Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Trung Quốc lo: Mỹ bật đèn xanh cho Nhật chế tạo bom hạt nhân ( võ của Bá Kiến: dùng "đầu bò" để trị "đầu bò"..)

Trung Quốc nói gì về cuộc họp kín giữa Thủ tướng Nhật và Tổng thống đắc cử Trump?

Dân trí Sau cuộc họp kín giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, Trung Quốc hôm qua 18/11 cảnh báo bất cứ hợp tác song phương nào nếu được củng cố đều không được ảnh hưởng đến lợi ích của các nước khác.
 >> Ông Trump hào hứng khoe ảnh chụp cùng Thủ tướng Nhật Bản
 >> Thủ tướng Nhật Bản: Tổng thống đắc cử Trump là lãnh đạo đáng tin cậy
 >> Vì sao Thủ tướng Nhật Bản là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tới gặp ông Trump?


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AFP)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AFP)
Khi được đề nghị bình luận về cuộc hội đàm kín giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang nói: “Chúng tôi hy vọng bất cứ thỏa thuận hợp tác song phương nào cũng phải không làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên thứ ba”.
Ông Shuang cũng nhấn mạnh, Trung Quốc hoan nghênh những diễn biến thông thường trong quan hệ giữa quốc gia với quốc gia, trong khi đó cũng cần quan tâm đến những quan ngại an ninh của quốc gia khác. Ông hối thúc mọi quan hệ liên quốc gia cần đóng vai trò tích cực cho hòa bình và ổn định trong khu vực.
Những bình luận trên là phản ứng chính thức đầu tiên của Trung Quốc về cuộc hội đàm giữa ông Abe và ông Trump tại New York vào tối 17/11. Ông Abe đã trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên hội đàm với Tổng thống đắc cử của Mỹ. Sau cuộc họp kín, ông Abe nói rằng ông tin có thể xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng và rằng Tổng thống đắc cử Trump là “nhà lãnh đạo đáng tin cậy”.
Cuộc hội đàm được cho là thu hút sự chú ý đặc biệt của Bắc Kinh đặc biệt là khi ông Trump trong chiến dịch tranh cử từng tuyên bố có thể rút khỏi liên minh an ninh với Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc liệu Mỹ có tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á hay không là yếu tố quan trọng đối với Bắc Kinh và Tokyo trong bối cảnh quan hệ hai bên căng thẳng lâu nay do vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Mặt khác, Bắc Kinh cũng lo ngại Tokyo sẽ nâng cao năng lực quân sự nếu theo đuổi chính sách quốc phòng độc lập hơn.
Minh Phương
Theo Kyodo

Không có nhận xét nào: