Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐI BẮC KINH CHUYẾN NÀY CÓ “QUÁN TRIỆT” MỘT “CHỈ GIỚI ĐỎ” NÀO ĐÓ VỚI TRUNG QUỐC?

Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho Lế cúng ông Công, ông Táo

Chưa bao giờ TBT Nguyễn Phú Trọng dẫn đoàn xuất ngoại lại mang một dàn “cầu thủ trụ cột”, “ đinh” như chuyến thăm Bắc Kinh lần này; trong đoàn có tới 3 viên tướng đó là: BT Bộ Quốc phòng Tướng Ngô Xuân Lịch, BT Bộ Công an Tướng Tô Lâm, Phó chủ tịch Quốc hội phụ trách an ninh-quốc phòng: Tướng Đỗ Bá Tỵ, ( từng là Tổng tham mưu trưởng)…; Phó Thủ tướng, BT Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Tuyên giáo TW Võ Văn Thưởng…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thủ đô Bắc Kinh 
TBT Nguyễn Phú Trọng đã đến Bắc Kinh

Chuyến đi xuất hành đúng ngày rằm tháng Chạp, trước tục lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời: một phong tục của cả Trung Quốc và Việt Nam.
Theo truyền thuyết: Ông Công là vị thần cai quản đất đai còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình…Hai ông Công và Táo phối hợp với bà vợ  tạo thành cái thiết chế chân vạc, kiềng ba chân giữ lửa, giữ an sinh cho một gia đình…
Hàng năm, đúng ngày 23 tháng Chạp, người dân cả 2 nước Việt Nam đều có tục lễ cúng tiễn 2 ông Công và Táo bởi do được Ngọc Hoàng triệu kiến lên thiên đình để bẩm báo chuyện làm ăn năm qua; cả cái chuyện tế nhị “ chung giường” của 2 gã đàn ông si tình với một người đàn bà duy nhất của họ…
Ngoài dàn cầu thủ nắm giữ các vị trí then chốt tại các địa điểm xung yếu liên quan tới an ninh “ cầu môn” còn có các quan chức của các bộ ngành liên quan tới hoạt động hợp tác kinh tế: “Nguyễn Chí Dũng, ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư; Nguyễn Xuân Cường, ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Trần Tuấn Anh, ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Công Thương; Nguyễn Hoàng Anh, ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng; Lê Hoài Trung, ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng thư ký UB Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; Hồ Mẫu Ngoạt, Trợ lý Tổng bí thư, Phụ trách Văn phòng Tổng bí thư; Nguyễn Khắc Chử, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu; Đặng Minh Khôi, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cùng tham gia đoàn…”( TTXVN)
Trong chuyến thăm Bắc Kinh lần này không thấy đưa tin có sự tham gia, tháp tùng của các doanh nhân…
Về mục đích của chuyến thăm, TTXVN đưa lại lời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh:” chuyến thăm của Tổng bí thư đến Trung Quốc nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Đồng thời khẳng định đường lối đối ngoại của Việt Nam muốn tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước, trong đó có Trung Quốc, một đối tác chiến lược toàn diện quan trọng của Việt Nam…
Ông cũng cho hay, chuyến thăm ngay thời điểm đầu năm khẳng định rõ mong muốn của Việt Nam đưa quan hệ với Trung Quốc đi vào chiều sâu, hiệu quả, tạo môi trường hòa bình, ổn định, mở ra một năm sẽ có nhiều chuyến viếng thăm lẫn nhau giữa lãnh đạo hai bên.”
Của đáng tội, có chuyến thăm nào của quan chức Việt Nam sang Bắc Kinh và ngược lại từ xưa đến nay không đề ra mục đích và mục tiêu chiến lược rất chi là sáng chói, đại nghĩa đó…
Nếu chịu khó cập nhật những thông tin nóng những ngày gần đây thì có vẻ như “ Đội bóng Trung Nam Hải” đang càng ngày càng trở nên hung đồ, gia tăng sức ép toàn sân, liên tiếp đưa bóng vào xâm phạm an ninh của khung thành của “ Đội bóng Hoàn Kiếm Hà Nội”…
Đội “ Trung Nam Hải” vẫn sử dụng chiến thuật “tấn công để phòng ngự” của chiến lược gia Giá Cát Lượng thời Tam Quốc; “ Đội Trung Nam Hải” xưa nay vẫn sử dụng nhiều cú vào bóng, nhiều đường ban trái khoáy, lắt léo bất chấp luật pháp, bất chấp sự thỏa thuận giữa 2 ông bầu; thỉnh thoảng còn đá cả vào hạ bộ đối phương…
Còn “đội bóng Hoàn Kiếm Hà Nội” vẫn thiên về lối đá phòng ngự, còn tấn công lấy lệ; các cầu thủ trên sân thường được rỉ tai, thụ động cố mà ngăn được đường bóng nào, hạn chế, đẩy lùi các cầu thủ của “ Đội Trung Nam Hải” xâm nhập vào “khu vực 16,50 m” để tránh bị ghi bàn lộ liễu và bị cổ động viên la ó, ném đá, do bị nghi “ bán độ”…
Kết cục cuối cùng của cái bàn cờ thế sự Việt-Trung thường xưa nay vẫn xảy ra cái chiêu trò tuyên bố một đường nhưng phía Trung Quốc vẫn hành xử một nẻo; còn Việt Nam thì luôn giương “ 14 chữ vàng” và kêu hảo hảo và cúc cung tận tụy của một kẻ “ ngu Trung”…
Theo phán đoán của dân quan sát thế sự vỉa hè thì chuyến đi này của TBT Trọng chắc sẽ có một thỏa thuận gì đó, một mặc vả nào đó, thệm một lần quán triệt về “ một chỉ giới đỏ” mơ hồ nào đó của cái mối quan hệ một bà lòng thòng với 2 ông: mối quan hệ Mỹ- Việt Nam- Trung Quốc…
Cái chỉ giới đỏ này chắc do phía Trung Quốc chủ động đưa ra để lừa bịp và chiêu dụ là cái chắc; còn phía Việt Nam thì thể nào cũng “ cò kè bớt một thêm 2”," thêm được đồng nào" hay đồng đó...nhưng kết cục cuối cũng thì vẫn cam chịu ngả bàn đèn, chấp nhận chung giường với cả 2 gã đàn ông hung bạo…
Chuyến đi này diễn ra trong tình hình Biển Đông đang nóng lên từng ngày và vị TT mới được bầu của nước Mỹ tỏ ra là một chính khách khó lường: thích lối chơi thực dụng, ngẫu hứng của kẻ nắm quyền thế trong tay…
“Đội bóng Hoàn Kiếm Hà Nội” xuất trận lần này bằng thế trận của  “lối đá tập thể”, “chiến thuật ruồi bâu”, không tấn công  theo chiến thuật “ cơn lốc mà da cam Hà Lan”  mà phòng ngự kiểu Hà Lan để ngộ nhỡ sau này có bị lọt lưới quả nào thì cả đội cùng bị trừ tiền thưởng; không một ai bị nghi là tư túi, bán độ…
Cái sự “thỏa thuận”, cùng nhau thêm một lần quán triệt về các “ chỉ giới đỏ” chắc sẽ được 2 bên bàn thảo, mặc cả và có mua đóng bảo hiểm đàng hoàng, được “khuyến mại” bù trừ bằng những ký kết hợp tác kinh tế; Một thao tác, đối sách mà giới giang hồ vẫn hay sử dụng: củ cà rốt kèm theo cây gậy…
Cái “ Chỉ giới đỏ” này chủ yếu do phía “ Đội Trung Nam Hải” chiêu du, áp đặt, dành cho “ Đội Hoàn Kiếm,Hà Nội” là gì xem hồi sau mới đoán được phần nào !

P.V.Đ.




Chuyên gia Trung Quốc đánh giá chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

THEO TTXVN

(GDVN) - Ông Lăng Đức Quyền nhấn mạnh rằng nhờ sự nỗ lực chung của hai bên, quan hệ Trung - Việt gần đây phát triển tốt đẹp, tình hữu nghị truyền thống được củng cố.

Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là 'Chuyến đón Xuân'. Chữ “Xuân” ở đây không chỉ là Mùa Xuân, mà còn tượng trưng cho triển vọng tốt đẹp hơn trong quan hệ hai nước" - chuyên gia Lăng Đức Quyền nhận định.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt – Trung lần thứ XVI. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 12-15/1.

Nhân dịp này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tại Bắc Kinh đã có cuộc phỏng vấn ông Lăng Đức Quyền – nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề thế giới của Tân Hoa xã, thành viên Hội hữu nghị Trung – Việt, nguyên Trưởng Cơ quan thường trú Tân Hoa xã tại Việt Nam.

Đánh giá về chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Lăng Đức Quyền nhấn mạnh đây là chuyến thăm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện qua hai khía cạnh.
Thứ nhất, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo nước ngoài cấp cao nhất mà Đảng và Nhà nước Trung Quốc tiếp đón trong năm 2017.

Trung Quốc cũng là nước đầu tiên mà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức trong năm 2017.
Điều này thể hiện rõ sự coi trọng của lãnh đạo hai Đảng, hai nước trong việc tăng cường, thúc đẩy quan hệ láng giềng, hữu nghị Việt-Trung.

Chuyến thăm diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 67 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Trung và ngay trước thềm Tết Nguyên đán – dịp lễ cổ truyền lớn nhất trong năm của nhân dân hai nước.

Theo ông Lăng Đức Quyền, có thể nói rằng “Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “Chuyến đón Xuân”.
Chữ “Xuân” ở đây không chỉ là Mùa Xuân, mà còn tượng trưng cho triển vọng tốt đẹp hơn trong quan hệ hai nước, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước phát triển bền vững và sâu sắc”.

Ông Lăng Đức Quyền nhấn mạnh rằng nhờ sự nỗ lực chung của hai bên, quan hệ Trung - Việt gần đây phát triển tốt đẹp, tình hữu nghị truyền thống được củng cố, hợp tác trong nhiều lĩnh vực đạt được thành quả tích cực.

Năm 2016, hai bên tiếp tục duy trì các cuộc thăm viếng giữa lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước với tần suất cao, sự tin cậy chính trị giữa hai bên tiếp tục được tăng cường.

Hoạt động giao lưu, hợp tác ở mọi cấp độ, trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa v.v… được thúc đẩy, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Đánh giá về tiềm năng và triển vọng quan hệ hai nước, ông Lăng Đức Quyền cho rằng tình hình quốc tế, khu vực hiện nay biến động khó lường, hai Đảng, hai nước đứng trước nhiều vấn đề mới, thách thức mới.

Trong bối cảnh như vậy, hai nước cần phối hợp chặt chẽ, duy trì thăm viếng cấp cao, thúc đẩy kết nối chiến lược, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi, tăng cường giao lưu văn hóa, nhằm không ngừng nâng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới.
Nền kinh tế hai nước liên quan chặt chẽ đến nhau, bổ sung hữu hiệu cho nhau, gắn bó lợi ích ngày càng chặt chẽ.

Trung Quốc mong muốn tăng cường hợp tác giữa hai nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hợp tác đầu tư, thương mại, thúc đẩy năng lực sản xuất… trong khuôn khổ chiến lược “Một vành đai, một con đường”, “Hai hành lang, một vành đai”, nhằm tăng thêm động lực cho việc nâng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước lên một tầm cao mới trong bối cảnh tình hình mới.

Theo ông Lăng Đức Quyền, Việt Nam sẽ đăng cai Năm APEC 2017. Đây là chuỗi sự kiện ngoại giao quan trọng, đồng thời là cơ hội để Việt Nam kiểm chứng những thành quả đã đạt được trong 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kiểm nghiệm tầm ảnh hưởng và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Là một thành viên quan trọng của APEC, và cũng là nước láng giềng thân thiện với Việt Nam, Trung Quốc bày tỏ quan điểm ủng hộ, phối hợp giúp đỡ Việt Nam tổ chức thành công sự kiện này.
Theo TTXVN

Không có nhận xét nào: