Phạm
Viết Đào.
Dự luật An ninh mạng có 55 điều được soan thảo đương dùng
để làm nền cho cái lõi đó là khoản 4. Điều 34:” Các doanh
nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải
tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có
giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử
dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”
Bất
cứ một hoạt động nào trong tự nhiên và xã hội đều nảy sinh cái “mặt trái” phản
hữu ích; hoạt động thông tin mạng cũng không ngoài quy luật đó.
Bộ
Luật An ninh mạng được soạn thảo nhằm khắc phục “ mặt trái” của hoạt động thông
tin mạng. Là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật An ninh mạng, có vẻ nội bộ Bộ Công an lại chưa nhận thức thống nhất về cái
đích của Dự luận này.
Tại
diễn đàn Quốc hội Bộ trưởng Công an Tô Lâm, công khai bày tỏ
băn khoăn: “nếu vì đảm bảo an ninh mạng mà không sử dụng
mạng thì rất lạc hậu, không thể chơi được với ai, không thể hội nhập với thế giới…Dòng chảy
của thông tin giống như hệ thuần hoàn của cơ thể con người. Mạch máu đó, hệ tuần
hoàn đó càng lưu thông, càng phát triển tốt được thì cơ thể càng khỏe mạnh -
chúng ta không thể ngăn dòng tuần hoàn đó, nó nuôi sống con người"…Qua ý kiến của ông Tô Lâm ông nhận thấy
không cẩn thận dự luật này sẽ hạn chế các mặt tích cực của thông tin mạng…
Trả lời phỏng vấn VTV chiều
17/11, trung tướng Hoàng Phước Thuận (Cục trưởng An ninh mạng, Bộ Công an) cho
rằng "tình trạng phát tán thông tin
xuyên tạc, bôi xấu cá nhân, cán bộ trên mạng đang diễn ra rất nghiêm trọng".
Tuy nhiên, nhà chức trách chưa thể xử lý tận gốc vì "máy chủ của các nhà cung cấp được đặt ở bên ngoài lãnh thổ Việt
Nam".
"Nói
điều này để thấy rằng, chúng ta cần giải quyết các vấn đề bằng pháp luật, cần sớm
đưa ra Luật An ninh mạng với các chế tài đủ mạnh và góp phần răn đe, nâng cao
nhận thức của người sử dụng mạng và cả nhà cung cấp mạng"
Như vậy, ông Cục trưởng An Ninh mạng lấy lời
ích của việc khắc chế “ mặt trái” của thông tin mạng, nguồn bộc lộ dư luận xã hội
lớn nhất hiện nay, một nhiệm vụ chính của cơ quan ông thành “ mục đích quốc
gia’. Ông Cục trưởng Hoàng Phước Thuận coi việc chống là chính bởi ông chỉ nhìn
thấy nguy hiểm mặt trái của thông tin mạng: đó là hành vi phát tán, xuyên tạc
thông tin bôi xấu cán bộ và thất thu thuế:
"Đặc biệt, việc đặt máy chủ ở Việt Nam sẽ giúp tốc độ truy
cập nhanh, truy thu hàng tỷ đôla mỗi năm về băng thông khi đi thuê ở nước
ngoài, tăng cường công tác bảo vệ quốc gia"…
Tôi không tin máy chủ đặt ở Việt Nam chịu
quyền kiểm soát của Việt Nam sẽ “sẽ giúp
tốc độ truy cập nhanh, truy thu hàng tỷ đôla mỗi năm”…
Tại Diền đàn Quốc hội, bà Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của
Quốc hội Lê Thị Nga đã chất vấn BT Trương Minh Tuấn: hàng năm Quốc hội duyệt
chi 6000 tỷ VNĐ nhưng hoạt động của Chính phủ điện tử lại chưa hiệu quả…
Dùng
công nghệ thông tin để thiết lập 1 chính phủ điện tử đã được nhiều quốc gia
làm, việc này đơn giản hơn nhiều so với hàng loạt các phần mềm tương tác mà các
trang mạng như google và facebook mà còn chưa làm được. Nếu Việt Nam tạo ra được
phần mềm vừa kiểm soát được thông tin lại giúp cho hoạt động lao động tri thức
có công cụ hỗ trợ như ý thì sao không làm đi mà lại đòi mó tay vào máy chủ của
người khác ?
Ông
Trương Minh Tuấn giải trình do: :”do kinh phí đầu tư xây dựng, vận hành Chính
phủ điện tử tại nhiều bộ ngành, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu nên việc ứng dụng
công nghệ thông tin chậm, kéo dài hoặc triển khai không đồng bộ…”
Hiện nay, theo người viết
bài này, 90 % công năng của các hoạt động gắn với lao động trí óc, kinh tế trí
thức cần sự hộ trợ tương tác của công nghệ thông tin và trên 60 % hiện phải nhờ
vào sự tương tác của các trang mạng như google, facebook ?
Nhân
Quốc hội bàn về Dự luật an ninh mạng tôi muốn nhắc tới 2 câu chuyện liên quan
tới việc ứng xử với mặt trái của dư luận xã hội qua chuyện của 3 ông vua nhà
Chu cách đây 2800 năm; Những chuyện này được chép trong Sử ký Tư Mã Thiên và
trong bộ tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc.
Sử ký Tư Mã Thiên chép chuyện Chu Lệ Vương (? - 828 TCN) bạo ngược kiêu ngạo, người trong nước đều chỉ
trích vua. Vua nổi giận, tìm được thầy mo nước Vệ, sai giám sát những
kẻ chỉ trích, đem bẩm lại để giết. Người chỉ trích ít đi, chư hầu không tới chầu.
Năm thứ ba mươi tư, vua ngày càng hà khắc, người trong nước không ai dám nói,
đi đường chỉ dùng ánh mắt nhìn nhau…Trước tình cảnh đó Thiệu công đã lên tiếng
can ngăn:“Chu Lệ vương (? - 828 TCN) bạo ngược kiêu ngạo, người trong nước
đều chỉ trích vua. Thiệu công can gián nói: “Dân không chịu nổi chính lệnh nữa
rồi”. Vua nổi giận, tìm được thầy mo nước Vệ, sai giám sát những kẻ chỉ trích,
đem bẩm lại để giết. Người chỉ trích ít đi, chư hầu không tới chầu. Năm thứ ba
mươi tư, vua ngày càng hà khắc, người trong nước không ai dám nói, đi đường chỉ
dùng ánh mắt nhìn nhau. Lệ vương vui mừng, bảo Thiệu công rằng: “Ta có thể cấm
tuyệt lời chỉ trích rồi, không ai dám nói nữa”. Thiệu công nói: “Ấy là bịt
miệng vậy. Đề phòng miệng dân còn hơn phòng lũ. Đê ngăn mà vỡ, thương tổn ắt
nhiều, dân cũng như vậy. Thế nên người trị thủy phải cho sông được khơi thông,
người trị dân phải cho dân được bày tỏ. Vậy nên thiên tử xử lý chính sự, phải
sai công khanh cho tới liệt sĩ dâng thơ, nhạc quan dâng khúc hát, sử quan dâng
sách, thái sư dâng bài trâm, kẻ mù dâng bài phú, kẻ thong manh dâng bài tụng,
trăm quan can gián, dân chúng truyền lời, cận thần khuyên nhủ, thân thích góp
ý, nhạc – sử bảo ban, bô lão chỉnh sửa, rồi vua cân nhắc. Vậy nên chính sự thi
hành mới không trái đạo. Dân có miệng cũng như đất có núi sông vậy, của cải từ
ấy mà ra; cũng như đất có chỗ phẳng trũng cao thấp, cái ăn cái mặc từ ấy mà ra.
Qua lời truyền miệng, thành bại từ ấy rõ rệt. Làm việc tốt, ngừa việc xấu, ấy
là cách tạo ra của cải, ăn mặc vậy. Dân suy nghĩ trong lòng mà phát lời ở
miệng, chín chắn rồi làm. Nếu bịt miệng họ, liệu được bao lâu?” Vua không nghe.
Thế rồi cả nước chẳng ai dám nói lời nào, ba năm sau theo nhau tạo phản, tấn
công Lệ vương. Lệ vương bỏ chạy đến đất Trệ.
(Sử
ký của Tư Mã Thiên, Trần Quang Đức dịch)
Mở
đầu bộ tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc là chuyện Chu Vũ Vương, sau khi đánh quân
nổi loạn Khương Nhung bị thua trên đường về kinh, Vũ Vương đi qua một cái chợ
thấy bọn trẻ đang tụm nhau lại hát: Thỏ
mọc thì Ác phải tà; Yển hồ cơ bặc ấy là mất Chu”…
Nghe
thấy lời nói xấu, tung tin thất thiêt Chu Vũ Vương cho bắt thì bọn trẻ khai do một
thằng bé mặc áo đỏ dạy cho…Về triều Vua truyền cho tư thị quan: Từ nay nếu còn
nghe đứa trẻ nào hát thì giết cả cha lẫn mẹ…
Sau
khi Chu Vũ Vương mất truyền ngôi cho Chu U Vương là giai đoạn nhà Chu bị động
loạn, mất quyền kiểm soát, sụp đổ, bước
qua giai chém giết nhay kéo dài 400 gọi là thời chiến quốc…
Phải
chăng nguyên nhân của sự động loạn dẫn tới triều đại nhà Chu từng tồn tại trước
Chu Vũ Vương 600 năm đã bị sụp đổ là do sự gieo mầm, sự phát tán thông tin của
“đứa bé mặc áo đỏ”, tiền thân của các blogger thời hiện đại…Thời nhà Chu môi
trường phát tán thông tin là những cái chợ…
Theo
Đông Chu liệt quốc: Sự ly loạn của nhà Chu khởi nguồn từ chuyện Vũ Vương truyền
ngôi cho Cung Nát, còn gọi là U Vương, một người say mê tửu sắc không quan tâm
gì đến chính sự…
U
Vương quá nuông chiều nàng Bao Tự, một người đàn bà quái di, rất đẹp nhưng
không bao giờ cười. Thấy vậy, U Vương cho hỏi nguồn cơn, Bao Tự cho biết chỉ
thích nghe tiếng lụa xé; Thấy vậy, U Vương truyền cho quan giữ kho cấp cho vài
trăm tấm lụa rồi sai cung nữ có sức khỏe xé cho Bao Tự nghe nhưng Bao Tự vẫn
không cười…
Quắc
công liền hiến kế cho U Vương: ở Ly Sơn đã lập nhiều cái chòi đốt lửa lập ra từ
trước để đề phòng khi kinh thành có biến thì đốt lửa lên, các chư hầu sẽ đưa
quân về cứu. U Vương nghe theo, cho đốt lửa trên các chòi thông tin trên Ly
Sơn, các chư hầu thấy lửa liền đưa binh về kinh thành, nhưng không thấy
giặc…Thấy các chư hầu bị lừa kéo quân về, giáo mác, trống trận vang trời, lúc
đó Bao Tự mới cười. Từ đó để mua vui cho Bao Tự, thỉnh thoảng U Vương lại cho
đốt lửa…Bị lừa một vài lần các chư hầu chán không đưa quân về ứng cứu nữa. Kết
cục khi có giặc thật, Chu U Vương cho đốt lửa lên nhưng chư hầu lại nghĩ đó là
trò lừa để mua vui cho Bao Tự nên không cất quân về cứu.Triều đại nhà Chu tan
hoàng từ đó…
Chuyện
Chu U Vương xé lụa, đốt lửa lữ chư hầu để chiều, mua vui cho Bao Tự khiến cho
người đời sau liên tưởng tới sự yêu chiều của nhà nước Việt Nam với các tập
đoàn kinh tế trọng điểm nhà nước; cưng chiều các quan chức thuộc dòng hậu duệ
và cùng phe cánh lợi ích, có quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp Tàu; Đám ấy
chính là Bao Tự của thời nhà Chu cách đây hơn 2400 năm tái thế…
Đáng
lý ra khi nghe lời đồng giao cảnh báo của đám trẻ -blogger mặc áo đỏ, Chu Vũ
Vương không tìm cách giết cả ba họ nhà chúng mà biết cất nhắc chuyện triều chính,
chon người kế vị anh minh, không chọn Chu U Vương thì sẽ không dẫn tới sự ly
loạn kéo dài 400 năm, lịch sử Trung Hoa gọi là thời Chiến quốc…
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét