Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Con người khi về già, nhất định phải “quản lý” tốt 4 điều này…; 8 điều chúng ta cần học hỏi từ những người khuyết tật

Trong cuộc đời mỗi con người, “sinh, lão, bệnh, tử” vốn là lẽ rất thường tình, là quy luật mà không ai có thể chống lại được. Bởi vậy, khi tới tuổi xế chiều, thay vì ủ rũ tiếc nuối, hãy tận dụng những năm tháng còn lại để sống đời an lạc.

tuổi già, quản lý cuộc sống, an lạc,
khi tới tuổi xế chiều, thay vì ủ rũ tiếc nuối, hãy tận dụng những năm tháng còn lại để sống đời an lạc. (Ảnh: Internet)
Con người chúng ta, khi đã về già, trên khuôn mặt sẽ xuất hiện những nếp nhăn, mái tóc cũng bắt đầu ngả sang màu bạc. Lúc này, có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy đôi chút bi thương, cũng có vài phần tiêu cực.
Nhưng chỉ cần chúng ta giữ vững tinh thần, quản lý tốt cuộc sống của mình, buông bỏ đi những cảm xúc tiêu cực, thì chúng ta sẽ có một tuổi già đầy hạnh phúc.
Muốn được như vậy, khi đến tuổi già, nhất định phải nhớ kỹ hai từ: “Quản lý”.
1. Quản lý tốt tiền bạc
Tiền không phải là vạn năng, nhưng không có tiền thì rất khó có thể thực hiện được những điều mình mong muốn. Con người, khi đã ở cái tuổi xế chiều, trong tay nhất định cần có một chút tích lũy.
Khi bản thân mình có một khoản tiết kiệm, thì dù muốn mua gì hay muốn ăn gì đều có thể tùy theo ý của mình.
Hãy chắc chắn giữ lấy một khoản cho tuổi già, chưa đứng trước quan tài nhất định chưa nên phân gia sản.
2. Quản lý tốt người bạn già
Vợ chồng sống với nhau, từng cùng nhau trải qua những bữa cơm thanh đạm, sống những ngày tháng yên bình, hai người đã trở thành một phần không thể thiếu của nhau. Nhưng sau khi già rồi, luôn sẽ có một người ra đi trước, người đi kẻ ở, có tiếc nuối những ngày tháng bên nhau cũng đã muộn màng.
Bởi vậy, khi còn ở bên nhau, mỗi tuần hãy dành thời gian 1 tiếng đồng hồ cùng người bạn già đến một nơi nào đó yên tĩnh mà tâm sự chuyện đời.
Cùng nhau nhớ lại những niềm vui, hạnh phúc hay ngọt ngào đã từng trải qua khi còn trẻ, hay tâm trạng của hai người khi lần đầu được làm cha mẹ. Đây cũng là cách rất tốt để có thể hâm nóng tình cảm của hai vơ chồng.
3. Quản lý tốt bằng hữu
Sau khi già rồi, bạn bè thân hữu nếu có cơ hội gặp nhau thì nhất định nên ngồi lại hàn huyên. Phải biết rằng, đã đến cái tuổi này, gặp được nhau một lần là điều vô cùng quý giá, sau này không biết còn có cơ hội để gặp được nhau nữa hay không.
Trân quý những “lão huynh đệ” này, có rảnh rỗi thì cùng nhau uống chút trà, ngâm thơ, ngẫm lại mọi sự trên đời.
Cũng đừng bỏ qua cơ hội kết giao với những bằng hữu mới, bởi vì tình bạn là thứ tốt đẹp nhất để gắn kết giữa những người xa lạ.
4. Quản lý tốt bản thân
Đừng nghĩ rằng bản thân mình đã già, cũng đừng cho rằng già rồi thì không cần quan tâm tới vấn đề ăn mặc. Càng già càng nên chú trọng bề ngoài sạch sẽ, gọn gàng.
Các nhà tâm lý học nhìn nhận rằng, tâm thái cởi mở phóng khoáng thường sẽ khiến người ta cảm thấy trẻ trung hơn.
Quản lý tốt bản thân thật sự là điều rất quan trọng, cũng là cách thức tốt để đảm bảo sức khỏe, nó khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, tâm hồn như ánh bình minh, tràn trề sức sống, trường thọ.
Hãy “quản lý” tốt tuổi già của mình, bắt đầu từ 4 điều nêu trên, nhất định sẽ mang 0đến cho bạn rất nhiều thay đổi bất ngờ!
Tuệ Tâm, theo Cmoney


8 điều chúng ta cần học hỏi từ những người khuyết tật

Những người khuyết tật luôn sống một cuộc sống thường nhật với ý chí quyết tâm và mạnh mẽ, họ thậm chí có thể làm được những điều người khỏe mạnh chưa hẳn có thể. Liệu có phải họ đang nắm giữ bí quyết nào đó mà người bình thường chúng ta không nghĩ tới?

từ người tàn tật, Bài học,
Người khuyết tật có những điều rất đáng để chúng ta học hỏi. (Ảnh: Internet)
1. Hạnh phúc thật sự vẫn tồn tại trong một cơ thể không vẹn toàn
Một số người khỏe mạnh hay nói rằng họ thà chết còn hơn sống 1 cuộc sống tàn tật. Đó là vì họ chưa thể tượng tưởng được sẽ sống thể nào nếu trở thành người tàn tật, họ chưa có biện pháp để xử lý tình huống như vậy. Nhưng trên thực tế, bộ não con người rất giỏi trong việc thích nghi với các tình huống hiểm nghèo, chỉ cần bạn suy nghĩ tích cực, thì mọi thứ đều có thể.
Có một bệnh nhân bị liệt 2 chi dưới từng chia sẻ: ”Tôi nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ hạnh phúc. Tuy nhiên, một vài năm sau khi 2 chân bị liệt, tôi đã lại có hạnh phúc. Tôi tìm thấy hạnh phúc thông qua 1 điều đơn giản đó là được sống, với bạn bè và người thân. Tôi vẫn luôn ao ước mình có thể đi lại như trước đây, nhưng cuộc sống hiện tại đã đủ làm tôi cảm thấy hạnh phúc”.
2. Lòng kiên nhẫn có thể giúp bạn vượt qua gần như tất cả khó khăn
Bạn có thể đang nói cho lũ trẻ về tầm quan trọng của lòng kiên nhẫn, và bạn cũng có thể đang chứng minh cho bọn trẻ xem về lòng kiên nhẫn. Tuy nhiên, với người khuyết tật, thì sự kiên nhẫn đã được nâng lên một cấp độ hoàn toàn mới.
Thông thường khi chúng ta bỏ nhiều thời gian vào một công việc gì thì bạn sẽ trở thành chuyên gia ở lĩnh vực đó. Với người tàn tật, để hòa nhập trở lại với xã hội, họ phải chịu đựng sự mất mát và ánh mắt kỳ thị của nhiều người, họ chính là những người có lòng kiên nhẫn phi thường.
từ người tàn tật, Bài học,
Nick Vujicic là một trong những tấm gương sáng giá về nội lực phi thường của con người. (Ảnh: Internet)
3. Nguy hiểm luôn rình rập
Khi bạn nghe về một người nào đó đã trở thành tàn phế sau một vụ tai nạn, có thể bạn sẽ nghĩ rằng nó sẽ không thể xảy ra với bạn, nó giống như 1 câu chuyện hay một chương trình truyền hình, bạn chẳng để tâm và vẫn giữ nguyên đó những thói quen nguy hiểm. Nhưng thực tế luôn vẫn rất lạnh lùng và số người tàn tật do tai nạn luôn tăng lên mỗi ngày. Hơn ai hết, chỉ những người đã từng trải qua như người khuyết tật mới có thể thực sự thấm thía nỗi đau mất mát này.
4. Không đổ mồ hôi những vì những điều nhỏ nhặt
Bạn có thể mất hàng tháng trời để ngóng chờ đợt công chiếu của 1 bộ phim hấp dẫn, hay sẵn sáng đứng xếp hàng nhiều giờ liên chỉ để mua được món ăn mình ưa thích. Tuy nhiên bạn có biết, kể từ khi biết mình bị tàn tật, họ sẽ đối mặt với vô vàn căng thẳng, xe lăn bị hỏng, bảo hiểm bị cắt giảm, phải phụ thuộc vào người chăm sóc.
Nhưng điều khiến họ khó chấp nhận nhất chính là có thể phải từ bỏ ước mơ của mình. Vì vậy điều chúng tôi muốn nhắn gửi là hãy dùng thân thể khỏe mạnh đáng trân quý của bạn vào những việc lớn lao và thật sự hữu ích.
 5. Yếu đuối không phải luôn là tiêu cực
Khi sống chung với khuyết tật, bạn học được cách chấp nhận việc nhận sự giúp đỡ, và theo thời gian, nhiều người trong chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta cần sự giúp đỡ theo cách riêng của mình, ngay cả vận động viên và các Tổng thống của Hoa Kỳ. Đó là điều không thể tránh khỏi và là một phần trong đời sống của con người.
từ người tàn tật, Bài học,
Trong cuộc sống, ai cũng có lúc cần sự giúp đỡ. (Ảnh: Internet)
6. Khác biệt là một cơ hội
Hầu hết mọi người không thích khác biệt hoặc nổi trội. Nhìn chung đa số mọi người không muốn bị chú ý. Tuy nhiên, nó không xấu như bạn nghĩ. Trên thực tế, khi bạn sống cuộc sống của một người khác biệt, ngay lập tức bạn sẽ cảm nhận được những khoảnh khắc tuyệt vời của nó.
Bạn có thể gặp gỡ những người tuyệt vời và nhận được những cơ hội đặc biệt. Khi bạn bình thường, sẽ không ai chú ý đến bạn.
7. Bạn không thể đánh giá một người qua vẻ ngoài của họ
Chúng ta luôn nghe câu “Đừng bao giờ đánh giá một cuốn sách qua trang bìa”. Từ Stephen Hawking, một người có cuộc sống gắn liền với chiếc xe lăn, không thể nói chuyện nhưng cũng là một trong những người thông minh nhất thế giới, đến Francesco Clark, một người bị liệt tứ chi và là Giám đốc điều hành của một công ty mỹ phẩm lớn.
Đừng bao giờ nghĩ rằng người khuyết tật không thẻ có những thành công ấn tượng. Ý chí sẽ quyết định tất cả. Bạn sẽ không bao giờ biết một người khuyết tật có khả năng gì.
8. Cuộc sống rất ngắn ngủi. Hãy trân quý mọi thứ
Điều không may là, khuyết tật cũng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ. Nhiều người trong chúng ta có thể sẽ không sống đến tuổi 95, đó là lý do tại sao hầu hết người khuyết tật tìm ra bí quyết của cuộc sống – tận hưởng mỗi ngày như ngày cuối cùng của cuộc đời. Họ biết cuộc sống khó khăn thư thế nào và biết cách trân trọng những điều tốt đẹp khi nó đến.

Hoàng An, Theo NTD

Không có nhận xét nào: