Ngày 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương (T.Ư) tổ chức Hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị T.Ư 6, khóa XII. Tại Hội nghị, ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư, cho biết, Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị đã đề ra mục tiêu, mỗi năm tinh giản 70.000 người, sau 2 năm thực hiện phải giảm 140.000 - 150.000 người nhưng thực tế không những không giảm được mà còn tăng thêm 96.000 người. Trong việc tăng, giảm biên chế này không có ai bị kỷ luật hoặc khen thưởng. 
Bài học sống động về sáp nhập
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư lưu ý, bốn nghị quyết mà hội nghị T.Ư Đảng lần thứ 6 ban hành là những quyết sách quan trọng của Đảng, đề cập đến nhiều vấn đề rộng lớn, hệ trọng của đất nước, vừa cơ bản, vừa cấp bách và là sự cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề ra. Trưởng Ban Tuyên giáo cũng đề nghị các đại biểu bên cạnh việc lắng nghe, nghiên cứu, cần phải bố trí đủ thời gian để thảo luận chương trình, kế hoạch hành động.
Đề cập đến Nghị quyết về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư khẳng định, nghị quyết này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi tổ chức bộ máy hiện nay rất cồng kềnh, chồng chéo giữa một số cơ quan tham mưu của đảng với cơ quan chuyên môn nhà nước; giữa một số bộ với nhau, như Bộ GTVT với Bộ Xây dựng; Bộ Tài chính với Bộ KH&ĐT. Về tổ chức bộ máy, ông Chính cho biết các nước trên thế giới trung bình có 12-16 bộ, trong khi Việt Nam, Chính phủ có 30 bộ, cơ quan ngang bộ và các đầu mối trực thuộc. Như ở Nhật Bản con số này chỉ là 11 đơn vị, Singapore là 15, Trung Quốc 20… “So với các nước châu Âu thì Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều. Nước ta vẫn là cao nhất”, ông Chính nói.
Đối với hệ thống chính quyền địa phương, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư cho biết, trong những năm qua chỉ có xu hướng tách ra chứ không có nhập vào. Cụ thể, năm 1986 cả nước chỉ có 44 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nhưng đến nay đã tăng thành 63 đơn vị cấp tỉnh. Như vậy, sau 30 năm đổi mới, cả nước tăng thêm 19 tỉnh, tăng 178 huyện, 1.136 xã… Trong 10 năm cũng chỉ giảm duy nhất được một tỉnh là việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội.
Dẫn bài học về việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, ông Chính cho hay, lúc bàn thì khó khăn vô cùng, với rất nhiều băn khoăn, lo lắng. Ví như sáp nhập vào rồi thì truyền thống văn hóa, lịch sử, kinh phí, đặc biệt là công tác cán bộ sẽ ra sao? “Sáp nhập phòng đã khó rồi, vì hai ông trưởng phòng nay chỉ còn chọn một ông. Sáp nhập cấp tỉnh thì còn khó khăn gấp bội, vì cũng là ủy viên T.Ư, rất khó”, ông Chính nói.
Tuy nhiên, theo ông Chính, sau gần 10 năm nhìn lại thì thấy quyết sách sáp nhập Hà Tây và Hà Nội là “đúng đắn, thành công, hiệu quả”, mở ra không gian cho sự phát triển. Mọi khó khăn lúc đầu đặt ra đến nay cũng đều được giải quyết. “Sáp nhập tỉnh lớn như vậy còn làm được, vậy xã, phường thì sao không làm được? Hà Tĩnh hiện nay đang sáp nhập thôn bản. Tỉnh Hòa Bình đang nghiên cứu nhập xã. Ở một số nơi đang nghiên cứu sáp nhập huyện. Sáp nhập cái là giảm ngay đội ngũ công chức, viên chức. Hà Tây sáp nhập Hà Nội là “bài học sống động”, cho thấy khó mấy cũng làm được”, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư nói.
Ngân sách “gánh vác” rất khó khăn
Đề cập đến số người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư cho biết hiện có khoảng 4 triệu người, chưa tính quân đội và công an. “Số người ăn lương và phụ cấp của ta tăng rất nhanh. Nền kinh tế phải gánh vác rất khó khăn”, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư nói, đồng thời phân tích, so với các nước thì tỷ lệ công chức, viên chức của Việt Nam “cao hơn rất nhiều”. Cụ thể, tính bình quân trên 1.000 dân thì ở Việt Nam có 43 người là cán bộ, công chức (chưa kể quân đội và công an), trong khi đó ở Philippines là 13 người, Ấn Độ 16, Indonesia 17, Singapore 25 người…
Đề cập đến mâu thuẫn sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế, ông Phạm Minh Chính cho biết “không giảm mà còn tăng lên”. “Theo Nghị quyết 39 mỗi năm ta phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm thực hiện phải giảm 140.000- 150.000 người nhưng thực tế không giảm được mà còn tăng thêm 96.000 người”, ông Chính nhấn mạnh. Trưởng Ban Tổ chức T.Ư cũng đặt câu hỏi về việc, có ai bị kỷ luật hoặc khen thưởng vì để tăng, giảm biên chế không? “Chúng tôi rà soát thì chưa thấy ai được khen, chưa thấy ai bị kỷ luật. Chủ trương của Đảng mà khi thực hiện không có khen, có chê, có kỷ luật thì rất khó. Xu hướng chung vẫn là xin tăng biên chế, vì tăng biên chế thì được tăng ngân sách chi thường xuyên”, Trưởng ban Tổ chức T.Ư nói.
Về số lượng lãnh đạo, cấp phó trong các cơ quan đơn vị, Trưởng Ban Tổ chức T. Ư cho hay, cả nước hiện có 81.492 lãnh đạo cấp phó từ phó phòng đến thứ trưởng chiếm 21,7% tổng số cán bộ công chức từ T. Ư đến cấp huyện. Có nơi 44/46 lãnh đạo, có cơ quan 100% cán bộ là lãnh đạo, chả có ai là chuyên viên cả. “Cấp phó nhiều là vậy, nhưng vẫn có nơi “kêu” không đủ cấp phó đi họp. Mỗi bộ 5, 6 cấp phó, thiếu bổ sung rất nhanh nhưng vẫn kêu không đủ người đi họp, rõ ràng cơ chế vận hành, chức năng nhiệm vụ có vấn đề”, ông Chính phân tích.
Về hàm, theo ông Phạm Minh Chính, khi báo cáo về cấp hàm, cấp phó có nơi nêu không có nhưng mở danh bạ ra thì có đến 19 hàm vụ phó. “Mục tiêu của nghị quyết là từ nay đến năm 2021 phải giảm 10% biên chế, nếu vậy thì chúng ta giảm được 400.000 biên chế và giảm chi tiêu thường xuyên khoảng 5%, tương đương 45.000 tỷ đồng. Nếu giảm được như vậy thì chúng ta làm sân bay Long Thành cũng nhẹ nhàng thôi”, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư phân tích.
Đơn vị sự nghiệp có thể chuyển thành công ty cổ phần
Đề cập đến nội dung Nghị quyết về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc đổi mới, xã hội hóa, sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài đối với các cấp ủy đảng, chính quyền. Theo Phó Thủ tướng, với những ngành, địa bàn mà thị trường làm tốt thì tăng cường xã hội hóa, “bàn giao” cho xã hội làm. Tuy nhiên, phải lưu ý là xã hội hóa nhưng không phải thương mại hóa, bởi đây là các lĩnh vực cung cấp dịch vụ công thiết yếu cho xã hội, đặc biệt là hai lĩnh vực: giáo dục và y tế. 

Đảng 'mâu thuẫn' trong tiêu chí nhân sự?




Bản quyền hình ảnhINTERNET
Image captionHội nghị Trung ương 11 có trọng tâm bàn bạc, thống nhất tiêu chí bầu chọn nhân sự lãnh đạo Đảng cho Đại hội lần thứ 12.

Tuần này, dư luận rộng rãi hết sức chú ý theo dõi Hội nghị lần thứ 11 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Ban chấp hành TƯ), khoá XI, nhóm họp từ ngày 4-7/4/2015.
Đây là hội nghị bàn phương hướng công tác nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII số lượng và phân bổ đại biểu dự Đại hội XII của Đảng.
Đồng thời, nó cho ý kiến về một số vấn đề “quan trọng khác” mà qua ý kiến phát biểu bế mạc của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy nổi lên mấy vấn đề đáng lưu ý sau đây.

Chốt lứa tuổi





Đảng đã định hướng việc giới thiệu ứng viên và “chốt” lứa tuổi của các uỷ viên TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ được bầu trong nhiệm kỳ thứ XII mà cụ thể như sau.
Trước hết, ‘định hướng giới thiệu’ người ra ứng cử các chức danh Uỷ viên Ban chấp hành TƯ, uỷ viên Ban Bí thư, uỷ viên Bộ chính trị mà ngoài một số tiêu chuẩn mang tính chất định tính, có hai tiêu chuẩn định lượng được Đảng đưa ra.
Đầu tiên, đó là tuổi tác của các ứng viên như báo cáo của ông Nguyễn Phú Trọng nêu: “Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải là những đồng chí thật tiêu biểu của Ban chấp hành TƯ còn trong độ tuổi theo quy định và đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ…”; và
“Việc giới thiệu nhân sự, nói chung phải trên cơ sở quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo…”
Như thế, sự quy hoạch này đã mặc định thêm các tiêu chí để trên cơ sở ‘bảo đảm tiêu chuẩn’, với việc nhấn mạnh Ban Chấp hành TƯ ‘cần có số lượng và cơ cấu hợp lý’ bảo đảm sự lãnh đạo ‘toàn diện, có tính kế thừa và phát triển’ như Đảng nói và Đảng muốn.
Tiếp theo là tăng số lượng Ủy viên Trung ương mà theo Đảng nói là ở ‘các vị trí, địa bàn chiến lược’, các ‘lĩnh vực công tác quan trọng’ với chú ý ‘tăng thêm tỉ lệ’ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số.
Mà như Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 của Đảng được đề nghị cần có ba độ tuổi là dưới 50, 50-60 và từ 61 tuổi trở lên.

Mốc 61 tuổi




Bản quyền hình ảnhGETTY
Image captionMốc 61 tuổi là một đề tài có thể gây tranh cãi, bàn luận nhiều khi Trung ương Đảng ra tiêu chí để 'chốt tuổi' nhân sự được bầu chọn sắp tới.

Ở đây đã lộ rõ một định hướng mở mà theo đó đại biểu từ 61 tuổi trở lên không được quy định rõ “lên” tới tuổi bao nhiêu thì dừng.
Cái “mốc giới tuổi” trên 61 ấy đối với vị nào sẽ được đề cử và sẽ được bầu sẽ vào diện “đặc biệt” này.
Báo cáo của ông Nguyễn Phú Trọng nói:
“Trường hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội Đảng”…
Như thế, báo cáo không chốt ở mốc tuổi 61 sẽ là độ tuổi cao nhất được giới thiệu ra ứng cử các chức danh lãnh đạo Ban chấp hành TƯ.




Nhưng qua cách trình bày, công luận có thể hiểu được số vị đại biểu trên 61 tuổi, muốn được giới thiệu ra ứng cử tiếp vào các chức danh quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng nhiệm kỳ XII sẽ phải được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành TƯ khoá XI ‘cân nhắc, sắp xếp, quy hoạch’ thì mới được ra giới thiệu ra ứng cử.
Hiện nay số uỷ viên Bộ Chính trị có độ tuổi 61 tuổi trở lên nếu lấy mốc đại hội năm 2016 thì đó là những vị sinh trước năm 1955.
Số này chiếm số đông trong các uỷ viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư của nhiệm kỳ khoá XI.
Riêng trong Bộ Chính trị khóa XI, số uỷ viên nằm trong diện phải được quy hoạch mới được giới thiệu ứng cử tiếp là số đông, chỉ có một vài vị sinh sau năm 1955, ở tuổi 61.
Và qua thông tin này có thể thấy cho tới khi khai mạc đại hội Đảng lần thứ XII vào đầu năm 2016, mà thời gian còn hơn 7 tháng, trong nội bộ bộ máy lãnh đạo cao cấp của Đảng có thể sẽ xảy ra “cuộc chiến” quy hoạch "ai ở - ai về" được căn cứ vào mốc giới “tuổi 61” đã được công bố, tức là người sinh sau năm 1955.

Mở màn số lượng?

Vấn đề thứ hai, như trên đã sơ bộ đề cập, là Đảng muốn tăng số lượng Ủy viên Trung ương ở các vị trí, địa bàn ‘chiến lược’, lĩnh vực công tác ‘quan trọng’.



Bản quyền hình ảnhAFP
Image captionCác tiêu chí về độ tuổi có thể gây ra những thay đổi quan trọng giữa các thế hệ lãnh đạo của Đảng tới đây.

Điều này, theo một số nguồn tin là một màn “mở” cho việc sẽ bầu tăng số lượng uỷ viên Bộ chính trị và uỷ viên Trung ương cho nhiệm kỳ khoá XII so với khoá XI. Xin lưu ý, đây là việc mà ông Nguyễn Phú Trọng được cho là cần nên cân nhắc kỹ.
Bởi mới cách đây chưa đầy tháng, Báo Điện tử Chính phủ đưa tin rằng hôm 22/4/2015, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và tái cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Trong đó, người ta đề ra 4 nhiệm vụ và giải pháp thế này: “Về tổ chức bộ máy, Bộ Chính trị chỉ đạo, trước mắt, giữ ổn định tổ chức như hiện nay. Không thành lập các tổ chức trung gian; chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cá biệt thật sự cần thiết do yêu cầu của thực tiễn.
“Về tinh giản biên chế, Bộ Chính trị chỉ đạo kiên trì thực hiện chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm không tăng tổng biên chế của cả hệ thống chính trị.




“Bộ Chính trị yêu cầu, từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (2015-2021) và từng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện,” vẫn theo nguồn của Báo điện tử Chính phủ.

Mâu thuẫn chính sách

Như thế, hiểu theo tinh thần của Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ký chưa ráo mực thì các cơ quan, đầu mối của đảng sẽ phải tinh giảm, kể cả cơ quan đầu não là Bộ chính trị và Ban Bí thư và Ban chấp hành Trung ương.
Thế nhưng theo phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng trong phiên bế mạc hội nghị trung ương lần thứ 11 vừa kết thúc chiều hôm 7/5 thì bộ máy của Ban chấp hành Trung ương khoá XII có khả năng sẽ “tăng biên chế “ chứ không giảm.
Mà như thế sẽ là trái với nghị quyết số 39 vừa ban hành cuối tháng 4/2015.
Điều ấy dẫn đến sự bất lợi là nếu không được giải thích làm sáng tỏ, thì sẽ dễ làm cho người dân, quần chúng hiểu nhầm rằng Trung ương Đảng đã ban hành một thứ “luật trừ tôi”.
Và rằng người ta cũng có thể hiểu nhầm rằng các nghị quyết của Bộ chính trị chỉ để áp dụng cho cấp cơ sở và cho các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cấp dưới, mà thôi.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, blogger, nhà báo tự do đang sinh sống ở Hà Nội.