“Thế giới có bảy kỳ quan
Kỳ quan thứ tám là Đoàn Đặng Hương…”
Hoang Hoa
Thưa bà tiến sỹ Đoàn
Hương! Tôi định cải cách tên bà thành Đoàn Hươu vì dạo này thấy bà hay nói hươu
nói vượn, nhưng thôi, tôi cũng chẳng muốn làm nhà cải cách làm gì, hơn nữa
hương cũng có nhiều loại hương khác nhau, bởi vậy tôi tin sẽ có loại mùi thích
hợp với con người bà và những phát ngôn của bà gần đây.
Mấy ngày qua việc tiến sỹ Bùi Hiền cải cách bảng chữ cái tôi chỉ coi là chuyện tầm phào nên cũng chỉ đăng cái stt nhẹ nhàng mang tính hài hước để xả stress. Nhưng nay lại thêm bà là tiến sỹ văn học đăng đàn công khai phỉ báng một số người dân mà bà gọi là “đám quần chúng thiêú hiểu biết” ném đá ông Bùi Hiền nên tôi đành phải biên vài dòng này dù đang rất bận.
Mấy ngày qua việc tiến sỹ Bùi Hiền cải cách bảng chữ cái tôi chỉ coi là chuyện tầm phào nên cũng chỉ đăng cái stt nhẹ nhàng mang tính hài hước để xả stress. Nhưng nay lại thêm bà là tiến sỹ văn học đăng đàn công khai phỉ báng một số người dân mà bà gọi là “đám quần chúng thiêú hiểu biết” ném đá ông Bùi Hiền nên tôi đành phải biên vài dòng này dù đang rất bận.
Thưa bà Hương!
Theo như trong đoạn clip mà VTV đăng tải, tôi tóm tắt 2 ý chính trong phát biểu của bà như sau:
1. Người dân phải học cách tiếp nhận cái mới, chứ không được ném đá bất kỳ cái mới nào. Cụ thể ở đây là phải trân trọng việc cải cách tiếng Việt của ông Bùi Hiền, không được phê phán, ném đá như hiện nay là thiếu văn hóa.
2.Công trình nghiên cứu cải cách chữ viết của ông Bùi Hiền là một công trình rất khó không phải ai cũng đọc được trừ những nhà chuyên môn.
Thưa bà! Về ý thứ nhất, tôi trả lời bà như sau:
Tôi khẳng định, đa số người dân VN từ xưa đến nay luôn có thái độ trọng thị, tôn vinh đối với tất cả những sản phẩm của sự sáng tạo và các ý tưởng mới có giá trị và ý nghĩa thực sự. Họ thường không bao giờ phê phán hay ném đá đối với sự sáng tạo và ý tưởng mới mà ngược lại luôn thể hiện sự trân trọng, ngưỡng mộ đối với những sản phẩm cũng như đối với những con người đã sáng tạo ra những sản phẩm đó. Bằng chứng là đã có rất nhiều những sản phẩm là kết quả của sự sáng tạo của những người nông dân (chứ không phải của các kỹ sư, tiến sỹ nhé) đã được người dân vô cùng hồ hởi, phấn khởi đón nhận khi được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu bà search google cụm từ: “Nông dân chế tạo máy…” sẽ ra hàng loạt các kết quả: Nông dân chế tạo máy phun thuốc trừ sâu, máy sạ lúa, sạ phân, nông dân chế tạo máy băm cỏ, nông dân chế tạo máy thu hoạch mía, nông dân chế tạo máy tưới cây tự động, nông dân chế tạo máy gieo hạt tự động, nông dân chế tạo máy bay…Còn nếu bà gõ: “Học sinh lớp 9 chế tạo máy…” cũng sẽ ra hàng loạt các nội dung như: Học sinh lớp 9 chế tạo máy thu gom rác tự động, học sinh lớp 9 chế tạo máy chưng cất nước biển thành nước ngọt, học sinh chế tạo máy phát điện cho tàu thuyền đi biển….Và đối với những ý tưởng mới đó, đối với những công trình sáng tạo đó, khi được công bố công khai, đã không hề bị người dân ném đá hay phản đối gì cả, thậm chí còn được nhiều người hân hoan đón nhận, bởi vì đó chính là sự sáng tạo đích thực và họ hoàn toàn xứng đáng được tôn vinh cho dù họ chỉ là những kỹ sư không bằng cấp.
Trở lại với vấn đề cải cách bảng chữ cái. Cũng giống như đối với bất kỳ sự sáng tạo nào, người dân VN vẫn luôn luôn sẵn lòng đón nhận việc cải cách ngôn ngữ mẹ đẻ bằng tinh thần cầu thị và sẵn sàng tiếp thu cái mới. Bằng chứng là những năm 80, khi Bộ giáo dục cái cách lối viết chữ, bỏ các nét hất lên trong các chữ: b, h, l, g…thì toàn dân không ai phản đối cả, để rồi kết cục đã tạo ra một thể loại chữ viết bị rời rạc, thiếu tính liên kết nên dẫn đến dễ bị nát chữ. Và kết quả là đến nay còn rất ít người viết thể loại chữ cải cách đó (riêng tôi thì đã bỏ hẳn). Vậy là một công cuộc cải cách tiếng Việt không thành. Tiếp đó, khoảng những năm 2002 - 2003, nhà nước lại tiếp tục cải cách bảng chữ cái là đảo chữ e lên thay vị trí của chữ a (chỉ thế thôi mà tôi nghe truyền mồm cũng tốn đến tiền tỉ của dân cho việc đảo lộn duy nhất 2 cái con chữ này). Công cuộc cải cách lần này tiếp tục thất bại và trở thành trò cười khi được lên cả chương trình hài gặp nhau cuối năm. (năm đó Xuân Bắc và Công Lý thay vì nói “Dạ, vâng ạ!” Để đáp lời Ngọc Hoàng thì cả 2 anh đều đáp “ Dẹ, vâng ẹ!” cho đúng với tinh thần cải cách tiếng Việt ). Còn nữa, tôi cũng từng nghe kể về một chương trình cải cách khác của Bộ giáo dục thời kỳ trước những năm 80, đó là việc cải cách toàn bộ chữ “y “ thành chữ “ i “. Việc cải cách này đã khiến một số từ bị biến đổi nghĩa hoàn toàn, ví dụ: Em Thúy thành Em Thúi, lũy tre thì thành lũi tre, suy diễn thành sui diễn…Vậy nên công cuộc cải cách tiếng Việt lần đó cũng bị sụp đổ. Bây giờ thì bà đã hiểu vì sao người dân ném đá dữ dội việc cải cách tiếng Việt lần này rồi chứ? Người ta nói 1 sự bất tín, vạn sự bất tin. Nhưng ở đây là đã 3 lần Bộ giáo dục bất tín với dân trong việc cải cách tiếng Việt. Và cũng là quá tam ba bận rồi nên người dân không thể chịu đựng nổi nữa, và quan trọng nhất là việc dự định cải cách lần thứ 4 này còn tệ hại hơn tất cả những lần cải cách trước. Tôi chẳng cần phải là nhà khoa học gì, mà chỉ cần là một người dân bình thường cũng có thể thấy có quá nhiều vấn đề trong việc cải cách lần này; những câu tôi cần nói thì lại không thể nói được, những điều muốn diễn đạt thì khi nói ra lại bị biến đổi nghĩa hoàn toàn. Chẳng những thế khi phát âm lên, ngôn từ cũng không còn sự thánh thót, thuận tai, mượt mà, dễ nghe như trước đây nữa; Chỉ vậy thôi, cộng với sự thảm bại của 3 lần cải cách trước, đủ để tôi khẳng định rằng tất cả chúng tôi- những người dân đều có quyền ném đá ông Bùi Hiền để bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt. Và chúng tôi không ném đá vào sự sáng tạo, chúng tôi không ném đá vào ý tưởng mới, mà chúng tôi ném đá vào sự tối tạo và những ý tưởng dở hơi. Bởi sáng tạo nghĩa là người ta phải tạo ra những thứ có giá trị hơn, có tính khoa học hơn, hợp lý hơn, tiến bộ hơn cái cũ trên cơ sở những ý tưởng mới. Còn việc cải cách bảng chữ cái lần nào cũng như lần nào đều là sự phát triển của những ý tưởng dở hơi tạo ra thứ sản phẩm phức tạp, rối rắm, nhiều khiếm khuyết hơn cái cũ thì đó gọi là sự tối tạo chứ không ai gọi là sáng tạo cả. Ở đây chính là bà đang không hiểu hoặc cố tình không hiểu thế nào là sáng tạo, thế nào là ý tưởng mới nên mới kẻ cả lên giọng dạy dân phải học cách tiếp nhận nó.
Tiếp theo, bà nói rằng: Công trình nghiên cứu cải cách chữ viết của ông Bùi Hiền là một công trình rất khó không phải ai cũng đọc được trừ những nhà chuyên môn. Vậy tôi hỏi bà, bảng chữ cái tiếng Việt là để dành cho ai? để cho toàn dân sử dụng hay chỉ dành cho các nhà chuyên môn nghiên cứu, sử dụng mà tôi nghe bà nói nó khó thế?
Và cuối cùng, bà đừng viện dẫn câu chuyện của Galileo vào đây, bởi vì ngay cả lúc này tôi cũng không trực tiếp nhìn thấy được hình thù của trái đất cho dù tôi biết rõ nó là hình tròn. Còn với chữ Việt, tiếng Việt , nó là thứ quá gần gũi, thân thương với mọi người dân, nó được tất cả mọi người, mọi tầng lớp nhân dân sử dụng hàng ngày, hàng giờ, mọi lúc, mọi nơi…Nó bình dị và hiện hữu ngay trong đời thường chứ không phải là cái gì đó cao siêu hay bí hiểm, bởi thế sau mỗi lần cải cách nó hay hơn hay dở hơn, bất kỳ ai cũng có thể nhận ra dễ dàng.
Ps: Bà nên bổ sung thêm kiến thức cho mình, Galileo không bị ai” khênh lên giàn hỏa thiêu đốt đi” đâu nhé, thưa bà tiến sỹ!
Bui Gia Hoa và Hung Hung đã chia sẻ bài viết của Đức Bảo Phạm.
HỎI
KỲ QUAN THỨ TÁM
“Thế
giới có bảy kỳ quan
Kỳ quan thứ tám là Đoàn Đặng Hương…”
Kỳ quan thứ tám là Đoàn Đặng Hương…”
Giữa
lúc bận bịu, vẫn phải dành vài ba mươi phút để viết đôi lời nhắn hỏi kỳ quan
thứ Tám. Chả là sáng nay, không hiểu sao VTV3 lại mời Kỳ quan thứ Tám lên ngồi
tọa đàm cùng với PGS.TS. Bùi Hiền ở chuyên mục Cà phê sáng.
Tôi
không muốn nói gì về nội dung cải cách chữ viết của thầy Bùi Hiền, cũng không
muốn bàn đến nội dung cuộc tọa đàm; chỉ xin bắt đầu từ một câu nói của Kỳ quan
này. Khi được MC hỏi ý kiến về việc dư luận công chúng phản ứng trước đề xuất
cải cách chữ viết của thầy Bùi Hiền, Kỳ quan thứ tám nói: - Không thể đem việc
ấy ra hỏi “cái đám quần chúng thiếu hiểu biết ấy được” (nguyên văn, các bạn có
thể kiểm tra lại mục caphe sáng VTV3,28-11-2017).
Tôi
ngồi nghe mà lặng điếng người. Định lờ đi, coi như mới đầu buổi sáng đã gặp
điều chẳng lành; nhưng rồi cứ văng vẳng bên tai câu nói đầy miệt thị ấy, nên
không chịu được, đành ngồi viết đôi điều hỏi Kỳ quan thứ Tám.
Thứ
nhất, thưa Kỳ quan, nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, tiếng nói, chữ viết “là hương
hỏa của cha ông để lại”. Điều đó có nghĩa là nó là tài sản chung, phàm là người
Việt ai cũng có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ tiếng nói và chữ viết
của dân tộc. Chẳng lẽ “cái đám quần chúng” ấy không phải là người Việt?
Thứ
hai, tiếng nói và chữ viết là thứ người ta dùng hàng ngày, không phân biệt ông
giáo sư hay bác xích lô. Việc thay đổi chữ viết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của mọi tầng lớp, trong xã hội. Chẳng lẽ “cái đám quần chúng” ấy không bị
ảnh hưởng gì? Và vì thế không được lên tiếng, cứ để ai muốn làm gì cũng được?
Thứ
ba, nói quần chúng là để phân biệt với lãnh đạo. Cũng có nghĩa là trừ lãnh đạo
ra còn lại tất cả đều là quần chúng. Nếu thế, trong“cái đám quần chúng”mà Kỳ
quan nói, tôi thấy có rất nhiều người là bậc thầy của bà về trình độ Việt ngữ
cũng như văn hóa Việt. Chẳng lẽ họ cũng đều là những“quần chúng thiếu hiểu
biết”, ngu dốt hay sao?
Thứ
tư, chính “cái đám quần chúng” mà Kỳ quan có vẻ khinh miệt ấy là những người
đang đóng thuế nuôi Kỳ quan đấy. Họ là những người làm ra và làm nên lịch sử;
là động lực của các cuộc cách mạng như Đảng ta đã nói đấy…Nếu có không tán
thành với cách phản ứng của họ thì cũng không nên nói về họ với một giọng khinh
miệt như thế, nhất là khi Kỳ quan lại mang danh TSKH, ngành nhân văn.
Đôi
điều thế cho nhẹ lòng, kẻo cả ngày không làm được gì vì câu nói ấy.
HN,
28-11-2017
Chu
Mộng Long
Thưa Phó giáo sư- Tiến
sĩ Bùi Hiền!
Đầu
tiên cháu cảm ơn tâm huyết 40 năm nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt của Phó giáo
sư- Tiến sĩ.
Thưa PGS-TS Bùi Hiền, cháu không
phải là giới nghiên cứu. Cháu chỉ là anh lính canh trời trong QĐND Việt Nam,
nhưng thú thật với PGS-TS Bùi Hiền, mấy hôm nay cháu và mọi người bất an quá.
Thậm chí rất bức xúc, rất giận PGS-TS, PGS-TS Bùi Hiền có biết không?
Đôi
lúc cháu cũng đã nghĩ ngược lại suy nghĩ của quần chúng xem như thế nào? Nghĩa
là cháu liên hệ với các phát minh trên thế giới, trước kia người ta bảo rằng
đấy là điên rồ. Nhưng sau đấy lại là công trình vĩ đại được ứng dụng cho nhân
loại.
Nhưng
PGS-TS Bùi Hiền thấy đấy, những nhà khoa học đi ngược lại suy nghĩ của mọi
người là rất hạn hữu. Thường thì các phát minh ấy dù có đi ngược lại suy nghĩ
của số đông nhưng nó không động chạm vào tình cảm, tư tưởng, PGS-TS Bùi Hiền ạ!
Cái
quan trọng nhất ở việc thay đổi chữ viết là thay đổi tư duy nhận thức khi con
chữ không đồng nhất được với suy nghĩ. Làm sao toàn thể đồng bào chấp nhận được
cách viết một đường nhưng lại hiểu nghĩa một nẻo. Cháu lấy ví dụ: Tiếng Việt là
ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào
mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ
quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo
dục khác.
Nhưng
khi thay bằng cách viết của PGS-TS thì thành: Tiếq Việt là qôn qữ cín’ wứk zùq
coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ wể
về nội zuq záo zụk, Wủ tướq cín’ fủ kuy dịn’ việk zạy và họk bằq tiếq nướk qoài
coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák.
Thật
trớ trêu, hại não vô cùng khi đọc mà không thể đồng nhất được nhận thức ngữ
nghĩa qua cách viết mới, Phó giáo sư ạ. Thưa PGS-TS, cách viết vậy sao giống
cách viết sáng chế chữ viết của tuổi teen quá vậy? Đọc chữ mới mất đi ngữ
nghĩa, thậm chí là biến thành từ cọc cằn, tục tĩu...
Ví
dụ như: Cô gái nắm chặt anh/ Cô gái giữ chặt, siết chặt anh ấy/ Cô gái rú to
kinh hãi, hét lên/ Cô ấy đang gặp phải trục trặc lớn.
Nhưng
cách viết của PGS-TS sẽ thành: Kô gái nắm cặt an'/ Kô gái giữ cặt xiết cặt an'
ấy/ Kô giá zú to kin' hãi, wét lên / "Kô ấy đag gặp fải cuk cak lớn. Thưa
giáo sư, chữ nghĩa đấy làm sao không sinh ra hiểu nhầm tai hại, tục tĩu được
chứ?
PGS-TS
nói là tiết kiệm được một ít giấy, một ít thời gian? Nhưng PGS-TS không tính
của cải, mồ hôi, nước mắt và cả máu để làm công tác xoá mù chữ cho toàn dân từ
năm 1945 đến nay hay không?
PGS-TS
có biết rằng trước đấy, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách ngu dân, toàn dân
không biết chữ để buộc ta phải chui háng của chúng, phục dịch Pháp, chúng làm
cho nhân dân ta bĩ cực, không dám nghĩ đến phẩm hạnh, phẩm giá dân tộc hay
không?
Và
sau khi có Đảng Cộng Sản lãnh đạo phong trào cách mạng thắng lợi khai sinh ra
Nước VNDCCH nay là XHXHCN VN. Cũng trong năm 1945 Bác Hồ của chúng ta đã ra
lệnh phải tiêu diệt giặc đói, giặc dốt. Bác đã gầy dựng phong trào, chỉ đạo,
đôn đốc, kiểm tra tỉ mỉ tiến độ các lớp Bình dân học vụ, nhằm phổ cập chữ Quốc
ngữ để diệt giặc dốt hay không? Từ ngày Bác mất đến nay, chúng ta đã vâng lời
Người, đã đạt được nhiều thành quả trong sự nghiệp trồng người.
Thế
nhưng, vẫn còn đâu đó trẻ em vùng cao khó nhọc cõng chữ, thất học, không biết
viết. Bây giờ nếu với cái đề án chữ mới này, nếu được thông qua, thì không chỉ
đâu đó vùng cao, mà toàn dân tự nhiên mù chữ vì phải học lại chữ mới của PGS-TS
đề xuất. Chưa kể là thay chữ tên nước, thay đổi cả hiến pháp, hệ thống văn bản
trong tất cả các ngành và thay đổi cả đồng tiền. Điều đó thiệt hại quá sức chịu
đựng về vật chất, tinh thần....
Thưa,
chữ Tổ Quốc và Tổ Cuốc đọc giống nhau nhưng nó có ra nghĩa giống nhau đâu? Ngôn
ngữ nước nào chả có đầy chữ đọc từa tựa giống nhau?
Tiếng
Trung hayTiếng Nga, Tiếng Đức hay Tiếng Nhật, Tiếng Pháp hay Tiếng Bồ Đào Nha
cũng có những chữ, từ viết giống nhau nhưng đọc khác nhau đó thôi. Vậy nên bắt
buộc phải ghi nhớ là khi nào viết là Quốc và khi nào viết là cuốc. Giống như
động từ bất quy tắc trong Tiếng Anh đấy, thưa giáo sư?
Trong
khoa học quân sự, ngôn ngữ cũng là ký tín hiệu mật mã, phải chăng giáo sư đang
muốn đưa ra đề án dạy mật mã quân sự cho toàn dân?
PGS-TS
Bùi Hiền thấy đấy, gần 100 triệu đồng bào trong và ngoài nước "sốc phản
vệ" trước cái đề án của giáo sư. Thưa PGS-TS, cái gốc của con người là văn
hóa. Văn hóa bao hàm hết thảy mọi lĩnh vực: Lịch sử, văn học, toán học, vật lý,
hóa học, sinh học, đạo đức, pháp luật...v..v..
Hết
thảy bao trùm là dùng bằng ngôn ngữ để biểu đạt, lưu trữ, chuyển tiếp có hệ
thống chắc chắn. Nhưng khi thay bằng cách viết khác, hệ thống văn hóa sẽ bị phá
vỡ kéo theo nhiều hệ lụy...
Mấy
hôm nay cháu im lặng, nhưng giờ không thể im lặng được khi truyền thông có xu
hướng cổ súy cách viết mới. PGS-TS Bùi Hiền có nghĩ rằng, cái đề án chữ viết
mới là phá vỡ tư tưởng, ý chí, tình cảm, làm lụn bại tinh hoa văn hóa, lụn bại
cốt cách con người Việt Nam hay không? Đập bỏ văn hóa, đốt lịch sử nghĩa là
đang tự chuốc họa diệt vong giáo sư biết rõ điều đó mà?
Thưa
PGS-TS Bùi Hiền công lao của giáo sư với sinh viên sư phạm rất lớn, điều đó là
hiển nhiên. Tại sao Phó giáo sư không an hưởng thành quả cuộc đời mà lại thích
quăng bom chữ nghĩa lạc hồn? Đồng bào đang bị khủng bố tinh thần đấy Phó giáo
sư biết không?
PGS-TS
Bùi Hiền và Tiến sĩ văn học Đoàn Hương rủ nhau chường mặt lên truyền hình nói:
Cái đám đông hùa nhau ném đá là vô văn hóa? Thưa, cái đám đông này là ai? Sao
hai vị lại dám dùng từ xấc xược, miệt thị quần chúng nhân dân quá vậy?
Tiếng
nói, chữ viết, câu văn, bình luận, ca dao tục ngữ là tiếng của bà ru, tiếng à
ơi đưa võng của mẹ, tiếng dạy dỗ của cha, tiếng của Tổ tiên, tiếng nước Nam mấy
ngàn năm vọng về. Để dân tộc bé nhỏ này trường tồn, để dặn con cháu chúng ta
rằng, nếu rơi vào tình huống buộc phải tự vệ, thì thà: Vong mệnh tồn tâm, vong
thần tồn chủ...
Ngôn
ngữ của nước mình là kết tinh của tâm hồn, là quốc hồn dân tộc. Là tiếng của
Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo ấm nồng huyết quản hậu thế: Càn khôn bĩ rồi
lại thái/ Nhật nguyệt hối rồi lại minh/ Muôn thuở nền thái bình vững chắc/ Âu
cũng nhờ trời đất tổ tông...Vậy mà, các vị nỡ nào quên tiếng Nước Nam. Các vị
bênh cho nhau, ngụy biện đến mức trơ trẽn và dám cao ngạo xúc phạm cảm xúc của
hàng triệu người rồi đấy. Nhân dân minh triết, thông tuệ và có văn hóa chứ đâu
phải bị thần kinh?
Nếu
nhân dân vô văn hóa thì qua 1000 năm Bắc thuộc và hơn 100 năm Tây lông xâm lược
chà đạp, dân tộc Âu Lạc, con cháu Vua Hùng đã bị diệt chủng và mất nước lâu
rồi, chứ đâu còn tên nước Việt Nam đầy kiêu hãnh, quá đổi mến yêu như bây giờ?
Chính
hai vị đang khủng bố tinh thần nhân dân bằng cái đề án động trời, đối chọi tâm
tư nhân dân ắt sẽ có sự phản kháng. Kiểu như khi thấy con trăn đói lao vào tấn
công, người ta sẽ nhanh chóng chộp lấy khúc cây. Mặc dù họ không muốn sát sinh
bất kỳ con gì, nhưng vì buộc phải tự vệ, điều đó là đúng.
Bởi,
con trăn đói hung hãn kia được ngụy trang dáng trườn êm dịu, cũng như giặc nội
xâm đội lốt công thần trí thức, âm thầm phá hoại văn hóa, xét lại lịch sử. Loại
giặc nội xâm này rất nguy hiểm, là phản động...thưa PGS-TS Bùi Hiền và Tiến sĩ
văn học Đoàn Hương.
Hoàng Hải
Lý
Trường Sĩ quan Không quân
Trường Sĩ quan Không quân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét