Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

NHÀ CHU 8OO NĂM TUỔI SỤP: DO " BLOGGER-ĐỨA BÉ ÁO ĐỎ” TUNG TIN THẤT THIỆT HAY DO CHU LỆ VƯƠNG TÌM CÁCH BỊT MIỆNG DÂN ?

Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho cHU Vũ Vương
Nhân Quốc hội bàn về Dự luật an ninh mạng tôi muốn nhắc tới 2 câu chuyện liên quan tới việc ứng xử với mặt trái của dư luận xã hội qua chuyện của 3 ông vua nhà Chu cách đây 2800 năm; Những chuyện này được chép trong Sử ký Tư Mã Thiên và trong bộ tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc.
Sử ký Tư Mã Thiên chép chuyện Chu Lệ Vương (? - 828 TCN) bạo ngược kiêu ngạo, người trong nước đều chỉ trích vua. Vua nổi giận, tìm được thầy mo nước Vệ, sai giám sát những kẻ chỉ trích, đem bẩm lại để giết. Người chỉ trích ít đi, chư hầu không tới chầu. 

Năm thứ ba mươi tư, vua ngày càng hà khắc, người trong nước không ai dám nói, đi đường chỉ dùng ánh mắt nhìn nhau…Trước tình cảnh đó Thiệu công đã lên tiếng can ngăn:“Dân không chịu nổi chính lệnh nữa rồi”. Vua nổi giận, tìm được thầy mo nước Vệ, sai giám sát những kẻ chỉ trích, đem bẩm lại để giết. Người chỉ trích ít đi, chư hầu không tới chầu. 
Năm thứ ba mươi tư, vua ngày càng hà khắc, người trong nước không ai dám nói, đi đường chỉ dùng ánh mắt nhìn nhau. Lệ vương vui mừng, bảo Thiệu công rằng: “Ta có thể cấm tuyệt lời chỉ trích rồi, không ai dám nói nữa”. Thiệu công nói: “Ấy là bịt miệng vậy. Đề phòng miệng dân còn hơn phòng lũ. Đê ngăn mà vỡ, thương tổn ắt nhiều, dân cũng như vậy. Thế nên người trị thủy phải cho sông được khơi thông, người trị dân phải cho dân được bày tỏ. Vậy nên thiên tử xử lý chính sự, phải sai công khanh cho tới liệt sĩ dâng thơ, nhạc quan dâng khúc hát, sử quan dâng sách, thái sư dâng bài trâm, kẻ mù dâng bài phú, kẻ thong manh dâng bài tụng, trăm quan can gián, dân chúng truyền lời, cận thần khuyên nhủ, thân thích góp ý, nhạc – sử bảo ban, bô lão chỉnh sửa, rồi vua cân nhắc. Vậy nên chính sự thi hành mới không trái đạo. 
Dân có miệng cũng như đất có núi sông vậy, của cải từ ấy mà ra; cũng như đất có chỗ phẳng trũng cao thấp, cái ăn cái mặc từ ấy mà ra. Qua lời truyền miệng, thành bại từ ấy rõ rệt. Làm việc tốt, ngừa việc xấu, ấy là cách tạo ra của cải, ăn mặc vậy. Dân suy nghĩ trong lòng mà phát lời ở miệng, chín chắn rồi làm. Nếu bịt miệng họ, liệu được bao lâu?” Vua không nghe. Thế rồi cả nước chẳng ai dám nói lời nào, ba năm sau theo nhau tạo phản, tấn công Lệ vương. Lệ vương bỏ chạy đến đất Trệ.
(Sử ký của Tư Mã Thiên, Trần Quang Đức dịch)


Mở đầu bộ tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc là chuyện Chu Vũ Vương, sau khi đánh quân nổi loạn Khương Nhung bị thua trên đường về kinh, Vũ Vương đi qua một cái chợ thấy bọn trẻ đang tụm nhau lại hát: Thỏ mọc thì Ác phải tà; Yển hồ cơ bặc ấy là mất Chu”…
Nghe thấy lời nói xấu, tung tin thất thiêt Chu Vũ Vương cho bắt thì bọn trẻ khai do một thằng bé mặc áo đỏ dạy cho…Về triều Vua truyền cho tư thị quan: Từ nay nếu còn nghe đứa trẻ nào hát thì giết cả cha lẫn mẹ…
Sau khi Chu Vũ Vương mất truyền ngôi cho Chu U Vương là giai đoạn nhà Chu bị động loạn, mất quyền kiểm soát, sụp đổ,  bước qua giai chém giết nhay kéo dài 400 gọi là thời chiến quốc…
Phải chăng nguyên nhân của sự động loạn dẫn tới triều đại nhà Chu từng tồn tại trước Chu Vũ Vương 800 năm đã bị sụp đổ là do sự gieo mầm, sự phát tán thông tin của “đứa bé mặc áo đỏ”, tiền thân của các blogger thời hiện đại…Thời nhà Chu môi trường phát tán thông tin là những cái chợ…
Theo Đông Chu liệt quốc: Sự ly loạn của nhà Chu khởi nguồn từ chuyện Vũ Vương truyền ngôi cho Cung Nát, còn gọi là U Vương, một người say mê tửu sắc không quan tâm gì đến chính sự…
U Vương quá nuông chiều nàng Bao Tự, một người đàn bà quái di, rất đẹp nhưng không bao giờ cười. Thấy vậy, U Vương cho hỏi nguồn cơn, Bao Tự cho biết chỉ thích nghe tiếng lụa xé; Thấy vậy, U Vương truyền cho quan giữ kho cấp cho vài trăm tấm lụa rồi sai cung nữ có sức khỏe xé cho Bao Tự nghe nhưng Bao Tự vẫn không cười…
Quắc công liền hiến kế cho U Vương: ở Ly Sơn đã lập nhiều cái chòi đốt lửa lập ra từ trước để đề phòng khi kinh thành có biến thì đốt lửa lên, các chư hầu sẽ đưa quân về cứu. U Vương nghe theo, cho đốt lửa trên các chòi thông tin trên Ly Sơn, các chư hầu thấy lửa liền đưa binh về kinh thành, nhưng không thấy giặc…Thấy các chư hầu bị lừa kéo quân về, giáo mác, trống trận vang trời, lúc đó Bao Tự mới cười. Từ đó để mua vui cho Bao Tự, thỉnh thoảng U Vương lại cho đốt lửa…Bị lừa một vài lần các chư hầu chán không đưa quân về ứng cứu nữa. Kết cục khi có giặc thật, Chu U Vương cho đốt lửa lên nhưng chư hầu lại nghĩ đó là trò lừa để mua vui cho Bao Tự nên không cất quân về cứu.Triều đại nhà Chu tan hoàng từ đó…
Chuyện Chu U Vương xé lụa, đốt lửa lữ chư hầu để chiều, mua vui cho Bao Tự khiến cho người đời sau liên tưởng tới sự yêu chiều của nhà nước Việt Nam với các tập đoàn kinh tế trọng điểm nhà nước; cưng chiều các quan chức thuộc dòng hậu duệ và cùng phe cánh lợi ích, có quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp Tàu; Đám ấy chính là Bao Tự của thời nhà Chu cách đây hơn 2400 năm tái thế…
Đáng lý ra khi nghe lời đồng giao cảnh báo của đám trẻ -blogger mặc áo đỏ, Chu Vũ Vương không tìm cách giết cả ba họ nhà chúng mà biết cất nhắc chuyện triều chính, chon người kế vị anh minh, không chọn Chu U Vương thì sẽ không dẫn tới sự ly loạn kéo dài 400 năm, lịch sử Trung Hoa gọi là thời Chiến quốc…
Tóm lại nhà Chu có tuổi đời 800 năm sụp đổ là do tìm cách bịt miệng dân chúng, thích nghe những lời đường mật dối trá kiểu như Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, Nguyễn Đức Kiên ( Kiên đầu bạc)...

P.V.Đ.

Bài đã đưa từ 20/11/2017
https://nvphamvietdao5.blogspot.com/2017/11/nha-chu-o-do-blogger-ua-be-ao-o-tung.html

Không có nhận xét nào: