Thanh Phương
Hôm nay, 06/01/2016, lại có thêm hai máy bay dân dụng của Trung Quốc đáp xuống một đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng ở quần đảo Trường Sa.
Theo Tân Hoa Xã, hai chiếc máy bay nói trên đã cất cánh từ sân bay Hải Khẩu, thủ phủ tỉnh Hải Nam và đã đáp xuống sân bay mà Trung Quốc đã xây dựng trên Đá Chữ Thập, mà Bắc Kinh gọi là Vĩnh Thử tiêu, rồi sau đó đã bay trở về Hải Khẩu trong buổi chiều.
Tân Hoa Xã cho biết: “ Chuyến bay thử nghiệm thành công này chứng minh là sân bay có đủ khả năng bảo đảm hoạt động an toàn cho các máy bay dân dạng cỡ lớn ”.
Hôm thứ Bảy tuần trước, lần đầu tiên, Trung Quốc đã cho một máy bay dân dụng đáp xuống sân bay trên Đá Chữ Thập “ nhằm xác định xem sân bay này có phù hợp tiêu chuẩn hàng không dân dụng hay không ".
Hà Nội đã lên tiếng phản đối vụ bay thử nghiệm nói trên, xem đây một hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh đã bác bỏ phản đối của Hà Nội, cho rằng hoạt động này " hoàn toàn là công việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc ".
Về phía Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại về vụ bay thử nghiệm ra sân bay trên Đá Chữ Thập, cho rằng Trung Quốc " đã làm căng thẳng thêm trầm trọng " ở khu vực Biển Đông.
( RFI)
TQ 'đáp thử hai phi cơ' xuống Đá Chữ Thập
- 5 giờ trước
Bắc Kinh hôm thứ Tư vừa cho đáp hai chuyến bay xuống hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông.
Hai hãng hàng không Nam Phương và Hải Nam đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm từ sân bay Hải Khẩu, theo Tân Hoa Xã.
Hãng tin nhà nước Trung Quốc nói hai chiếc phi cơ đã hạ cánh xuống đảo nhân tạo trên Quần đảo Trường Sa vào sáng thứ Tư, 06/1/2016.
Đường băng trên Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử - Mùa hè Vĩnh viễn) dài 3000 mét và là một trong ba đường băng Trung Quốc đã tiến hành xây dựng từ cách đây hơn một năm sau hoạt động bồi đắp các đảo, bãi đá ở Trường Sa.
Bay thử tăng chuyến
Hãng tin Reuters cùng ngày viết rằng vụ đáp máy bay này xảy ra chỉ bốn ngày sau khi Trung Quốc khiến Việt Nam tức giận bằng một chuyến phi cơ tương tự đáp xuống trên đường băng tại vùng lãnh thổ có tranh chấp này.
Reuters tin rằng vụ việc này sẽ dẫn tới những lời lên án thêm nữa từ chính phủ Việt Nam, nước đã có phản đối chính thức qua con đường ngoại giao về vụ đáp phi cơ hồi cuối tuần rồi.
Philippines, một trong số các nước có tranh chấp tại vùng Biển Đông với Trung Quốc, cũng cho biết dự định sẽ có hành động phản đối tương tự.
Tân Hoa Xã cho biết hai chiếc phi cơ của Trung Quốc đã đáp thành công xuống đảo mà tên quốc tế là Fiery Cross Reef thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.
"Các chuyến bay thử thành công chứng minh rằng sân bay có khả năng đảm bảo hoạt động an toàn cho các phi cơ dân sự cỡ lớn," Tân Hoa Xã đưa tin và nói thêm rằng sân bay này sẽ phục vụ cho việc vận chuyển đồ tiếp vận, nhân viên và viện trợ y tế.
Tuy nhiên họ không đưa thêm chi tiết về loại phi cơ được sử dụng trong chuyến bay thử này.
Hình do Tân Hoa Xã công bố mà BBC có được cho thấy một đoàn người đông đảo cầm biểu ngữ đỏ hoan nghênh và "chúc mừng thành công của việc xây dựng phi đạo trên đảo Vĩnh Thử".
Trung Quốc vốn lâu nay nhận chủ quyền tại phàn lớn khu vực Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải còn Philippines gọi là Biển Tây Philippines.
Đường băng trên bãi đá Chữ Thập chỉ là một trong ba đường băng được Trung Quốc xây dựng trong hơn một năm qua bằng cách nạo vét hàng triệu tấn cát bồi đắp lên bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp.
Trung Quốc cũng đã xây hải đăng trên đá Hoàng Nham (Scarborough) ở Trường Sa mà Philippines gọi là Cuarteron.
Hôm thứ Bảy, Trung Quốc đã đáp một phi cơ dân sự xuống đường băng này và đây cũng là đường băng đầu tiên được Trung Quốc sử dụng tại khu vực.
Hôm 4/1, Hoa Kỳ tuyên bố việc Trung Quốc 'bay thử nghiệm' để kiểm tra đường băng này là “làm tăng căng thẳng và đe dọa sự ổn định trong khu vực” đồng thời bày tỏ quan ngại trước kế hoạch các đường băng có thể được sử dụng vào mục đích quân sự mặc dù Trung Quốc vẫn nói họ không có chủ ý gây hấn.
Trước đó Nhật Bản, Philippines và Việt Nam cũng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc 'bay thử nghiệm' tại hòn đảo tranh chấp.
Được biết các đường băng do Trung Quốc xây dựng tại các đảo đá này đủ dài để có thể đáp các phi cơ ném bom tầm xa và các phi cơ vận tải cũng như các phi cơ chiến đấu loại tốt nhất của Trung Quốc.
Các công trình này giúp TQ hiện diện sâu rộng hơn tại tâm điểm của tuyến hàng hải ở Đông Nam Á, một điều Trung Quốc chưa thực hiện được cho tới nay.
Hàng hóa trị giá hơn 5 ngàn tỷ đô la từ khắp nơi trên thế giới được chuyển qua tuyến hàng hải tại Biển Đông mỗi năm, theo Reuters.
Năm nước gồm Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại vùng biển này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét