Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI DƯƠNG TRUNG QUỐC BỊ " NÉM ĐÁ" VÌ ĐỀ NGHỊ CÔNG KHAI BẤM NÚT?

Ông Dương Trung Quốc âm mưu gì khi muốn công khai nút bấm Quốc hội?
Ngay sau khi Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật An ninh mạng vào sáng 12/6/2018, với đa số phiếu tán thành. Kết quả bấm nút của Quốc hội cho thấy 423/466 đại biểu có mặt ở hội trường (chiếm 86,86% tổng số đại biểu) tán thành thông qua Luật An ninh mạng. Có 15 đại biểu không tán thành (chiếm 3,08%) và 28 đại biểu không biểu quyết (chiếm 5,75%). Với kết quả trên, đại đa số người dân tỏ ra vui mừng, nhưng không ít người tỏ ra bực dọc.
Ngay sau đó ĐBQH Dương Trung Quốc – Người rất nhiều lần bị dư luận chỉ trích về những phát ngôn gây bức xúc – đã bày tỏ cần phải công khai nút bấm.
Bàn về câu chuyện này, tờ VietNamNet đăng bài “Có nên công khai nút bấm của các đại biểu Quốc hội?”, trong đó có dẫn lời ĐBQH Dương Trung Quốc, nguyên văn như sau:
“Tôi bắt đầu tham gia Quốc hội từ khoá XI, năm 2002, lúc đó chưa có công nghệ bấm nút. Mỗi đại biểu có một chiếc biển, ghi mã số, nếu ai đồng ý thì giơ lên. Cách biểu quyết đó thô sơ nhưng rất hay.

Khi ứng dụng công nghệ bấm nút, lúc đầu ai cũng thích lắm bởi chỉ tích tắc là ra tỉ lệ phiếu thuận, phiếu không tán thành, phiếu trắng hiển thị trên màn hình; nghĩa là tiện lợi hơn, nhưng tôi nhận thấy như vậy đã mất đi tính cụ thể. Bấm nút thì chỉ có con số và tỷ lệ chung. Người dân không được biết đại biểu nào ủng hộ, phản đối hay không có ý kiến về một vấn đề nào đó mà cử tri quan tâm.
Ngày 23/5 vừa qua, khi thảo luận ở hội trường về dự án Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, một lần nữa tôi đã nêu ý kiến là mong Quốc hội có hình thức công bố quyết định của đại biểu”.
Tất nhiên đó chỉ là ý kiến của ĐB Dương Trung Quốc.
Tác giả bài báo thì ngược lại: “Tôi e rằng nếu buộc phải công khai nút bấm của mình, nhiều người lẽ ra bỏ phiếu trắng, phiếu chống, sẽ quay ra bỏ phiếu đồng thuận cho an toàn, khi đó ý kiến cá nhân sẽ bị thao túng bởi sự minh bạch. Theo tôi, hãy để nút bấm của đại biểu trong bí mật, còn công khai quan điểm của mình hay không là quyền của đại biểu. Như thế sẽ tốt hơn nhiều”.
ĐB Dương Trung Quốc là người phản đối Dự Luật an ninh mạng và là người bấm nút chống. Sau khi dân mạng biết rõ ông là người chống, ông Quốc đã “dũng cảm công khai” việc này. Dù không có chứng cứ nào phản ánh ông nghi ngờ kết quả bấm nút, song dường như thái độ và hành động của ông có vẻ khá phù hợp với một số luật sư thuộc giới “dân chủ” khi đặt vấn đề nghi ngờ kết quả bấm nút. Có lẽ vì thế ông muốn “Công Khai Nút Bấm của Quốc Hội” và bày tỏ muốn quay lại “thời kỳ tiền sử” – bỏ phiếu thủ công hoặc giơ tay.
Nếu ý nguyện của ông Quốc được thực hiện, thì ta đang kéo lùi lịch sử, xa rời văn minh. Trong khi đó, chính ông Quốc lại là người hô hào ứng dụng công nghệ thông tin vào việc bỏ phiếu tại Quốc hội nhằm tiết kiệm thời gian, nhanh chóng và chính xác. Nực cười là, trong “lý luận” phản đối Dự Luật an ninh mạng, ông Quốc cũng lo sợ bị kéo lùi lịch sử, xa rời văn minh.
Nhìn lại lịch sử thì việc bấm nút đã được thực hiện từ cuối năm 1988 ở nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII và đó hẳn nhiên là một sự thay đổi mang tính “cách mạng” trong các hoạt động của Quốc Hội. Đưa “bấm nút” vào biểu quyết thay thế hình thức giơ tay là một bước tiến dài của hoạt động QH nhưng việc bấm “hai nút” hay “ba nút” lại là chuyện không hề đơn giản. Những người góp phần không nhỏ để cuối cùng các ĐBQH bấm “ba nút” như hiện nay là ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm VP Quốc Hội và TS.Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm VPQH.
Theo ông Vũ Mão, suốt nhiều năm trước đó để thông qua các bộ luật, các luật, các Nghị quyết thì việc này được thực hiện theo hình thức giơ tay biểu quyết. Hình thức này vừa mất thời gian, vừa không thực chất bởi về cơ bản thì các đại biểu có thể đều giơ tay tán thành nhưng chưa chắc họ đã tâm phục, khẩu phục. Mặt khác, Đoàn thư ký kỳ họp cùng văn phòng Quốc hội cũng phải cắt cử người để đếm xem ai giơ tay, ai không giơ tay…
(http://phapluatviet.info/ong-duong-trung-quoc-muu-gi-khi-muon-cong-khai-nut-bam-quoc-hoi/)

Không có nhận xét nào: