Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Trung Quốc đầu độc toàn bộ vùng biển Việt Nam bằng 3 nhà máy điện hạt nhân sát biên giới?


Xung quanh việc 7 tổ máy của 3 nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc nằm sát biên giới Việt Nam đi vào hoạt động từ tháng 11 năm ngoái, rất nhiều chuyên gia, học giả đã bày tỏ ý kiến phản đối, cảnh báo vì tác động môi trường, thế nhưng đến nay sự việc dần trôi vào quên lãng. Cần biết rằng, từ trước nay Trung Quốc luôn tìm mọi cách để “chơi xấu” Việt Nam, vậy thì liệu 3 nhà máy điện hạt nhân mà nước này mới triển khai ngay sát biên giới Việt Nam có phải là âm mưu đầu độc toàn bộ vùng biển nước ta? Và đây là một trong những thủ đoạn khiến “Việt Nam không được chết nhanh mà phải chết từ từ” của anh bạn láng giềng?
Nguy cơ Việt Nam nhiễm phóng xạ là điều chắc chắn xảy ra, bởi vị trí của ba nhà máy điện hạt nhân của TQ đều gần biên giới trên đất liền và trên biển Việt Nam
Nguy cơ Việt Nam nhiễm phóng xạ là điều chắc chắn xảy ra, bởi vị trí của ba nhà máy điện hạt nhân của TQ đều gần biên giới trên đất liền và trên biển Việt Nam: Nhà máy Phòng Thành cách Quảng Ninh khoảng 50km, nhà máy Xương Giang cách đảo Bạch Long Vĩ hơn 100km, và nhà máy Trường Giang cách 200 km. Chính chuyên gia của Viện hàn lâm Khoa học TQ, ông He Zuoxin còn cảnh báo: “Đề xuất xây các nhà máy điện hạt nhân đặc biệt nguy hiểm vì nếu có tai nạn xảy ra thì có thể làm ô nhiễm hệ thống sông ngòi cung cấp nước cho hàng trăm triệu người sống đồng thời làm nhiễm xạ nước ngầm trong một vùng đất nông nghiệp quan trọng rộng lớn. Đây còn là một vấn đề liên quan đến tham nhũng, khả năng quản lý yếu kém và khả năng quyết định tồi tệ”. Thế nhưng vì sao TQ vẫn quyết tâm phát triển điện hạt nhân bất chấp lời cảnh báo của các chuyên gia? Đặc biệt vị trí được chọn đặt nhà máy lại sát ngay sườn biên giới Việt Nam.
TQ luôn có âm mưu THÔN TÍNH Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Dã tâm này được thể hiện thông qua những hành động gây hấn có chiều hướng ngày càng gia tăng. Cụ thể, TQ đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế VN với âm mưu bành trướng lãnh thổ; xâm nhập nóc nhà VN qua việc khai thác bauxite Tây nguyên, nơi có vị trí chiến lược và xả thải bùn đỏ làm ô nhiễm môi trường; chiếm các khu rừng đầu nguồn, khống chế nước sông Mekong gây nhiễm mặn, hủy diệt nguồn tôm cá; núp sau Đài Loan xây dựng nhà máy thép Formosa gây ô nhiễm biển nghiêm trọng; xây các nhà máy nhiệt điện làm ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước; đặc biệt là xây các phố Tàu ở khắp các tỉnh thành nhằm thực hiện âm mưu đồng hóa, gây bất ổn trị an VN. Nay lại đặt những nhà máy hạt nhân sát ngay biên giới Việt – Trung, không thể loại trừ khả năng TQ sẽ thực hiện âm mưu đầu độc dân tộc Việt, hòng chiếm lãnh thổ?
Năng lượng hạt nhân là một hiểm họa khôn lường, nếu rò rỉ phóng xạ sẽ gây ảnh hưởng môi trường trong phạm vi rất rộng, cách đó hàng ngàn km. Đặt nhà máy ngay sát biên giới phía Bắc, phải chăng TQ đang có âm mưu xả nước thải nhiễm phóng xạ gây ô nhiễm toàn bộ vùng biển từ Bắc vào Nam của VN? Chưa kể, khói và bụi phóng xạ từ nhà máy liệu có được TQ xử lý đúng như cam kết, hay họ cố tình buông lỏng, phớt lờ để mặc cho chúng ta bị ô nhiễm? Điểm đặc biệt là hiện nay VN vẫn chưa xây dựng mạng lưới quan trắc phóng xạ môi trường, phải chăng đây là lý do TQ cố tình xây nhà máy điện hạt nhân, vì biết nếu có xảy ra sự cố phóng xạ, VN cũng không thể phát hiện ra?
Những lò hạt nhân TQ đang là thảm họa của Việt Nam
Thảm họa Chernobyl nổi tiếng từng xảy ra vào năm 1986 trên lãnh thổ Ukraine có lẽ là bài học thiết thực nhất đối với Việt Nam hiện nay. Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Praipyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) đã xảy ra một vụ nổ nghiêm trọng. Thế nhưng, Liên xô đã không thông báo, cố tình dấu nhẹm thông tin về sự cố nhà máy, để rồi những đám mây phóng xạ đã bay qua Belarus tới tận Thụy Điển, nơi cách Chernobul cả nghìn km.
Hàng rào quan trắc phóng xạ của Thụy Điển đã phát hiện những dữ liệu bất thường và các nhà nghiên cứu nước này là những người đầu tiên trên thế giới đo được bụi phóng xạ, truy ngược được nguồn gốc phát sinh. Chỉ tới lúc đó, thông tin về một tai nạn nghiêm trọng của nhà máy điện hạt nhân của Liên Xô mới bùng nổ trên thế giới.
Đó là câu chuyện trong quá khứ, còn bây giờ nhiều quốc gia đã có mạng lưới quan trắc phóng xạ nên việc phát hiện sự cố rò rỉ phóng xạ đều diễn ra sớm và kịp thời có phương án ứng phó. Nhà máy Chernobyl nằm ở cách xa Thụy Điển hàng nghìn km còn bị ảnh hưởng bởi bụi phóng xạ, thì chúng ta nằm ở sát sườn, chỉ cách có 50km thì thảm họa sẽ nặng nề đến nhường nào?
Hình ảnh ám ảnh về Thảm học Chernobyl
Số phận các dự án có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc cũng là một lời cảnh báo hùng hồn cho chính Việt Nam: Sân vận động quốc gia Mỹ Đình xuống cấp trầm trọng chỉ sau vài năm hoạt động, Cháy lớn ở nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Cầu Trung Quốc sắp khánh thành đổ sập ở Kenya,… Vậy 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc một ngày nào đó sẽ lặp lại lịch sử của Thảm họa Chernobyl hay không, cũng sẽ bị phát nổ vì chất lượng công trình kém, vì không thể đảm bảo việc vận hành an toàn nhà máy điện hạt nhân?
Thực ra việc xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ từng được Việt Nam đưa vào quy hoạch vào năm 2006 nhưng đến nay nó vẫn chưa được triển khai. Ước tính tổng kinh phí đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng và việc dự án vẫn “dậm chân tại chỗ” được cho là vì nguồn vốn, nguồn kinh phí hạn hẹp chưa đầu tư xây dựng được như quy hoạch. Thế nhưng, trong khi dự án quan trắc môi trường thì vẫn nằm trên giấy, thì biết bao công trình “vô giá trị” chiếm ngân sách mấy ngàn tỷ vẫn mọc lên vô tội vạ: Bảo tàng Hà Nội – 2.300 tỷ đồng, Nhà máy thép hơn 1.700 tỷ đồng bị bỏ hoang (Kỳ Anh – Hà Tĩnh), Công trình Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam – 3.200 tỷ đồng (Đồng Mô-Hòa Lạc-HN), Trung tâm hành chính mới của thành phố Ðà Nẵng 2.200 tỷ đồng,… thì không hiểu nguồn ngân sách thiếu thốn chỗ nào?
Nhẽ ra, những quyết định liên quan đến sự tồn vong của dân tộc như bảo vệ môi sinh (không khí, đất và biển) cần phải được đặt lên hàng đầu mới phải. Thay vào đó, người ta lại thờ ơ, vô trách nhiệm trước vấn đề này càng khiến người dân cảm thấy bất mãn.
(Soha / Tuổi Trẻ / VnExpress)

Không có nhận xét nào: