Viện nghiên cứu Hán Nôm: Chuyện tài liệu “không cánh mà bay”
TP - Mấy tháng qua, một nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Hán Nôm “la làng” về việc hơn một vạn trang sách thuộc sự quản lí của Viện này không biết bằng con đường nào đã chạy vào thư viện điện tử của một nhóm cá nhân. Đối tượng bị tố cáo “copy” tài liệu không minh bạch, đã lên tiếng phản công: Sẽ kiện kẻ tố cáo ra tòa.
Sách của Viện trưởng Viện Hán nôm có nguồn gốc bất minhCâu khách” bằng tài liệu của Viện Hán Nôm?
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, Phó trưởng phòng nghiên cứu văn bản văn học, Viện nghiên cứu Hán Nôm đã gặp phóng viên TPCN kể câu chuyện sau:
“Ngày 22/6/2017, tôi phát hiện ra trên một trang mạng có tên Thư viện Nhân học, do anh Nguyễn Phúc Anh là giảng viên bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH & NV Hà Nội, quản lí, “quảng cáo” rằng, thư viện đã có bản scan của 4 tài liệu của Viện Hán Nôm, trong đó có bộ Toàn Việt Thi Lục (hợp tuyển thơ chữ Hán Việt Nam do nhà bác học Lê Quí Đôn biên soạn - PV). Hiện nay, bộ Toàn Việt Thi Lục ở Viện Hán Nôm có 10 dị bản khác nhau và là một bộ sách rất lớn, mới được nghiên cứu, chưa được khai thác. Vài ngày sau thư viện lại “quảng cáo” tiếp, sẵn sàng cung cấp cho mọi người bản copy của 1.702 đầu sách Hán Nôm, số lượng hơn 1 vạn trang. Thư viện đưa ra một vài trang đầu của tài liệu danh mục đó, đều là tài liệu của Viện Hán Nôm, trong đó có 3 tài liệu ghi chú thích: Do Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Nôm cung cấp. Đó là điều tôi bức xúc, vì tôi chưa từng giao dịch với Phúc Anh”. TS Nguyễn Xuân Diện cho biết, ông đã từng giữ chức Phó giám đốc Thư viện Hán Nôm khá lâu năm, từ năm 2002-2012: “Tôi đưa câu chuyện này lên group Viện Hán Nôm, cũng như tung lên trang cá nhân của mình, anh Phúc Anh lập tức chuyển tất cả những scan màu thành đen trắng và nói rằng: Chúng tôi chụp lại từ một bản photocopy mà thôi. Nhưng 1.702 đầu sách là quá lớn, chiếm gần 2/5 kho sách cổ của Viện nghiên cứu Hán Nôm. Tôi nhiều lần liên hệ với Phúc Anh không được”.
Khi phóng viên đặt câu hỏi: “Cứ cho là “cha đẻ” Thư viện Nhân học là Phúc Anh như ông nói thì Phúc Anh được lợi gì ở câu chuyện này?”. Ông Xuân Diện trả lời: Dù không phải mua trang nào trả tiền trang ấy nhưng thành viên của thư viện điện tử một năm phải đóng 500 ngàn đồng phí. “Sau khi thấy động chạm, anh ta đã có mấy thay đổi, đổi bức ảnh màu thành đen trắng, nói không có bản scan chỉ có bản ảnh chụp từ bản photocopy đen trắng thôi. Rồi nói không quản lí Thư viện Nhân học ấy nữa, trang này cũng đổi tên thành Thư viện Khoa học. Nhưng tất cả mọi giao dịch bằng tiền đều phải thông qua 5 tài khoản trong nước, trong số đó, một tài khoản mang tên vợ Phúc Anh, tài khoản nước ngoài có tên Nguyễn Phúc Anh”.
Liên đới Viện trưởng Viện Hán Nôm?
Được biết, TS Nguyễn Xuân Diện đã làm đơn thư gửi Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trình bày sự việc. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có văn bản trả lời ông Xuân Diện, trong đó có đoạn: “Tổng số tài liệu do Viện nghiên cứu Hán Nôm quản lí có thể quan sát được từ ảnh chụp trên trang mạng là 36 đơn vị tài liệu, trong đó có một tài liệu scan màu (10 trang đầu), 2 tài liệu đen trắng (vài trang đầu), 33 tài liệu chỉ có tên sách, chưa thấy nội dung. Tuy nhiên, đến nay trang facebook “Thư viện nhân học” không còn hoạt động nên không xác định được chính xác “Thư viện nhân học” có phải là 1.702 đầu sách Hán Nôm do Viện nghiên cứu Hán Nôm quản lí hay không”. Viện Hàn lâm đồng thời khẳng định: Những tài liệu này không thuộc danh mục bí mật Nhà nước, không thuộc nhóm tư liệu hạn chế đọc. Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Diện không thỏa mãn với hồi âm của Viện Hàn lâm, lí do như sau: Văn bản trả lời không phải kết quả xác minh sự việc. Đó chỉ là những gì mà bất cứ ai cũng có thể quan sát được trên mạng xã hội facebook. Ông Diện dùng hình ảnh ví dụ: Có một người phát hiện ra vụ trộm. Người này làm đơn trình báo nhà chức trách về hiện trường, diễn biến tên trộm phi tang, bỏ chạy và địa chỉ cơ quan đang nắm giữ hồ sơ nhân sự của tên trộm này. Nhà chức trách vội chạy đến đo đạc và ghi chép về hiện trường, rồi ra về báo cáo là tên trộm đã không còn ở đây, chỉ còn một cái áo nó vứt lại. Kết quả xác minh chỉ có vậy”. Ông Diện cũng thắc mắc tại sao văn bản trả lời của Viện Hàn lâm không nhắc gì đến tên ông Nguyễn Phúc Anh, cũng như “giấu đi một sự thật” là trên tài khoản Facebook “Thư viện Khoa học” ở phần phương thức thanh toán, đưa ra 5 tài khoản ngân hàng, mà tên chủ tài khoản chính là Vũ Thu Hằng, vợ của Nguyễn Phúc Anh? Chưa dừng lại, ông Nguyễn Xuân Diện cho rằng: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cố tình đánh tráo khái niệm, bởi ông không đề cập vấn đề tài liệu số hóa bị thất thoát có phải là tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước hay hạn chế đọc mà vấn đề ông muốn đề cập là: Một khối lượng tài liệu lớn như vậy đã ra đi bằng con đường khuất tất, không rõ ràng. Ông Xuân Diện đặt tiếp câu hỏi với Viện Hàn lâm: Nếu việc cung cấp bản sao tài liệu (photo, scan, ảnh chụp) phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Viện nghiên cứu Hán Nôm (Quyết định số 274/QĐ-KHXH do Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ký ngày 27/3/2013) thì Thư viện Nhân học (Sau đổi là Thư viện Khoa học) là cơ quan gì, được thành lập khi nào? Ai ký cho thành lập? Họ đã có đơn xin cung cấp bản scan 1.702 đầu sách của Viện nghiên cứu Hán Nôm lúc nào? Ai ký cung cấp cho họ? Theo ông Xuân Diện, bất kể ai, ngay cả cán bộ của Viện Hán Nôm nếu muốn có một bản photo tài liệu đều phải trả với giá quy định là 5 ngàn đồng/trang. Nếu muốn một bản scan, phải trả 15 ngàn đồng/trang. “Khi tôi phát hiện ra như thế Viện trưởng Viện Hán Nôm chỉ cần đưa ra đơn của Phúc Anh và số tiền anh ta đã nộp vào Viện, sự việc đã dễ hiểu. Đằng này không có gì”, ông Diện nói và tiết lộ chi tiết, Nguyễn Phúc Anh là học trò của Viện trưởng Viện Hán nôm.
Sẽ kiện kẻ tố cáo ra tòa
Chúng tôi đã cố gắng liên lạc với anh Nguyễn Phúc Anh, hiện đang ở nước ngoài. Nguyễn Phúc Anh nói: “Anh Diện tố cáo tôi là vu khống tôi nên tôi sẽ kiện ra tòa. Công ty Luật Minh Anh sẽ lo vụ này”. Khi phóng viên đưa ra nghi án của Xuân Diện: Phải chăng anh có mối quan hệ với Viện trưởng Viện Hán Nôm, cụ thể là học trò của Viện trưởng, nên không mất tiền mua tài liệu? Anh Nguyễn Phúc Anh bức xúc, nguyên văn: “Đó là vu khống vì với logic đó tôi có thể viết đơn tố cáo anh Diện hiếp dâm trẻ em. Anh Diện ngậm máu phun người. Việc này sẽ giải quyết ở Tòa”. Người bị tố cáo tái khẳng định: “Anh Diện không có bất kì bằng chứng nào về việc tôi có liên quan đến tư liệu. Tự dưng gí tên tôi vào chỉ vì tôi là học trò thầy Cường, (Viện trưởng viện Hán Nôm- PV) và cộng tác viên của Thư viện Nhân học là trò vu khống tởm lợm nhất. Việc đấy làm tôi nổi giận. Tôi đã cố bỏ qua chỉ vì nghĩ anh ấy thuộc lớp người trước. Giờ tôi quyết theo vụ kiện vu khống này đến cùng. Chừng nào chưa cho anh ấy chịu trách nhiệm trước pháp luật thì tôi không thôi”. Anh Nguyễn Phúc Anh cho biết, dự định cuối tháng 12 sẽ về nước để “lo vụ này”. Nhưng “hồ sơ đã giao công ty luật làm trước”.
Người tố cáo cũng biết kẻ bị tố cáo muốn giải quyết sự việc tại tòa và háo hức: “Tôi rất mong đến ngày ấy. Tôi không nói Nguyễn Phúc Anh là tội phạm mà nói là nghi phạm, tức đối tượng cần điều tra”. Chúng tôi đã liên lạc với TS Nguyễn Tuấn Cường, sinh năm 1980, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, anh đón nhận thông tin điềm tĩnh và khích lệ: Ngay cả những vấn đề như Nguyễn Phúc Anh là học trò của tôi, phóng viên có thể hỏi được, không sao cả. Song để sự việc rõ ràng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm cần thời gian: “Các công việc bắt đầu từ chục năm trước đây rồi, phải hỏi ý kiến của lãnh đạo tiền nhiệm cũng như ban lãnh đạo Viện Hán Nôm”.
Khi được hỏi quan điểm cá nhân xung quanh câu chuyện lùm xùm, PGS.TS Thùy Vinh, Viện Hán Nôm từ chối chia sẻ tại thời điểm này. Nhưng nhà nghiên cứu nói: “Tất nhiên trong chuyện thất thoát tài liệu, mình cũng như cán bộ trong cơ quan đều không vui vẻ gì, rất muốn câu chuyện được sáng tỏ”. Chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi với bà Trương Thị Thủy, Trưởng phòng Hành chính, Viện Hán Nôm về trách nhiệm của Viện Hán Nôm trong thất thoát tài liệu đến đâu? Con đường ra ngoài của tài liệu có minh bạch không? Bà Thủy trả lời: “Việc này đương nhiên Viện Hán Nôm sẽ phải giải quyết nhưng về phía các lãnh đạo thì chưa thấy có ý kiến gì, chưa thấy bàn bạc gì với các bộ phận chức năng”. Về phía cá nhân, bà Thủy bày tỏ: Theo bà nghĩ, 1.702 đầu sách có thể là con số chưa chính xác. Để tìm ra nguyên nhân tài liệu của Viện bay ra ngoài, đầu tiên “phải tra lại xem có ai làm đơn để scan hay chưa, nếu không có đơn thì ta lại phải truy tìm xem nó thất thoát từ đâu. Nó do phía người quản lí kho sách đó hay do bộ phận tin học, hoặc do một người nào đó được giao scan, có thể họ bán, trao đổi, tặng ai đó mà không nghĩ tới hậu quả sâu xa? Quan trọng là phải tìm được lí do của nó, thất thoát ra ngoài là từ đâu, từ ai? Do cố tình hay vô tình? Nhưng chưa thấy lãnh đạo cơ quan họp bàn với bộ phận chức năng để giải quyết chuyện này”, bà Thủy nhắc lại. Phóng viên hỏi tiếp: “Không ít ý kiến cho rằng, việc phổ biến tài liệu này ra ngoài có khi lại là việc nên làm để nhiều người có cơ hội tiếp cận với kho tài liệu cổ, chẳng có gì phải kêu la lên cả. Bà nghĩ sao?”. Trưởng phòng Hành chính Viện Hán Nôm đáp: “Do quan điểm của mỗi người, do cơ chế của cơ quan, nếu mọi người cho rằng đó là tư liệu để trao đổi, nó sẽ thành chuyện bình thường. Song nếu cho là tài sản của Viện lại là câu chuyện khác”.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, Phó trưởng phòng nghiên cứu văn bản văn học, Viện nghiên cứu Hán Nôm đã gặp phóng viên TPCN kể câu chuyện sau:
“Ngày 22/6/2017, tôi phát hiện ra trên một trang mạng có tên Thư viện Nhân học, do anh Nguyễn Phúc Anh là giảng viên bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH & NV Hà Nội, quản lí, “quảng cáo” rằng, thư viện đã có bản scan của 4 tài liệu của Viện Hán Nôm, trong đó có bộ Toàn Việt Thi Lục (hợp tuyển thơ chữ Hán Việt Nam do nhà bác học Lê Quí Đôn biên soạn - PV). Hiện nay, bộ Toàn Việt Thi Lục ở Viện Hán Nôm có 10 dị bản khác nhau và là một bộ sách rất lớn, mới được nghiên cứu, chưa được khai thác. Vài ngày sau thư viện lại “quảng cáo” tiếp, sẵn sàng cung cấp cho mọi người bản copy của 1.702 đầu sách Hán Nôm, số lượng hơn 1 vạn trang. Thư viện đưa ra một vài trang đầu của tài liệu danh mục đó, đều là tài liệu của Viện Hán Nôm, trong đó có 3 tài liệu ghi chú thích: Do Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Nôm cung cấp. Đó là điều tôi bức xúc, vì tôi chưa từng giao dịch với Phúc Anh”. TS Nguyễn Xuân Diện cho biết, ông đã từng giữ chức Phó giám đốc Thư viện Hán Nôm khá lâu năm, từ năm 2002-2012: “Tôi đưa câu chuyện này lên group Viện Hán Nôm, cũng như tung lên trang cá nhân của mình, anh Phúc Anh lập tức chuyển tất cả những scan màu thành đen trắng và nói rằng: Chúng tôi chụp lại từ một bản photocopy mà thôi. Nhưng 1.702 đầu sách là quá lớn, chiếm gần 2/5 kho sách cổ của Viện nghiên cứu Hán Nôm. Tôi nhiều lần liên hệ với Phúc Anh không được”.
Khi phóng viên đặt câu hỏi: “Cứ cho là “cha đẻ” Thư viện Nhân học là Phúc Anh như ông nói thì Phúc Anh được lợi gì ở câu chuyện này?”. Ông Xuân Diện trả lời: Dù không phải mua trang nào trả tiền trang ấy nhưng thành viên của thư viện điện tử một năm phải đóng 500 ngàn đồng phí. “Sau khi thấy động chạm, anh ta đã có mấy thay đổi, đổi bức ảnh màu thành đen trắng, nói không có bản scan chỉ có bản ảnh chụp từ bản photocopy đen trắng thôi. Rồi nói không quản lí Thư viện Nhân học ấy nữa, trang này cũng đổi tên thành Thư viện Khoa học. Nhưng tất cả mọi giao dịch bằng tiền đều phải thông qua 5 tài khoản trong nước, trong số đó, một tài khoản mang tên vợ Phúc Anh, tài khoản nước ngoài có tên Nguyễn Phúc Anh”.
Liên đới Viện trưởng Viện Hán Nôm?
Được biết, TS Nguyễn Xuân Diện đã làm đơn thư gửi Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trình bày sự việc. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có văn bản trả lời ông Xuân Diện, trong đó có đoạn: “Tổng số tài liệu do Viện nghiên cứu Hán Nôm quản lí có thể quan sát được từ ảnh chụp trên trang mạng là 36 đơn vị tài liệu, trong đó có một tài liệu scan màu (10 trang đầu), 2 tài liệu đen trắng (vài trang đầu), 33 tài liệu chỉ có tên sách, chưa thấy nội dung. Tuy nhiên, đến nay trang facebook “Thư viện nhân học” không còn hoạt động nên không xác định được chính xác “Thư viện nhân học” có phải là 1.702 đầu sách Hán Nôm do Viện nghiên cứu Hán Nôm quản lí hay không”. Viện Hàn lâm đồng thời khẳng định: Những tài liệu này không thuộc danh mục bí mật Nhà nước, không thuộc nhóm tư liệu hạn chế đọc. Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Diện không thỏa mãn với hồi âm của Viện Hàn lâm, lí do như sau: Văn bản trả lời không phải kết quả xác minh sự việc. Đó chỉ là những gì mà bất cứ ai cũng có thể quan sát được trên mạng xã hội facebook. Ông Diện dùng hình ảnh ví dụ: Có một người phát hiện ra vụ trộm. Người này làm đơn trình báo nhà chức trách về hiện trường, diễn biến tên trộm phi tang, bỏ chạy và địa chỉ cơ quan đang nắm giữ hồ sơ nhân sự của tên trộm này. Nhà chức trách vội chạy đến đo đạc và ghi chép về hiện trường, rồi ra về báo cáo là tên trộm đã không còn ở đây, chỉ còn một cái áo nó vứt lại. Kết quả xác minh chỉ có vậy”. Ông Diện cũng thắc mắc tại sao văn bản trả lời của Viện Hàn lâm không nhắc gì đến tên ông Nguyễn Phúc Anh, cũng như “giấu đi một sự thật” là trên tài khoản Facebook “Thư viện Khoa học” ở phần phương thức thanh toán, đưa ra 5 tài khoản ngân hàng, mà tên chủ tài khoản chính là Vũ Thu Hằng, vợ của Nguyễn Phúc Anh? Chưa dừng lại, ông Nguyễn Xuân Diện cho rằng: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cố tình đánh tráo khái niệm, bởi ông không đề cập vấn đề tài liệu số hóa bị thất thoát có phải là tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước hay hạn chế đọc mà vấn đề ông muốn đề cập là: Một khối lượng tài liệu lớn như vậy đã ra đi bằng con đường khuất tất, không rõ ràng. Ông Xuân Diện đặt tiếp câu hỏi với Viện Hàn lâm: Nếu việc cung cấp bản sao tài liệu (photo, scan, ảnh chụp) phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Viện nghiên cứu Hán Nôm (Quyết định số 274/QĐ-KHXH do Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ký ngày 27/3/2013) thì Thư viện Nhân học (Sau đổi là Thư viện Khoa học) là cơ quan gì, được thành lập khi nào? Ai ký cho thành lập? Họ đã có đơn xin cung cấp bản scan 1.702 đầu sách của Viện nghiên cứu Hán Nôm lúc nào? Ai ký cung cấp cho họ? Theo ông Xuân Diện, bất kể ai, ngay cả cán bộ của Viện Hán Nôm nếu muốn có một bản photo tài liệu đều phải trả với giá quy định là 5 ngàn đồng/trang. Nếu muốn một bản scan, phải trả 15 ngàn đồng/trang. “Khi tôi phát hiện ra như thế Viện trưởng Viện Hán Nôm chỉ cần đưa ra đơn của Phúc Anh và số tiền anh ta đã nộp vào Viện, sự việc đã dễ hiểu. Đằng này không có gì”, ông Diện nói và tiết lộ chi tiết, Nguyễn Phúc Anh là học trò của Viện trưởng Viện Hán nôm.
Sẽ kiện kẻ tố cáo ra tòa
Chúng tôi đã cố gắng liên lạc với anh Nguyễn Phúc Anh, hiện đang ở nước ngoài. Nguyễn Phúc Anh nói: “Anh Diện tố cáo tôi là vu khống tôi nên tôi sẽ kiện ra tòa. Công ty Luật Minh Anh sẽ lo vụ này”. Khi phóng viên đưa ra nghi án của Xuân Diện: Phải chăng anh có mối quan hệ với Viện trưởng Viện Hán Nôm, cụ thể là học trò của Viện trưởng, nên không mất tiền mua tài liệu? Anh Nguyễn Phúc Anh bức xúc, nguyên văn: “Đó là vu khống vì với logic đó tôi có thể viết đơn tố cáo anh Diện hiếp dâm trẻ em. Anh Diện ngậm máu phun người. Việc này sẽ giải quyết ở Tòa”. Người bị tố cáo tái khẳng định: “Anh Diện không có bất kì bằng chứng nào về việc tôi có liên quan đến tư liệu. Tự dưng gí tên tôi vào chỉ vì tôi là học trò thầy Cường, (Viện trưởng viện Hán Nôm- PV) và cộng tác viên của Thư viện Nhân học là trò vu khống tởm lợm nhất. Việc đấy làm tôi nổi giận. Tôi đã cố bỏ qua chỉ vì nghĩ anh ấy thuộc lớp người trước. Giờ tôi quyết theo vụ kiện vu khống này đến cùng. Chừng nào chưa cho anh ấy chịu trách nhiệm trước pháp luật thì tôi không thôi”. Anh Nguyễn Phúc Anh cho biết, dự định cuối tháng 12 sẽ về nước để “lo vụ này”. Nhưng “hồ sơ đã giao công ty luật làm trước”.
Người tố cáo cũng biết kẻ bị tố cáo muốn giải quyết sự việc tại tòa và háo hức: “Tôi rất mong đến ngày ấy. Tôi không nói Nguyễn Phúc Anh là tội phạm mà nói là nghi phạm, tức đối tượng cần điều tra”. Chúng tôi đã liên lạc với TS Nguyễn Tuấn Cường, sinh năm 1980, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, anh đón nhận thông tin điềm tĩnh và khích lệ: Ngay cả những vấn đề như Nguyễn Phúc Anh là học trò của tôi, phóng viên có thể hỏi được, không sao cả. Song để sự việc rõ ràng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm cần thời gian: “Các công việc bắt đầu từ chục năm trước đây rồi, phải hỏi ý kiến của lãnh đạo tiền nhiệm cũng như ban lãnh đạo Viện Hán Nôm”.
Khi được hỏi quan điểm cá nhân xung quanh câu chuyện lùm xùm, PGS.TS Thùy Vinh, Viện Hán Nôm từ chối chia sẻ tại thời điểm này. Nhưng nhà nghiên cứu nói: “Tất nhiên trong chuyện thất thoát tài liệu, mình cũng như cán bộ trong cơ quan đều không vui vẻ gì, rất muốn câu chuyện được sáng tỏ”. Chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi với bà Trương Thị Thủy, Trưởng phòng Hành chính, Viện Hán Nôm về trách nhiệm của Viện Hán Nôm trong thất thoát tài liệu đến đâu? Con đường ra ngoài của tài liệu có minh bạch không? Bà Thủy trả lời: “Việc này đương nhiên Viện Hán Nôm sẽ phải giải quyết nhưng về phía các lãnh đạo thì chưa thấy có ý kiến gì, chưa thấy bàn bạc gì với các bộ phận chức năng”. Về phía cá nhân, bà Thủy bày tỏ: Theo bà nghĩ, 1.702 đầu sách có thể là con số chưa chính xác. Để tìm ra nguyên nhân tài liệu của Viện bay ra ngoài, đầu tiên “phải tra lại xem có ai làm đơn để scan hay chưa, nếu không có đơn thì ta lại phải truy tìm xem nó thất thoát từ đâu. Nó do phía người quản lí kho sách đó hay do bộ phận tin học, hoặc do một người nào đó được giao scan, có thể họ bán, trao đổi, tặng ai đó mà không nghĩ tới hậu quả sâu xa? Quan trọng là phải tìm được lí do của nó, thất thoát ra ngoài là từ đâu, từ ai? Do cố tình hay vô tình? Nhưng chưa thấy lãnh đạo cơ quan họp bàn với bộ phận chức năng để giải quyết chuyện này”, bà Thủy nhắc lại. Phóng viên hỏi tiếp: “Không ít ý kiến cho rằng, việc phổ biến tài liệu này ra ngoài có khi lại là việc nên làm để nhiều người có cơ hội tiếp cận với kho tài liệu cổ, chẳng có gì phải kêu la lên cả. Bà nghĩ sao?”. Trưởng phòng Hành chính Viện Hán Nôm đáp: “Do quan điểm của mỗi người, do cơ chế của cơ quan, nếu mọi người cho rằng đó là tư liệu để trao đổi, nó sẽ thành chuyện bình thường. Song nếu cho là tài sản của Viện lại là câu chuyện khác”.
Sách của Viện trưởng Viện Hán nôm có nguồn gốc bất minh?
TP - Từ vài năm nay, giới nghiên cứu Hán Nôm đã xôn xao về vấn đề bản quyền tác giả cuốn sách "Văn bia đề danh tiến sĩ Việt Nam" của tác giả Trịnh Khắc Mạnh do Nxb. Giáo dục ấn hành năm 2006 (được liệt vào loại sách Tham khảo đặc biệt).
Cuốn sách của ông Mạnh và hai cuốn sách mà PGS.TS Ngô Đức Thọ nói ông Mạnh dùng để “chế” |
Gần đây, khi Việt Nam đang gấp rút hoàn thành hồ sơ để UNESCO công nhận 82 bia tiến sĩ Văn Miếu Hà Nội là Di sản Tư liệu thế giới thì giới nghiên cứu Hán Nôm lại một lần nữa xới lên vấn đề này.
Câu chuyện càng rắc rối khi ông Trịnh Khắc Mạnh, nhân vật chính là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Cuốn sách Văn bia đề danh tiến sĩ Việt Nam do Trịnh Khắc Mạnh giới thiệu, biên dịch và chú thích là công trình biên dịch 137 bia Văn Miếu trên cả nước, trong đó có 82 bia Văn Miếu Hà Nội, 34 bia Văn Miếu Huế, 12 bia Văn Miếu Bắc Ninh và 9 bia Văn Miếu Hưng Yên.
Với mỗi Văn Miếu, cuốn sách trình bày bản dịch nội dung từng văn bia (không có nguyên bản chữ Hán, không có phần phiên âm) sau đó là phần chú thích về các điển tích nêu trong văn bia và đặc biệt là các thông tin về năm sinh năm mất, thân thế sự nghiệp của các nhà khoa bảng được ghi danh trên bia.
Khi tiếp xúc với cuốn sách dịch toàn bộ văn bia đề danh tiến sĩ của bốn Văn Miếu lớn trong cả nước: Hà Nội, Huế, Bắc Ninh, Hưng Yên, những người trong ngành Hán Nôm đã nghĩ ngay đến một công trình khác đã xuất bản từ năm 2002 do GS. Ngô Đức Thọ chủ biên mà ông Trịnh Khắc Mạnh cũng có tham gia. Đó là cuốn Văn Miếu – Quốc Tử giám và 82 bia tiến sĩ, Ngô Đức Thọ chủ biên; Khảo cứu, giới thiệu và hiệu đính: Ngô Đức Thọ; Dịch và chú giải: TS. Nguyễn Thúy Nga, TS. Trịnh Khắc Mạnh và Nghiên cứu viên Nguyễn Văn Nguyên.
Vậy hai cuốn sách này có gì khác nhau và cuốn Văn Miếu – Quốc Tử giám và 82 bia tiến sĩ của tập thể soạn giả do ông Ngô Đức Thọ chủ biên đã có mặt trong cuốn Văn bia đề danh tiến sĩ chỉ mang tên ông Trịnh Khắc Mạnh như thế nào?
Chúng tôi đã gặp gỡ PGS.TS Ngô Đức Thọ (nguyên Trưởng ban Văn bản học của Viện Hán Nôm). Ông cho biết trước đây, khi ông tổ chức biên dịch cuốn sách Văn Miếu – Quốc Tử giám và 82 bia tiến sĩ thì ông Mạnh có tham gia dịch thô 7 văn bia, ít nhất trong số những người trong nhóm.
Bản dịch của ông Mạnh sau đó đã được ông Thọ bỏ nhiều công sức để sửa chữa, nhuận sắc và tu chỉnh thì mới có thể đưa được vào cuốn sách. “Mặc dù đóng góp của ông Mạnh là rất khiêm tốn, do năng lực giải mã văn bản Hán Nôm của ông Mạnh rất hạn chế, nhưng vì có tham gia dịch, nên tôi vẫn để tên ông Mạnh trong nhóm tác giả”.
PGS Ngô Đức Thọ cho biết, bẵng đi thời gian khá lâu, vào thời điểm trước khi “Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam” ra đời, ông Trịnh Khắc Mạnh có liên lạc với ông, cho biết rằng mình đang làm một cuốn sách với NXB Giáo dục về văn bia Tiến sĩ và đề nghị cho sử dụng bản dịch 82 bia lấy từ cuốn sách Văn Miếu - Quốc Tử Giám và 82 bia tiến sĩ do ông Thọ làm chủ biên với sự tham gia của 3 cộng sự (trong đó có ông Mạnh) in năm 2002. PGS Thọ đã đồng ý. Rồi ông Mạnh nói rằng nhà xuất bản yêu cầu phải có sự cho phép bằng văn bản của nhóm.
PGS Ngô Đức Thọ đã viết giấy cho phép. “Tôi nghĩ anh Mạnh thừa hiểu rằng mình vẫn phải ghi rõ nguồn của cả nhóm tác giả, cụ thể là “Ngô Đức Thọ chủ biên; Khảo cứu, giới thiệu và hiệu đính: Ngô Đức Thọ; Dịch và chú giải: TS. Nguyễn Thúy Nga, TS. Trịnh Khắc Mạnh, Nghiên cứu viên Nguyễn Văn Nguyên”, tức là giữ nguyên bản quyền và tên của nhóm soạn giả.
Nhưng đến khi cuốn sách được in ra, anh Mạnh tặng sách, tôi mới té ngửa khi thấy anh Mạnh đã xóa tên chúng tôi khỏi bản dịch và nghiễm nhiên đề dòng chữ “Trịnh Khắc Mạnh giới thiệu, biên dịch và chú thích lên ngay trang tên sách”. Ông Mạnh chỉ khéo léo sửa chữa một số câu chữ, và gần như bê nguyên cả công trình đó vào “công trình dày cộp” của mình.
Trò chuyện với chúng tôi, PGS Ngô Đức Thọ còn cho biết một khía cạnh khác xung quanh cuốn sách của ông Mạnh: “Tôi đồng ý cho anh Mạnh sử dụng nội dung của Văn Miếu - Quốc Tử Giám và 82 bia tiến sĩ chứ không hề cho phép sử dụng nội dung của Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919 (in năm 1993). Trong khi đó, một phần rất lớn nội dung của Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam” là “chế” lại từ cuốn này.
Theo lời của PGS Ngô Đức Thọ, trong tổng số 1.990 nhà khoa bảng có tên trong 137 bia đề danh tiến sĩ tại 4 Văn Miếu Hà Nội, Huế, Bắc Ninh và Hưng Yên được liệt kê tại cuốn sách của ông Trịnh Khắc Mạnh thì phần tiểu sử của 1.859 vị nằm trong các chú thích ở cuốn sách của ông Mạnh là do ông Mạnh rút ra và “chế” lại từ cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919 do GS Thọ làm chủ biên (xuất bản năm 1993).
Như vậy, nó chiếm một dung lượng quá lớn số trang chữ trong một tác phẩm, hoàn toàn không thể chỉ để tên cuốn sách của nhóm Ngô Đức Thọ vào danh mục tài liệu tham khảo hoặc một lời cám ơn chiếu lệ mà được!
PGS Ngô Đức Thọ còn nêu ra trường hợp những chỗ sai trong cuốn sách Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919 đã nằm trọn trong cuốn sách Văn bia đề danh tiến sĩ Việt Nam của ông Trịnh Khắc Mạnh. (Những lỗi này hầu như đã được sửa chữa trong lần tái bản cuối năm 2006, sau khi cuốn sách của ông Mạnh phát hành khoảng nửa năm nên ông Mạnh chưa kịp “tiếp thu”).
Theo như ông Trịnh Khắc Mạnh viết trong lời giới thiệu, ngoài “tham khảo” bản dịch văn bia Văn Miếu Hà Nội của nhóm GS Ngô Đức Thọ, cuốn sách của ông còn có “tham khảo” bản dịch văn bia Văn Miếu Huế của nhóm Phạm Đức Thành Dũng – Vĩnh Cao (in năm 2000) và bản dịch văn bia Văn Miếu Bắc Ninh của ông Nguyễn Quang Khải (in năm 2000).
Ông Ngô Đức Thọ |
Cuốn sách của PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh là một cuốn sách dày 1.000 trang khổ 16 x 24 cm, thuộc loại Sách tham khảo đặc biệt, là “bộ sách tham khảo lớn, có giá trị khoa học và thực tiễn cao, mang ý nghĩa chính trị, văn hóa, giáo dục sâu sắc, được trình bày in ấn đẹp”. Và “xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, giảng dạy của học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, giáo viên phổ thông, giảng viên đại học, cao đẳng, dạy nghề, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý giáo dục và đông đảo bạn đọc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, dân trí xã hội trong thời kỳ mới” (Lời nhà xuất bản, tr.5). Cuốn sách này đã được Giải Đồng Sách hay của ngành xuất bản năm 2007.
Một cuốn sách có giá trị, nhưng lại có dấu hiệu có nguồn gốc bất minh như vậy, Nhà xuất bản Giáo dục và tác giả Trịnh Khắc Mạnh (PGS.TS. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cần có câu trả lời về vấn đề bản quyền trước bạn đọc và công luận.
Một số trường hợp sai sót trong cuốn Các nhà khoa bảng Việt Namdo ông Ngô Đức Thọ (NĐT) chủ biên (in năm 1993), đã được ông Trịnh Khắc Mạnh (TKM) chép nguyên vào công trình của mình:
1. Phạm Cư
Sách NĐT viết: Người xã La Phù huyện Thượng Phúc – nay là thôn La xã La Phù huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. (tr.82).
Sách TKM chép: Người xã La Phù huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã La Phù huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây). (tr. 34).
Đúng ra phải là xã La Phù huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây cũ.
2. Phạm Hưng Văn
Sách NĐT viết: Làm quan đến chức Đô ngự sử, được cử đi sứ sang nhà Thanh (1497). (tr.143).
Sách TKM chép: Ông làm quan Đô Ngự sử và được cử đi sứ (năm 1497) sang nhà Thanh (Trung Quốc). (tr. 72).
Đúng ra là: năm 1497 còn nhà Minh, không phải là nhà Thanh.
3. Vũ Mẫn Trí
Sách NĐT viết: Người thôn Khuê Chương, huyện Kim Thành. (tr. 145).
Sách TKM chép: Người thôn Khuê Chương huyện Kim Thành (nay thuộc huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương). (tr. 73).
Đúng ra phải là: nay thuộc xã Lê Thiện huyện An Hải, ngoại thành Hải Phòng.
4. Nguyễn Tuấn
Sách NĐT viết: Người xã Đại Lan, huyện Đông Yên. Nay là thôn Kim Lan huyện Gia Lâm, tp Hà Nội. (tr. 145).
Sách TKM chép: Người xã Đại Lan huyện Đông Yên (nay thuộc xã Kim Lan huyện Gia Lâm, Tp Hà Nội. (tr.73).
Đúng ra phải là: Nay thuộc xã Xuân Quan, huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
5. Nghiêm Lâm
Sách NĐT viết: Người xã La Phù huyện Thượng Phúc. Nay là thôn La xã La Phù huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây. (tr. 155).
Sách TKM chép: Người xã La Phù huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã La Phù huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây. (tr. 83).
Đúng ra phải là xã La Phù huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây (cũ).
6. Kiều Văn Bá
Sách NĐT viết: Người xã Đông Ma, huyện Phúc Lộc. Nay thuộc huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây. (tr. 315).
Sách TKM chép: Người xã Đông Ma huyện Phúc Lộc (nay thuộc huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây. (tr. 140).
Đúng ra phải là: Người xã Đông Sàng huyện Phúc Lộc. Nay thuộc thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây (cũ).
Những lỗi trên hầu hết đã được nhóm của GS Ngô Đức Thọ sửa chữa trong lần tái bản sách CNKBVN, in xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2006. Khi ông Mạnh xuất bản cuốn sách Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam thì bản thảo cuốn sách tái bản của nhóm ông Thọ còn đang ở nhà xuất bản nên ông Mạnh không kịp “tiếp thu”.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét