Phát biểu của Tướng Nguyễn Đức Huy, Nguyên Tư lệnh Quân khu 2, Trưởng Ban liên lạc CCB Mặt trận Vị Xuyên tại buổi ra mắt: Ban liên lạc CCB Mặt trận Vị Xuyên của Sư đoàn 356 tại Hà Nội ngày 26/12/2018...
Ban liên lạc CCB Mặt trận Vị Xuyên Hà Tuyên mới ra mắt được
2 năm nhung chúng ta đã làm được nhiều việc có hiệu quả. Chúng ta đã đề đạt với
Đảng và Nhà nước những băn khoăn day dứt cảu chúng ta.
Tôi xin nói với các đồng chí mấy việc chính mà chúng ta
đã làm được trong 2 năm vừa qua (kể từ khi thành lập Ban liên lạc CCB Mặt trận
Vị Xuyên): Thứ nhất, chúng ta đã xác định được quy mô và tính chất của cuộc chiến
tranh bảo vệ biên giới Vị Xuyên từ 1984-1989; Về tính chất mà nói, chúng ta đã
khẳng định rõ: Đây là một cuộc chiến tranh xâm lược lấn chiếm biên giới nước ta
của Trung Quốc; Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Vị Xuyên của chúng ta là một
cuộc chiến tranh chống xâm lược…
Trước nay có nhiều ý kiến, nhiều người nói cuộc chiến
tranh khu vực biên giới Việt-Trung nói thế là không chính xác; Phải nói đây là
cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược. Phải nói rằng sau 1975, Trung Quốc
2 lần đem quân xâm lược nước ta, lần thứ nhất 17/2/1979 cho tới 5/3/1979 đem 60
vạn quân đánh sâu vào 6 tỉnh biên giới phica bắc nước ta… Cuộc chiến tranh xâm
lược của Trung Quốc lần thứ 2 lấn chiếm biên giới Vị Xuyên nhằm mục đích phá hoại
công cuộc xây dựng đất nước ta sau 30 năm chiến tranh. Cuộc chiến tranh lấm chiếm
biên giới Vị Xuyên nhằm mục đích vẽ lại bản đồ biên giới giữa ta và Trung Quốc
nhắm lấn sâu vào khu vực Thanh Thủy 5 km. Chúng ta phải nói rằng đây là cuộc
chiến tranh xâm lược của Trung Quốc.
Chúng ta phải thông cảm với Đảng và Nhà nước không thể
công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng: Trung Quốc xâm lược nước
ta…Chúng ta và Trung Quốc là 2 nước láng giềng, họ là nước lớn. Chúng ta không
sợ đâu…Nhiều ý kiến nói rằng: Tại sao không nói thẳng ra…
Về quy mô cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Vị Xuyên, tôi
tổng kết lại có 3 cái nhất: Trung Quốc huy động 8/10 đại quân khu với trên 50 vạn
quân; Tính ra Trung Quốc huy động hơn 20 sư đoàn bộ binh, hơn 400 khẩu pháo lớn
và hàng ngàn xe các loại. Về phía Việt Nam chúng ta, chúng ta huy động lần lượt
9 sư đoàn. Ta đã huy động tới 15 vạn quân, với hàng vạn dân công, du kich lên
phục vụ và thham gia chiến đấu…Đây là cuộc chiến tranh ác liệt nhất sau khi ta
giải phóng miến nam. Các đồng chí đều biết, nhiều mỏm núi đá ở Vị Xuyên pháo
Trung Quốc bắn cho tan hoang ra…đá thành vôi; An hem ta gọi là “Lò vôi thế kỷ”.
Sauk hi chiến tranh kết thúc, Quân khu 2 đo đạc lại, có những mỏm sụt mất 3 m.
Trung Quốc đã bắn tới 1.800.000 viên đạn pháo lớn. Hàng ngày có khi bắn tới 1 vạn
tới 5 vạn viên đạn pháo vào Vị Xuyên. Thương vong của 2 bên cũng rất lớn. Phía
Trung Quốc bị tiêu diệt hàng vạn tên. Về phía ta cũng hy sinh tới gần 5000 anh
em cán bộ chiến sĩ…
Tôi đã từng trực tiếp chỉ huy chiến đấu tại Quảng Trị năm
1972, không có ngày nào thương vòng giống như thế đâu; Sư đoàn 356 của các đồng chí tổn thất hơn
600 cán bộ chiến sĩ trọng trận 12/7/1984 khi đánh cao điểm 772. Anh em chúng ta gọi ngày 12/7/1984 là ngày giỗ trận; Chúng
tôi thống nhất từ nay không gọi như thế nó bi thảm lắm mà nên gọi là ngày tri
ân các anh hùng liệt sĩ. Báo cáo các đồng chí mặt trận Vị Xuyên có gần 5000 cán
bộ chiến sĩ đã hy sinh nhưng Nghĩa trang Vị Xuyên mới quy tập được trên 1700 liệt
sĩ. Còn hơn 3000 cán bộ chiến sĩ của chúng ta chưa tìm thấy hài cốt. Đấy là điều
rất là đau xót…Riêng đối với Trung Quốc riêng trận đánh A 6 B họ gọi là ngày thảm
bại…Trung Quốc huy động 1 trung đoàn đánh rõng rã 12 ngày đêm trong khi đó lực
lượng phòng thủ của ta chỉ có 1 trung đội. Trung đoàn đó của Trung Quogần như bị xóa sổ khi
tấn công A 6 B…Trung Quốc thừa nhận điều đó…
Cái thứ 3 đó là cuộc chiến Vị Xuyên là cuộc chiến dài nhất
kéo dài từ năm 1983 tới 1989; Nếu tình từ 1979 thì chiến tranh tại đây kéo dài
10 năm. Thắng lợi to lớn nhất mà chúng ta thu được: Trong 5 năm Trung Quốc huy động hơn 50 vạn quân nhưng không lấn được một tấc đất nào của chúng ta. Năm 1989 Trung Quốc phải rút quân về phía bên kia biên giới…
Phạm Viết Đào ghi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét