Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

PHẢI TREO CỔ THẰNG BÙI CÁCH TUYẾN ( 2)


‘Đặc cách’ cho Formosa xả thải?: Bộ TN&MT từng có văn bản ‘xé rào’


4
Không chỉ cho phép Formosa bỏ qua QCVN 51:2013 trong kiểm soát khí thải được áp dụng hàm lượng oxy tham chiếu từ 7% lên 15%, Bộ TN&MT đã có nhiều văn bản “xé rào” cho công ty này.
Theo thông tin Tiền Phong thu thập được, một trong những khó khăn tìm nguyên nhân của sự cố môi trường biển miền Trung, vào đầu tháng 4/2016, là do Bộ TN&MT chấp thuận cho Formosa xả ngầm ra biển với đường ống dài 1,3 km, thay vì xả ra sông Quyền rồi mới ra biển như trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 2008 đã được bộ này phê duyệt.
Điều lạ, sự thay đổi vị trí xả thải quan trọng này lại được thông qua bởi Báo cáo ĐTM cảng Sơn Dương năm 2013 (do thay đổi quy mô công suất cảng nên theo quy định Formosa phải lập lại Báo cáo ĐTM), chứ không hề có một Báo cáo ĐTM riêng cho việc thay đổi vị trí xả thải.
Không dừng lại ở đó, ngày 27/1/2015, Bộ TN&MT còn có công văn số 239, “đặc cách” cho phép Formosa Hà Tĩnh áp dụng việc kiểm soát các thông số Dioxin, VOC, Cd, Pb trong khí thải giai đoạn thiêu kết cao hơn QCVN 51:2013/BTNMT.
Trước sức ép của các cơ quan thanh, kiểm tra và dư luận, ngày 22/6, Bộ TN&MT buộc phải ra công văn số 3158 thay thế công văn nói trên, yêu cầu Formosa Hà Tĩnh thực hiện việc kiểm soát các thông số khí thải giai đoạn thiêu kết theo đúng QCVN 51:2013.
'Dac cach' cho Formosa xa thai?: Bo TN&MT tung co van ban 'xe rao' hinh anh 1
Một góc Formosa Hà Tĩnh.
Công văn thay thế, do Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân ký có nội dung: Thực hiện thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ TN&MT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, Bộ TN&MT yêu cầu: Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thực hiện việc kiểm soát các thông số về khí thải của công đoạn thiêu kết theo đúng quy định tại QCVN 51:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép.
Công văn này thay thế công văn số 239/BTNMT – TCMT ngày 27/1/2015 của Bộ TN&MT về việc kiểm soát các thông số Dioxin, VOC, Cd, Pb trong khí thải công đoạn thiêu kết của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Như đã thông tin, dù QCVN 51:2013 quy định hàm lượng oxy tham chiếu của công đoạn thiêu kết là 7%, Bộ TN&MT đã có văn bản cho phép Formosa Hà Tĩnh áp dụng hàm lượng này lên 15%.
Động thái này nhằm pha loãng nồng độ độc hại của các chất gây ô nhiễm trong khí thải tại các lò thiêu kết của Formosa, nhằm “lách” các thông số về bảo vệ môi trường.
https://www.tienphong.vn/xa-hoi/dac-cach-cho-formosa-xa-thai-vuot-chuan-bo-tnmt-tung-co-van-ban-xe-rao-1211614.tpo
Theo Hoàng Nam/Tiền Phong


Choáng với biệt phủ 7.000m2 của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường



Hai căn biệt phủ nằm ở vùng ven TP HCM có diện tích lên đến hàng ngàn m2 được xác định là của 2 quan chức về hưu
Dư luận đang xôn xao thông tin về 2 căn biệt phủ của 2 “quan”  tại TP HCM.
Trong đó, một căn rộng gần 7.000m2, nằm cạnh bờ sông Sài Gòn, trước cảng An Sơn, thuộc xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP HCM. Căn này, được cho rằng thuộc sở hữu của một nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường. Xung quanh căn “biệt phủ” được thảm cỏ, cổng cao hơn 2m và cửa ra vào đối diện bờ sông.
Flycam căn biệt thự ở Hóc Môn, TP HCM
Xôn xao biệt phủ của “quan” về hưu - Ảnh 2.
Xôn xao biệt phủ của “quan” về hưu - Ảnh 3.
Diện tích khuôn viên căn biệt phủ khoảng 7.000m2, mặt tiền hướng ra bờ sông Sài Gòn – Ảnh: Lê Phong
Căn thứ hai, nằm trên đường Nguyễn Hữu Trí (huyện Bình Chánh), có quy mô rộng khoảng 3.000m2, được cho là của một Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, vừa về hưu.
Xôn xao biệt phủ của “quan” về hưu - Ảnh 4.
Căn biệt thự được cho là của một nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Qua nguồn tin riêng, hồ sơ đất đai căn biệt thự tại Hóc Môn là do bà Trần Thị T. sở hữu từ năm 2013, gồm 5 thửa. Bà T. là vợ của 1 nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường.
Năm 2015, chủ khu đất xin giấy phép xây dựng và có chuyển mục đích sử dụng một phần đất, hoàn công, do nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường và vợ cùng đứng tên.
Về căn biệt thự tại Bình Chánh, trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Phụng, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh, cho biết qua báo cáo sơ bộ từ Thanh tra huyện và Phòng Quản lý đô thị UBND huyện, biệt thự này xây dựng đúng với giấy phép xây dựng và khu đất do con gái ông Th., nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sở hữu, tên là Nguyễn Phước Thiên A., SN 1995. “Tổng diện tích gần 3.000m2, nhưng trừ lộ giới còn 2.300m2” – ông Phụng nói.
Nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT Bùi Cách Tuyến phản hồi về “biệt phủ”
Ông Bùi Cách Tuyến, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ Úc điện thoại đến Báo Người Lao Động phản hồi về thông tin ông sở hữu “biệt phủ” ở vùng ven TP HCM.
Tối 25-10, từ Úc, GS-TS Bùi Cách Tuyến, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), đã chủ động gọi điện thoại đến Báo Người Lao Động phản hồi về bản tin: “Xôn xao biệt phủ của “quan” về hưu”.
Ông Tuyến nói: “Tôi đang qua nước ngoài để thăm con thì nghe thông tin mình sở hữu biệt phủ nên phải lên tiếng để dư luận hiểu rõ”.
Xôn xao biệt phủ của “quan” về hưu - Ảnh 4.
Căn nhà ông Tuyến sở hữu nằm ngay bờ sông Sài Gòn – Ảnh: Lê Phong
– Phóng viên: Vậy, căn nhà tại huyện Hóc Môn, TP HCM có thuộc sở hữu của ông?
Ông Bùi Cách Tuyến, Nguyên thứ trưởng Bộ TN-MT
Ông Bùi Cách Tuyến: Nói thật, lúc trước tôi làm giáo viên và giảng dạy, năm 2008 được mời ra Bộ TN-MT.
Hồi trước đến giờ, tôi đều lo làm việc Nhà nước, còn về kinh tế đều do vợ đảm trách.
Năm 2013, khi tôi còn làm tại Bộ TN-MT, vợ tôi mua khu đất ruộng 7.000 m2 ở vùng ven huyện Hóc Môn. Lúc đó có kê khai tài sản theo quy định pháp luật.
Năm 2015, tôi về hưu nên vào TP HCM tiếp tục công tác giảng dạy tại Trường ĐH Nông Lâm. Lúc này, vợ chồng tôi bắt đầu bỏ tiền ra xây dựng căn nhà. Nói thật, lúc bấy giờ là giáo viên thì không còn phải kê khai gì nữa.
* Ông có thể cho biết giá trị khu đất và căn nhà sở hữu xây dựng?
– Anh biết rồi đó, khu đất ấy là đất ruộng mà nằm ở tận Hóc Môn thì giá rẻ rồi. Về căn nhà tôi sở hữu chỉ rộng 120 m2, một trệt, một lầu thì giá đâu có nhiêu đâu.
Nếu không tin, có thể tìm Trường ĐH Nông Lâm hỏi sẽ rõ hồi tôi chưa làm hiệu phó, hiệu trưởng trường thì kinh tế gia đình tôi cũng đã khá rồi. Thật tình nếu dùng từ “biệt phủ” thì không đúng lắm.
“Tôi là người đàng hoàng”
* Căn nhà ông nằm trong khu đất đến 7.000 m2 là rất lớn. Gọi là “biệt phủ” cũng có căn cứ?
– Nó là đất ruộng ở sát bờ sông chứ đâu phải đất trong TP. Coi hình có thể thấy mà. Đất ruộng mà lập vườn lên thì có gì đâu. Trong miền Nam, bạn bè tôi cũng là người trong nhà nước mà còn mua vài chục hecta đất ở Long An để làm vườn mà.
Đất nhà tôi là đất vườn, ở góc ruộng lúa, tôi tôn tạo nó lên. Giờ trồng nấm linh chi để tăng thu nhập. Có chuồng nuôi gà nữa…
* Ông có thể cho biết giá đất mua hồi đó?
+ Cái đó là bà xã lo chứ tôi cũng không để ý vì tôi làm việc ở Hà Nội.
* Bà xã ông làm nghề gì?
– Bà xã tôi trước là nhân viên Trường ĐH Nông lâm TP HCM thôi.
* Vậy, ông có thể chia sẻ nguồn tài chính của gia đình ông khi ông có đủ sức mua lô đất đó?
– Tôi gốc là nhà giáo. Năm 1979, tôi tốt nghiệp Trường ĐH Nông lâm TP HCM rồi ở lại trường công tác. Sau đó, tôi là Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP HCM đến hết năm 2007. Tôi có chuyên môn và cũng có nguyện vọng là đào tạo thế hệ trẻ sau này. Năm 2008, Bộ trưởng Bộ TN-MT mời tôi ra bộ làm thì tôi có ra một thời gian rồi vô lại dạy học sau khi nghỉ hưu…
Tôi là thầy giáo đứng đắn, trước giờ ai cũng biết. Tôi tự lo mọi thứ ngay từ đầu, từ hồi mới ra trường, tức là năm 1979 đến giờ. Những chuyện này trong trường tôi người ta biết hết chứ có gì đâu. Hỏi nhân viên Bộ TN-MT thì người ta cũng biết tôi là người đàng hoàng trong các mặt về năng lực cũng như về đối nhân xử thế và công việc khác liên quan bên ngoài.
* Trước đây, ngoài dạy học, ông còn làm gì khác để có thu nhập?
– Nhiều lắm. Nhất là bà xã tôi. Làm để sinh sống từ năm 1979, rất nhiều thứ, “tay trái nuôi tay mặt”, chứ không phải dựa vào đồng lương nhà nước đâu. Lăn lộn trong cuộc sống để có thể phục vụ cho nhà nước.
* Giờ về hưu, ông có làm gì khác?
– Tôi về hưu thì lại dạy học tại Trường ĐH Nông lâm TP HCM. Ngoài thời gian dạy học thì làm vườn.
Biệt phủ và niềm tin

“Miệng nhà quan có gang có thép”, câu thành ngữ ấy phải xem lại trong trường hợp phát ngôn của vị quan chức đứng đầu một cơ quan chuyên trách chống tham nhũng khi cứ hết lần này tới lần khác phải lùi thời gian công bố kết quả thanh tra tài sản gia đình ông giám đốc Sở TN-MT tỉnh Yên Bái.
Khi mới bắt tay vào thanh tra tài sản của gia đình quan đầu sở ngành tài nguyên của tỉnh miền núi Yên Bái vào cuối tháng 6-2017, ông Cục trưởng Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ công bố rõ rành rành rằng cuộc thanh tra sẽ tiến hành trong 15 ngày và kết quả sẽ được công bố vào đầu tháng 7 vừa qua. Lúc ấy, nhiều người băn khoăn, hồ nghi và bức xúc về khối tài sản “khủng” của gia đình quan chức một tỉnh thuộc diện nghèo nhất nước và trông đợi cơ quan thanh tra xử lý đến nơi đến chốn.
Vậy nhưng, hết lần này tới lần khác, cái ngày công bố kết quả thanh tra tài sản của gia đình ông giám đốc sở cứ bị khất hết lần này tới lần khác, tính tới nay đã 5 lần. Sự chậm trễ mà người phát ngôn Chính phủ cũng phải lên tiếng là “đã quá thời hạn thanh tra”.
Lý do trì hoãn công bố kết luận thanh tra mà dư luận vẫn gọi là “thanh tra biệt phủ ở Yên Bái” lần thì nói là để tỉnh tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt, lần bảo chờ cấp thẩm quyền xem xét, quyết định…
Những lý do đó không thể thuyết phục được người dân. Không thể không đặt câu hỏi vì sao cứ trì hoãn mãi việc công bố kết luận thanh tra “biệt phủ”? Phải chăng tài sản của gia đình ông giám đốc sở này nhiều quá – như chính ông khai báo là nhiều nhà, đất, tài sản ở cả Yên Bái và Hà Nội – nên việc kiểm đếm, xác minh khó khăn? Hay còn có lý do nào khác, ví như ông giám đốc sở nhưng lại là em ruột của bà Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái?…
Thế nhưng, dù bất cứ lý do gì thì càng lùi thời gian công bố kết quả thanh tra càng khiến dư luận đặt ra nhiều hồ nghi.
Trong khi chưa thể công bố kết quả “thanh tra biệt phủ” ở Yên Bái, số liệu khác mà Thanh tra Chính phủ công bố cũng dấy lên nhiều dư luận. Đó là trong năm 2016, cả nước có 1.113.422 trường hợp kê khai tài sản song mới chỉ kiểm tra, xác minh được có 3 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập. Một tỉ lệ quá nhỏ bé đến mức thật khó tin.
Tin được không con số trên khi thời gian qua, dư luận, người dân phát hiện rất nhiều trường hợp gia đình quan chức sở hữu tài sản giá trị lớn, lớn tới mức không thể có được nếu chỉ dựa vào đồng lương cán bộ, công chức? Vậy mà, vẫn có những quan chức xem thường người dân khi trả lời rằng khối tài sản “khủng” ấy là nhờ tích góp từ chạy xe ôm, buôn chổi đót, nuôi lợn, gà…
Kê khai tài sản, thu nhập là một trong biện pháp quan trọng để phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ bị vô hiệu hóa nếu kê khai mà không kiểm tra, xác minh được tài sản thực sự của cán bộ, công chức. Khi ấy, việc kê khai tài sản, thu nhập của quan chức chỉ là một việc làm hình thức. Thực tế đã cho câu trả lời rõ ràng.
Việc tiến hành thanh tra khối tài sản lớn của gia đình ông giám đốc sở ở Yên Bái đúng vào lúc dư luận cả nước đang “dậy sóng” được xem như là liều “thuốc thử” niềm tin. Chưa biết kết quả thanh tra có đáp ứng niềm tin của người dân trong công cuộc phòng chống tham nhũng hay không nhưng cứ mỗi lần lùi công bố kết quả thanh tra là một lần sụt giảm niềm tin này.
PHẠM DƯƠNG

Không có nhận xét nào: