Một quan chức cao cấp NATO cảnh báo về sự chuyển dịch sức mạnh quân sự toàn cầu từ liên minh quân sự phương Tây sang Trung Quốc và Nga, một động thái có thể khiến xảy ra một cuộc xung đột toàn cầu, theo hãng tin Newsweek.
Ngày 16/11, phát biểu trước Hội đồng Đại Tây Dương, một trung tâm nghiên cứu thuộc NATO, Tướng Denis Mercier, Bộ chỉ huy chiến lược cải cách các lực lượng NATO, cho rằng “nguy cơ xung đột giữa các nước đã gia tăng” khi các cường quốc phi phương Tây, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, đã làm rung chuyển sự cân bằng sức mạnh do Mỹ đứng đầu, với sự tăng cường quân sự và kinh tế của họ. Cả 2 nước này đều đã trải qua những chiến dịch quan trọng để đổi mới và hiện đại hóa lực lượng quân đội, gây bất an cho liên minh xuyên Đại Tây Dương.
“Trung Quốc đang tận dụng sức mạnh kinh tế để tăng chi tiêu quốc phòng, như một nền tảng để phát triển chiến lược sức mạnh toàn cầu”, Tướng Mercier cảnh báo.
Những nhận xét của Tướng Mercier được đưa ra để hưởng ứng Báo cáo Phân tích Dự báo Chiến lược được công bố hồi tháng 10/2017, với mục tiêu phân tích các xu hướng chính sách quốc tế hiện nay, nhằm định hình chiến lược liên minh đa quốc gia của NATO cho đến năm 2035. Báo cáo nêu rõ “một trong những thay đổi lớn nhất trên thế giới là nguy cơ gia tăng xung đột nguy hiểm”, kể từ khi phát hành các báo cáo tương tự trong năm 2013 và năm 2015.
NATO cho rằng nguy cơ này là do “những hành động của một nước Nga trỗi dậy ở Đông Âu và một Trung Quốc quyết đoán hơn ở Biển Đông, sử dụng cả sức mạnh cứng và mềm để đạt được các mục đích chính trị”.
Về mặt kinh tế mọi thứ cũng đang thay đổi, với “sức mạnh kinh tế toàn cầu đang chuyển hướng ra khỏi những nền kinh tế tiên tiến đã thiết lập ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, và có lẽ sẽ tiếp tục đến năm 2035 và sau đó”, báo cáo cho biết.
Vào tháng 9/2017, trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đại tướng Thủy quân Lục chiến Joseph Dunford nói trong khi ông coi mối đe dọa hàng đầu đối với Mỹ là Triều Tiên “nếu xét trên quan điểm về tính cấp bách”; là Nga nếu xét trên “khả năng quân sự tổng thể”, thì ông lại cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành “mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ vào khoảng năm 2025”.
Vai trò ngày càng quan trọng của Trung Quốc trên sân khấu quốc tế đã thu hút sự chú ý của mọi người vào tháng trước, khi Trung Quốc tiến hành Đại hội đảng toàn quốc, được tổ chức 5 năm 1 lần, trong đó sự củng cố quyền lực và ảnh hưởng của ông Tập đã được thế giới nhìn thấy rất rõ. Ông Tập đã cải cách nhanh chóng quân đội của nước này, với đội quân lớn nhất trên thế giới, tạo ra một lực lượng chiến đấu ở thế kỷ 21, có khả năng bảo vệ sáng kiến của Bắc Kinh trong việc thiết lập các tuyến thương mại khắp châu Á, châu Phi, châu Âu và Trung Đông, cũng như chống lại sự hiện diện của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương.
Trong khi đó, sự gia tăng quân sự của Nga được coi là một thách thức đặc biệt đối với các lợi ích của phương Tây, khi Nga đã bắt đầu thay thế Mỹ như là nước ‘môi giới quyền lực’ hàng đầu ở Trung Đông, và mở rộng ảnh hưởng của họ ở châu Âu. Tổng thống Vladimir Putin đã sáp nhập bán đảo Crimea trong năm 2014, và bắt tay vào một cuộc chạy đua vũ trang lớn trong khu vực.
Ông Tập và ông Putin cũng đã tìm cách thiết lập những quan hệ lớn và mật thiết hơn với nhau để đối phó với các nước phương Tây. Trung Quốc và Nga đã tiến hành các cuộc tập trận chung trên khắp thế giới, từ Đông Á đến vùng Baltic. Bộ quốc phòng Trung Quốc công bố hôm 17/11 rằng Trung Quốc và Nga sẽ tiến hành một cuộc tập trận chung chống tên lửa, trong khi cả 2 nước này đều bày tỏ sự phản đối với việc lắp đặt Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc.
Phạm Duy
Thế chiến thứ 3: Trung Quốc và Nga chuẩn bị bắn hạ các tên lửa của Mỹ
Trung Quốc và Nga đang chuẩn bị bắn hạ các tên lửa của Mỹ khi những căng thẳng ngày càng gia tăng ở Triều Tiên, theo tờ Express.
Trung Quốc và Nga sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung chống tên lửa ở Bắc Kinh vào tháng tới vì lo ngại các tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng có thể châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ 3. Cả Trung Quốc và Nga đều phản đối việc lắp đặt Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc.
Seoul và Washington nhấn mạnh hệ thống này là cần thiết để bảo vệ, chống lại mối đe dọa của các tên lửa Triều Tiên. Tuy nhiên, Trung Quốc cùng với Nga đã nhiều lần phản đối việc triển khai THAAD, nói rằng hệ thống không giúp làm giảm bớt căng thẳng với chính quyền Kim Jong-un. Trung Quốc cũng lo sợ hệ thống radar hùng mạnh của THAAD có thể ‘nhìn sâu’ vào lãnh thổ Trung Quốc, làm suy yếu an ninh của họ.
Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết các cuộc tập trận chung với Nga sẽ diễn ra từ ngày 11/12 đến ngày 16/12, với mục đích là cùng diễn tập việc phòng chống tên lửa, và cách xử lý “những cuộc tấn công đột ngột và khiêu khích trên lãnh thổ của 2 nước, bằng các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình”. Tuyên bố cho biết: “Cuộc tập trận không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào”, mà không giải thích thêm chi tiết.
Tháng trước, Trung Quốc và Hàn Quốc đã đồng ý vượt qua sự trì trệ kéo dài một năm về THAAD, một mối bất hòa đã làm thiệt hại nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc có hoạt động kinh doanh dựa vào người tiêu dùng Trung Quốc. Dù vậy, Trung Quốc vẫn tiếp tục phản đối hệ thống phòng thủ này.
Trung Quốc và Nga, hai nước được coi là đồng minh của Triều Tiên, đã nhiều lần kêu gọi đàm phán cho cuộc khủng hoảng hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, Triều Tiên đã bác bỏ các cuộc đàm phán với Washington. Ông Han Tae Song, Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc ở Geneva, ngày 18/11 khẳng định: “Đất nước chúng tôi có kế hoạch hoàn thành cơ bản lực lượng hạt nhân”.
Hàn Quốc và Mỹ đã đồng ý hôm thứ Sáu (17/11) tiếp tục làm việc để chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên một cách hòa bình. Tuy nhiên, một đặc phái viên của Mỹ nói rằng rất khó để đánh giá các ý định của Triều Tiên khi “không có dấu hiệu gì”.
Phạm Duy
Xem thêm:
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét