định xử phạt với mức cao đối với các hoạt động chiếm lấn lòng đường bộ.
Lâu nay, tình trạng các hộ gia đình lấn chiếm lề đương như: dựng rạp đám cưới, mở tiệc, họp chợ, mở kinh doanh nhỏ… lấn chiếm lòng lề đường bộ được dư luận liên tục phản ánh và đến nay, tình trạng này đang có dấu hiệu ngày càng khó kiểm soát. Do đó, ngày 26/5/2016, Bộ Chính trị cùng các đơn vị liên quan đã đưa ra Chỉ thị số 08-CT/TU về tăng cường thực hiện việc bảo đảm trật tự đô thị trên địa bàn Thủ đô với quyết tâm xây dựng một Hà Nội ngày càng văn minh.
5582d4b68ccb29.img
5582d4b68ccb29.img5582d4b68ccb29.img
Tình trạng chiếm dụng lề đường, vỉa hè để đỗ xe ngày càng khó kiểm soát. Ảnh minh họa
Mới đây, Chính phủ cũng ra Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Cụ thể, đối với cá nhân hoặc tổ chức bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng. Người vi phạm sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức nhỏ lẻ.
Phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm như Doisongphapluat đưa tin như sau:
  • Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội;
  • Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
  • Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ…
  • Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị trừ trường hợp đặt thù theo quy định;
  • Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi giữ xe;
  • Sử dụng đoạn đường ngoài đô thị làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị…, rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.
hqdefault
Dựng rạp chiếm dụng đường bộ có thể bị phạt 6 triệu đồng. Ảnh minh họa
Đặc biệt đối với các tổ chức thực hiện một trong các hành vi như: Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời trái phéo trong phạm vi đất dành cho đường đi bộ sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm. Ngoài ra, nhiều báo còn cho biết, hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 5m2 làm nơi trông, giữ xe và chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20m2 làm nơi trông giữ xe cũng sẽ bị phạt (4 triệu đồng đối với cá nhân, 6 triệu đồng đối với tổ chức).
Mai Nhi




(VTC News) - UBND phường Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội) gửi giấy yêu cầu đi khám sức khỏe đối với những người kinh doanh dịch vụ về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mới đây, Báo điện tử VTC News nhận được một số phản ánh của người dân về việc UBND phường Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội) gửi giấy mời bắt buộc đi khám sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, kèm theo một khoản lệ phí.

Theo nội dung giấy mời, UBND phường mời các hộ dân trong phường tới Trạm y tế phường Quang Trung để khám sức khỏe Vệ sinh an toàn thực phẩm. Thời gian là 7h30 sáng 19/11, khi đi đề nghị mang theo 181.000 đồng/người. Các hộ dân không đi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

15139697_961142583990374_1510812755_n

Một số người dân cho rằng, việc UBND phường bắt buộc người dân đi khám sức khỏe, kèm theo phí như vậy là chưa hợp lý.
Anh Thảo, chủ một hộ kinh doanh nói: “Trước đây, tôi mở cửa hàng quần áo và mới chuyển sang kinh doanh quán ăn được 6 tháng. Việc phường gửi giấy mời đến quán ăn của tôi bắt buộc đi khám sức khỏe Vệ sinh an toàn thực phẩm kèm theo phí khiến tôi hơi bất ngờ”.
Tuy có người cũng ủng hộ việc đi khám sức khỏe này nhưng vẫn còn lo lắng về trình độ của bác sỹ.
"Dù phường không làm, tôi cũng vẫn khám vừa tốt cho mình vừa đảm bảo kinh doanh cho khách hàng. Tôi chỉ hơi thắc mắc về kinh phí và bác sỹ thăm khám, không biết có tốt như bệnh viện không?" - cô Vui, chủ hộ kinh doanh quán phở lo lắng.

15101834_1036382069817409_1471783869_o

Ngày 18/11, trao đổi với PV về vấn đề trên, bà Trần Thị Bích Thái, Phó chủ tịch UBND phường Ô Chợ Dừa khẳng định, việc mời người dân đi khám sức khỏe là hoàn toàn tích cực và không phải như một số ý kiến thắc mắc.
Theo đó, đây là một trong những hoạt động của phường trong việc quản lý, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Đối tượng của giấy mời là các chủ hộ kinh doanh thuộc quản lý của phường và những người trực tiếp tham gia vào sản xuất, kinh doanh thực phẩm, chứ không phải mời toàn bộ người dân trong phường.
“Các chủ hộ kinh doanh thực phẩm phải có kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như đảm bảo về sức khỏe của mình và nhân viên. Một số trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm sẽ không được tham gia vào quá trình chế biến, sản xuất" – bà Thái nói.
Phó chủ tịch UBND phường Ô Chợ Dừa cho biết, số tiền 181.000 đồng trong giấy mời là khoản phí khám bệnh theo quy định của pháp luật, bao gồm việc xét nghiệm máu, nước tiểu, lao, tiêu chảy,…
“Trước đây, người dân cứ nghĩ đi khám bệnh là sẽ tốn nhiều tiền, chính vì vậy phường đã tổ chức khám tập trung để tạo thuận lợi cho người dân và giảm bớt về mặt kinh phí” – bà Thái nói.

Theo bà Thái, pháp luật đã quy định đối với hoạt động kinh doanh thực phẩm thì phải có giấy chứng nhận về sức khỏe. Nếu chủ cơ sở không đến khám hoặc không tổ chức cho công nhân của mình đến khám, sau này khi kiểm tra mà phát hiện thiếu chứng nhận về sức khỏe thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: