Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Việt Nam khai thác dầu ở Biển Đông; Việt Nam khoan dầu ở nơi Trung Quốc cấp phép cho một công ty Hồng Kông

Bill Hayton

  • 4 giờ trước

biển đôngBản quyền hình ảnhAFP
Image captionViệt Nam và Trung Quốc có thời kỳ căng thẳng năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp

Việt Nam bắt đầu khai thác dầu tại khu vực Biển Đông giàu tài nguyên mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
Một nhà tư vấn ngành công nghiệp dầu khí nói với BBC rằng có một tàu khoan hợp đồng với liên doanh Talisman-Việt Nam đang hoạt động ngoài khơi phía đông nam Việt Nam.
Đây dường như là lý do tại sao tướng Trung Quốc Phạm Trường Long đã cắt ngắn chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng trước.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Nam Hải (Biển Đông), gồm các bãi đá và quần đảo cũng bị các nước khác tranh chấp chủ quyền.
Theo Ian Cross, công ty Moyes & Co có trụ sở tại Singapore, tàu Deepsea Metro I, tiến hành khoan tại khu vực nằm cách bờ biển Việt Nam khoảng 400km từ ngày 21/6.

biển đôngBản quyền hình ảnhAFP
Image captionViệt Nam và các nước láng giềng khác có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông

'Nhạy cảm cực độ'

Rất có thể tin này được giữ bí mật vì sự nhạy cảm cực độ.
Các nguồn khác của ngành công nghiệp dầu khí nói với BBC rằng liên doanh Talisman-Việt Nam từng bị từ chối cấp phép khoan trong ba năm qua để tránh làm mất lòng Trung Quốc.
Dường như bằng cách thực hiện một bước đi táo bạo như vậy, Hà Nội cho thấy họ bớt quan ngại đến những rủi ro hiện nay.
Dự án Cá Rồng Đỏ tiến hành ở lô 136-03 mà Trung Quốc gọi là Van An Bắc 21 và cho một công ty khác thuê.
Năm 2014, Brightoil, một công ty đặt trụ sở tại Hong Kong mua quyền khai thác từ Trung Quốc.
Hai trong số giám đốc của Brightoil là thành viên cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Talisman-Việt Nam trước đây thuộc sở hữu của công ty Talisman (Canada) nhưng từ năm 2015 trực thuộc tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha.
Tướng Trung Quốc Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, gần đây đã đến thăm Madrid, nơi Repsol đặt trụ sở. Repsol đã không phản hồi câu hỏi của BBC về việc liệu chính quyền Trung Quốc có bất kỳ động thái phản đối với Talisman-Việt Nam.

Việt Nam khoan dầu ở nơi Trung Quốc cấp phép cho một công ty Hồng Kông

Đăng bởi: Elvis Ất on Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017 | 21:29

Các thông tin rò rỉ trong những ngày qua về việc Việt Nam đã tiến hành khoan dò dầu khí tại một lô trong vùng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền vừa được giới công nghiệp dầu khí tại Singapore xác nhận. Trang mạng BBC Anh ngữ ngày 05/07/2017 trích dẫn nhiều nguồn tin tiết lộ rằng khu vực liên can cách bờ biển đông nam Việt Nam khoảng 250 hải lý.

media
Việc Việt Nam khoan dầu tại lô 163/03, Biển Đông, khiến Trung Quốc tức giận. Ảnh chụp màn hình (twitter.com)
Theo chuyên gia Ian Cross, thuộc hãng Moyes & Co tại Singapore, tàu khoan dò Deepsea Metro I đã bắt đầu hoạt động tại lô mang ký hiệu 136-03 từ ngày 21/06. Đây là một chiếc tàu được hãng Talisman-Việt Nam – công ty con của tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol - thuê mướn để thực hiện công việc khoan dò.

Khu vực mà Hà Nội cho hãng Talisman thăm dò nằm trong một vùng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền. Trung Quốc gọi khu vực đó là lô Vạn An Bắc 21 (Wan-an Bei), và đã từng cấp phép khai thác cho hãng Brightoil, trụ sở tại Hồng Kông. Hai trong số lãnh đạo của Brightoil lại là đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Theo giới quan sát, có lẽ việc Việt Nam khởi sự thăm dò tại lô 136-06 là nguyên nhân khiến quan hệ Việt Nam-Trung Quốc căng thẳng trở lại, và dường như có liên quan đến sự kiện tướng Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan Chang Long), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, rút ngắn chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Sáu, và hai nước hủy bỏ chương trình giao lưu quốc phòng biên giới vào giờ chót.

Theo các nguồn tin từ ngành công nghiệp dầu khí, trong ba năm qua, chính quyền Việt Nam luôn luôn từ chối bật đèn xanh cho hãng Talisman-Việt Nam khoan dò tại lô 136-06 để tránh làm phật ý Trung Quốc. Việc Hà Nội lần này cấp phép có lẽ phản ánh thái độ bớt quan ngại của Việt Nam.

Giới phân tích cũng tự hỏi là nhân dịp ghé Tây Ban Nha trước lúc đến Việt Nam vào tháng Sáu vừa qua, phải chăng tướng Trung Quốc Phạm Trường Long cũng đã gây sức ép lên chính quyền Madrid và tập đoàn Repsol về dự án khai thác lô 136-06.

Trọng Nghĩa

(RFI)

Không có nhận xét nào: