Người bước qua tuổi 40, có sự thâm tình trọng nghĩa, đồng thời cũng có sự đau buồn si hận. Yêu và hận đó, nó kết thành tình buồn của tuổi trung niên. Vậy nên mới nói rằng, đến tuổi trung niên, có ba điều hận không nên sinh, ba kiểu bạn không nên kết.
Năm tháng qua đi, con người cũng trưởng thành theo nó, mỗi chúng ta đều khát vọng có được người bạn tâm giao với mình. Sống ở thế gian này, chúng ta có thể nhẫn được khổ, chịu được đói, nhưng nếu như không có được một người bạn, không có được người tri kỷ, thì có lẽ thế giới này cũng thật quá cô đơn và buồn tẻ. Cuộc đời khi đó cũng chỉ còn lại sự u sầu lạnh lẽo. Cuộc sống thì phải cần có bạn, nhưng ngược lại không phải kiểu bạn nào cũng có thể kết giao.
Người bước qua tuổi 40, có sự thâm tình trọng nghĩa, đồng thời cũng có sự đau buồn si hận. Yêu và hận đó, nó kết thành tình buồn của tuổi trung niên. Có cái hận là do cảm ngộ sau khi kết bạn với một số người, có cái hận là bởi hồi ức khi yêu sai người, có cái hận là thương cảm khi phải xa người thân tình, có cái hận là sự thanh tỉnh khi nhận ra lỗi lầm… Vậy nên mới nói rằng, đến tuổi trung niên, có ba điều hận không nên sinh, ba kiểu bạn không nên kết.
Ba hận không nên sinh
1. Không sinh tương hận
Chúng ta từ nhỏ đến lớn thường hay có một loại hận mà lâu ngày trở thành thói quen, tự thân không biết. Ví như, cảm thấy một ai đó không thuận mắt, bèn sinh ra một loại quy chụp, cho rằng người mà có quan hệ với người đó thì cũng chẳng tốt đẹp gì. Đây chính là tương hận mà chúng ta thường nói đến.
Yêu và hận đó, nó kết thành tình buồn của tuổi trung niên. (Ảnh: people.com)
Có lẽ người trung niên đã trải qua phong ba bão táp của cuộc đời, vậy nên có thể nhận thức được đạo lý “Gặp việc luận việc, gặp người luận người”. Từ đó mà có thể mở rộng lòng mình, hãy bỏ đi những thói quen sân hận, bởi chúng không hề có quan hệ gì với chúng ta…
2. Không sinh thế hận
Đôi lúc trong công việc, rõ rõ ràng ràng là cơ hội của chúng ta nhưng lại bị đồng nghiệp lấy đi. Vì những việc này, có rất nhiều người sinh ra hận cả một đời, thù cả một kiếp, kết quả sự nghiệp cũng bình lặng mà qua đi trong cả một đời. Đối với cái hận này, chúng ta đừng để nó sinh ra, hãy tìm căn nguyên ở chính bản thân mình.
Người trung niên nếu có thể tạo được mối quan hệ tốt với những người từng lấy đi cơ hội của mình, trở thành bạn tốt, đồng nghiệp tốt, thậm chí là trở thành người tâm đồng đạo hợp, thì mới thực sự là người minh trí, sáng suốt. Còn nếu như chúng ta cứ ôm hận giữ thù thì có lẽ cả đời vẫn chẳng thể có cơ hội vươn lên. Ai đối xử ác với mình, mình hãy thử ngược lại, đối xử tốt với họ, mở lòng ra với họ. Học cách yêu thương và độ lượng với tất cả mọi người, khi đó chúng ta sẽ phát hiện rằng, cuộc đời hạnh phúc hơn những gì chúng ta nghĩ.
3. Không sinh tử hận
Có nhiều đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh đặc biệt, tính cách oái ăm, làm ra những việc trái với luân thường đạo lý như mắng cha mắng mẹ… Cho nên, có nhiều người trung niên hận con cái mình tới tận xương tủy, thậm chí từ mặt không qua lại.
Cùng với sự phổ cập của mạng lưới Internet, những thói hư tật xấu cùng từ đó được tăng theo, ngày càng nhiều trẻ em ngỗ nghịch, phạm tội, tạo thành một “mối hận thế hệ”. Những vấn đề này dù chúng ta có thừa nhận hay không, thì lỗi phần nhiều là ở cha mẹ, hoặc vì bận rộn công việc không có thời gian dạy bảo con cái, hoặc là do sự bất hòa, thiếu sự thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái khiến cho trái tim, tình cảm của con cái bị đóng băng.
Có nhiều đứa trẻ tính cách oái ăm, làm ra những việc trái với luân thường đạo lý như mắng cha mắng mẹ… nhưng các ông bố bà mẹ cũng đừng vì thế mà hận con cái. (Ảnh: pixabay.com)
Vậy nên, mối hận thế hệ này không thể được giải quyết bằng cách nói miệng là xong, chúng ta cần phải để tâm đi bù đắp khoảng trống đó lại, cải biến con cái, lắng nghe suy nghĩ, tư tâm, nguyện vọng của các con. Có như vậy thì giữa hai thế hệ mới có sự thấu hiểu lẫn nhau. Đây mới là việc chúng ta nên làm, khi con cái lớn rồi, tự chúng sẽ hiểu được nỗi khổ tâm của cha mẹ.
Ba kiểu bạn không kết giao
1. Bạn phiền phức