Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

TRƯỚC ĐẠI HỘI 17, GIANG TRẠCH DÂN-TĂNG KHÁNH HỒNG TỔ CHỨC ÁM SÁT HỒ CẨM ĐÀO KHÔNG THÀNH NÊN RỚT ĐÀI, TẠO CƠ HỘI CHO TẬP CẬN BÌNH NHẬP THƯỜNG

Trước Đại hội 17, Hồ Cẩm Đào bất ngờ công kích ép Tăng Khánh Hồng thoái vị

đấu đá chính trị, Tap Can Binh, Tăng Khánh Hồng, hồ cẩm đào,

Trước Đại hội 17, ông Hồ Cẩm Đào đã sử dụng quy tắc ngầm “7 lên 8 xuống” khiến cựu Thường ủy Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng rớt đài. Cũng nhờ vậy mà ông Tập Cận Bình mới trở thành Thường ủy Bộ Chính trị trong Đại hội 17.

đấu đá chính trị, Tap Can Binh, Tăng Khánh Hồng, hồ cẩm đào,
Trước Đại hội 17, Hồ Cẩm Đào bất ngờ công kích ép Tăng Khánh Hồng – người của phe Giang Trạch Dân thoái vị. (Ảnh: NRC)
Tháng 07/2012, Wikileaks tiết lộ nội dung một điện báo gửi về Washington D.C (Mỹ) vào ngày 14/02/2007 cho biết, trước Đại hội 17, đấu đá quyền lực giữa các lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) diễn ra rất gay gắt, Phó Chủ tịch nước lúc bấy giờ là Tăng Khánh Hồng đã bị bức phải thoái vị, Hồ Cẩm Đào tiếp tục giữ chức Chủ tịch nước.
Hãng thông tấn Anh Reuters cũng từng dẫn thuật tin tức cho biết, bang phái chính trị Tăng Khánh Hồng đã yêu cầu ông Hồ Cẩm Đào sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2008, sẽ không tiếp tục giữ chức Chủ tịch nước nữa, chỉ đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư ĐCSTQ và Chủ tịch Quân ủy Trung ương, nhường chỗ cho Tăng Khánh Hồng làm Chủ tịch nước.
Đồng thời vì để nhanh chóng nhổ cái gai trong mắt, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã nhiều lần ám sát Hồ Cẩm Đào để đoạt quyền nhưng không thành công.
Đầu tháng 05/2006, Hồ Cẩm Đào với tư cách Chủ tịch Quân ủy đến Hoàng Hải thị sát Hạm đội Bắc Hải. Lúc này hai quân hạm Trung Quốc đột nhiên nổ súng cùng lúc vào tàu khu trục mà ông Hồ Cẩm Đào đang ở trên đó, 5 quân sĩ trên tàu đã bị chết, sau đó Hạm đội Bắc Hải cấp tốc thoát khỏi khu vực diễn tập an toàn.
Vì phòng ngừa ám sát, ông Hồ Cẩm Đào đã thay đổi hành trình, lên phi cơ bay trở về căn cứ Thanh Đảo, rồi lập tức bay đến Vân Nam. Hồ Cẩm Đào ở Vân Nam chờ đợi một tuần, mới quay trở lại Bắc Kinh.
Sau khi quay trở lại Bắc Kinh, ông Hồ Cẩm Đào đã tung ra một loạt hành động. Trong đó quan trọng nhất là lấy cớ phòng chống tham nhũng hạ bệ Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ, người mà Giang Trạch Dân đã chỉ định làm lãnh đạo kế nhiệm đời tiếp theo của ĐCSTQ.
Sau Đại hội 16, Giang Trạch Dân đã bồi dưỡng Trần Lương Vũ để sau khi Hồ Cẩm Đào kết thúc nhiệm kỳ 2 sẽ đưa Trần Lương Vũ lên làm Tổng Bí thư ĐCSTQ. Trong quá trình chuẩn chị, Giang ở hậu màn cản trở Hồ Cẩm Đào, còn Trần Lương Vũ thì công khai công kích chính sách kinh tế vĩ mô của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Giang trù tính đưa Trần Lương Vũ vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị trong Đại hội 17 với tư cách là người sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào trong Đại hội 18.
Lúc ấy Thượng Hải được coi như một “vương quốc độc lập” do Trần Lương Vũ khống chế, khiến Hồ Cẩm Đào không thể nào dùng hệ thống tổ chức chính thức điều tra Trần Lương Vũ, đành phải sử dụng một lượng lớn nhân viên đáng tin cậy, bí mật tiến đến Thượng Hải âm thầm điều tra những vụ án kinh tế liên quan đến Trần Lương Vũ và cuối cùng đã nắm được những chứng cứ quan trọng.
Ngày 24/09/2006, Bí thư Thành ủy Thượng Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Trần Lương Vũ bất ngờ bị bắt khi đến Bắc Kinh tham dự Hội nghị toàn thể Bộ Chính trị; năm 2008, Trần Lương Vũ bị xét xử 18 năm tù.
Sau khi Trần Lương Vũ bị hạ bệ, vì Hồ Cẩm Đào đã nắm giữ bằng chứng phạm tội của Trần Lương Vũ ở trong tay, nên đại quan của phe Giang lúc ấy Tăng Khánh Hồng không thể không nhượng bộ, nhưng Tăng Khánh Hồng cũng đưa ra điều kiện là mình sẽ tiếp tục được lưu nhiệm trong Đại hội 17.
đấu đá chính trị, Tap Can Binh, Tăng Khánh Hồng, hồ cẩm đào,
Ông Tập Cận Bình và Tăng Khánh Hồng. (Ảnh: Youtube)
Trước Đại hội 17, Tăng Khánh Hồng vốn cho rằng việc mình lưu nhiệm sẽ không có vấn đề gì, hơn nữa còn cho người tiết lộ tin tức với Reuters rằng, Thường ủy Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng yêu cầu Hồ Cẩm Đào sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2008, sẽ không liên nhiệm chức vụ Chủ tịch nước và Tăng Khánh Hồng sẽ tiếp nhận chức vụ này.
Nhưng ông Hồ Cẩm Đào vào trước thời điểm Đại hội 17, đã nắm giữ được rất nhiều chứng cớ tham nhũng của gia tộc Tăng Khánh Hồng, hơn nữa Tăng Khánh Hồng vừa bước sang tuổi 68. Cuối cùng trong cuộc họp của Bộ Chính trị, Hồ Cẩm Đào đột nhiên tập kích, dùng quy tắc ngầm “7 lên 8 xuống” của ĐCSTQ khiến Tăng Khánh Hồng rớt đài.
(*) Quy tắc ngầm “7 lên 8 xuống”: Trong bầu cử nhiệm kỳ mới của ĐCSTQ, lãnh đạo từ 68 tuổi trở lên sẽ phải thoái vị, từ 67 tuổi trở xuống có thể tiếp tục được lưu nhiệm.
Quy tắc ngầm “7 lên 8 xuống” năm đó do chính Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng lập ra nhằm bức Thường ủy Bộ Chính trị Lý Thụy Hoàn khi ấy 68 phải thoái vị. Quy củ trước đó của ĐCSTQ là 70 tuổi mới phải thoái lui, trong Đại hội 16 năm 2002, Giang Trạch Dân quá tuổi phải thoái lui, nhưng Lý Thụy Hoàn thì vẫn đủ chuẩn ở lại Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Giang Trạch Dân tuy thoái lui nhưng đã trù tính sẵn sẽ ở hậu đài tiếp tục thao túng quyền lực, và Lý Thụy Hoàn chính là một chướng ngại, vì thế đã định ra quy tắc “7 lên 8 xuống” ép Lý Thụy Hoàn thoái lui.
Tăng Khánh Hồng không ngờ rằng sau này lại bị “gậy ông đập lưng ông”, quy tắc “7 lên 8 xuống” lại được áp dụng cho chính mình. Tăng Khánh Hồng sau khi thoái vị vốn định đề cử Bạc Hy Lai “nhập thường” (trở thành Thường ủy Bộ Chính trị), nhưng cuối cùng khi ĐCSTQ xét duyệt tuyển chọn thì Bạc Hy Lai gần như đứng cuối cùng trong số các ứng cử viên và ông Tập Cận Bình đã nhập thường.
Tăng Khánh Hồng bị bức thoái vị thực tế đã khiến thế lực của tập đoàn Giang Trạch Dân giảm sút đáng kể, chính điều này đã tạo cơ hội cho Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình liên thủ điều tra xét xử Bạc Hy Lai vào năm 2012.
Hồ Cẩm Đào sau Đại hội 18, trước khi thoái lui toàn bộ đã hai lần ký sắc lệnh của Chủ tịch nước, bỏ niêm phong 5 hồ sơ bảo mật. Tiết lộ nội tình những sự kiện quan chức Đảng – Chính – Quân Trung Quốc bị ám sát, tập kích, công kích vũ trang .
Trong hồ sơ được tiết lộ này, có sự kiện Tăng Khánh Hồng ngoài 3 lần trù tính ám sát Hồ Cẩm Đào không thành, còn liên quan đến âm mưu đảo chính của Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai, ý đồ nội trong 2 năm sau Đại hội 18 sẽ đoạt quyền lực tối cao của ĐCSTQ từ tay ông Tập Cận Bình.
Tháng 02/2012, Vương Lập Quân chạy trốn vào Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đã tiết lộ việc Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang âm mưu sử dụng lực lượng vũ trang phát động đảo chính phế truất ông Tập Cận Bình.
Cũng vào tháng 02/2012, trong thời gian ông Tập Cận Bình đến thăm nước Mỹ, kênh truyền thông Mỹ The Washington Free Beacon đã đăng tin cho biết, Vương Lập Quân nói với quan viên Đại sứ quán Mỹ rằng, Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang liên thủ bí mật mưu đồ đoạt quyền từ tay ông Tập Cận Bình.
Bạc – Chu đã lập ra kế hoạch công kích ông Tập Cận Bình, đầu tiên dự tính thông qua truyền thông ở nước ngoài, chỉ trích phê bình nhắm vào ông Tập Cận Bình, làm suy yếu quyền lực của ông Tập, sau đó trợ giúp Bạc Hy Lai đảm nhiệm chức vụ Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật. Bạc Hy Lai sẽ nắm hệ thống công an, cảnh sát vũ trang, đợi đến khi thời cơ cho phép sẽ phát động chính biến buộc ông Tập Cận Bình phải giao quyền.
Nhưng cuối cùng sau sự kiện Vương Lập Quân trốn vào Đại sứ quán Mỹ, âm mưu này bị bại lộ và thất bại hoàn toàn. Bình luận viên của NTDTV từng phân tích chỉ ra rằng, một lý do then chốt khiến phe Giang muốn ám sát Hồ Cẩm Đào, đoạt quyền Tập Cận Bình là vì hai người này không nguyện ý nhúng chàm, thực hiện chính sách bức hại Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân phát động vào năm 1999.
Phe Giang sợ sau khi mất quyền lực thì tội ác này sẽ bị phơi bày và sẽ bị đưa ra xét xử, vì thế luôn muốn Trung Quốc phải duy trì bức hại Pháp Luân Công, cũng chính là tạo ra lá chắn bảo vệ tốt nhất cho phe cánh của mình.
Lê Hiếu

Không có nhận xét nào: