Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Đóng góp ý kiến với Bộ Tài chính...về Thuế

Nguyễn Hồng Khoái
26-11-2017
(Hội nghị đối thoại với bộ Tài chính ngày 27 tháng 11 năm 2017)
Thưa Hội nghị
Một năm qua nhiều biến đổi đối với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ họ chịu sức ép rất lớn từ những biến đổi về chính sách và các phát ngôn từ lãnh đạo bộ Tài chính. Sau đây tôi xin được nêu một số vấn đề sau đây về sự điều hành của lãnh đạo bộ Tài chính
SỰ VIỆC ĐÃ QUA
1.- Chuyển Thuế môn bài thành phí môn bài: Bằng việc chuyển thuế môn bài thành lệ phí môn bài học trò trường đại học Tài chính Kế toán ngày xưa đã nhổ toẹt vào cái giáo trình mà thày cô trường này đã dày công giáo dục và đào tạo ra họ.
2.- Thông tư 93/2017/TT-BTC ngày 19/09/2017 ra đời chấm dứt sau 4 năm hành hạ doanh nghiệp và công chức Thuế về cái biểu: 06/GTGT. Doanh nghiệp vừa và nhỏ mong có nhiều thông tư như thế này.
3.- Tăng thuế giá trị gia tăng (GTGT)không ảnh hưởng đến người nghèo: Đó là phát biểu của bà Vũ Thị Mai thứ trưởng bộ Tài Chính. Thưa bà Mai Thuế GTGT là loại thuế người tiêu dùng cuối cùng phải nộp (Nói theo vị trí người nộp thuế và xem thuế đó ảnh hưởng đến ai) Nó là loại thuế gián thu (Nói theo cách nói của người thu thuế) bà đã chơi chữ trong việc phát ngôn, Bà đã sỉ nhục gần 90 triệu dân Việt Nam trong đó có tôi.

4.- Áp dụng thuế GTGT đối với việc chuyển quyền sử dụng đất và lãi tiền gửi tiết kiệm : Phát ngôn quá ngu dốt chỉ biết tiền không nghĩ tới hậu quả:
+ Thị trường bất động sản (BĐS) sẽ đóng băng trở lại vì thuế VAT + Trước bạ + TNCN sẽ lên đến 15% ảnh hưởng tới các ngành tín dụng, Ngân hàng, Vật liệu xây dựng … và ĐÃ NỢ XẤU LẠI CÀNG THÊM XẤU.
+ Đánh thuế VAT trên tiền lãi tiền gửi tiết kiệm, ý quý bộ là đảy nhanh lạm phát, một ý đồ điên rồ.
TS Nguyễn Đức Thành“Khi một nhà hùng biện đang đói gần chết thì mọi lý luận siêu hình học hay luân lý học trong bài diễn thuyết hùng hồn của ông đều liên quan đến đặc điểm kỳ diệu của cơm”.
HẬU QUẢ CỦA NHỮNG CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ YẾU KẾM CỦA BỘ TÀI CHÍNH VÀ TỔNG CỤC THUẾ
5.- Thất thu thuế: Hàng năm nhà nước thất thu ước khoảng 100.000 tỷ đồng tiền thuế bởi Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010. Số thất thu này nằm trong các khoản do người bán hàng không xuất hóa đơn GTGT (vấn đề này đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có gửi cho bộ Tài chính và Tổng cục Thuế. Riêng tôi đã nhận được văn bản trả lời số 4513/TCT-CS ngày 05/10/2017 do ông Lưu Đức Huy ký nhưng tôi cho rằng các vị không hiểu gì về TÀI SẢN mà Hiến pháp và trong báo cáo 2035 đã đề cập).
– Cước của các thuê bao điện thoại (140 triệu thuê bao điện thoại: 8 triệu thuê bao điện thoại cố định, số còn lại là các thuê bao điện thoại di động của Mobifone, Vinafone, Viettel.
– 90% dân của các thị trấn thị tứ, dân đô thị và đồng bằng dùng gas không có hóa đơn GTGT.
– 100% hàng hóa bán lẻ vật liệu xây dựng của tiêu dùng cá nhân trong các công trình xây dựng và công trình các dự án theo chuẩn mực kế toán số 15 “Hợp đồng xây dựng”.
– Hóa đơn xăng dầu cho tiêu dung của các cá nhân.
– 90% hàng hóa tiêu thụ tại các siêu thị.
– Thất thu về giá đất: Nhà nước chỉ thu được một phần chênh lệch giữa giá đền bù và giá dấu thầu.Nếu lấy giá trừ lùi so với 2 loại giá trên thì toàn bộ số tiền này vào tay bọn Tham Nhũng.
– Các loại bảo kê trốn thuế (giữa công chức thuế với doanh nghiệp; giữa lãnh đạo các ngành với lãnh đạo ngành tài chính;
6.- Khấu trừ qua Ngân hàng: Mục b điểm 2 điều 9 Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2010 “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng” thì hàng hóa trị giá 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán qua Ngân hàng mới được khấu trừ thuế đã đẩy các doanh nghiệp rút hết số tiền vốn khả dụng tại các tài khoản mà doanh nghiệp đã mở tại các Ngân hàng. Xin nói cho rõ: 27 nhiệm vụ và quyền hạn Chính phủ quy định cho bộ Tài chính (Nghị định 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 và Số: 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 07 năm 2017) và 37 nhiệm vụ và quyền hạn Chính Phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước tại Nghị định Số: 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 không có đoạn nào ghi:” “thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt và ngăn chặn gian lận trong việc khấu trừ, hoàn thuế VAT, phòng chống rửa tiền”. Giả sử Chính phủ có quy định cho bộ Tài chính nhiệm vụ trên thì bộ Tài chính cũng thun vòi như trường hợp mất tiền mặt vừa qua của ông Trần Tuấn Anh bộ trưởng bộ Công thương và Nguyễn Xuân Quang, Phó cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (Tổng cục Môi trường). Nên chăng quý bộ không mang con ngáo tài khoản Ngân hàng đoạ doanh nghiệp. Theo bản tin Tài chính của VTV1 thì tại Pháp phấn đấu đến năm 2020 chi tiêu 01 tỷ EUR phải thanh toán qua thẻ.
– Hiện nay thanh toán qua thẻ lấy được hóa đơn chỉ có 2 đơn vị đó là Vé máy bay và vé xe lửa; Ngay việc mua card điện thoại trả trước qua mạng không lấy được hóa đơn điện tử. Bộ Tài chính.
7.- Cổng thông tin điện tử:
– Bộ Tài chính không dùng Website của mình phổ biến văn bản pháp luật mà những văn bản luật các doanh nghiệp phải dùng nhiều thì quý bộ cho in sách bán lấy tiền như thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 12/2014, thông tư 133/2016/TT-BTC ngày ngày 26 tháng 8 năm 2016. Người phụ trách trang Web của bộ không thường xuyên kiểm tra đôn đốc thậm chí có thể nói rằng bỏ mặc trang Web tiếng nói thông tin điện tử của bộ.
Cẩu thả trong việc công bố thông tin trên mạng của các trang Web Tổng cục Thuế, Thuế nhà nước, Hải quan và của cả bộ Tài chính. Cần xem xét trách nhiệm của người phụ trách cổng thông tin điện tử là bà Vũ Thị Mai thứ trường bộ Tài chính.
8.- Liên quan đến việc vừa qua VCCI gửi TỜ TRÌNH Đề nghị xây dựng Luật quản lý thuế (sửa đổi) thì từ ngày ông Đinh Tiến Dũng làm bộ Trưởng bộ Tài chính thì cái hội đồng quản lý quỹ bảo hiểm trên trang https://baohiemxahoi.gov.vn/ biến mất!?!
9.- Với trang thông tin điện tử của các đơn vị trực thuộc còn rất cẩu thả nhầm lẫn nghiêm trọng trong luật ban hành các văn bản quy định pháp luật: Thông tư của Tổng cục Thuế, quyết định của bộ Tài chính thì lại ghi của Tổng cục …
CÔNG CHỨC THUẾ NHŨNG NHIỄU DOANH NGHIỆP
10.- Bằng mọi thủ đoạn, bất chấp nghiệp vụ miễn là hành được doanh nghiệp công chức thuế đều có thể thực hiện.xin nêu một vài ví dụ sau đây
– Văn phòng chi cục thuế có máy Photo, khi xuất trình chứng minh thư nhân dân công chức thuế yêu cầu doanh nghiệp đi photo bên ngoài (giá 4000đồng/ 01 trang A4.
– Công văn số 4459 /TCT-CS ngày 27/10/2015 Tổng cục Thuế gửi cho Cục thuế các tỉnh Kon tum, Đồng Nai và Ninh Thuân không có tên Hà Nội nên công chức Thuế Hà Nội không làm.
– Biểu 08 theo thông tư 156 doanh nghiệp lập bị trả lại, phải làm theo 92. Trong khi văn bản hợp nhất số 14 hướng dẫn theo 156?
– Không in mẫu 007/QLN cố tình đưa khách hang đến nhầm lẫn về khoản mục trong mục lục NSNN (hành khách hàng rất vô lối).
– Chủ doanh nghiệp nghỉ sinh đề nghị cơ quan thuế cho hoãn kiểm tra, cơ quan thuế yêu cầu mang Giấy khai sinh của cháu mới sinh và phô tô Giấy khai sinh và chứng minh thư để công chức thuế lưu hồ sơ.
– Có thể nói nhiều ngày không hết những chuyện về Thuế hành doanh nghiệp.
NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
11.- Trình độ năng lực yếu kém của lãnh đạo bộ Tài chính
– Lãnh đạo bộ Tài chính có 2 tiến sĩ, 01 Cử nhân còn lại là Thạc sĩ nhưng trình độ hiểu biết quá kém, không có tầm nhìn, nhiều vấn đề góp ý phải đến 10 năm sau mới nhận thức được. Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng không biết khi với nhiệm vụ Bí thư Điện Biên, bí thư Ninh Bình làm được những vấn đề gì. Khi lên làm Tổng Kiểm toán Nhà nước năm trước (2011) thì năm sau 04 kiểm toán viên ăn hối lộ tại Quảng Ngãi, lĩnh án 28 năm tù giam. Được điều về làm giám đốc Bộ Tài chính chỉ thấy tăng giá, tăng thuế, không hiểu được trái phiếu là thế nào, nợ công là gì, lầm lẫn giữa các khái niêm sơ đẳng về lĩnh vực kinh tế.
Khi lên làm bộ trưởng bộ Tài chính và kiêm chức Chủ tịch hội đồng quản lý quỹ bảo hiểm Việt Nam thì trên trang điện tử Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam biến mất thông tin về hội đồng quản lý quỹ bảo hiểm Việt Nam (ông Đinh Tiến Dũng có ý đồ gì về vấn đề này khi những tiền nhiệm đã cho Cty cho thuê tài chính II (Agribank) vay 1000 tỷ đồng không hiểu đã thu hồi được chưa? Thứ trưởng Vũ Thị Mai ăn nói hồ đồ không suy nghĩ, gây phản cảm với nhân dân, thể hiện không hiểu biết trong lĩnh vực thuế, Hải quan, kế toán. Được phụ trách mảng thông tin điện tử trang Web của bộ nhưng không hoàn thành nhiệm vụ. Nghị định 87/2017/NĐ-CP ngày 26/07/2017 của Chính phủ đã chuyển Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán thành Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán. Nhưng trang Web đã 04 tháng nay không thay đổi.
– Lịch tiếp dân không có lãnh đạo
– Mỗi kỳ họp Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội văn phòng bộ vắng như đền bà đanh vì công chức văn phòng bộ và các Tổng cục phải đi phục dịch lãnh đạo bộ Tài chính.
KIẾN NGHỊ
12.- Đề nghị Chính phủ bỏ Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 về hóa đơn.
– Bỏ việc thanh toán qua Ngân hàng những giao dich từ 20 triệu trở lên.
– Ngành Thuế thực hiện ngay quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 15 tháng 04 năm 2013 quy định về phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu công chức, viên chức (sau đây gọi chung là công chức) ngành thuế.
– Ngoài việc thông tin cho doanh nghiệp bằng điện thoại khi cần thiết về việc báo cáo, và các vấn đề khác công chức thuế sử dụng E-mail để doanh nghiệp lưu trữ.
– Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế trả lời kiến nghị năm trước về việc ông Phi Văn Tuấn phó tổng cục trưởng tổng cục Thuế (Năm trước đã đề nghị đuổi khỏi ngành Thuế). Năm 2017 mới bổ sung đơn tố cáo của nguyên một đội trưởng ngành Thuế đã về hưu qua đường dây nóng.
– Bà Vũ Thị Mai nên từ chức vì năng lực kém.
– Đề nghi đưa lên trang Web tổng cục thuế lịch tiếp dân của Tổng cục trưởng, đưa lên thông báo của các cục thuế, chi cục thuế lịch tiếp dân theo quyết định Số:1400/QĐ-TCT ngày 28 tháng 07 năm 2015.
Trên đây là một số ý kiến gửi tới bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc.
Người đóng góp
Nguyễn Hồng Khoái
Giám đốc C.TY TNHH TƯ VẤN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KN HÀ NỘI
36/55/124 Âu Cơ, Cụm 5, Tứ Liên, Tây Hồ Hà Nội
Mã số Doanh nghiệp 0105544166
​Mobile: 0904111914 – 01679059904- 0943830053

Không có nhận xét nào: