Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Bộ Công Thương lỗ nặng, ai chịu trách nhiệm?

RFA

Bộ Công thương cho biết số nợ phải trả thêm của 12 dự án thua lỗ trong năm 2017 đã tăng hơn 2.500 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước
Bộ Công thương cho biết số nợ phải trả thêm của 12 dự án thua lỗ trong năm 2017 đã tăng hơn 2.500 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước
 Vietnamnet
Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN là đơn vị độc quyền khai thác và cung cấp điện năng tại Việt Nam.
Mặc dù đã không ít lần tăng giá điện trong những năm qua, doanh nghiệp này vẫn liên tục báo lỗ với tổng nợ tính đến cuối năm 2017 lên tới gần 500 ngàn tỷ đồng.
Cùng với đó là số nợ của các tập đoàn khác như Dầu khí, Than khoáng sản… và đặc biệt là 12 dự án mà chỉ riêng số nợ phải trả thêm của những dự án này trong năm 2017 đã tăng hơn 2.500 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2016.

Lãnh đạo Bộ Công thương chống chế 12 dự án gặp khó khăn chung là vì  chưa được các tổ chức tín dụng giãn, khoanh nợ, xử lý khấu hao cho các dự án đang vận hành và trên thực tế thì các dự án này được triển khai trong thời gian dài, thậm chí có dự án từ trước khi các tập đoàn được giao về Bộ Công Thương làm chủ quản.
Dân thì chịu rồi, họ phải gánh cục nợ lớn của đất nước thì nó đổ lên đầu thuế của dân. Bây giờ đang tìm cách là moi tiền của dân bằng rất là nhiều thứ thuế, phí … để đổ cái thua lỗ lên đầu dân thôi - nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
Nói về nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho biết:
Chuyện thua lỗ như thế rất đáng tiếc đã được cảnh bảo từ hơn chục năm trước và việc nó vẫn sẽ tiếp tục tiến diễn là điều không có gì lạ cả. Và điều đấy là điều sai lầm cốt lõi trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo và như thế tạo tâm lý cho các doanh là nhà nước cho mình cái thế chủ đạo, do đó tạo ra việc khuyến khích người ta cái tâm lý làm ăn hết sức là bừa bãi mà không có hiệu quả.
Thực tế này khiến cho nền kinh tế bị kéo lùi và cũng là nguyên nhân tạo ra những đại án tham nhũng gây thiệt hại cả trăm ngàn tỷ đồng trong thời gian qua. Trong khi đó, người dân lại chính là những đối tượng phải gánh chịu những thiệt hại này. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nhận xét:
“ Dân thì chịu rồi, họ phải gánh cục nợ lớn của đất nước thì nó đổ lên đầu thuế của dân. Bây giờ đang tìm cách là moi tiền của dân bằng rất là nhiều thứ thuế, phí … để đổ cái thua lỗ lên đầu dân thôi. Hiện nay đây là một thực trạng , một cái bi kịch lớn của đất nước
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cho rằng việc xảy ra thất thoát, thua lỗ nói trên xuất phát từ những quyết định sai lầm của Bộ Chính trị, chính phủ Việt Nam và cả năng lực quản lý của lãnh đạo Bộ Công thương qua các thời kỳ. Tuy nhiên, Bộ công thương trong năm vừa qua vẫn được Thủ tướng Việt Nam biểu dương và ghi nhận thành tích là "toàn diện, xuất sắc". Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi, vì sao một đơn vị gây ra nên những sai phạm và thua lỗ nghiêm trọng mà lãnh đạo Bộ Công thương vẫn “bình yên”, thậm chí vẫn được bằng khen của Chính phủ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai giải thích:
“Hiện nay thì cơ chế vô trách nhiệm cho nên những tội đó không ai xử được cả và họ cũng chả muốn xử.  Những con người cũ  họ tạo ra bê bối đó thành ra bây giờ họ bao che lẫn cho nhau để cho tội lỗi của họ không được phanh phui ra cho nên là họ có tích cực làm cái này đâu. Chính phủ thì nói kiến tạo, liêm khiết nhưng vấn đề đó họ có đưa ra đâu. Đây là vấn đề lớn của đất nước đấy, nếu mà cứ kéo dài như thế này thì chúng ta sẽ chìm vào trong sự suy thoái của xã hội. Đây là vấn đề rất lớn những hiện nay đặt ra rất nhiều cái khó khăn”
Bây giờ lòng dân là muốn phải xác định địa chỉ và người chịu trách nhiệm vì đây là một bài học để răn đe, cảnh tỉnh, tránh những vết xe đổ tiếp theo. Bây giờ người ta có dám làm hay không thôi, có kiên quyết làm hay không thôi - chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long
Nói về năng lực quản lý của lãnh đạo Bộ Công thương, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cho biết thêm:
Đảng chỉ nói chuyện nghị quyết, nói đạo đức trong khi lại bố trí những con người không đủ tài, đủ đức, những con người không qua sự kiểm tra cuẩ dân, họ có bầu cử ứng cử gì tử tế đâu để mà có thể chọn lựa được những người đàng hoàng, mà lại không có cơ chế để giám sát người nào làm tốt người nào làm kém, tình trạng này cứ kéo dài thì đây là một nút thắt lớn”
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long lại cho rằng việc này không khó nhưng đòi hỏi những yếu tố nhất định. Ông Long nói:
Trách nhiệm này là giấy trắng mực đen. Tất cả để thiết kế xây dựng một dự án đều có quy trình rất rõ ràng, cụ thể. Bây giờ lòng dân là muốn phải xác định địa chỉ và người chịu trách nhiệm vì đây là một bài học để răn đe, cảnh tỉnh, tránh những vết xe đổ tiếp theo. Bây giờ người ta có dám làm hay không thôi, có kiên quyết làm hay không thôi. Mà làm thì đụng đâu là sai đó nên cho nên người ta cũng đang xem xét có mức độ còn lòng dân thì muốn ví dụ anh gây hậu quả mà thậm chí từ cái công thành cái tư - ở đây nhóm lợi ích nên dẫn đến những hậu quả như vậy -  chứ còn tôi nghĩ là để truy tìm nó thì đơn giản thôi không có gì khó khăn”
Cùng quan điểm này, tiến sỹ Nguyễn Quang A cho biết:
“Tôi nghĩ là nếu có một nền tư pháp độc lập thì hoàn toàn có thể quy trách nhiệm đến từng người một cách hết sức là rõ ràng. Nếu bây giờ lục tung hết tất cả các hồ sơ từ những cuộc họp, ai nói gì, ai có ý kiến ra sao, ai là người có quyết định trực tiếp những việc đấy là điều tra dễ thôi, không có gì cả, vấn đề là họ có muốn làm hay không thôi và tôi nghĩ là họ chẳng bao giờ họ làm đâu”.
Được biết, trong năm 2018, Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước đồng thời xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém của 12 dự án chậm tiến độ, doanh nghiệp kém hiệu quả thuộc ngành công thương và tiếp tục rà soát đối với các dự án, doanh nghiệp khác.
Liệu mục tiêu đề ra có thể đạt được hay không là câu hỏi mà nhiều người nêu ra khi mà còn nhiều người gây lỗ lã vẫn chưa bị qui trách nhiệm.

Không có nhận xét nào: