Theo Đông Y, củ cải trắng là cây thuốc quý có tác dụng long đờm, trừ viêm, tiêu thực, tán phong tà, trừ lỵ… Nó có tác dụng khai vị, làm ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa, chống còi xương, sát khuẩn nói chung, bổ gan và thận.
Nghiên cứu của Tây Y cũng cho thấy, củ cải trắng giàu vitamin A, C, giàu canxi và các chất chống oxy hóa cũng như những enzym hỗ trợ tiêu hóa, hoạt chất chống ung thư, hoạt chất bảo vệ gan v.v..
1. Bổ phế
Củ cải trắng có tác dụng long đờm, loại bỏ đờm và các vi khuẩn, mầm bệnh ra khỏi hệ hô hấp. Trong Đông Y, củ cải trắng được dùng để chữa viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn.
Khi bị ho đờm, bạn có thể dùng củ cải trắng thái lát mỏng ngâm với mật ong (để qua đêm), lúc ăn nên nhai nuốt từ từ.
2. Nhuận tràng
Trong củ cải chứa nhiều enzym và chất xơ hỗ trợ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, kích thích nhu động ruột, kích thích ngon miệng.
Khi bị đầy trướng bụng bạn có thể giã củ cải lấy nước uống. Người bị táo bón có thể ăn củ cải luộc sẽ giúp nhuận tràng.
Củ cải có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm nên nếu bạn bị nhiệt miệng, loét miệng có thể ngậm hoặc súc miệng bằng nước củ cải, vết thương sẽ chóng lành.
3. Phòng ung thư
Trong củ cải hàm chứa dầu cải và glycoside, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần có vị cay cay giúp phòng ung thư. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng phòng ung thư cũng càng tốt.
4. Tăng cường miễn dịch
Củ cải trắng chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất, trong đó có vitamin C. Vitamin C được biết đến là có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, vững bền thành mạch, giảm nguy cơ gãy xương và bệnh tim mạch.
5. Tốt cho xương và làn da
Củ cải giàu canxi nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa loãng xương. Các chất chống oxi hóa có nhiều trong củ cải giúp đẹp da, chống lão hóa. Củ cải nhiều chất xơ giúp xúc tiến nhu động ruột, tăng cường bài độc, nhờ vậy cải thiện được làn da thô ráp, nhiều mụn.
6. Giảm cân
Củ cải là thực phẩm rất tốt cho những người muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Đó là nhờ củ cải giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất nhưng ít calo, ít mỡ.
Củ cải có đặc tính chống viêm do đó làm giảm viêm hệ thống, có lợi cho sức khỏe tim mạch, hỗ trợ điều trị gút, viêm khớp khi ăn hàng ngày.
8. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Từ lâu củ cải trắng được xem là thực phẩm tuyệt vời của những bệnh nhân tiểu đường. Củ cải trắng giúp ổn định đường trong máu. Người bệnh có thể dùng 200g củ cải trắng, gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g nấu thành cháo. Nên ăn nóng và ăn ngày một lần. Ngoài ra, ăn củ cải trắng luộc hoặc xào cũng giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
9. Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính
Người bệnh cần chuẩn bị 250g củ cải trắng, đường phèn, mật ong vừa đủ và một bát con nước. Lấy củ cải rửa sạch thái miếng nhỏ. Cho các nguyên liệu trên vào sắc cho đến khi còn nửa bắt con nước. Người bệnh nên dùng 2 lần vào buổi sáng và tối, có thể uống cả nước và ăn củ cải đã sắc. Nên dùng liên tục từ 7-10 ngày để phát huy tác dụng
Một số điều cần tránh khi ăn củ cải trắng
1. Không ăn với lê, táo, nho
Theo nhiều nghiên cứu thì hàm lượng cetan đồng có trong các loại trái cây như lê, táo, nho sẽ phản ứng với axit cianogen của củ cải. Từ đó có thể gây ra triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng. Do vậy, bạn không nên kết hợp ăn củ cải với những loại trái cây này.
2. Không nên ăn với nhân sâm
Bên cạnh củ cải, bạn không nên ăn nhân sâm cùng với hải sản, uống trà. Vì một nhóm có tác dụng bổ khí, một nhóm làm hạ khí, khi ăn cùng nhau sẽ triệt tiêu phần nào lợi ích của chúng.
3. Không nên ăn với cà rốt
Củ cải chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe, nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin này. Vì thế sử dụng đồng thời cà rốt và củ cải là bạn đã làm giảm đáng kể lợi ích sức khỏe của “nhân sâm mùa Đông”.
4. Không nên ăn với mộc nhĩ
Củ cải trắng không nên kết hợp với mộc nhĩ vì có thể gây nên tình trạng viêm da. Nguyên nhân là vì các chất hóa học trong hai thực phẩm này có thể phản ứng với nhau và gây bất lợi cho làn da.
5. Uống thuốc không nên ăn củ cải
Nếu bạn đang phải uống thuốc trị bệnh nào đó thì hãy tránh ăn củ cải trắng, vì nó có thể làm giảm công dụng của thuốc, khiến bệnh lâu khỏi.
Theo ĐKN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét