Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

EVN LẠI VÒI TIỀN KHỦNG:137.000 TỶ ; KHÔNG CẤP ĐỦ 5 NĂM NỮA SẼ CẮT ĐIỆN CHO BIẾT TAY; Phó Thủ tướng yêu cầu tính toán thời điểm hợp lý điều chỉnh giá điện



Khoảng 16h30 chiều 15-12-2011, công trình xây dựng Tòa nhà "Trung tâm điều hành và Thông tin viễn thông Điện lực Việt Nam" (33 tầng nằm trên hai mặt phố Cửa Bắc- Phạm Hồng Thái, phường Trúc Bạch, Q.Ba Đình, Hà Nội) đã phát hỏa dữ dội.

Sếp EVN: Không có 137.000 tỷ, 5 năm nữa Việt Nam thiếu điện


  • 37
 
Ông Đặng Hoàng An, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thừa nhận để có 137.000 tỷ đồng là rất cam go, nhưng nếu dừng đầu tư, Việt Nam sẽ thiếu điện sau 5 năm nữa.
Mới đây, ông Đặng Hoàng An, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết trong năm 2016, tập đoàn đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Lượng điện thương phẩm đạt 159,45 tỷ kWh, tăng 11% so với năm 2015 và vượt 350 triệu kWh so với kế hoạch. 
Năm nay, toàn hệ thống điện có thể đạt 32.340 MWh, tăng 12,25% so với năm trước. Tuy nhiên ông An thừa nhận ngành đang phải nỗ lực để có thể đáp ứng đủ điện cho 2 triệu người dùng tăng thêm.

Nhiều khó khăn, thách thức

Sep EVN: Khong co 137.000 ty, 5 nam nua Viet Nam thieu dien hinh anh 1
Ông Đặng Hoàng An, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ảnh: Kiều Vui.
Ông chỉ ra hàng loạt khó khăn lớn của ngành như sản lượng điện sản xuất của EVN hiện chỉ chiếm khoảng 43,5%. Việc đảm bảo cung ứng điện cho toàn quốc phụ thuộc rất lớn vào các nhà máy điện ngoài EVN trong khi vấn đề đảm bảo nhiên liệu cho phát điện, nhất là đảm bảo cấp khí cho các nhà máy điện khu vực Tây Nam Bộ sau khi nhà máy xử lý khí GPP Cà Mau đưa vào vận hành từ tháng 4/2017 vẫn là khó khăn lớn.
Một số yếu tố chi phí đầu vào của sản xuất điện đã tăng liên tục từ năm 2015 nhưng chưa được đưa vào cân đối trong giá điện hiện hành. Những yếu tố này gồm có biến động tỷ giá, giá than, khí cho sản xuất điện, thuế tài nguyên nước, chi phí môi trường rừng. Từ tháng 12/2016, giá than tiếp tục tăng khoảng 7%...


EVN xin cộng thêm một số khoản chi vào giá điện


Kiều Vui

“Chúng ta bị lệ thuộc rất nhiều vào hệ thống 500kV Bắc - Nam, bắt nguồn từ Vũng Áng rẽ qua Quảng Trạch đến Pleiku. Tuyến này năm 2016 truyền tải 15,4 tỷ kWh, chiếm 18% sản lượng tối đa. Đến năm 2017, chúng tôi xác định tuyến này truyền tải được 20 tỷ kWh, chiếm 25% sản lượng tối đa và đó là câu chuyện rất lớn bởi quãng đường dài hẳn 1.500 km”, ông nói.
Tuy nhiên, theo ông An, đến nay, tiềm lực để đơn vị thực hiện dự án trên mới chỉ có 99%. Tới đây tập đoàn phải huy động nguồn điện chạy dầu khoảng 2,2 tỷ kWh mới có thể hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này và đây là thách thức lớn với tập đoàn.
Khẳng định sẽ ưu tiên phát triển dự án 17.000 tỷ đồng này, ông An cam kết phấn đấu đóng điện vào quý I/2019 như kế hoạch đã đề ra. Để cán đích, vị này cho biết EVN sẽ cân đối nguồn tiền, dự kiến khởi công dự án vào tháng 12 năm nay.
“Tiến độ rất sát sườn. Đây là giải pháp giúp tăng cường truyền tải Bắc - Nam và giải quyết cân đối nguồn điện nên cần phải làm sớm”, ông nói thêm.
Sep EVN: Khong co 137.000 ty, 5 nam nua Viet Nam thieu dien hinh anh 2
Tới đây tập đoàn phải huy động nguồn điện chạy dầu khoảng 2,2 tỷ kWh. Ảnh: Hoàng Hà.

EVN cần 137.000 tỷ, nếu không Việt Nam sẽ thiếu điện

Cho rằng EVN không chỉ gặp khó ở dự án này, ông An chia sẻ năm nay “chắc vẫn khó khăn” bởi khối lượng đầu tư năm nay của EVN khoảng 137.000 tỷ đồng trong khi giới hạn trần nợ công gây ra những khó khăn nhất định đối với các doanh nghiệp cần vốn đầu tư lớn để phát triển như EVN.
Ông thừa nhận để có 137.000 tỷ đồng quả thật rất cam go, nhưng ông khẳng định nếu chúng ta dừng đầu tư thì nước ta sẽ thiếu điện sau 5 năm nữa.
“Hôm nay tôi dừng, 5 năm sau sẽ gánh ngay hậu quả. Chưa kể 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam luôn ở 2 con số, tức là đất nước đang tiêu thụ rất nhiều điện và đang cần rất nhiều điện, không thể không đầu tư”, ông khẳng định.
Đồng thời, lãnh đạo EVN cũng nhắc lại lời Thủ tướng rằng kể cả các doanh nghiệp khác chậm dự án, EVN vẫn phải có lối tắt. “Dầu khí, Than Khoáng sản có thể không làm nhà máy điện nhưng EVN vẫn phải làm và chúng tôi quyết tâm thực hiện điều đó”, ông nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, theo kế hoạch, EVN sẽ đẩy nhanh đầu tư xây dựng các nhà máy điện mặt trời Trị An, Sê San 4... để đưa vào vận hành trong giai đoạn 2018-2019.
Ngày 5/1, trao đổi với Zing.vn, đại diện Tập đoàn này cho hay Tổng công ty Điện lực Miền Bắc (EVN NPC) vẫn chưa có báo cáo giải trình về việc chi 31 tỷ đồng tiền biển cảnh báo nhưng lại tính vào giá điện.
Trước đó, ông Dương Quang Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN khẳng định đã yêu cầu EVN NPC báo cáo từ trước ngày 6/12/2016.

Phó Thủ tướng yêu cầu tính toán thời điểm hợp lý điều chỉnh giá điện

Dân trí Bộ Công Thương được giao hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ khung giá bán lẻ điện bình quân trên cơ sở tính toán thông số đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất, kinh doanh điện để khuyến khích tiết kiệm và thu hút đầu tư, đồng thời tính toán thời điểm điều chỉnh giá điện hợp lý
 >> Thống đốc Lê Minh Hưng nói gì về điều hành lãi suất, tỷ giá 2017?
 >> Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên:"Giá điện phải được thị trường hoá"
 >> Dù từ chối, Bộ Công Thương vẫn được giao quản lý giá sữa

Phó Thủ tướng yêu cầu tính toán thời điểm hợp lý điều chỉnh giá điện.
Phó Thủ tướng yêu cầu tính toán thời điểm hợp lý điều chỉnh giá điện.
Ngày 10/1, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 22/12/2016.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định, năm 2017, Quốc hội đã đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm khoảng 4%. Việc thực hiện nhiệm vụ điều hành giá, kiểm soát lạm phát sẽ gặp rất nhiều áp lực, khó khăn hơn năm 2016 do có nhiều yếu tố dự báo gây sức ép lên mặt bằng giá như xu hướng hồi phục của giá xăng dầu, giá hàng hóa thế giới, việc điều chỉnh giá các hàng hóa quan trọng, thiết yếu theo lộ trình thị trường; áp lực về tỷ giá; các rủi ro về biến đổi khí hậu, thiên tai...
Mặt khác, công tác điều hành giá đồng thời phải hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Do đó, công tác điều hành giá năm 2017 cần được tiến hành hết sức chặt chẽ và phối hợp bài bản ngay từ đầu năm.
Theo đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Công Thương bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, điều hành giá bán xăng dầu trong nước phù hợp kết hợp với sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá xăng dầu làm cơ sở cho các bộ, ngành điều hành giá các mặt hàng khác theo thẩm quyền.
Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu; hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ khung giá bán lẻ điện bình quân trên cơ sở tính toán thông số đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất, kinh doanh điện để khuyến khích tiết kiệm và thu hút đầu tư, đồng thời tính toán thời điểm điều chỉnh giá điện hợp lý, sớm báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá để chỉ đạo quyết định.
Bộ Y tế tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với các địa phương còn lại. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý giá thuốc; khẩn trương triển khai thực hiện đấu thầu giá thuốc với mục tiêu kéo giá thuốc giảm từ 10-15% so với mặt bằng giá hiện nay.
Cũng tại cuộc họp, Trưởng Ban Điều hành giá yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tài chính sớm quyết toán, tính toán phương án tài chính các dự án sử dụng vốn BOT, ưu tiên việc giảm phí hơn thời gian thu hồi vốn, cố gắng giảm đều cho tất cả các đối tượng tiêu dùng cùng được hưởng; Đẩy mạnh tăng cường vận tải đa phương thức để giảm cước hàng hóa lưu thông, kiểm soát chặt giá dịch vụ tại cảng hàng không.
Riêng giá cước vận tải, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các Sở Giao thông Vận tải giám sát, rà soát chặt chẽ kê khai giá của đơn vị kinh doanh vận tải theo phân công của Chính phủ tại Nghị định số 149/2016/NĐ-CP; thực hiện kiểm soát giá nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng chỉ đạo Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi thực hiện nghiêm kê khai giá, bình ổn thị trường nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành giữ ổn định mặt bằng lãi suất, điều hành linh hoạt tỷ giá, phấn đấu giữ lạm phát cơ bản trong khoảng 2%.
Phương Dung
http://news.zing.vn/sep-evn-khong-co-137000-ty-5-nam-nua-viet-nam-thieu-dien-post712440.html

Không có nhận xét nào: