Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

“Quân sư” của Hồ Cẩm Đào thừa nhận, ĐCSTQ đã hoàn toàn đánh mất lòng dân; Lưu Á Châu: Những giọt nước mắt sầu muộn cuối đời của Mao Trạch Đông: Chủ nhân của quảng trường Thiên An Môn

Ông Du Khả Bình, người được xem là “quân sư” của Hồ Cẩm Đào, trong một bài viết được đăng tải trên mạng internet, ông đã thừa nhận rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hoàn toàn đánh mất lòng tin của dân chúng.

Trung Quốc, tín nhiệm, quân sư hồ cẩm đào,
Ông Du Khả Bình bày tỏ, chính quyền cộng sản Trung Quốc đang đánh mất tín nhiệm của nhân dân. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Gần đây, một bài viết của ông Du Khả Bình, được đăng tải trên trạng mạng “Tài Tân” và truyền tải rộng trong mạng xã hội Weixin của Trung Quốc, tiêu đề là “Vì sao chính phủ không đủ động lực để đổi mới?”.
Ông Du Khả Bình cho biết, “pháp lệnh chính sách tốt chính là điểm then chốt của nền chính trị ổn định”, không có chính phủ tốt thì sẽ không có hệ thống quản lý tốt. Tuy nhiên, về phương diện này Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gặp phải rất nhiều thách thức và vấn đề tồn tại.
Trước hết chính là “chính phủ hiện nay đã đánh mất đi lòng tin của dân chúng”. Ông viết rằng: “Mọi người đều có thể cảm thấy, hiện nay giữa người với nhau đã mất đi sự tín nhiệm, lừa gạt hãm hại lẫn nhau, bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới đều không tín nhiệm lẫn nhau. Rất nhiều người đều lo sợ trước sự trượt dốc của đạo đức, phong thái xã hội không còn được như xưa nữa”.
Ông Du Khả Bình cho rằng: “Nguyên nhân then chốt nhất, chính là chính phủ đã hoàn toàn đánh mất lòng tin của dân chúng, nếu như người dân cảm thấy chính phủ không còn đáng tin nữa, thì xã hội này sẽ không có cách gì để tin tưởng lẫn nhau nữa”.
Ông nói, hiện nay có một số nơi, có một số ban ngành, lòng tin của dân chúng đối với chính phủ đã rơi xuống “vực thẳm Tacitus”. Chính phủ một khi đã đánh mất lòng dân, tín nhiệm của dân, thì bên chịu tổn hại sau cùng là bản thân chính phủ.
Áp lực của các quan chức hiện nay rất lớn, và đã trở thành một trong những nhóm người có tỉ lệ tự sát cao nhất. Đối với những quan chức tự sát, cư dân mạng thường bình luận “điều tra một chút, xem có vấn đề hay không”. Loại hiện tượng này thật rất đáng để suy ngẫm.
Ngoài ra, vấn đề đưa ra trong bài viết, còn bao gồm động lực cải cách của chính phủ không đủ, chi phí hành chính quá cao, chủ nghĩa hình thức lan tràn, quyền lực tập trung trong tay người đứng đầu, quản lý chính phủ xuất hiện vấn đề khuynh hướng dung tục hóa.
Ông Du Khả Bình từng đảm nhậm chức phó cục trưởng biên dịch trung ương ĐCSTQ trong suốt 14 năm. Ngày 28/10/2015, ông Du đã từ bỏ chức vụ này chuyển sang đảm nhậm chức chủ nhiệm trung tâm nghiên cứu chính trị học của trường đại học Bắc Kinh, kiêm chức viện trưởng học viện quản lý chính phủ trường đại học Bắc Kinh.
Ông Du Khả Bình từng được giới chức bên ngoài coi là “quân sư” của Hồ Cẩm Đào. Trong thời gian Hồ Cẩm Đào nắm quyền, ông Du Khả Bình đã từng lên tiếng thay cho ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo trong sự kiện chính trị của nhóm người Bạc Hy Lai.
Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông Du Khả Bình nhiều lần phát biểu các bài ngôn luận chính trị mẫn cảm, ủng hộ tín hiệu thay đổi cục diện trong nhiều lĩnh vực mà phe cánh ông Tập Cận Bình đưa ra, dấy lên sự quan tâm chú ý của các giới bên ngoài.
Theo Epochtimes.com

giảm kích thước chữ

Bi mat ba nguoi dep la ban nhay cua Mao Trach Dong-Hinh-10

Mao Trạch Đông - Chứng nhân của quảng trường

  •   LƯU Á CHÂU
  • Thứ ba, 01 Tháng 11 2016 04:50
  • font size tăng kích thước chữ

Mao Trạch Đông phát động cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, thả lũ ma quỷ ra khỏi chiếc bình của ông nhưng sau đấy không thể nào thu hồi lại chúng. Dân tộc [Trung Hoa] cổ xưa này nhiễm phải cơn sốt điên cuồng chẳng khác ông già rơi vào lưới tình. Hỡi các bạn trẻ, hãy nghĩ tới tình cảnh bạn bị một bà lão điên cuồng theo đuổi mình. Hãy nhớ lấy đôi mắt chảy bỏng và cặp vú khô đét ấy. Đó là cuộc Đại Cách mạng Văn hóa.
Thời gian biểu ban đầu của Mao Trạch Đông là: sau một đến hai năm thì Đại Cách mạng Văn hóa kết thúc thắng lợi, Lưu Thiếu Kỳ trở thành tù binh, Mao Trạch Đông dẫn toàn Đảng tiếp tục lên đường. Ông tuyệt nhiên không ngờ rằng cuộc cách mạng ấy như con ngựa hoang phi nước đại, ông hoàn toàn chẳng thể điều khiển được nó. Sự phản bội của Lâm Bưu là một cú đánh đẹp giáng vào ông. Mao Trạch Đông tín nhiệm Lâm Bưu đến mức cái gì có thể cho hắn thì đã cho hết, nhưng Lâm Bưu vẫn chưa thỏa mãn. Hiển nhiên hắn còn muốn một thứ quý giá hơn: tính mạng Mao Trạch Đông.
Đúng là cuối cùng Lâm Bưu hoảng hốt bỏ trốn. Nhưng trước khi hắn trốn đi, chẳng phải Mao Trạch Đông cũng hốt hoảng lo hết hồn đấy ư? Trên đường đi thị sát miền Nam trở về, để tránh bị Lâm Bưu phục kích, Mao Trạch Đông thoắt đi thoắt dừng, mỗi ngày mấy lần thay đổi kế hoạch đi đường, khiến mọi người chẳng biết thế nào. Sau khi đến địa phận Bắc Kinh, ông lặng lẽ xuống tàu tại ga Phong Đài. Nhà thống trị mà lại hành động lén lút như vậy trên địa bàn mình thống trị thì quả thật là bi đát.
Sau vụ Lâm Bưu, nhân dân cả nước kinh ngạc chú ý tới một hiện tượng: Mao Trạch Đông già sọm đi một cách không thể nào cưỡng lại. Đem so sánh ảnh chụp tuần này tiếp khách nước ngoài với ảnh chụp tiếp khách tuần trước, nhất định thấy khác nhau. Trên ý nghĩa ấy mà nói thì Lâm Bưu không hoàn toàn thua: rốt cuộc hắn đã làm Chủ tịch Mao tổn thọ. Cú đánh này quả là nặng nề nhưng chưa phải nặng nhất.
Cú đánh nặng nhất đến từ QUẢNG TRƯỜNG THIÊN AN MÔN. Tôi muốn nói về SỰ KIỆN THIÊN AN MÔN NGÀY 5 THÁNG TƯ.
Trung Quốc năm 1976 là Trung Quốc chơi trò thâm trầm [1]. Nhân dân đang suy nghĩ. Mấy chục năm sau phong trào Ngũ Tứ [cuộc nổi dậy ngày 4 tháng 5 năm 1919 của học sinh Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn chống chính phủ phản động và bị chúng đàn áp đẫm máu], dân Trung Quốc không được phép suy nghĩ. Lãnh tụ thay họ nghĩ xong cả rồi.
Nô lệ có suy nghĩ là nô lệ nguy hiểm. Nhìn tổng thể, họ không thích suy nghĩ. Năm 1976, một bộ phận nhân dân hơi động não suy nghĩ một chút, thế là tòi ra “Sự kiện Thiên An Môn ngày 5 tháng Tư”. Sau đấy, khi Hoa Quốc Phong đập tan “Lũ Bốn Tên” thì nhân dân lại không suy nghĩ nữa.
Cách mạng Văn hóa là con hổ giấy, chưa cần nói nó không chịu nổi một cú chọc phá mà nó thậm chí không chịu nổi sự suy nghĩ. Khi [nhân dân] vừa bắt đầu suy nghĩ thì nó đã tan vỡ. Mọi người phát hiện thấy Cách mạng Văn hóa là trò không tưởng. Ê kíp nhà thiết kế đầu tiên trò không tưởng này là những người có tâm. Nhưng hiện nay những người chống không tưởng mới là người có tâm. Tiếp tục tiến hành Cách mạng Văn hóa là điều không thể được – rốt cuộc trò diễn thì vẫn là trò diễn. Nhân dân phản đối Cách mạng Văn hóa, mà phản đối Cách mạng Văn hóa tức là phản đối Mao Trạch Đông.
Đây là linh hồn của “Sự kiện Thiên An Môn ngày 5 tháng Tư”. Thương tiếc Chu Ân Lai là một phát súng giả vờ tấn công, thực ra là để rút lui..... Mọi người đang tìm điểm bùng nổ. Sự qua đời của Chu Ân Lai đến vừa đúng lúc, cuối cùng ông đã đem lại cơ hội cho nhân dân.
Con người ấy chết có chút bi thảm. Chu Ân Lai phối hợp cực kỳ hoàn hảo với Mao Trạch Đông. Đó là do Chu vô cùng thận trọng. Ông thận trọng đến mức thế này: trong lần dự tiệc chiêu đãi Khrushchev thăm Trung Quốc, khi vị khách ấy nâng cốc muốn chạm cốc với Chu Ân Lai, nhưng vì thấy Mao Trạch Đông không nâng cốc nên Chu cũng nhất quyết không nâng cốc.
Nếu Nhà nước làm quốc tang cho Chu Ân Lai, nếu Mao Trạch Đông đến viếng hoặc dự lễ truy điệu Chu Ân Lai thì sẽ chẳng xảy ra chuyện gì sất. Sau khi Chu Ân Lai qua đời, Uông Đông Hưng, Trương Diệu Từ đã điều tra thăm dò xong tuyến đường từ Trung Nam Hải đến Bệnh viện Bắc Kinh, tưởng rằng Mao Trạch Đông sẽ đi [viếng Chu Ân Lai], nhưng rốt cuộc ông không đi. Vì thế mà Uông Đông Hưng có cằn nhằn hai câu. Trương Ngọc Phượng cũng ứa nước mắt khuyên Mao đi, nhưng ông từ chối.
Nói cho công bằng thì Mao Trạch Đông chẳng còn hơi sức đâu mà đi, ông đang ốm sắp chết. Nên nói là trong mấy hôm ấy ông chẳng làm sai điều gì. Trừ chuyện đốt pháo khiến người ta có chút khó hiểu ra thì về cơ bản Mao Trạch Đông không có gì phải hổ thẹn.
Chu Ân Lai chết [ngày 8/1/1976] được mấy hôm thì đến Tết Nguyên đán. Đêm giao thừa, cả nước không có một tiếng pháo nào. Tôi dám đánh cuộc là không. Nhưng Mao Trạch Đông lại dặn bọn Trương Ngọc Phượng đi kiếm pháo về rồi đem đốt thả cửa trước cổng bể bơi [về cuối đời, Mao sống ở khu nhà có bể bơi trong Trung Nam Hải]. Lúc ấy Mao đã yếu lắm, phải có người dìu để ông chơi trò đốt pháo nổ hai lần [lần nổ đầu, quả pháo phọt lên cao chừng mươi mét rồi lại nổ lần nữa]. Trước đây ông chưa bao giờ tự mình đốt pháo, thế mà hôm nay ông đã châm lửa đốt pháo. Khuôn mặt sắp chết của ông nở nụ cười thanh thản. Tối hôm ấy Chủ tịch Mao và tốp nhân viên phục vụ ông đốt rất nhiều pháo. Sáng hôm sau, người ta dùng xe tải 301 chở xác pháo đi. 
Tóm lại, nhân dân không thể nào chịu đựng được nữa, dù là người biết sự thật hay không biết. Tháng Tư, cuộc chiến đấu quyết tử bắt đầu. Một lần nữa, quảng trường Thiên An Môn lại trở thành ngôi sao sáng. Dường như người dân toàn Trung Quốc đều đã kéo tới quảng trường này. Tại đây, những người ông của họ từng kịch chiến chặn đoàn ngựa của bọn quân phiệt. Những người cha của họ từng tới đây vui mừng chào đón ngày thành lập nước cộng hòa. Bản thân họ từng đến quảng trường này, khóc sướt mướt thề trung thành với Cách mạng Văn hóa. Nhưng bây giờ họ chống lại cuộc cách mạng ấy.
Mấy hôm đó, Mao Trạch Đông chăm chú theo dõi tình hình Quảng trường Thiên An Môn. Ông cùng nhịp thở, chung số phận với Quảng trường. Cho dù ông đã gần đất xa trời nhưng điều đó không ngăn cản ông nắm tình hình Quảng trường. Sau này Hoa Quốc Phong có nói gì đây, rằng Giang Thanh, Mao Viễn Tân che giấu lừa dối Chủ tịch Mao. Hoa Quốc Phong nói thế là có ý đồ riêng mà thôi. Chẳng ai có thể che giấu lừa dối nổi Chủ tịch, trừ Lâm Bưu.
Hồi ấy Mao Trạch Đông có tâm trạng rất nặng nề. Trước đây Quảng trường thuộc về ông. Bây giờ nó không thuộc về ông nữa. Mao buồn bã hiểu được rằng tuần trăng mật của mình với Quảng trường đã chấm dứt, ông không còn là người trong Quảng trường Thiên An Môn. Ông cố sức ở lại, nhưng Quảng trường không còn thu nhận ông nữa. Nó vứt bỏ ông rồi.
Hôm ấy, khi Mao Viễn Tân đọc cho Mao Trạch Đông nghe bài thơ bị Bộ Công an xác định là bài thơ phản cách mạng số 001, mặt ông tái nhợt.
Dục bi văn quỷ khiếu,
ngã khóc tài lang tiếu,
sái lệ tế hùng kiệt,
dương mi kiếm xuất sáo
Tạm dịch ý: “Muốn buồn nghe quỷ kêu/ ta khóc, lang sói cười/ rơi lệ tế hùng kiệt/ ngước mắt tuốt gươm ra” [2]
Mao Viễn Tân vừa đọc vừa liếc nhìn ông chú mình, chỉ sợ ông lên cơn thịnh nộ. Nhưng ông không nổi giận mà nặng nề thở một hơi dài rồi gục đầu xuống. Mấy sợi tóc bạc lơ thơ không che nổi cái đầu đã hói nhẵn. Có đến mấy chục phút ông gục đầu như thế không nói một lời. Mao Viễn Tân tưởng chú mình đã ngủ bèn khẽ quay người định đi ra, ai ngờ ông chú bỗng dưng mở miệng: “Rơi lệ hay là rơi máu?” “Rơi lệ.”
Khi viết “Giản báo” [Báo cáo ngắn], Diêu Văn Nguyên [một thành viên trong Lũ Bốn Tên] lập tức sửa câu đó thành “ Rơi máu tế hùng kiệt”.
Đêm khuya ngày 5 tháng Tư, đại binh xuất quân, một trận quét sạch Quảng trường Thiên An Môn. Lại một lần nữa Quảng trường ngập máu tươi. Vương Hồng Văn ngồi trong Đại lễ đường nhân dân chỉ huy cuộc tàn sát này.
Sau khi dọn dẹp xong chiến trường, Vương hớn hở đến Trung Nam Hải gặp Mao Trạch Đông. Chủ tịch mặc quần áo ngủ đang nằm trên giường đọc “Hồng Lâu Mộng”.
Vương Hồng Văn nói: “Thưa Chủ tịch, chúng ta thắng rồi!”  
Trái ngược với thần sắc mừng rỡ của Vương Hồng Văn, khuôn mặt Mao Trạch Đông đầy vẻ sầu muộn. Ông đang đọc đến đoạn Bảo Ngọc thành hôn với Bảo Thoa. Lâm Đai Ngọc một mình nằm trên giường lắng nghe tiếng đàn sáo tưng bừng từ phía xa vẳng lại, chắc hẳn cô cũng tưởng tượng ra cảnh tình nhân của mình giờ này đang làm tình với kẻ khác, nghĩ đến chuyện ấy, lòng cô đau như cắt. Vốn là người mềm yếu thấy hoa rụng cũng khóc, thế mà lúc này mắt Đại Ngọc lại ráo hoảnh, cô nói: “Bảo Ngọc, ní hảo......”. Không có đoạn viết tiếp.
Vương Hồng Văn oang oang kể lại trận kịch chiến trên Quảng trường Thiên An Môn, miệng bắn nước bọt tung tóe. Mao Trạch Đông vẫn nằm như cũ, không ngẩng đầu lên. Vương Hồng Văn báo cáo xong, chờ đợi vị Thầy dẫn đường của mình khen ngợi. Chẳng ngờ Mao Trạch Đông nói: “Đại Ngọc nói: ‘Bảo Ngọc, ní hảo [chào anh]......’, hảo cái gì thế? Đây thật là bí ẩn muôn đời. Ní hảo cái lòng lang dạ thú ư? Ní hảo hao [anh gắng mà] chiều Bảo Thoa ư? Anh không trông nom việc nhà ư?......”
Vương Hồng Văn tiu nghỉu. Mao Trạch Đông hoàn toàn chẳng nhìn Vương Hồng Văn, mà tiếp tục lúng búng trong miệng: “Ní hảo hao [anh gắng mà] ngủ ư? Ní hảo [anh thật] khổ ư? Anh thật khổ...... Anh thật khổ? À, đúng rồi, là câu: Anh thật khổ. ......”
Ngày mồng 6 tháng Tư, Bộ Chính trị họp, xác định sự kiện Thiên An Môn là bạo loạn phản cách mạng. Mao Trạch Đông tay run rẩy viết lời phê duyệt: “Sĩ khí hăng hái lớn, tốt! Tốt! Tốt! Một Thủ đô, hai Thiên An Môn, ba đốt đánh, tính chất đã thay đổi rồi.” [3]
Tối hôm ấy ông ốm. Sốt. Ho, đờm có máu. Ông bảo mọi người sĩ khí hăng hái lớn mà sĩ khí của ông thì không gượng dậy nổi. Hôm ấy do tâm trạng chán chường, ông nói nhiều nhất đến cái chết. Vương Hồng Văn đến thăm ông, ông hỏi người kế vị trẻ tuổi này: “Sau khi tôi chết rồi, Trung Quốc sẽ xảy ra chuyện gì?”
Trước đây một năm, ông từng hỏi Vương Hồng Văn và Đặng Tiểu Bình cùng một vấn đề như vậy. Vương trả lời: “Toàn Đảng sẽ tự giác thi hành đường lối cách mạng của Chủ tịch Mao, tiến hành cách mạng đến cùng.” Đặng ồm ồm nói: “Quân phiệt hỗn chiến.”  Mao Trạch Đông tán thưởng câu nói của Đặng.
Lúc này Vương Hồng Văn ngớ người ra một lúc, rồi chớp lấy cái khôn lỏi của Đặng Tiểu Bình, Vương khẽ trả lời: “Quân phiệt hỗn chiến”.Kết quả hình ảnh cho mao trạch đông

Mao Trạch Đông lườm Vương một cái: “Nói bậy nào.”
Trương Ngọc Phượng cho ông uống thuốc. Ông vuốt ve tay cô: “Bác kể cho cháu nghe câu chuyện này. Hôm ấy ở Diên An trời mưa có sấm sét. Ông Chủ tịch huyện bị sét đánh chết. Bà con bảo nhau, sét đánh không chết Mao Trạch Đông. Bác rút ra một kết luận: sét đánh bác không chết nhưng bệnh tật thì có thể đánh chết bác.” Trương Ngọc Phượng đưa thìa thuốc vào miệng ông. Miệng ông run lập cập, thuốc rớt ra ngoài.
Tối hôm ấy Mao Trạch Đông muốn xem phim. Trương Ngọc Phượng lấy từ Văn phòng Trung ương về một bộ phim mới “Cuộc chiến đấu khó quên”. Hôm nay Mao Trạch Đông ốm, cho nên người ngồi bên cạnh ông là cô Y tá trưởng của Phòng khám bệnh Trung Nam Hải. Đoạn mở đầu phim có cảnh Giải phóng quân giải phóng được một thành phố, quân đội xếp hàng tiến vào. Dân chúng tay cầm những lá cờ nhỏ đứng hai bên đường chào đón. Bỗng dưng Y tá trưởng cảm thấy có một luồng hơi ẩm thoảng qua. Cô nhìn Mao Trạch Đông và giật mình. Hai dòng nước mắt lóng lánh hiện lên trên khuôn mặt ông. Mao Chủ tịch khóc rồi! Y tá trưởng để ý thấy nước mắt ông tiếp tục trào ra. “Chủ tịch sao thế ạ?” – cô hỏi.
Trên màn ảnh hiện lên cảnh một đám học trò đem những bọc cơm nhỏ tặng các chiến sĩ Giải phóng quân. Mao Trạch Đông chỉ lên màn ảnh hỏi Y tá trưởng: “Cháu có mặt trong đám học trò này không đấy?” Ông biết rằng hồi mới giải phóng, Y tá trưởng là học sinh Thượng Hải. Đúng là năm ấy cô cũng đứng trong đoàn người ra đường hoan nghênh bộ đội ta. Mao Trạch Đông hỏi thế làm Y tá trưởng bỗng dưng chẳng biết vì sao cảm thấy trong lòng xót xa, nước mắt vỡ òa ứa ra. Cô gật gật đầu: “Thưa vâng, cháu có ở đấy ạ.”
Mao Trạch Đông cũng gật gật đầu. Hơi ẩm từ khuôn mặt ông tỏa ra càng nhiều hơn. Xa một chút vẳng lên tiếng thút thít, đó là Trương Ngọc Phượng. Các nhân viên phục vụ khác cùng khóc theo. Những giọt nước mắt của Mao Trạch Đông đã truyền cảm cho mọi người. Ngược lại, tiếng khóc của họ lại truyền cảm cho ông.
Mao Trạch Đông, bàn tay sắt thống trị Trung Quốc mấy chục năm nay, khi vợ con chết ông đều chưa hề nhỏ một giọt nước mắt, thế mà bây giờ lại thút thít khóc thành tiếng. Mỗi lúc càng không thể kiềm chế mình, ông lấy tay bưng mặt, nước mắt chảy qua kẽ tay rơi xuống. Tiếng khóc vang lên khắp gian phòng. Buổi chiếu phim không thể tiếp tục được nữa. Trương Ngọc Phượng và Y tá trưởng dìu Mao Trạch Đông đi ra.....
Thượng Đế dùng một chữ “sinh” để trưng bày tác phẩm của mình, sau đó dùng một chữ “tử” thu về tất cả. Nửa năm sau sự kiện Thiên An Môn, Mao Trạch Đông từ giã cõi đời.    

 Ghi chú:
* Lưu Á Châu sinh 1952, hội viên Hội Nhà văn TQ, UVTƯ ĐCSTQ khóa XVIII, Thượng tướng, Chính ủy Đại học Quốc phòng TQ, con rể cựu CT nước TQ Lý Tiên Niệm, có quan điểm phê phán Khổng Tử và Mao Trạch Đông.
[1] Từ Hán-Việt là ngoạn thâm trầm; từ này không có trong từ điển. Tạm hiểu là đùa cợt với sự thâm trầm. Người thâm trầm là người sắc sảo, rất hiểu biết nhưng kín đáo. Kẻ chơi trò thâm trầm là kẻ tư tưởng nông cạn nhưng lại tỏ ra sâu sắc, kém hiểu biết nhưng lại tỏ ra rất hiểu biết. Có học giả TQ nói thâm trầm là một trong 4 đặc trưng lớn của dân tộc TQ. Năm 1976, Mao Trạch Đông phát động CMVH, tưởng rằng đó là hành động có ý nghĩa thâm sâu, nhưng thực ra là nông nổi, giả dối, ấu trĩ, ngạo mạn khinh đời, huênh hoang, cô độc quái gở, một dạng “thâm trầm” nhố nhăng của Mao.   
[2] Dịp tiết Thanh minh 1976, mỗi ngày cả triệu dân kéo đến Quảng trường Thiên An Môn dâng hoa, đọc thơ, dán báo chữ lớn tỏ lòng thương tiếc Chu Ân Lai (CAL) và chửi rủa chính quyền trong tay “Lũ 4 Tên” (L4T) chống CAL. Ngày 5/4/1976, thanh niên Vương Lập Sơn (VLS) đọc rồi dán thơ này lên Đài Liệt sĩ, dân chúng chép truyền tay nhau. Đại ý: Nhân dân đang đau buồn thương tiếc Thủ Tướng, bỗng nghe thấy “lời ma quỷ kêu” (tức tiếng loa phóng thanh của bọn tay sai L4T yêu cầu giải tán biểu tình). Dân khócthương, bọn lang sói L4T thì hả hê cười. Dân rơi lệ tưởng niệm người anh hùng hào kiệt CAL. Hãy đứng lên đánh đổ chính quyền này. Câu thơ bị L4T dựng thành “Vụ án phản cách mạng số 001”, đưa lên báo Nhân Dân và đài phát thanh, ra lệnh truy nã tác giả. VLS trốn đi. Sau khi L4T đổ, VLS được nêu tên là Thanh niên gương mẫu. Năm 2010 báo TQ có đăng bài phỏng vấn VLS.
[3] Liên lạc viên Mao Viễn Tân (cháu ruột Mao Trạch Đông) mang Lời phê do CT Mao viết đưa cho Bộ Chính trị và giải thích: CT Mao chỉ thị: Thủ đô, quảng trường Thiên An Môn đã xảy ra tình trạng [dân chúng biểu tình]đốt phá, đánh [đánh lại lực lượng đàn áp], các hoạt động ở đây đã có tính chất phản cách mạng.Trong bài này Lưu Á Châu muốn nói Mao đồng ý vụ đàn áp đẫm máu này, trái với quan điểm chính thống ở TQ (tránh phê bình Mao, mọi sai lầm của CMVH và vụ đàn áp 5/4/1976 đều đổ tội lên đầu Lũ 4 Tên).

Nguyễn Hải Hoành dịch và ghi chú

Nguồn:  Ba bài viết của Thượng tướng Lưu Á Châu làm rúng động người TQ.
刘亚洲上将令人震撼的三篇文章:写意毛刘周    《广场的见证》       

Không có nhận xét nào: