Nhiều lãnh đạo Mỹ và các chuyên gia độc lập lo ngại trước hành động của Tổng thống Mỹ khi gửi 4 chiếc tàu sân bay đến một địa điểm.
Washington đã di chuyển 3 chiếc tàu sân bay đến khu vực bản đảo Triều Tiên, nhiều chuyên gia quân sự và các quan chức cấp cao đã tuyên bố rằng, hành động này vô cùng bất thường và có thể là hành động khẩn cấp cần thiết để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh.
Các tàu sân bay của Hải quân Mỹ tập trung quanh khu vực Triều Tiên.
Hải quân Hoa Kỳ rất hiếm khi tập trung 3 chiếc tàu sân bay trong một khu vực và dự đoán sự xuất hiện của chúng báo hiệu điều chẳng lành.
Mối quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ tiếp tục căng thẳng sau khi các tàu sân bay của Mỹ tới khu vực này và tiến hành các cuộc tập trận hoặc đơn thuần tới các căn cứ quân sự ở khu vực này.
Theo các chuyên gia, hành động này của Tổng thống Mỹ Donald Trump gần như chưa một ai thực hiện và nhiều khả năng ông muốn nhanh chóng kết thúc cuộc xung đột ở Triều Tiên.
Hiện tại trong khu vực này có sự hiện diện của 3 tàu sân bay Hải quân Mỹ bao gồm USS Nimitz, USS Theodore Roosevelt và USS Ronald Reagan. Thậm chí thời gian gần đây có thông tin cho rằng, Lầu Năm Góc đang gửi thêm một tàu sân bay khác nhằm hỗ trợ cho các tàu sân bay đang hoạt động trong khu vực.
Mục đích các tàu sân bay tập trung tới khu vực này thực sự không được tiết lộ. Tuy nhiên nhìn vào kho vũ khí và trang bị khổng lồ trên các tàu sân bay có thể thấy chúng sẵn sàng cho một cuộc tấn công lớn.
Được biết 3 tàu trên đều thuộc lớp Nimitz, mỗi tàu có 2 lò phản ứng hạt nhân cấp điện cho 4 động cơ tua bin hơi nước và các hệ thống khác, con tàu có thể đạt được vận tốc hơn 55km/h.
Trên mỗi tàu gồm 1 phi đội với 9 tổ và 5 loại máy bay, bao gồm: 4 tổ các máy bay tiêm kích F/A-18 Hornet và Super Hornet, 1 tổ máy bay cảnh báo sớm (AEW) E-2C Hawkeyes, 1 tổ máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler và 1 tổ máy bay vận tải C2-A Greyhound.
Mối quan hệ căng thẳng liên quan đến vấn đề hạt nhân của Triều Tiên đã khiến tình hình khu vực trở nên phức tạp hơn.
Phía Triều Tiên tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân, thử nghiệm tên lửa của mình đồng thời tuyên bố đầy khiêu khích đến Mỹ, Hàn Quốc.
Những tuyên bố và hành động từ phía Triều Tiên đã khiến khu vực này trở thành một điểm nóng thực sự và nguy cơ xảy ra xung đột rất cao và thậm chí cuộc xung đột này có thể kéo theo sự tham gia của các cường quốc hàng đầu thế giới như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và châm ngòi cuộc chiến tranh thế giới mới.
Chí Huy
Lầu Năm Góc nói đến kịch bản đưa bộ binh vào Triều Tiên
05/11/2017 18:08
(NLĐO) - Theo đánh giá của Lầu Năm Góc, cách duy nhất để định vị và kiểm soát tất cả địa điểm vũ khí hạt nhân của Triều Tiên "với mức độ chắc chắn cao nhất" là sử dụng lực lượng bộ binh của Mỹ.
Trong bức thư đánh giá gửi cho các nhà lập pháp về cuộc chiến có thể xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, Lầu Năm Góc cho biết một cuộc thảo luận đầy đủ về khả năng của Mỹ nhằm "chống lại phản ứng bằng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và xóa sổ kho vũ khí hạt nhân sâu dưới lòng đất của nước này" phải được tổ chức trong phòng họp kín.
Theo đánh giá của các lãnh đạo Lầu Năm Góc, "Triều Tiên có thể cân nhắc sử dụng vũ khí sinh học" và nước này "có một chương trình vũ khí hóa học lâu năm có khả năng sản xuất các loại chất độc thần kinh".
Binh sĩ Mỹ tham dự cuộc tập trận chung với Hàn Quốc tại TP Pocheon. Ảnh: AP
Bức thư được viết bởi Chuẩn Đô đốc Michael Dumont, quan chức cao cấp Lầu Năm Góc, để trả lời yêu cầu của 2 nghị sĩ đảng Dân chủ về việc "đánh giá tình hình thương vong dự kiến trong xung đột với Triều Tiên", bao gồm thường dân, lực lượng Mỹ và các đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản, đảo Guam.
Lầu Năm Góc cho biết việc tính toán "những tình huống thương vong khả quan nhất hoặc tồi tệ nhất" là một thách thức và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như "tính chất, cường độ và thời gian" của cuộc chiến, cảnh báo mà dân thường nhận được cũng như khả năng đối phó của Mỹ và Hàn Quốc với pháo binh, rốc-két, tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Bất kỳ chiến dịch nào để lần theo vũ khí hạt nhân của Triều Tiên có thể sẽ được đội đặc nhiệm của Mỹ tiến hành.
Ông Dumont nói quân đội đã ủng hộ chiến lược hiện nay của Mỹ, do Ngoại trưởng Rex Tillerson dẫn đầu, nhằm đối phó Triều Tiên. Chiến lược này tập trung vào việc tăng sức ép kinh tế lẫn ngoại giao để buộc Bình Nhưỡng ngừng phát triển vũ khí hạt nhân.
Một người lính Triều Tiên tại biên giới Triều Tiên - Trung Quốc. Ảnh: Kyodo
Điều này đã được ông Tillerson, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Joseph Dunford Jr. nhấn mạnh trong các chuyến thăm thủ đô Seoul - Hàn Quốc trong năm nay.
Ngoài ra, Lầu Năm Góc còn đề cập đến khả năng "vấp phải sự phản đối từ Trung Quốc hoặc Nga".
"Bộ Quốc phòng duy trì một loạt các kế hoạch dự phòng mới nhất để đảm bảo những lợi ích an ninh quốc gia quan trọng của chúng ta. Những kế hoạch này bao gồm một loạt các khả năng, trong đó có cả sự can thiệp của bên thứ 3, và cách giải quyết tốt nhất để "kiểm soát sự leo thang".
Theo ông Dumont, "cả Nga hoặc Trung Quốc đều muốn tránh xung đột với Mỹ hoặc có thể hợp tác với chúng ta".
Bảo Hạnh (Theo Washington Post)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét