Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

4 triệu người đang nhận lương, phụ cấp từ ngân sách, chưa tính Công an, Quân đội; Hơn 42.000 đơn vị sự nghiệp trông chờ ngân sách


THEO AN NINH THỦ ĐÔ

(GDVN) - Hiện cả nước có tới 81.492 lãnh đạo cấp phó, tính ra cứ 5 cán bộ, công chức lại có 1 lãnh đạo cấp phó.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cho biết, hiện cả nước có tới 81.492 lãnh đạo cấp phó (từ phó phòng đến thứ trưởng), tính ra cứ 5 cán bộ, công chức lại có 1 lãnh đạo cấp phó nhưng nhiều nơi vẫn thấy thiếu.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về học tập, quán triệt các nghị quyết Trung ương 6 khóa XII
Ngày 29/11, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về học tập, quán triệt các nghị quyết Trung ương 6 khóa XII.

Tại đây, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã giới thiệu, quán triệt Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Đề cập đến thực trạng tổ chức bộ máy hành chính ở nước ta hiện nay, đồng chí Phạm Minh Chính cho biết, các nước trên thế giới trung bình có 12-16 bộ, trong khi Việt Nam hiện có 22 bộ, cơ quan ngang bộ.
Nếu so sánh trong số những nước có điều kiện tương đồng về dân số, quy mô lãnh thổ, nước ta vẫn là nước có số đầu mối bộ, ngành cao nhất.

Cùng đó, cơ cấu tổ chức cán bộ, công chức còn bất cập, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước rất lớn, nhất là biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn.
Tính đến ngày 1/3/2017, số người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước là khoảng 4 triệu người, chưa tính lực lượng Quân đội và Công an.

Đặc biệt, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chỉ ra, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, số người hưởng lương, phụ cấp không những không giảm mà còn tăng lên.
Cụ thể, theo Nghị quyết 39, mỗi năm cả nước phải tinh giản 70.000 người, thế nhưng sau 2 năm thực hiện thì thực tế lại tăng lên 96.000 người.

Bên cạnh đó, số lượng lãnh đạo, cấp phó trong các cơ quan đơn vị còn nhiều, chiếm tỷ lệ cao, bổ nhiệm cấp hàm một số cơ quan trung ương còn nhiều.
Cả nước hiện có 81.492 lãnh đạo cấp phó từ phó phòng đến thứ trưởng, chiếm 21,7% tổng số cán bộ công chức từ trung ương đến cấp huyện.

Theo ông Phạm Minh Chính, cứ 5 cán bộ công chức thì có 1 lãnh đạo cấp phó.
Đã thế, việc quy định “hàm” còn bị lạm dụng.
Có Bộ có 6 hàm vụ trưởng, 7 hàm phó vụ trưởng, có cả hàm trưởng phòng, phó trưởng phòng, thậm chí có đơn vị còn có tới 19 hàm phó vụ trưởng.
Các đại biểu dự hội nghị trực tuyến quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII tại điểm cầu Hà Nội
Không chỉ đang lạm phát cấp phó mà hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính cũng còn rất bất cập.
Mỗi Bộ có 5-6 cấp phó, thiếu bổ sung rất nhanh nhưng vẫn kêu không đủ người đi họp, rõ ràng cơ chế vận hành có vấn đề, chức năng nhiệm vụ có vấn đề.
Cơ chế chịu trách nhiệm ít, phân cấp không nhiều, cái gì cũng ôm xử lý không hết, nảy sinh tiêu cực là đương nhiên” – ông Phạm Minh Chính phân tích.

Tương tự, đối với hệ thống chính quyền địa phương, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho biết, sau 30 năm đổi mới, số đơn vị hành chính cấp tỉnh ở nước ta đã tăng thêm 19, tăng 178 đơn vị cấp huyện, 1.136 đơn vị cấp xã.
Hơn nữa, sự khác biệt giữa các đơn vị hành chính về quy mô dân số, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội lại chưa được làm rõ.

Dẫn lại ví dụ trước đây quyết định Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, khi đặt vấn đề thì rất nhiều khó khăn nhưng Trung ương quyết định là sáp nhập để mở rộng không gian phát triển, ông Phạm Minh Chính nói:
Sau 5 năm sáp nhập, tổng kết lại thì khẳng định tính đúng đắn, mọi khó khăn đều được vượt qua”.

Hơn 42.000 đơn vị sự nghiệp trông chờ ngân sách

 - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, cả nước có 57.995 đơn vị sự nghiệp công lập với tổng biên chế khoảng 2,45 triệu viên chức. 42.146 đơn vị do ngân sách nhà nước nuôi.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dành trọn cả buổi chiều nay để phân tích Nghị quyết "Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” tại hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết hội nghị TƯ 6, khoá 12.
Phó Thủ tướng,Vương Đình Huệ,công chức,ngân sách,biên chế,tinh giản biên chế
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Thành Chung
Theo Phó Thủ tướng, hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập đóng góp lớn đối với sự nghiệp phát triển đất nước, đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ rõ: “Nhiều đơn vị vận hành không khác gì thời bao cấp. Tâm lý bao cấp, trông chờ ngân sách nhà nước vẫn phổ biến”.
Cụ thể, hiện cả nước có 57.995 đơn vị sự nghiệp công lập với biên chế khoảng 2,45 triệu viên chức, trong đó ngành y tế và giáo dục chiếm gần 70% tổng biên chế. Lương chiếm gần 40% tổng quỹ lương của ngân sách nhà nước.
Chỉ có 123 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, 1.934 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, 12.968 đảm bảo một phần chi thường xuyên, 42.146 đơn vị do ngân sách nhà nước đảm bảo hoàn toàn hoạt động.
“Thời điểm chín muồi của sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập đã tới. Đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, vừa cấp bách, phải làm ngay, vừa lâu dài đối với các cấp uỷ đảng, chính quyền”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Giảm tối thiểu 240.000 biên chế
Mục tiêu của Nghị quyết là tới năm 2021 giảm tối thiểu 10% số đơn vị so với 2015 (giảm 5.800 đơn vị), giảm tối thiểu 10% biên chế (khoảng 240.000 biên chế).
Cơ bản chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định; bảo đảm 10% đơn vị tự chủ tài chính, giảm 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước so với giai đoạn 2011-2015.
Phó Thủ tướng,Vương Đình Huệ,công chức,ngân sách,biên chế,tinh giản biên chế
Ảnh: Thành Chung
Ngoài ra, Nghị quyết cũng đặt các mục tiêu cho tới các năm 2025 và năm 2030 với các chỉ tiêu, lộ trình rõ ràng.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, Nghị quyết số 19 không phải cắt xén đầu mối mà mục đích cao nhất là đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ công; xã hội hoá không đi với thương mại hoá dịch vụ công, nhất là đối với giáo dục và y tế.
“Mục tiêu của Nghị quyết là giảm các đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập và giảm biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhưng không có nghĩa là sẽ giảm số lượng biên chế sự nghiệp mà số lượng này có thể tăng lên khi các đơn vị sự nghiệp đã tự chủ được tài chính thì có quyền tuyển thêm biên chế để phục vụ cho hoạt động chứ không phải cắt giảm biên chế”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng khẳng định cùng với thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước thì hoàn toàn có thể thực hiện thành công cắt giảm các đầu mối, biên chế hưởng lương ngân sách nhà nước như Nghị quyết số 19 nêu ra. Từ đó, tạo nguồn tăng lương cho đội ngũ cán bộ công viên chức.
Ông cũng lưu ý, việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tuân thủ 5 nguyên tắc, trong đó nêu rõ pháp luật chuyên ngành không quy định việc thành lập tổ chức bộ máy các đơn vị, cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị hoạt động không hiệu quả,  đẩy mạnh xã hội hoá…
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý xã hội hoá nhưng không phải thương mại hoá, bởi đây là các lĩnh vực cung cấp dịch vụ công thiết yếu cho xã hội, đặc biệt là giáo dục và y tế.
Nghị quyết cũng nêu các giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực như y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề… Trong lĩnh vực dạy nghề, sáp nhập trường trung cấp vào trường cao đẳng; giải thể các trường trung cấp, cao đẳng hoạt động không hiệu quả. Sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục dạy nghề trên địa bàn cấp huyện.
“Mỗi huyện thực hiện thì cả nước sẽ giảm được hơn 1.400 đầu mối”, Phó Thủ tướng nói.
Không thực hiện chế độ công chức
Nghị quyết cũng nêu rõ không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập; đánh giá, phân loại để đưa ra khỏi đội ngũ những người 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ.
Chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế sự nghiệp vượt quá số lượng, giải quyết dứt điểm số viên chức và số người lao động vượt quá số biên chế được giao.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tin tưởng việc thực hiện Nghị quyết 19 sẽ thành công khi một vài năm qua, nhiều tỉnh, địa phương đã sắp xếp đầu mối mà không phải đợi TƯ ra Nghị quyết.
Ông cho biết, vừa qua khi làm việc với Hà Nội, TP.HCM đều có thể giảm 20% số lượng đơn vị, giảm 4,85%/năm trong các năm 2015, 2016 và giúp thu lại cho nhà nước hàng ngàn ha đất từ hàng trăm đơn vị để đem đấu giá.
“Khâu bố trí, sắp xếp cán bộ vẫn là nhạy cảm nhất. Nhưng như Hà Nội có kinh nghiệm sắp xếp là cấp trưởng không điều hành, nghĩa là khi sáp nhập có 4-5 ông trưởng thì chỉ 1 ông trưởng điều hành thôi, những ông còn lại vẫn nhận chế độ cấp trưởng nhưng không điều hành”, ông nêu ví dụ.
Bộ máy quá nhiều sếp, không ngân sách nào nuôi nổi

Bộ máy quá nhiều sếp, không ngân sách nào nuôi nổi

Nếu bộ máy cứ phình ra, lại có quá nhiều người làm lãnh đạo, quản lý nhưng không hiệu quả thì đó là lãng phí, không ngân sách nào nuôi nổi.
1 vụ có đến 19 hàm vụ phó

1 vụ có đến 19 hàm vụ phó

Có vụ có cả hàm trưởng phó phòng, có vụ 19 hàm vụ phó. Lẽ ra 2 năm tinh giản 140.000 người, nhưng tăng 96.000 người mà không ai bị kỷ luật.
Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay

Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay

Mấy chục năm qua, chúng ta vẫn loay hoay với sắp xếp tổ chức bộ máy, nhập bộ này, tách bộ kia, bao nhiêu bộ là vừa.
Trưởng Ban Tổ chức TƯ: Tiết kiệm chi tiêu làm sân bay Long Thành

Trưởng Ban Tổ chức TƯ: Tiết kiệm chi tiêu làm sân bay Long Thành

Trưởng Ban Tổ chức TƯ đề nghị phải có chính sách tiết kiệm chi tiêu, nếu không sẽ không có tiền làm sân bay Long Thành.
Kiến nghị tâm huyết của ĐBQH gửi Trưởng Ban Tổ chức TƯ

Kiến nghị tâm huyết của ĐBQH gửi Trưởng Ban Tổ chức TƯ

ĐBQH Lê Thanh Vân gửi thư đến Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính với hàng loạt kiến nghị đầy tâm huyết về công tác cán bộ.
Phó Thủ tướng: Biên chế tăng không phải do công chức, viên chức

Phó Thủ tướng: Biên chế tăng không phải do công chức, viên chức

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, biên chế tăng lên không phải do cán bộ công chức, viên chức mà hợp đồng lao động mới nhiều. 
Thu Hằng
Theo An ninh Thủ đô

Không có nhận xét nào: