Nhà thơ Nông Quốc Chấn, nhà thơ Chế Lan Viên, nhà thơ Tế Hanh và nhà thơ Hoàng Trung Thông ( Từ bên phải sang)
Tại 51 trần Hưng Đạo, trụ sở Hội Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật Việt Nam ở Hà Nội
vào những năm 1960 (nay gọi là Liên hiệp các Hội
VH-NT VN) chỉ có vài gia đình sống trong cơ quan.
Ngoài gia đình chú Hòa lái xe vợ là cô Đề, Chú Đây thương binh làm thường trực, vợ là cô Phong, bà Huệ làm tạp vụ, vợ nhà văn Phan Khôi, chỉ có các gia đình bố tôi- nhà thơ Xuân tửu (Chánh văn phòng Hội), nhà thơ Chế Lan Viên, nhà thơ Bảo Định Giang (Tổng thư ký Hội) và một hộ độc thân là nhà thơ Nông Quốc Chấn (Thứ trưởng Bộ Văn hóa). Vì độc thân nên bác Chấn ở trên gác hai trong tòa nhà chính.
Ngoài gia đình chú Hòa lái xe vợ là cô Đề, Chú Đây thương binh làm thường trực, vợ là cô Phong, bà Huệ làm tạp vụ, vợ nhà văn Phan Khôi, chỉ có các gia đình bố tôi- nhà thơ Xuân tửu (Chánh văn phòng Hội), nhà thơ Chế Lan Viên, nhà thơ Bảo Định Giang (Tổng thư ký Hội) và một hộ độc thân là nhà thơ Nông Quốc Chấn (Thứ trưởng Bộ Văn hóa). Vì độc thân nên bác Chấn ở trên gác hai trong tòa nhà chính.
Tòa nhà 51 Trần Hưng Đạo có hai cổng, cổng nhỏ ở bên phải chỉ rộng chừng 1,5m là lối đi chính, còn cổng lớn là hai cánh cửa sắt ở bên trái chỉ mở cho ô tô ra vào. Sân trước tòa nhà khi đó còn rải sỏi mà chúng tôi vẫn lấy làm quân để chơi trò ô ăn quan.
Sân rộng lắm nên ngoài phần rải sỏi còn một khu vườn lớn phía sát hàng rào trồng một hàng cây hoa Thủy tiên nở hoa màu hồng rất đẹp, một hàng cây hoa Ngâu màu vàng vẫn bị bọn trẻ con chúng tôi hái về cho vào chè cho thơm, và mấy cây long não cổ thụ cứ đến mùa là rơi từ cây xuống rất nhiều con sâu cước màu xanh to đùng.
Tôi nhớ bà Huệ hiền lắm, răng nhuộm đen, ở cùng con gái là cô Thái trong một căn phòng nhỏ khoảng 8 m2 cạnh phòng thường trực cơ quan nằm bên cổng nhỏ mà phía trước là một bụi trúc và phía sau là một cây sấu đến mùa rất sai quả. Bà còn hai con trai, song các anh đi học và đi làm ở xa đâu đó mà tôi chỉ gặp được anh Sa là em cô Thái mỗi lần anh về thăm mẹ. Bà có kể lại là vào một buổi tối chồng bà bị công an bắt, dẫn từ căn phòng nhỏ trên gác ba xuống, đưa đi và sau đó không thấy trở về. Nói là liên quan đến vụ nhân văn giai phẩm gì đó.
Mấy gia đình đều ở phía đằng sau, chỉ có bác Chấn ở một mình và nhà bà Huệ ở đằng trước tòa nhà nên hai nhà rất thân thiết, nhất là giữa bác Chấn và cô Thái. Cô Thái khá đẹp, tóc để dài gần tới đầu gối, cũng làm hành chính trong cơ quan Hội. Còn bác Chấn người gầy, dong dỏng cao, rất hiền, giọng nói nhỏ nhẹ, lúc nào cũng thấy cười. Bố tôi vẫn bảo vì bác là người dân tộc mà.
Bọn trẻ con chúng tôi, gồm thằng Lưu, thằng Hòa con bác Bảo Định Giang, thằng Hạnh, thằng Phúc con chú Đây, thằng Thuận, thằng Hải con chú Hòa do tôi lớn nhất đầu têu các trò nghịch ngợm song chưa một lần bị bác Chấn mắng.
Chúng tôi cứ đùa với nhau giá mà là con bác Chấn chắc chẳng bao giờ bị đánh hay bị mắng đâu. Hơn nữa bác trông mảnh khảnh thế thì có đánh cũng chẳng đau.
Một tối nọ, đã khuya. Bỗng dưng tôi nghe tiếng ồn ngoài ngoài sân. Hóa ra là chú Đây và chú Hòa đang trói một thanh niên lạ mặt vào chiếc cột chống mái hiên nối khu nhà phụ với tòa nhà chính (sau khi thoái vị Bảo Đại đã được Bác Hồ mời ra Bắc và ở tại 51 Trần Hưng Đạo). Tôi thấy bác Chấn nói với hai chú "các anh giao cho công an nhé" rồi đi lên gác, chắc là đi ngủ tiếp.
Hỏi ra mới biết là cậu thanh niên nọ, mò vào cơ quan, lần lên gác hai, nghe thấy có tiếng rađiô, mò vào buồng (bác Chấn vẫn mắc màn ngủ trên sàn), ngỡ chủ nhân đã ngủ nên định lấy trộm chiếc đài.
Tuy nhiên, do nằm sàn nên tiếng động nhẹ cũng đã làm bác Chấn tỉnh giấc. Thế là cậu thanh niên to cao gấp rưỡi bác Chấn, bị bác một tay tóm tay, một tay nắm vai dẫn xuống dưới nhà giao cho chú Hòa và chú Đây.
Bọn trẻ con chúng tôi cứ tròn đôi mắt, vì thằng trộm trẻ khỏe, cao to thế kia mà lại cum cúp trước một lão trung niên khẳng khiu. Chú Hòa giải thích, trước hết kẻ gian phải sợ người ngay, thứ hai là bác Chấn có võ đấy - võ dân tộc.
Tôi không rõ bác ấy có võ thật không, song tin là đúng kẻ gian phải sợ người ngay (thời đó là như vậy, không điên đảo như bây giờ là phần lớn người ngay sợ kẻ gian. Vì sao ư?).
Tên trộm bị hai chú tẩn cho một trận. Anh Định con bác Chế Lan Viên, rồi anh Hùng con bác Sĩ làm bên Nhà xuất bản văn học ở 49 Trần Hưng Đạo cùng lứa với anh Định cũng đá cho tên trộm mấy cái. Hai cổ tay bị trói chặt rồi mà chú Đây còn lấy giây buộc thít hai ngón tay cái, nói là cho cụt hai ngón tay ăn cắp ấy đi. Tên trộm van vỉ xin tha và nới dây trói, xong các chú bảo cứ để đấy, mai mới đưa ra công an.
Sáng sớm hôm sau lũ trẻ con chúng tôi dậy sớm hơn thường ngày rất nhiều để xem tên trộm ra sao, lúc đó cũng là lúc bác Chấn đi xuống gác.
Tôi bỗng thấy bác bảo gọi nhanh chú Đây. Tưởng gì, hóa ra bác nói :Tôi cứ tưởng các chú giao cho công an tối qua rồi. Thôi cởi trói cho cháu nó đi. Tay và ngón tay nó tím bầm rồi kìa. Nhanh không hỏng mất tay của cháu. Túng quá mới làm liều, song còn đôi tay mới làm lại và có ích cho cuộc đời được chứ.
Chúng tôi lúc đó mới là học sinh cấp một, thấy ăn trộm bị trói, bị đánh thì khoái chí lắm, cho là đáng bị như vậy, nên hồn nhiên hỏi sao lại cởi trói, nhỡ nó chạy mất thì sao?
Sau này, khi lớn lên, biết nghĩ, nghĩ lại mới thấy thấm thía những lời bác Chấn nói. Cần có cái nhìn tỉnh táo trước mỗi cái xấu, hiểu rõ căn nguyên của hành động, và trong trường hợp nào con người cũng cần được đối xử đúng là con người. Khi tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện tên trộm cho bố tôi nghe (khi đó bố tôi là Chánh văn phòng Hội), bố tôi nói cuộc sống rất cần sự bao dung và tha thứ.
Tôi lúc đó nghe biết thế chứ có hiểu gì đâu. Lớn rồi mới hiểu. Hiểu rồi mới càng yêu, càng nhớ cũng con người như bác Chấn, bố tôi và những con người ngày xưa ấy.
Bao dung, vị tha sẽ làm cho cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và có ý nghĩa hơn.
Hà Nội 26/9/2017
A1; Nhà thơ dân tộc Tày Nông Quốc Chấn
A2: Các nhà thơ Nông Quốc Chấn, Chế Lan Viên, Tế Hanh và Hoàng Trung Thông
A3-4: Tòa nhà 51 Trần Hưng Đạo với vài cây long não còn giữ lại được, song sân rải sỏi đã được lát gạch
A5: Nhà văn hóa Phan Khôi
A6: Gia đình nhà văn hóa Phan Khôi. Cạnh bà Huệ là anh Sa, con trai út.
NHÀ THƠ NÔNG QUÔC CHẤN VÀ TÊN ĂN CẮP
Tại 51 trần Hưng Đạo, trụ sở Hội Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật Việt Nam ở Hà Nội vào những năm 1960 (nay gọi là Liên hiệp các Hội VH-NT VN) chỉ có vài gia đình sống trong cơ quan.
Ngoài gia đình chú Hòa lái xe vợ là cô Đề, Chú Đây thương binh làm thường trực, vợ là cô Phong, bà Huệ làm tạp vụ, vợ nhà văn Phan Khôi, chỉ có các gia đình bố tôi- nhà thơ Xuân tửu (Chánh văn phòng Hội), nhà thơ Chế Lan Viên, nhà thơ Bảo Định Giang (Tổng thư ký Hội) và một hộ độc thân là nhà thơ Nông Quốc Chấn (Thứ trưởng Bộ Văn hóa). Vì độc thân nên bác Chấn ở trên gác hai trong tòa nhà chính.
Tòa nhà 51 Trần Hưng Đạo có hai cổng, cổng nhỏ ở bên phải chỉ rộng chừng 1,5m là lối đi chính, còn cổng lớn là hai cánh cửa sắt ở bên trái chỉ mở cho ô tô ra vào. Sân trước tòa nhà khi đó còn rải sỏi mà chúng tôi vẫn lấy làm quân để chơi trò ô ăn quan.
Sân rộng lắm nên ngoài phần rải sỏi còn một khu vườn lớn phía sát hàng rào trồng một hàng cây hoa Thủy tiên nở hoa màu hồng rất đẹp, một hàng cây hoa Ngâu màu vàng vẫn bị bọn trẻ con chúng tôi hái về cho vào chè cho thơm, và mấy cây long não cổ thụ cứ đến mùa là rơi từ cây xuống rất nhiều con sâu cước màu xanh to đùng.
Tôi nhớ bà Huệ hiền lắm, răng nhuộm đen, ở cùng con gái là cô Thái trong một căn phòng nhỏ khoảng 8 m2 cạnh phòng thường trực cơ quan nằm bên cổng nhỏ mà phía trước là một bụi trúc và phía sau là một cây sấu đến mùa rất sai quả. Bà còn hai con trai, song các anh đi học và đi làm ở xa đâu đó mà tôi chỉ gặp được anh Sa là em cô Thái mỗi lần anh về thăm mẹ. Bà có kể lại là vào một buổi tối chồng bà bị công an bắt, dẫn từ căn phòng nhỏ trên gác ba xuống, đưa đi và sau đó không thấy trở về. Nói là liên quan đến vụ nhân văn giai phẩm gì đó.
Mấy gia đình đều ở phía đằng sau, chỉ có bác Chấn ở một mình và nhà bà Huệ ở đằng trước tòa nhà nên hai nhà rất thân thiết, nhất là giữa bác Chấn và cô Thái. Cô Thái khá đẹp, tóc để dài gần tới đầu gối, cũng làm hành chính trong cơ quan Hội. Còn bác Chấn người gầy, dong dỏng cao, rất hiền, giọng nói nhỏ nhẹ, lúc nào cũng thấy cười. Bố tôi vẫn bảo vì bác là người dân tộc mà.
Bọn trẻ con chúng tôi, gồm thằng Lưu, thằng Hòa con bác Bảo Định Giang, thằng Hạnh, thằng Phúc con chú Đây, thằng Thuận, thằng Hải con chú Hòa do tôi lớn nhất đầu têu các trò nghịch ngợm song chưa một lần bị bác Chấn mắng.
Chúng tôi cứ đùa với nhau giá mà là con bác Chấn chắc chẳng bao giờ bị đánh hay bị mắng đâu. Hơn nữa bác trông mảnh khảnh thế thì có đánh cũng chẳng đau.
Một tối nọ, đã khuya. Bỗng dưng tôi nghe tiếng ồn ngoài ngoài sân. Hóa ra là chú Đây và chú Hòa đang trói một thanh niên lạ mặt vào chiếc cột chống mái hiên nối khu nhà phụ với tòa nhà chính (sau khi thoái vị Bảo Đại đã được Bác Hồ mời ra Bắc và ở tại 51 Trần Hưng Đạo). Tôi thấy bác Chấn nói với hai chú "các anh giao cho công an nhé" rồi đi lên gác, chắc là đi ngủ tiếp.
Hỏi ra mới biết là cậu thanh niên nọ, mò vào cơ quan, lần lên gác hai, nghe thấy có tiếng rađiô, mò vào buồng (bác Chấn vẫn mắc màn ngủ trên sàn), ngỡ chủ nhân đã ngủ nên định lấy trộm chiếc đài.
Tuy nhiên, do nằm sàn nên tiếng động nhẹ cũng đã làm bác Chấn tỉnh giấc. Thế là cậu thanh niên to cao gấp rưỡi bác Chấn, bị bác một tay tóm tay, một tay nắm vai dẫn xuống dưới nhà giao cho chú Hòa và chú Đây.
Bọn trẻ con chúng tôi cứ tròn đôi mắt, vì thằng trộm trẻ khỏe, cao to thế kia mà lại cum cúp trước một lão trung niên khẳng khiu. Chú Hòa giải thích, trước hết kẻ gian phải sợ người ngay, thứ hai là bác Chấn có võ đấy - võ dân tộc.
Tôi không rõ bác ấy có võ thật không, song tin là đúng kẻ gian phải sợ người ngay (thời đó là như vậy, không điên đảo như bây giờ là phần lớn người ngay sợ kẻ gian. Vì sao ư?).
Tên trộm bị hai chú tẩn cho một trận. Anh Định con bác Chế Lan Viên, rồi anh Hùng con bác Sĩ làm bên Nhà xuất bản văn học ở 49 Trần Hưng Đạo cùng lứa với anh Định cũng đá cho tên trộm mấy cái. Hai cổ tay bị trói chặt rồi mà chú Đây còn lấy giây buộc thít hai ngón tay cái, nói là cho cụt hai ngón tay ăn cắp ấy đi. Tên trộm van vỉ xin tha và nới dây trói, xong các chú bảo cứ để đấy, mai mới đưa ra công an.
Sáng sớm hôm sau lũ trẻ con chúng tôi dậy sớm hơn thường ngày rất nhiều để xem tên trộm ra sao, lúc đó cũng là lúc bác Chấn đi xuống gác.
Tôi bỗng thấy bác bảo gọi nhanh chú Đây. Tưởng gì, hóa ra bác nói :Tôi cứ tưởng các chú giao cho công an tối qua rồi. Thôi cởi trói cho cháu nó đi. Tay và ngón tay nó tím bầm rồi kìa. Nhanh không hỏng mất tay của cháu. Túng quá mới làm liều, song còn đôi tay mới làm lại và có ích cho cuộc đời được chứ.
Chúng tôi lúc đó mới là học sinh cấp một, thấy ăn trộm bị trói, bị đánh thì khoái chí lắm, cho là đáng bị như vậy, nên hồn nhiên hỏi sao lại cởi trói, nhỡ nó chạy mất thì sao?
Sau này, khi lớn lên, biết nghĩ, nghĩ lại mới thấy thấm thía những lời bác Chấn nói. Cần có cái nhìn tỉnh táo trước mỗi cái xấu, hiểu rõ căn nguyên của hành động, và trong trường hợp nào con người cũng cần được đối xử đúng là con người. Khi tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện tên trộm cho bố tôi nghe (khi đó bố tôi là Chánh văn phòng Hội), bố tôi nói cuộc sống rất cần sự bao dung và tha thứ.
Tôi lúc đó nghe biết thế chứ có hiểu gì đâu. Lớn rồi mới hiểu. Hiểu rồi mới càng yêu, càng nhớ cũng con người như bác Chấn, bố tôi và những con người ngày xưa ấy.
Bao dung, vị tha sẽ làm cho cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và có ý nghĩa hơn.
Hà Nội 26/9/2017
A1; Nhà thơ dân tộc Tày Nông Quốc Chấn
A2: Các nhà thơ Nông Quốc Chấn, Chế Lan Viên, Tế Hanh và Hoàng Trung Thông
A3-4: Tòa nhà 51 Trần Hưng Đạo với vài cây long não còn giữ lại được, song sân rải sỏi đã được lát gạch
A5: Nhà văn hóa Phan Khôi
A6: Gia đình nhà văn hóa Phan Khôi. Cạnh bà Huệ là anh Sa, con trai út.
Tại 51 trần Hưng Đạo, trụ sở Hội Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật Việt Nam ở Hà Nội vào những năm 1960 (nay gọi là Liên hiệp các Hội VH-NT VN) chỉ có vài gia đình sống trong cơ quan.
Ngoài gia đình chú Hòa lái xe vợ là cô Đề, Chú Đây thương binh làm thường trực, vợ là cô Phong, bà Huệ làm tạp vụ, vợ nhà văn Phan Khôi, chỉ có các gia đình bố tôi- nhà thơ Xuân tửu (Chánh văn phòng Hội), nhà thơ Chế Lan Viên, nhà thơ Bảo Định Giang (Tổng thư ký Hội) và một hộ độc thân là nhà thơ Nông Quốc Chấn (Thứ trưởng Bộ Văn hóa). Vì độc thân nên bác Chấn ở trên gác hai trong tòa nhà chính.
Tòa nhà 51 Trần Hưng Đạo có hai cổng, cổng nhỏ ở bên phải chỉ rộng chừng 1,5m là lối đi chính, còn cổng lớn là hai cánh cửa sắt ở bên trái chỉ mở cho ô tô ra vào. Sân trước tòa nhà khi đó còn rải sỏi mà chúng tôi vẫn lấy làm quân để chơi trò ô ăn quan.
Sân rộng lắm nên ngoài phần rải sỏi còn một khu vườn lớn phía sát hàng rào trồng một hàng cây hoa Thủy tiên nở hoa màu hồng rất đẹp, một hàng cây hoa Ngâu màu vàng vẫn bị bọn trẻ con chúng tôi hái về cho vào chè cho thơm, và mấy cây long não cổ thụ cứ đến mùa là rơi từ cây xuống rất nhiều con sâu cước màu xanh to đùng.
Tôi nhớ bà Huệ hiền lắm, răng nhuộm đen, ở cùng con gái là cô Thái trong một căn phòng nhỏ khoảng 8 m2 cạnh phòng thường trực cơ quan nằm bên cổng nhỏ mà phía trước là một bụi trúc và phía sau là một cây sấu đến mùa rất sai quả. Bà còn hai con trai, song các anh đi học và đi làm ở xa đâu đó mà tôi chỉ gặp được anh Sa là em cô Thái mỗi lần anh về thăm mẹ. Bà có kể lại là vào một buổi tối chồng bà bị công an bắt, dẫn từ căn phòng nhỏ trên gác ba xuống, đưa đi và sau đó không thấy trở về. Nói là liên quan đến vụ nhân văn giai phẩm gì đó.
Mấy gia đình đều ở phía đằng sau, chỉ có bác Chấn ở một mình và nhà bà Huệ ở đằng trước tòa nhà nên hai nhà rất thân thiết, nhất là giữa bác Chấn và cô Thái. Cô Thái khá đẹp, tóc để dài gần tới đầu gối, cũng làm hành chính trong cơ quan Hội. Còn bác Chấn người gầy, dong dỏng cao, rất hiền, giọng nói nhỏ nhẹ, lúc nào cũng thấy cười. Bố tôi vẫn bảo vì bác là người dân tộc mà.
Bọn trẻ con chúng tôi, gồm thằng Lưu, thằng Hòa con bác Bảo Định Giang, thằng Hạnh, thằng Phúc con chú Đây, thằng Thuận, thằng Hải con chú Hòa do tôi lớn nhất đầu têu các trò nghịch ngợm song chưa một lần bị bác Chấn mắng.
Chúng tôi cứ đùa với nhau giá mà là con bác Chấn chắc chẳng bao giờ bị đánh hay bị mắng đâu. Hơn nữa bác trông mảnh khảnh thế thì có đánh cũng chẳng đau.
Một tối nọ, đã khuya. Bỗng dưng tôi nghe tiếng ồn ngoài ngoài sân. Hóa ra là chú Đây và chú Hòa đang trói một thanh niên lạ mặt vào chiếc cột chống mái hiên nối khu nhà phụ với tòa nhà chính (sau khi thoái vị Bảo Đại đã được Bác Hồ mời ra Bắc và ở tại 51 Trần Hưng Đạo). Tôi thấy bác Chấn nói với hai chú "các anh giao cho công an nhé" rồi đi lên gác, chắc là đi ngủ tiếp.
Hỏi ra mới biết là cậu thanh niên nọ, mò vào cơ quan, lần lên gác hai, nghe thấy có tiếng rađiô, mò vào buồng (bác Chấn vẫn mắc màn ngủ trên sàn), ngỡ chủ nhân đã ngủ nên định lấy trộm chiếc đài.
Tuy nhiên, do nằm sàn nên tiếng động nhẹ cũng đã làm bác Chấn tỉnh giấc. Thế là cậu thanh niên to cao gấp rưỡi bác Chấn, bị bác một tay tóm tay, một tay nắm vai dẫn xuống dưới nhà giao cho chú Hòa và chú Đây.
Bọn trẻ con chúng tôi cứ tròn đôi mắt, vì thằng trộm trẻ khỏe, cao to thế kia mà lại cum cúp trước một lão trung niên khẳng khiu. Chú Hòa giải thích, trước hết kẻ gian phải sợ người ngay, thứ hai là bác Chấn có võ đấy - võ dân tộc.
Tôi không rõ bác ấy có võ thật không, song tin là đúng kẻ gian phải sợ người ngay (thời đó là như vậy, không điên đảo như bây giờ là phần lớn người ngay sợ kẻ gian. Vì sao ư?).
Tên trộm bị hai chú tẩn cho một trận. Anh Định con bác Chế Lan Viên, rồi anh Hùng con bác Sĩ làm bên Nhà xuất bản văn học ở 49 Trần Hưng Đạo cùng lứa với anh Định cũng đá cho tên trộm mấy cái. Hai cổ tay bị trói chặt rồi mà chú Đây còn lấy giây buộc thít hai ngón tay cái, nói là cho cụt hai ngón tay ăn cắp ấy đi. Tên trộm van vỉ xin tha và nới dây trói, xong các chú bảo cứ để đấy, mai mới đưa ra công an.
Sáng sớm hôm sau lũ trẻ con chúng tôi dậy sớm hơn thường ngày rất nhiều để xem tên trộm ra sao, lúc đó cũng là lúc bác Chấn đi xuống gác.
Tôi bỗng thấy bác bảo gọi nhanh chú Đây. Tưởng gì, hóa ra bác nói :Tôi cứ tưởng các chú giao cho công an tối qua rồi. Thôi cởi trói cho cháu nó đi. Tay và ngón tay nó tím bầm rồi kìa. Nhanh không hỏng mất tay của cháu. Túng quá mới làm liều, song còn đôi tay mới làm lại và có ích cho cuộc đời được chứ.
Chúng tôi lúc đó mới là học sinh cấp một, thấy ăn trộm bị trói, bị đánh thì khoái chí lắm, cho là đáng bị như vậy, nên hồn nhiên hỏi sao lại cởi trói, nhỡ nó chạy mất thì sao?
Sau này, khi lớn lên, biết nghĩ, nghĩ lại mới thấy thấm thía những lời bác Chấn nói. Cần có cái nhìn tỉnh táo trước mỗi cái xấu, hiểu rõ căn nguyên của hành động, và trong trường hợp nào con người cũng cần được đối xử đúng là con người. Khi tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện tên trộm cho bố tôi nghe (khi đó bố tôi là Chánh văn phòng Hội), bố tôi nói cuộc sống rất cần sự bao dung và tha thứ.
Tôi lúc đó nghe biết thế chứ có hiểu gì đâu. Lớn rồi mới hiểu. Hiểu rồi mới càng yêu, càng nhớ cũng con người như bác Chấn, bố tôi và những con người ngày xưa ấy.
Bao dung, vị tha sẽ làm cho cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và có ý nghĩa hơn.
Hà Nội 26/9/2017
A1; Nhà thơ dân tộc Tày Nông Quốc Chấn
A2: Các nhà thơ Nông Quốc Chấn, Chế Lan Viên, Tế Hanh và Hoàng Trung Thông
A3-4: Tòa nhà 51 Trần Hưng Đạo với vài cây long não còn giữ lại được, song sân rải sỏi đã được lát gạch
A5: Nhà văn hóa Phan Khôi
A6: Gia đình nhà văn hóa Phan Khôi. Cạnh bà Huệ là anh Sa, con trai út.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét