Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Chưa có bằng chứng Trịnh Xuân Thanh bị bắt;Trang tin chính thức của Interpol quốc tế không hề có tên ông Trịnh Xuân Thanh trong danh sách truy nã ?


Tin đồn Trịnh Xuân Thanh `` về Việt Nam `` trong thời gian vừa qua đã làm người dân trong và ngoài nước bàn luận sôi nổi, gây nhiều hoài nghi khi vài cá nhân đã đưa tin một cách lập lờ trên mạng xã hội.  

Trịnh Xuân Thanh có bị bắt dẫn độ về Việt Nam hay không?
Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam Nguyễn Văn Thành gặp Tổng thư ký INTERPOL Jürgen Stock tại trụ sở Interpol vào tháng 12.2016 (Hình bên phải là ông Trịnh Xuân Thanh tại nước ngoài)
Theo diễn biến trong nước, Bộ Công an Việt Nam đã phát lệnh truy nã ông Trịnh Xuân Thanh từ 16.9.2016 và cho đến thời điểm này vẫn chưa có bất kỳ một bằng chứng về sự xuất hiện có kiểm định công khai của ông Trịnh Xuân Thanh ở một quốc gia nào.

Gần đây nhất, vào ngày 16.12.2016, Thứ trưởng Bộ công an Việt Nam Nguyễn Văn Thành đã có cuộc gặp với Tổng thư ký INTERPOL Jürgen Stock tại trụ sở Interpol ở LYON, Pháp, mà nội dung làm việc bao gồm  ``các lĩnh vực thảo luận tập trung vào sự hợp tác giữa INTERPOL và Bộ Công an Việt Nam chống lại tội phạm xuyên quốc gia, xây dựng năng lực thực thi pháp luật và sử dụng các khả năng cảnh sát toàn cầu của INTERPOL nhằm chống lại các mối đe dọa an ninh quốc tế, khu vực và quốc gia trong các lĩnh vực tội phạm có tổ chức và đang nổi lên, Tội phạm mạng và khủng bố``.

Thông tin từ phía gia đình ông Trịnh Xuân Thuận (bác của Trịnh Xuân Thanh) hiện đang sống ở Pháp cho biết không có bằng chứng nào về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt giữ ở đây trong thời gian vừa qua, mặc dù vợ và con Trịnh Xuân Thanh cũng đang định cư ở đất nước tươi đẹp này.

Bộ nội vụ Pháp cũng không đưa ra bất kỳ một thông tin nào về việc bắt giữ Trịnh Xuân Thanh ở nước Pháp.

Phía Chính phủ Đức, Bộ nội vụ nước này cũng không có công bố gì, điều mà họ vẫn thường làm khi bắt giữ được một đối tượng bị truy nã quốc tế.

Bản thân em gái họ của Trịnh Xuân Thanh hiện đang định cư ở Đức cũng không đưa ra một bình luận nào về việc này. 

Điều quan trong nhất, cho đến thời điểm hiện nay, trên trang tin chính thức của Interpol quốc tế cũng không hề có tên ông Trịnh Xuân Thanh trong danh sách truy nã như Việt Nam đã công bố trước đó. 

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Xấu xa đừng đậy lại

GIÁO SƯ NGUYỄN LÂN DŨNG

(GDVN) - Vì sao người Mỹ đã công khai nói lên toàn bộ sự đàn áp hết sức dã man trong một thời gian dài đối với những người da đen được mua hay bị bắt từ Châu Phi sang?
LTS: Chia sẻ cảm nhận sau chuyến tham quan Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa người Mỹ gốc Phi tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho độc giả thấy tinh thần dám nhìn thẳng vào sự thật của người Mỹ.
Theo Giáo sư, nước Mỹ để cho mọi người thấy rõ sự xấu xa, tàn ác của nạnphân biệt chủng tộc trong gần 200 năm lịch sử cũng là cách để họ quyết tâm đấu tranh cho sự bình đẳng.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Tại Washington D.C., tôi vô cùng phấn khích khi được vào thăm Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa người Mỹ gốc Phi đặt tại 1400 Constitution Avenue, NW, Washington, D.C., giữa Madison Drive và Constitution Avenue và giữa đường phố 14 và 15. 
Việc vào cửa là miễn phí nhưng vô cùng khó khăn, bởi vì phải đăng ký qua mạng và mỗi ngày chỉ có khoảng 3.000 người được vào thăm. 
Bảo tàng mới mở cửa từ tháng 9 năm ngoái mà đã có hơn 1 triệu người tham gia. 

GS Nguyễn Lân Dũng: Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát

May sao tôi được sự ưu tiên hỗ trợ của một tiến sĩ lịch sử nguyên là phu nhân của Phó Đại sứ Mỹ tại Hà Nội thì mới vào nổi qua một cửa riêng.

Đây là bảo tàng quốc gia duy nhất dành riêng cho tài liệu về cuộc sống, lịch sử và văn hóa của người Mỹ gốc Phi.
Nó được thành lập theo Đạo luật của Quốc hội vào năm 2003, sau nhiều thập kỷ nỗ lực để thúc đẩy và nêu bật những đóng góp của người Mỹ gốc Phi. 
Đến nay, Bảo tàng đã thu thập được hơn 36.000 hiện vật và gần 100.000 cá nhân đã trở thành thành viên Bảo tàng theo đăng ký. 
Bảo tàng mở cửa cho công chúng vào ngày 24/9/2016, là bảo tàng thứ 19 và mới nhất của Viện Smithsonian.
Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa người Mỹ gốc Phi tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ. (Ảnh: EPA/TTXVN)
Bảo tàng giúp cho mọi người thấy được câu chuyện lịch sử và nền văn hoá của châu Phi cùng với sự xâm nhập của người gốc Phi vào Mỹ trong suốt hơn 200 năm qua. 
Nó khám phá ý nghĩa của việc trở thành một người Mỹ và chia sẻ những giá trị của Mỹ như khả năng phục hồi, lạc quan và tâm linh được phản ánh như thế nào trong lịch sử và văn hoá Châu Phi.

Đây là nơi hợp tác vượt ra ngoài Washington D.C. để thu hút khán giả không chỉ toàn nước Mỹ mà cả khách du lịch khắp thế giới. 
Nó tập hợp được tư liệu từ vô số các Viện bảo tàng và các cơ sở giáo dục, những nơi đã khám phá và bảo tồn được các tư liệu lịch sử quan trọng về chủ đề này. 
Bảo tàng này là một bảo tàng công cộng dành cho tất cả mọi người, nơi mọi người được chào đón tham gia, cộng tác và tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hoá của người Mỹ gốc Phi. 

Đại học Washington qua lời kể của giáo sư Nguyễn Lân Dũng

Theo những lời của Lonnie G. Bunch III, giám đốc sáng lập của Bảo tàng, "có những sự kiện mạnh mẽ và quan trọng như một dân tộc, như một quốc gia đang lấp đầy trong lịch sử của nước Mỹ".
Bảo tàng này sẽ kể câu chuyện của Mỹ thông qua các ống kính lịch sử và văn hoá của người Mỹ gốc Phi. 
Đây là câu chuyện của Mỹ và bảo tàng này dành cho tất cả những người muốn hiểu về một khía cạnh của nước Mỹ hùng mạnh như ngày hôm nay.
Xem hết một ngày trời tôi đã ghi lại được biết bao hình ảnh quý giá nhưng không sao ghi được rất nhiều video chiếu liên tục trên khắp các bức tường phía trên cao của Bảo tàng.
Tôi không sao kể lại hết được nội dung của Bảo tàng vì quá rộng lớn, quá phong phú.
Tôi chỉ thấy hiện lên trong đầu một cảm nghĩ: Vì sao người Mỹ đã công khai nói lên toàn bộ sự đàn áp hết sức dã man trong một thời gian dài đối với những người da đen được mua hay bị bắt từ Châu Phi sang để lao động nông nghiệp, làm đường, làm lao công và mọi công việc nặng nhọc khác?. 
Họ đã góp phần tạo nên cuộc sống tốt đẹp của cả nước Mỹ như ngày hôm nay. Tôi xúc động đến rơi nước mắt khi thấy hình ảnh những người da đen bị kìm kẹp, đánh đập, khinh bỉ từ phía những người da trắng. 
Bảo tàng mở cửa cho công chúng vào ngày 24/9/2016, là bảo tàng thứ 19 và mới nhất của Viện Smithsonian. (Ảnh: washington.org)
Thực ra những người da trắng cũng chỉ là những người nhập cư từ Anh, từ Pháp, từ Tây Ban Nha sang mảnh đất do Columbo khám phá ra châu lục này. 
Chúng ta nhớ lại rằng đây là sự kiện lịch sử được đánh dấu bằng thời điểm đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo làm trưởng đoàn đã đặt chân đến châu Mỹ vào ngày 12/10/1492. 
Theo lệnh của vua Fernando và hoàng hậu Isabel xứ Castilla và Aragón, đoàn thám hiểm đã xuất phát từ cảng Palos xứ Andalucía. 
Trong 2 tháng và 9 ngày sau đó, đoàn đã vượt qua biển Đại Tây Dương và đến một số đảo thuộc lục địa châu Mỹ, cụ thể là các đảo thuộc quần đảo Bahamas hiện nay. 
Khi trở về, Colombo đã thông báo cho châu Âu biết về sự tồn tại của một Thế giới mới.
Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách biệt nhau kể từ buổi bình minh của nhân loại.
Theo Wikipedia thì người da đen ở Mỹ có hơn 40 nhóm chủng tộc đến từ ít nhất 25 vương quốc ở Phi châu bị đem bán đến vùng đất mới Bắc Mỹ thuộc Đế quốc Anh trong thời kỳ buôn nô lệ qua Đại Tây Dương. 
Các vương quốc Phi châu hùng cường dọc bờ biển thường bán những nhóm người này cho các thương buôn người Âu để đổi lấy các loại hàng hoá như hàng dệt và vũ khí.
Người Phi bị bán và trao đổi như những nô lệ và bị đem lên tàu vượt biển sang Hoa Kỳ đến từ tám khu vực buôn nô lệ ở Phi châu, bao gồm các nước nay là Sénégal, Gambia, Guinée và Guiné-Bissau, Liberia Côte d'Ivoire, Ghana, Togo, Bénin và Tây Nigeria, Nigeria, Cameroon và Guinea Xích đạo, Gabon, Angola, Cộng hoà Dân chủ Congo và Mozambique. 

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng kể chuyện đi thăm Đại học Georgia

Những người nô lệ Phi châu đã mang theo họ tín ngưỡng, ngôn ngữ và văn hoá khi bị cưỡng bức lên tàu đến Tân Thế giới.
Tuy nhiên, những thương buôn và chủ nô đẩy mạnh những chiến dịch tàn bạo và có hệ thống nhằm tước bỏ bản sắc châu Phi, dần dần tiến đến việc loại bỏ hoàn toàn tên, ngôn ngữ và tín ngưỡng nguyên thuỷ của họ. 
Khi có thêm các phương tiện nô dịch, giới chủ nô cố ý sắp xếp nô lệ nói các ngôn ngữ khác nhau sống chung tại các nông trang và cấm họ sử dụng bất cứ ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Anh cũng như cấm họ học đọc học viết. 
Dần dà, người Phi ở Mỹ hình thành một bản sắc mới tập chú vào các điều kiện tương tác tại vùng đất mới đối nghịch với những ràng buộc lịch sử và văn hoá với châu Phi.
Khoảng năm 1860, có 3,5 triệu người nô lệ bị đem vào miền Nam Hoa Kỳ, cùng với 500.000 người Phi đang sống tự do ở khắp đất nước. 
Chủ trương bãi bỏ nô lệ có tiến triển và lên đến đỉnh điểm khi Abraham Lincoln đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 1860, dẫn đến hành động ly khai của Liên bang miền Bắc, và bùng nổ cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865).
Tất nhiên phần sau của Bảo tàng là cả một lịch sử đấu tranh giành quyền bình đẳng cho toàn bộ người Mỹ gốc Phi.
Điều này tôi thấy quá rõ tình trạng hiện nay trên khắp các đường phố và trong các trường đại học mà tôi có dịp đến thăm.
Tôi chỉ muốn nói lên về một quan niệm của nhiều người chúng ta là “Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại”. 
Đấy là một quan niệm thiếu trong sáng, thiếu dân chủ, thiếu khách quan và làm cản trở sự tiến bộ của cả dân tộc. 
Chỉ khi nào thấy rõ cái sai, dù là trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào, mà chúng ta dám mạnh dạn vạch ra, mạnh dạn phân tích và mạnh dạn phê phán thì chúng ta mới có thể mạnh mẽ tiến lên được. 
Có lẽ đó là một bài học lịch sử mà nước Mỹ mãi đến sau năm 1970 khi người phụ nữ da màu được quyền bầu cử mới hoàn toàn được thực thi. 
Việc Tổng thống da màu Obama được dân chúng không chỉ nước Mỹ mà cả ở nhiều nước khác cổ vũ một cách thực sự nhiệt tình cho thấy rõ tiến bộ đích thực của sự xóa bỏ phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ. 
Phải chăng đó cũng có nguồn gốc từ việc làm cho mọi người thấy rõ sự xấu xa, tàn ác và phi nhân tính của tệ phân biệt chủng tộc trong gần 200 năm lịch sử của nước Mỹ?.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng

Không thể “đội mũ” yêu nước cho kẻ phản động nguy hiểm; Khởi tố vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”

QĐND - Sau khi Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An bắt khẩn cấp Lê Đình Lượng về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự, một số tổ chức phản động và truyền thông quốc tế, trang mạng xã hội có những thông tin sai lệch nhằm bao biện cho Lê Đình Lượng.


 Nghệ An: Bắt khẩn cấp Lê Đình Lượng về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”

Những lời ngụy biện
Ngay sau khi sự việc được công bố, đã có một số ý kiến bóp méo sự thật để bao biện cho hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Lê Đình Lượng. Trang BBC tiếng Việt đã có các bài viết một chiều, đưa thông tin sai lệch, cho rằng: Lê Đình Lượng là cựu chiến binh yêu nước, đi đầu chống ngoại xâm nên bị bắt oan. Có ý kiến còn cho rằng, việc bắt Lê Đình Lượng là vi phạm Bộ luật Tố tụng hình sự. Một tổ chức gọi là Hội Cựu tù nhân lương tâm thanh niên Công giáo còn đưa ra bản tuyên cáo bênh vực Lê Đình Lượng với những lập luận nực cười. Có người viện dẫn việc Lê Đình Lượng là một cựu chiến binh, từng chiến đấu ở biên giới phía Bắc năm 1983 để lấp liếm đi những sai phạm. Có tờ báo hải ngoại còn đặt vấn đề: Bắt Lê Đình Lượng, Việt Nam “trấn áp tiếng nói tranh đấu”(!)
Cái gọi là Hội Cựu tù nhân lương tâm thanh niên Công giáo và một số tổ chức xã hội dân sự còn kêu gọi trả tự do cho Lê Đình Lượng; kêu gọi các tổ chức quốc tế “can thiệp” để “bảo vệ nhân quyền”…
Lê Quốc Quân, một đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước thông qua truyền thông quốc tế đã ngụy biện, bênh vực Lượng là cựu chiến binh, là người yêu nước, hoạt động ở địa phương nhưng lo lắng những vấn đề trọng đại… Thoạt nghe những lời "có cánh" đó, người ta dễ ngộ nhận và tưởng chừng việc công an bắt tạm giam Lê Đình Lượng là oan sai.
“Yêu nước” hay phá hoại đất nước?
Sự thật không phải như vậy.
Sau khi bắt khẩn cấp, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam trong thời gian 4 tháng đối với bị can Lê Đình Lượng để điều tra, làm rõ về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Cùng ngày, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ An cũng đã ra các Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Đình Lượng theo tội danh trên.
Theo kết quả điều tra ban đầu, thời gian gần đây, Lê Đình Lượng thường xuyên có các hoạt động nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân và gây phức tạp về tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.
 Thông cáo báo chí về việc bắt Lê Đình Lượng. Nguồn: anninhthudo.vn.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, Lê Đình Lượng là đối tượng phản động thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân; là người tích cực tuyên truyền, lôi kéo các đối tượng có tư tưởng chống đối trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh tham gia vào tổ chức Việt Tân, có quan hệ mật thiết với các đối tượng phản động, chống đối trong và ngoài địa bàn.
Cụ thể, trong thời gian qua, Lê Đình Lượng nhiều lần kích động người dân và trực tiếp tham gia các hoạt động chống đối xảy ra trên địa bàn Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An) như: Kích động tụ tập một số người mang băng rôn, khẩu hiệu có nội dung phản động, chống đối để quay phim, chụp ảnh; tổ chức hát các bài hát phản động tự "chế"... tung lên mạng; kêu gọi việc tẩy chay cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Lợi dụng danh nghĩa "bảo vệ môi trường", Lê Đình Lượng cùng một số đối tượng phản động, chống đối khác đã kích động tuần hành, biểu tình phản đối Formosa, gây mất an ninh, trật tự, ách tắc giao thông trên một số tuyến đường trọng điểm; cung cấp kinh phí, phương tiện cho một số đối tượng phản động, chống đối phục vụ tuần hành, biểu tình, gây mất an ninh, trật tự tại Hà Tĩnh, Quảng Bình…
Thông qua facebook cá nhân “Lỗ Ngọc”, Lê Đình Lượng đã có nhiều bài viết với nội dung tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, phỉ báng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.
Với những thông tin trên, cũng đủ cho thấy Lượng là người “yêu nước” hay thực tế chỉ là kẻ “tiếm danh” lòng yêu nước để thực hiện những hành vi đen tối. Hành vi của Lượng không còn là hoạt động đơn lẻ, chủ quan mà có tổ chức, có bàn tay phía sau của tổ chức khủng bố Việt Tân. Cơ quan chức năng cho biết, Lượng đã tham gia lớp tập huấn của tổ chức này, sau đó về nước và thời gian qua liên tục có nhiều hoạt động lôi kéo các đối tượng khác.
Là một thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân, từng tham gia khóa tập huấn đặc biệt do Việt Tân tổ chức ở Thái Lan, Lượng còn là kẻ tích cực trong việc móc nối kết nạp các thành viên mới vào tổ chức Việt Tân như Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Xuân Anh (hai đối tượng này đã từng bị kết án 4 năm tù và 3 năm tù với tội danh "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" tại phiên tòa ngày 8 và 9-1-2013 ở TP Vinh). Lê Đình Lượng là một mắt xích khá quan trọng trong các mối liên hệ của các đối tượng ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và các tỉnh khác trong việc móc nối, câu kết, tổ chức các hoạt động chống đối chính quyền, biểu tình gây rối. Thời gian vừa qua, Lượng và một số kẻ cầm đầu kích động lôi kéo người dân, trực tiếp tham gia các hoạt động chống đối ở địa phương, tổ chức các đám đông mang băng rôn khẩu hiệu có nội dung xuyên tạc, phản động, tuần hành, tụ tập để quay phim, chụp ảnh đưa lên internet.
Lượng cũng chính là người cho đăng tải cái gọi là “Gia phả lệnh” của gia tộc Lê Văn ở xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An lên trang cá nhân của mình, vu cáo Đài Truyền hình Việt Nam tuyên truyền sai sự thật về hoạt động tuần hành, gây rối của giáo dân tại Vinh và yêu cầu tất cả gia đình trong dòng tộc không được mở xem bất cứ chương trình nào của VTV1. Việc này đã bị chính dòng họ Lê Văn phản ứng, bất bình.
Lê Đình Lượng vốn là giáo dân của giáo xứ Vĩnh Hòa, đã từng có thời gian là bộ đội, được giáo dục và rèn luyện trong quân ngũ nhưng không gìn giữ, phát huy được những phẩm chất tốt đẹp của người lính, không trở thành giáo dân kính Chúa yêu nước như các tín đồ Công giáo khác, mà lại đi theo dòng nước ngược, trở thành một trong những kẻ tích cực nhất trong các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân.
Bắt giữ, khởi tố đúng người, đúng tội
Ngày 4-10-2016, Bộ Công an đã đưa tổ chức Việt Tân vào danh sách các tổ chức khủng bố, đồng thời tiến hành bắt giữ nhiều đối tượng là thành viên của tổ chức này bởi các hoạt động tuyên truyền, chống phá Nhà nước, âm mưu đặt bom khủng bố. Mục tiêu của tổ chức Việt Tân từ trước đến nay đối với Việt Nam vẫn luôn không thay đổi, đó là âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Điều 79, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" như sau: “Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.”
Vì vậy, việc bắt giữ và khởi tố Lê Đình Lượng theo Điều 79, Bộ luật Hình sự là hoàn toàn chính xác và cần thiết, đúng người đúng tội, đồng thời ngăn chặn những hành vi chống phá chính quyền, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Việc bắt giữ, khởi tố Lượng là có cơ sở vì đây không phải là lần đầu đối tượng này vi phạm pháp luật. Lượng là đối tượng có quá trình chống phá chế độ, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong thời gian dài; dưới sự kích động, chỉ đạo của các thế lực phản động trong và ngoài nước. Lê Đình Lượng đã nổi lên như cánh tay đắc lực cho kẻ xấu lợi dụng tôn giáo, tiến hành hàng loạt hoạt động kích động biểu tình, gây rối trật tự công cộng, núp dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường biển… Từng là một người lính, lẽ ra Lê Đình Lượng cần hiểu hơn ai hết giá trị của hòa bình, độc lập và sự ổn định chính trị. Nhưng Lượng đã chọn con đường tiếp tay cho những kẻ xấu "cõng rắn cắn gà nhà", mưu toan lật đổ chính quyền, thực hiện “cách mạng màu”.
Thông cáo báo chí của cơ quan công an cũng khẳng định rõ, việc khởi tố vụ án hình sự sẽ được hoàn tất thủ tục sau. Điều này là hoàn toàn bình thường, đúng pháp luật đối với đối tượng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, hoàn toàn không phải là “hành động bắt cóc” như một số trang mạng nêu.
Dư luận đồng tình và hoan nghênh việc các cơ quan pháp luật xử lý kiên quyết, nghiêm minh với những kẻ lợi dụng quyền tự do, dân chủ để phá hoại hòa bình, ổn định, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của đất nước. Chỉ có xử lý nghiêm minh, không nương nhẹ mới có tác dụng giáo dục, răn đe, không để tái diễn tình trạng “nhờn luật”, lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân.
NGUYỄN VĂN MINH-NGUYỄN AN NINH

Khởi tố vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”


Ngày 30-7, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 6 bị can trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” xảy ra tại Hà Nội và một số địa phương khác.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969, trú tại P302, Z8 tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; Lê Thu Hà, sinh năm 1982, tạm trú tại số 10 Đoàn Trần Nghiệp, phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với: Phạm Văn Trội, sinh năm 1972, trú tại thôn Kỳ Dương, xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội; Nguyễn Trung Tôn, sinh năm 1972, trú tại thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; Trương Minh Đức, sinh năm 1960, trú tại số 23/45/1A Mai Hắc Đế, phường 15, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Bắc Truyển, sinh năm 1968, trú tại phòng số 8, thửa số 44, Khu vườn rau, phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Các bị can bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vụ án đang được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
TTXVN

Dân 19 nước bán điện không hết, Việt Nam vẫn lo xây thuỷ - nhiệt điện

Dân trí Trong khi điện gió, điện mặt trời ngày càng rẻ, 19 nước trên thế giới đã mua điện mặt trời của dân với giá rẻ hơn điện bán lẻ. Còn giá mua điện gió và điện mặt trời của Việt Nam đang ở mức cao hơn thế giới, song chủ trương Bộ ngành vẫn muốn thuỷ - nhiệt điện, gây nhiều hệ luỵ cho môi trường, sinh thái.
 >> Năm 2050, Việt Nam sẽ xuất khẩu thiết bị điện gió, điện mặt trời ra thế giới
 >> "Còn khai thác được hàng chục ngàn MW từ điện gió, điện mặt trời..."

Theo một báo cáo về hiện trạng phát triển thủy điện của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), để xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ, phải thu hồi khá nhiều rừng, bình quân 1 MW thủy điện chiếm dụng khoảng 7,41 ha đất, trong đó có hơn 2,7 ha đất rừng, còn lại là các loại đất khác.
Các nước phát triển, người dân lắp đặt hệ thống điện mặt trời dư công suất sử dụng, lo bán cho nhà nước với mức giá rẻ.
Các nước phát triển, người dân lắp đặt hệ thống điện mặt trời dư công suất sử dụng, lo bán cho nhà nước với mức giá rẻ.
Cũng theo các chuyên gia VEA, các loại điện gió, điện mặt trời hiện nay đang có chi phí ngày càng rẻ đi do công nghệ thế giới thay đổi và nguồn cung nhiều hơn. Đơn cử, điện gió trên đất liền hiện là một trong những nguồn điện có chi phí thấp trong các nguồn năng lượng tái tạo, bình quân trên thế giới giá trung bình khoảng 6 - 9 cent/kWh, những dự án điện gió tốt có giá 5 cent/kWh không phải nhờ đến sự hỗ trợ giá của các Chính phủ.
Những năm gần đây, giá tuabin gió các nước phát triển đã giảm 30 - 35%, suất đầu tư trung bình của điện gió trên đất liền khoảng 1.300 đến 2.250 USD/kWh, riêng Trung Quốc và Ấn Độ có suất đầu tư thấp nhất trên thế giới.
Trong khi đó, các dự án điện gió ngoài khơi cũng giảm xuống, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), đến năm 2050 suất đầu tư điện gió sẽ giảm nhanh, điện gió trên bờ 25% và điện gió ngoài khơi là 45%.
Tại Việt Nam, theo tính toán của VEA, năm 2020 giá điện gió đất liền vào khoảng 7,11 cent/kWh, điện than là 60 USD/tấn, điện gió sẽ kinh tế hơn nhiều so với điện than. Trường hợp giá điện gió đất liền 7,8 cent/kWh, các nhà máy điện gió có thể thu hồi vốn và có lợi nhuận.
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch VEA, giá pin quang điện trên thế giới đã phát triển ở thời đại thứ 3, công nghệ màng mỏng giúp tăng hiệu thế. Giá mô-đun năng lượng mặt trời đã dịch chuyển từ Mỹ, Nhật, EU sang châu Á và hiện Trung Quốc chiếm hơn 67% sản lượng pin quang điện của thế giới và cũng là nhà sản xuất điện mặt trời, điện gió lớn nhất thế giới.
Cũng theo ông này, mô-đun năng lượng mặt trời hiện đã giảm bình quân 14% mỗi năm, giá trung bình năm 2014 chỉ khoảng 0,6 USD/Wp (công suất phát điện cực đại). Chính vì chi phí sản xuất giảm nên điện từ năng lượng mặt trời đã cạnh tranh rất mạnh so với điện từ hóa thạch ở nhiều nước.
Tại Úc, Brazil, Đan Mạch, Đức, Ý chi phí mỗi kWh điện năng mặt trời trên mái nhà của hộ gia đình đã cạnh tranh được với giá điện bán lẻ của quốc gia. 19 nước trên thế giới hiện năng lượng mặt trời đã đủ sức cạnh tranh với điện bán lẻ mà không cần Nhà nước hỗ trợ.
Tại Brazil, Ấn Độ, Chile đã tổ chức đấu thầu cho một số dự án năng lượng mặt trời, kết quả giá điện rất thấp, chỉ 3- 4 cent/kWh là đã có thể mua được điện của tư nhân, người dân. Theo ông Ngãi, tại Việt Nam, với giá mua điện 9,35 cent/kWh, như vậy đã là tốt, hấp dẫn các nhà đầu tư.
Thực tế, năm 2015, điện sản xuất và mua của Việt Nam đạt khoảng 160 tỷ kWh, điện tái tạo đạt khoảng gần 39%, trong đó thủy điện chiếm hơn 38%, 07% điện tái tạo thuộc về điện gió, điện sinh khối; tỷ lệ này không thay đổi nhiều trong năm 2016.
Theo mục tiêu định hướng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), kịch bản năm 2020 công suất năng lượng tái tạo sẽ đạt 10% tổng công suất phát điện của Việt Nam, năm 2030 là hơn 21%.
Tuy nhiên, hiện tiềm năng thủy điện Việt Nam hiện đã đạt trên 95% (khoảng 824 dự án nhà máy, tổng công suất hơn 24.800 MW; các dự án đã hoàn thành và đang thi công xây dựng cũng đạt trên 86% về công suất. Trong quy hoạch, cả nước hiện có hơn 316 dự án được lập, trong đó thủy điện nhỏ chiếm hơn 97%, ước đạt 3.400 MW.
Để gia tăng công suất đóng góp của các nhà máy điện tái tạo, phải tăng cường tỷ lệ đóng góp điện của điện mặt trời, điện gió. Giải pháp thực hiện quyết liệt không chỉ là vấn đề giá mà phải có quỹ đất sạch cho doanh nghiệp.
Nguyễn Tuyền

'Lãnh đạo nói làm cái này, vợ các đồng chí lại làm cái khác, dân biết ngay'

07:32 | 31/07/2017 GMT+7

(VTC News) - 'Còn nếu lãnh đạo mà chỉ nói là phải làm cái này, nhưng mà vợ các đồng chí lại làm cái khác thì người dân quan sát họ phát hiện ra ngay' - GS.TS Vũ Minh Giang lấy ví dụ khi nói về người Việt đổ hàng tỷ USD để mua nhà và đầu tư vào Mỹ.
Liên quan đến vấn đề người Việt đổ hàng tỷ USD để mua nhà và đầu tư vào Mỹ thay vì dành số tiền đó để đầu tư phát triển kinh tế trong nước, trả lời phỏng vấn VTC News, GS.TS Vũ Minh Giang, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương đã có những trao đổi thẳng thắn về vấn đề này.
Người Việt vừa cả tin vừa hoài nghi
- Gần đây có ý kiến cho rằng niềm tin xã hội của người Việt nhìn chung đang bị suy giảm. Cụ thể như người Việt thiếu niềm tin vào nhau, thiếu niềm tin vào chính sách, hệ quả là biểu hiện ra bên ngoài bằng hàng loạt các hiện tượng xã hội như mâu thuẫn, xung đột, bạo lực có xu hướng gia tăng. Ông nhận xét gì về ý kiến này?
Lòng tin sẽ tạo ra được sức mạnh để từ đó tạo ra sự hợp tác. Khi nêu ra vấn đề này không thể nói chung chung. Mà ở đây có đặc điểm chi phối vấn đề này, đó chính là truyền thống văn hóa.
Người Việt sinh cơ lập địa trên một vùng đất phải nói là rất nhiều biến động, hết thời này sang thời khác, đó là những biến động của thiên tai, địch họa... Vì vậy mà tính cộng đồng rất cao, luôn dựa vào nhau để vượt qua.
gs vu minh giang 3
GS.TS Vũ Minh Giang: "Muốn người dân tin thì lãnh đạo đã nói thì phải làm, không được tiền hậu bất nhất". (Ảnh: Lê Văn)
Thứ nhất, hiệu ứng đám đông là biểu hiện rất rõ của cộng đồng người Việt. Khi có ai đó nói ra một cái gì đó thì khả năng cả cộng đồng tin vào điều đó rồi làm theo điều đó là rất cao. Vì vậy mà người ta nhất loạt có những hành động giống nhau vì một nguồn tin nào đó, thậm chí nguồn tin này còn chưa được kiểm chứng. Hiện tượng này rất phổ biến trong văn hóa người Việt.
Thứ hai, người Việt nhiều khi lại có định kiến, mặc cảm hoặc những cái suy nghĩ tương đối bị bó vào những quan niệm. Ví dụ như cứ cho rằng nước ngoài là phải tốt, là phải hơn trong nước. Chưa nói đến đúng sai ở đây mà chỉ nhìn ở diện tổng quát thì dường như hiện tượn này là đúng của đám đông. Rồi người ta đổ xô đi đến những quyết định mà nhiều khi chỉ xuất phát từ những định kiến.
Đặc điểm này cộng với lại khi chính sách có thể đôi chỗ chưa phù hợp thì càng đẩy hành vi này lên cao hơn.
Video: Nhìn từ các vụ nạn nhân bị đánh nghi bắt cóc trẻ, người Việt đang không tôn trọng 
Ở trên là nói về đặc tính lòng tin của người Việt. Còn bây giờ là vấn đề mất lòng tin.
Phải nói rằng hiệu ứng mất lòng tin sẽ tạo ra những hệ lụy, ví dụ như chuyện cả làng đổ xô ra đánh hội đồng hai người phụ nữ bán tăm chỉ vì những tin đồn là hiện nay xảy ra tình trạng bắt cóc trẻ con là những ví dụ điển hình của mất lòng tin, hay khủng hoảng lòng tin xã hội. Những hiện tượng như thế không đơn giản chỉ là mất lòng tin, mà còn đặc tính thứ hai là tính trọng pháp luật của người Việt yếu.
Cách đây mấy năm, tôi có đọc một bài viết trên một tạp chí của Pháp có tiêu đề là “Hiệu ứng tin đồn trong xã hội Việt Nam”, trong bài viết tác giả người Pháp có nhận xét thế này: xã hội Việt Nam là nơi ở đó mà chỉ cần thổi một tin nào ra một cái là người ta có thể chi phối một khuynh hướng xã hội. Thì qua đó chúng ta thấy là có hiện tượng người Việt rất dễ tin.
Nhưng một mặt khác lại luôn hoài nghi vào tất cả. Đây là hai mặt trong tính cách người Việt. Một mặt thì quá dễ tin vào một cái gì đó vì cơ chế tin đồn, một mặt lại luôn hoài nghi. Đó là do không đánh giá đúng. Hiện tượng xảy ra thường xuyên gây mất cân đối trong xã hội nhiều phần là do đặc tính này gây ra.
Niềm tin chính trị 
- Ở trên ông đã nói về niềm tin xã hội, đặc tính về lòng tin của người Việt. Còn ở phương diện quốc gia thì niềm tin đó được biểu hiện như thế nào?
Mối quan hệ chính trị trong mỗi quốc gia, đôi khi quyết định của người làm chính trị cũng tạo ra được niềm tin trong xã hội. Tôi lấy ví dụ như nước Việt Nam Dân chủ Công hòa khi mới thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đứng trước quốc dân đồng bào kêu gọi hãy tin vào quyết định của Chính phủ bằng cái cam kết lòng tin với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi vì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng được lòng tin với nhân dân.
Khi quân Pháp có những hành động gây hấn trở lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải ký hiệp định, tạm ước với Pháp, trong đó có rất nhiều điều khoản có tính nhượng bộ.
Điều này đã dấy lên một sự nghi vấn trong dư luận là có vẻ như Chính phủ này đã thỏa hiệp với thực dân Pháp, không còn như trước đây.
Chủ tịch Hồ Chính Minh khi đó đã khẳng định rằng: "Hồ Chí Minh này không phải là người bán nước, hãy tin tôi và tin vào Chính phủ".
Nên nói thế để thấy lòng tin chính trị rất là quan trọng.
Sau cải cách ruộng đất, có thể nói là xã hội miền Bắc khi đó bị xáo trộn. Quyết định chưa phù hợp là một chuyện thôi, quan trọng là trong quá trình thực thi thì đã có nhiều hành vi quá “thiên tả” làm cho xã hội bị chấn động, lòng dân bị ly tán, xao xuyến trong khi bối cảnh đòi hỏi cần phải có sự thống nhất, đoàn kết rất cao. Trong thời điểm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời xin lỗi, nhận trách nhiệm và động viên nhân dân.
Hay như giai đoạn đất nước lâm vào khó khăn vào giữa những năm của thập niên 80, lúc đó khó khăn vô cùng, lạm phát phi mã, thất nghiệp tràn lan, hàng hóa khan hiếm... Nhưng bằng quyết sách đổi mới, kinh tế tăng trưởng thì niềm tin nhân dân đối với Đảng, với nhà nước đã trở lại.
Điểm lại một vài sự kiện như thế để thấy rằng không phải không có lúc mà nhân dân không tin hay hoài nghi về chính quyền. Đã từng xảy ra trong quá khứ, nhưng bằng các biện pháp cụ thể, hợp lòng dân, chúng ta đã vượt qua, lấy lại niềm tin của nhân dân.
Nên về phương diện quản trị quốc gia, người lãnh đạo phải hiểu rõ đặc tính này của tính cách người Việt để có những chính sách cho phù hợp.
Bài học của nước Nga
- Mới đây, thông tin người Việt bỏ ra hàng tỷ USD để mua nhà và đầu tư vào Mỹ đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, bởi trong khi Việt Nam vẫn phải đi vay nợ để đầu tư phát triển thì lại đang có một dòng tiền từ nội địa chảy ra bên ngoài thay vì đầu tư ở trong nước. Ông nhận định về vấn đề này như thế nào?
Chúng ta phải nhìn thẳng vào vấn đề mà nói thành thật với nhau rằng là đang có sự sứt mẻ, rạn nứt lòng tin trong nhân dân. Việc khắc phục và lấy lại lòng tin nhân dân không thể nói một vài câu đơn giản là xong được mà cần phải có những biện pháp cụ thể.
Tôi lấy câu chuyện của nước Nga để làm một dẫn chứng minh họa về việc chính phủ Nga đã làm như thế nào để người dân yên tâm đem tiền đầu tư trong nước.
vu minh giang 2
Nói với dân là hãy đầu tư vào lĩnh vực này kia, nhưng mà chính người thân của một số lãnh đạo lại chuyển tiền ra nước ngoài bằng cách này cách khác thì dân họ biết chứ, làm sao mà họ tin được. Cho nên đòi hỏi phải có sự đồng bộ từ chính sách đến thực tiễn. GS.TS Vũ Minh Giang
Khi Liên Xô tan rã thì xảy ra tình trạng thất thoát tài sản rất nhiều. Số tài sản nhà nước thất thoát vào tay các cá nhân lên đến hàng trăm tỷ USD. Chính phủ Nga sau đó liên tục tìm mọi cách để lấy lại số tiền đó nhưng không có tác dụng. Vì vậy mới sinh ra hiện tượng nhà giàu người Nga đem tiền đi tiêu khắp nơi.
Vài năm sau khi Liên X tan rã, tự nhiên xuất hiện chữ Nga rất nhiều trên các nhãn hàng của các địa điểm bán hàng sang trọng ở các nước trên thế giới. Khi tôi sang Nhật, đến thăm những nơi bán hàng đắt tiền mà trị giá mỗi món hàng lên đến hàng nghìn USD thì thấy rất nhiều nhãn hàng xuất hiện tiếng Nga.
Tôi thấy lạ, mới hỏi một nhân viên bán hàng thì họ trả lời đó là do người Nga vào các địa điểm này mua sắm rất nhiều. Sau đó tôi hỏi một người bạn Nga thì người bạn này nói đó là do người giàu ở Nga không biết tiêu tiền ở đâu, về nước thì sợ bị tịch thu. Bởi thế mà thời điểm đó, người giàu ở Nga đem tiền trong nước đi chi tiêu tung phá ở bên ngoài rất nhiều.
Trước tình trạng đó, tổng thống Nga Vladimir Putin đã có một biện pháp rất khác so với người tiền nhiệm. Đó là ông tuyên bố sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những cá nhân, tổ chức đã chiếm các khoản tiền ấy nữa, tức là từ nay sẽ không đặt vấn đề truy hồi, truy thu nữa.
Thì ngay sau tuyên bố của tổng thống V.Putin, đã xảy ra một hiệu ứng kì lạ: những dòng tiền ấy lại quay trở về, được đầu tư vào Nga để phát triển kinh tế đất nước.
Nghĩa là những đồng tiền trước kia có thể là “bẩn” thì nay lại trở về Nga, trở thành những đồng tiền sạch để đầu tư phát triển đất nước.
Về chính sách này, một nhà phân tích kinh tế Nga đã nhận định đây chính là một quyết định sáng suốt của Tổng thổng Putin. Tức là họ lấy lại được niềm tin của người dân, của nhà đầu tư.
Theo tôi, hiện nay Việt Nam đang có hiện tượng lòng tin có vấn đề. Người dân hoài nghi vào các chính sách. Mà họ hoài nghi là có sơ sở. Vì lòng tin phải thể hiện trong mỗi quyết định của người lãnh đạo, đã nói là phải làm.
Một hiện tượng rất phổ biến hiện nay là tin đồn. Khi một chính sách chuẩn bị ra thì có tin đồn trước. Sau đó cơ quan chức năng giải thích là không có. Một thời gian sau thì lại có. Thì những trường hợp này chỉ xảy ra một vài lần thôi là người dân sẽ hoài nghi, không còn tin tưởng nữa.
Video: Lãnh đạo nói thì phải làm, tiền hậu không được bất nhất
“Chính phủ đã nói thì phải làm”
- Theo ông, hiện nay cần phải làm gì để củng cố lại lòng tin của người dân, rộng hơn nữa là niềm tin quốc gia mà như ông nói là đang bị “sứt mẻ, suy giảm”?
Thứ nhất, củng cố lòng tin phải thể hiện bằng sự nghiêm túc trong cam kết của Chính phủ. Chính phủ đã nói là phải làm. Trước nói thế nào thì sau phải như thế. Chứ Chính phủ nói mà không làm, “tiền hậu bất nhất” thì rõ ràng người dân sẽ không còn tin tưởng nữa. Nước nào cũng vậy thôi.
Thứ hai, là nói về những giải pháp có tính kinh tế. Hiện tượng “chảy máu” tài chính ra nước ngoài theo tôi cũng chỉ vì chữ “lợi” thôi, chứ cũng chẳng phải do người dân chán ghét ai cả.
Vì khi đem tiền để mua nhà, rồi đầu tư ở nước ngoài thì người ta nghĩ rằng làm như thế là có lợi. Bây giờ muốn người ta quay trở lại thì Chính phủ phải làm gì đó để cải thiện môi trường đầu tư, phải làm sao để cho người ta thấy đầu tư trong nước là có lợi. Lợi ở đây có hai khía cạnh: lợi thực chất về tài chính, mà như ta hay nói là “một đồng vốn sinh bốn đồng lời” và người ta yên tâm để đầu tư.
Thời bao cấp, có chuyện người dân cứ “giàu là bị soi”, như chuyện “vua lốp” Nguyễn Văn Chẩn chẳng hạn. Người dân cứ làm ăn rồi có tiền, giàu lên một chút là cơ quan nhà nước lại đến kiểm tra, rồi thu hồi tiền. Thế thì người ta mất đi niềm tin, người ta mới phải giấu tiền, chôn tiền, rồi mua vàng chôn giấu... thay vì đem đầu tư vì sợ rủi ro cao. Vì người ta không tin vào nhà nước. Mà như thế thì nguồn lực xã hội bị đóng băng.
Nên nhiệm vụ của Chính phủ là phải làm sao để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, phải làm sao để người dân đầu tư và tạo được lợi thật, quan trọng hơn là cái lợi đó của người dân phải được Chính phủ bảo vệ, nó an toàn.
Thứ ba, cần phải căn cứ vào văn hóa người Việt, cụ thể ở đây là yếu tố hiệu ứng đám đông. Muốn người dân tin theo, nghe theo thì người lãnh đạo phải đi đầu, phải làm trước. Tôi lấy ví dụ như các Bộ trưởng, ủy viên Trung ương hay nói đến các chính sách, cơ chế. Vậy thì vợ hoặc người nhà của mấy đồng chí hãy thử làm trước theo các chính sách ấy đi. Tôi tin khi đó các nhà đầu tư, người dân họ sẽ làm theo ngay.
Còn nếu mà lãnh đạo mà chỉ nói là phải làm cái này, nhưng mà vợ các đồng chí lại làm cái khác thì người dân quan sát họ phát hiện ra ngay. Nói với dân là hãy đầu tư vào lĩnh vực này kia, nhưng mà chính người thân của một số lãnh đạo lại chuyển tiền ra nước ngoài bằng cách này cách khác thì dân họ biết chứ, làm sao mà họ tin được.
Cho nên đòi hỏi phải có sự đồng bộ từ chính sách đến thực tiễn. Phải có sự thống nhất của các nhà lãnh đạo để có các giải pháp cụ thể. Chứ còn hiện nay cứ nói chung chung theo tôi là rất khó.
Thứ tư, trong quản trị xã hội và đất nước, có vẻ như lãnh đạo ở ta còn chưa ứng xử theo cách thấu hiểu đặc tính văn hóa của cộng đồng. Đôi khi là cứ học nước này nước kia vài thứ rồi đem áp vào Việt Nam, mà nhiều khi chưa hẳn là phù hợp, nó sẽ tạo ra độ “kênh” trong vận hành chính sách. Tôi cho rằng đó là chưa trúng với đặc thù nước ta. Khiến cho các thực thể đang quản lý bị ép lại.
Bên cạnh những mục tiêu chính trị phải đạt được thì người lãnh đạo luôn phải thấu hiểu các cơ tầng văn hóa của chính nhân dân, dân tộc mình.
- Xin trân trọng cảm ơn ông.
LƯU THUỶ