Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Đánh giá lại Ngô Đình Diệm

Tiến sĩ Edward Miller


Nhiều sử gia tiếp tục có đánh giá lại về nhân vật Ngô Đình Diệm
Mọi cố gắng tìm hiểu lịch sử Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đều cần bắt đầu với Ngô Đình Diệm, nhà sáng lập và là tổng thống đầu tiên của VNCH.
Ông cũng phủ bóng lên những tranh luận về nguồn gốc cuộc chiến Việt Nam, bắt đầu từ cuộc nổi loạn chống lại chính thể Diệm. Đa số sử gia xem vụ lật đổ và ám sát Diệm tháng 11.1963 là sự kiện cột mốc giúp mở đường cho sự leo thang và "Mỹ hóa" cuộc xung đột giai đoạn 1964-65.
Dù quan trọng về lịch sử như thế, nhân vật này vẫn được ít người hiểu đúng. Cho tới gần đây, hầu hết sách học thuật về ông Diệm chủ yếu dựa vào nghiên cứu các văn bản chính phủ Mỹ và các nguồn khác của Mỹ. Vài năm qua, một số học giả bắt đầu dùng nguồn tư liệu Việt Nam (gồm cả hồ sơ VNCH được lưu ở Việt Nam). Chúng đã đem lại một số góc nhìn mới có giá trị về quyết định và chính sách của Diệm giai đoạn 1954-1963.
Nhưng cuộc đời và sự nghiệp trước 1954 của ông Diệm vẫn ít được khảo sát; các học giả vẫn còn tìm cách xác định những kinh nghiệm và tư tưởng đã định hình suy nghĩ của ông. Nói cách khác, chúng ta đã biết nhiều về những gì Diệm làm, nhưng vẫn vất vả để hiểu ông ta là ai.
Ba biếm họa
Do các học giả thiếu một cách hiểu đậm tính lịch sử về Diệm và động cơ của ông, nên diễn giải của họ về nhà lãnh đạo thường rất giản đơn, thậm chí trở thành châm biết. Ba bức biếm họa trở nên nổi trội trong giới nhà báo, sử gia và nhiều cây bút viết về Diệm từ thập niên 1960.
Một số tác giả mô tả Diệm như bù nhìn Mỹ, được giới chức Mỹ dựng lên để phục vụ mục tiêu địa chính trị của Washington. Những người khác lại nói Diệm không phải là sản phẩm của chính sách ngoại giao Mỹ, mà là của "truyền thống" Việt Nam. Theo quan điểm này, Diệm là kẻ phản động lạc hậu không hề quan tâm chuyện hiện đại hóa; những tư tưởng trị quốc của y bắt rễ từ những lề thói của thời kỳ trước thuộc địa.
Cách diễn giải thứ ba, tỏ lòng sùng kính hơn hai thái độ trên, mô tả Diệm như một anh hùng hiểu đúng nhu cầu và khao khát của người dân miền Nam. Cách nhìn này khẳng định sự sụp đổ của Diệm năm 1963 không phải vì khiếm khuyết của ông mà vì hành động ngu ngốc của các đồng minh Mỹ, những kẻ đã phản bội ngay khi nhà lãnh đạo sắp sửa chiến thắng kẻ thù.

Tổng thống Eisenhoweer và Ngoại trưởng John Foster Dulles đón tiếp ông Diệm tại phi trường Washington năm 1957
Thoạt nhìn qua, mỗi cách nhìn kể trên đều có vẻ khả tín. Nhưng khi xem xét kỹ, rõ là tất cả chúng chỉ bóp méo hơn là tiết lộ bản chất nhân vật.
Cụm từ "Mỹ-Diệm", được sử dụng bởi người cộng sản, diễn tả cô đọng nhất quan điểm rằng Diệm chỉ là con rối của Mỹ. Nhưng không chỉ người Cộng sản mới xem Diệm là sản phẩm của chính sách Mỹ. Khi Diệm còn sống, nhiều người Việt và Mỹ cho rằng ông này buộc phải đi theo chỉ thị của Washington để bảo đảm tiếp tục được hưởng viện trợ kinh tế và quân sự.
Dĩ nhiên, sau khi Diệm bị lật trong cuộc đảo chính có Mỹ bảo trợ, luận điệu Mỹ-Diệm bớt thuyết phục. Nếu Diệm chỉ là con rối của Mỹ, tại sao Washington khuyến khích nhóm tướng lĩnh hạ bệ ông ta? Dù vậy, một số tác giả vẫn khẳng định luận điệu này ít nhất cũng có một phần đúng. Những người viết này lập luận ngay cả nếu Diệm không phải là bù nhìn sau 1954, ông ta nhờ Washington nên mới nắm được chính quyền. Theo đó, Diệm giống như một quái vật Frankenstein của Mỹ - các lãnh đạo Mỹ bí mật sắp xếp để ông chiếm quyền ở Sài Gòn với hy vọng ông sẽ tuân lời, nhưng rồi nhận ra muộn màng rằng họ không thể kiểm soát ông ta.
Cho dù vẫn còn được một số giới ưa chuộng, lý thuyết bù nhìn này không đứng vững. Các tài liệu giải mật của Mỹ chứng tỏ Diệm rất chống đối lời khuyên của Mỹ, và ngay từ đầu đã thường bất tuân lời Washington. Ví dụ, trong cuộc "khủng hoảng giáo phái" 1954-55, sứ quán Mỹ ở Sài Gòn thúc giục Diệm thỏa hiệp với chỉ huy các lực lượng vũ trang đe dọa lật đổ ông. Không nghe lời Mỹ, Diệm buộc xảy ra nổ súng và rồi đánh bại các đối thủ - và như thế, ông càng tin là phải nghe chính mình. Sự miễn cưỡng làm theo chỉ thị của Mỹ càng thêm sâu sắc vì ông biết mình có được chức thủ tướng miền Nam là do nỗ lực riêng, chứ chẳng phải nhờ vào mưu toan của Mỹ. Chưa ai tìm được bằng chứng là giới chức Mỹ đã ép cựu hoàng Bảo Đại chọn Diệm làm thủ tướng mùa xuân 1954. Bằng chứng ta có được cho thấy quyết định của Bảo Đại chủ yếu là do sự vận động và quyền mưu của Diệm.
Vị quan cổ lỗ?
Tương tự, luận điệu nói Diệm là sản phẩm của "truyền thống", hay ông là người "phản hiện đại", cũng không thuyết phục hơn. Đúng là Diệm thường xuyên và thành kính nói về lịch sử và văn hóa truyền thống Việt Nam.
Chúng ta đã biết nhiều về những gì Diệm làm, nhưng vẫn vất vả để hiểu ông ta là ai.
Edward Miller
Tuy nhiên, Diệm nhấn mạnh ông không xem quá khứ Việt Nam là nền tảng cho tương lai đất nước. Ông tuyên bố: "Chúng ta sẽ không quay lại phiên bản vô ích của quá khứ quan lại, mà sẽ áp dụng những gì tốt nhất của di sản vào tình hình hiện đại."
Toàn bộ hoạt động xây dựng quốc gia của Diệm trong thời gian nắm quyền - bao gồm ban bố hiến pháp 1956, thành lập Quốc hội, các chương trình Khu trù mật và Ấp chiến lược - nhằm để cổ vũ sự hiện đại hóa đời sống chính trị, xã hội, kinh tế của miền Nam.
Chắc chắn Diệm rất nghi ngờ cả tư tưởng tự do lẫn Marxist về biến đổi xã hội, và đúng là ông là nhà bảo thủ. Nhưng lại không chính xác khi mô tả ông là kẻ phản động, với nghị trình duy nhất là phục hồi lề thói chính trị và xã hội của những thế kỷ trước.
Hiền nhân?
Trong ba diễn giải, có lẽ ít thuyết phục nhất là luận điệu mô tả Diệm như một hiền nhân được sự ủng hộ rộng rãi của người dân nông thôn miền Nam. Những người cổ vũ quan điểm này đã đúng khi nói Diệm rất quan tâm cuộc sống của người nông dân, và rằng ông thực lòng muốn cải thiện đời sống của họ. Nhưng chỉ việc Diệm quan tâm những vấn đề như thế không đủ giải thích vì sao ông theo đuổi những sách lược nhất định, và nó cũng không chứng tỏ được gì về thành công hay thất bại của những sách lược đó.

Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và Tướng Maxwell Taylor gặp Tổng thống Kennedy ngày 24.9.1963 trước khi tới Sài Gòn
Trên thực tế, nỗ lực biến cải đời sống nông thôn của Diệm không thành công như ông và các ủng hộ viên đã nói. Điều này hiện rõ qua lịch sử của chương trình Dinh điền (tái định cư) giữa thập niên 1950. Theo chương trình này, dân cư nông thôn được đưa vào các khu định cư của chính phủ ở miền tây đồng bằng Sông Cửu Long và vùng Cao Nguyên.
Khi cho nông dân nghèo có đất ở những khu vực thưa dân này, Diệm tin rằng ông đang cải thiện đời sống, và cũng dạy cho dân giá trị của sự tự lập và chăm chỉ. Nhưng đời sống ở các khu định cư lại chật vật, nhiều khu đặt ở các vùng hẻo lánh, đất cằn cỗi, không đủ nước. Chương trình cũng chịu họa vì các viên chức địa phương tham ô và tàn nhẫn. Kết quả, nó thất bại trong cố gắng thu phục niềm tin vào chính phủ và giảm bớt hỗ trợ cho đối phương Cộng sản. Những khiếm khuyết của chương trình Dinh điền (và sau này là Khu Trù mật và Ấp chiến lược) đã bị lợi dụng không chỉ bởi phe cộng sản mà cả bởi nhóm Phật giáo những người tổ chức biểu tình lan rộng chống chính phủ năm 1963.
Kết luận
Các học giả cần phân tích Ngô Đình Diệm trong bối cảnh lịch sử mà ông sống. Nguồn gốc tư tưởng và chính sách của Diệm không thể tìm thấy ở Washington, trong quá khứ Việt Nam hay thậm chí trong sự thông cảm với nông dân.
Niềm tin và tham vọng của Diệm được gọt dũa trong thời gian và hoàn cảnh khi ông trưởng thành - những thập niên cuối cùng của chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương. Giai đoạn giữa hai cuộc Thế chiến là thời gian khơi men chính trị và tri thức ở Việt Nam. Những chủ đề như giải phóng dân tộc, cải cách văn hóa, hiện đại được tranh luận sôi nổi chưa từng thấy, và nhiều người Việt bắt đầu tìm kiếm những hình thức hoạt động chính trị mới. Diệm chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những đổi thay đó, nhưng các học giả chưa hiểu rõ sự biến đổi trong tư tưởng của ông giai đoạn này.
Ít nhất có ba luồng tư tưởng dường như đã ảnh hưởng Diệm về xã hội và chính trị giai đoạn 1920 và 1930.
Khi đã bỏ qua những mô tả biến dạng xưa cũ, chúng ta mới có thể hiểu được nhân vật phức tạp này, một người đóng vai trò trung tâm trong lịch sử hiện đại Việt Nam.
Edward Miller
Đầu tiên là sự trỗi dậy của một hình thức chủ nghĩa dân tộc mới của Thiên Chúa giáo ở Việt Nam. Chủ nghĩa dân tộc Công giáo được gắn với gia đình Diệm và đặc biệt với anh trai, Hồng y Ngô Đình Thục. Diệm cũng gần gũi với Nguyễn Hữu Bài, một nhân vật Công giáo mà nổi tiếng đã khuyên Diệm treo ấn từ quan năm 1933 để phản đối chính sách của Pháp.
Luồng tư tưởng thứ hai ảnh hưởng Diệm thời gian này là Khổng giáo. Hiểu biết của Diệm về Khổng giáo được định hình nhờ tình bạn với Phan Bội Châu, người trải qua những năm cuối đời ở Huế. Thời gian này, cụ Phan viết nhiều tác phẩm, cho rằng giáo huấn của Khổng giáo có thể áp dụng cho xã hội Việt Nam hiện đại - cũng là quan điểm mà sau nay Ngô Tổng thống cổ vũ.
Cuối cùng và quan trọng nhất, trong những năm này Diệm lần đầu tiên tiếp xúc khái niệm "chủ nghĩa Nhân vị", một học thuyết mượn từ triết lý Thiên Chúa giáo Pháp. Ngô Đình Nhu hướng dẫn ông đến với lý thuyết ấy, và đây cũng là người sau này thuyết phục anh trai đưa học thuyết thành hệ tư tưởng chính thức của chính phủ Diệm.
Giới học giả vẫn còn phải khám phá nhiều điều về Diệm, và những năm tới chắc chắn sẽ đem lại những tiết lộ mới. Tuy nhiên, các sử gia cần làm nhiều hơn, không chỉ là tìm kiếm các nguồn tài liệu mới về Diệm. Họ cũng phải cân nhắc những cách diễn giải mới về cuộc đời, chính sách và tư tưởng của ông. Chỉ như thế chúng ta mới có thể có những giải thích thuyết phục hơn về những thành công và thất bại của Diệm.
Khi đã bỏ qua những mô tả biến dạng xưa cũ, chúng ta mới có thể hiểu được nhân vật phức tạp này, một người đóng vai trò trung tâm trong lịch sử hiện đại Việt Nam và trong cuộc chiến Việt Nam.
Về tác giả:Ông Edward Miller lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Harvard năm 2004 với nghiên cứu về nhân vật Ngô Đình Diệm. Ông đã sống, làm việc ở Đài Loan, Singapore và Việt Nam.

12357227_10205460261559072_6437060798152624307_o

TT Ngô Đình Diệm nói về đặc tính 3 miền

LTS: Bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân nên sẽ không tránh được suy nghĩ chủ quan, mong nhiều ý kiến đóng góp…
Cố Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa, Ngô Đình Diệm đã có nhận xét khá chính xác về đặc tính của người dân 3 miền Việt Nam, ít ra cũng còn đúng cho đến thời điểm hiện tại… “CHỈ CÓ DÂN MIỀN TRUNG MỚI CÓ KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO QUỐC GIA, DÂN MIỀN BẮC HỢP VỚI BUÔN BÁN, CÒN DÂN MIỀN NAM CHỈ LÀM TƯỚNG VÕ BIỀN”
Ông Ngô Đình Diệm vốn là người gốc Quảng Bình (Bắc Trung bộ), sau đó do đạt thành tích tốt trong học tập ở Hà Nội nên được tiến cử làm quan ở miền Trung (Phan Thiết) rồi sau này vào Nam làm Thủ Tướng rồi trở thành vị Tổng thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hòa (1956).
Có lẽ vì được đi đây đó cũng như hòa mình vào cuộc sống của người dân 3 miền đất nước nên ông khá am hiểu về tính cách người Việt từng vùng… Qua status này, người viết muốn chia sẻ nhận xét của cá nhân với góc nhìn khác. Nói chính xác hơn là dựa trên nhận xét của tiền nhân để bổ sung thêm những “nét mới” của tính cách người dân Việt 3 miền dưới “triều đại” Cộng sản cai trị.
Theo tiếp xúc và quan sát thì tôi nhận thấy rằng: Đặc điểm chung của người Việt Nam 3 miền hiện nay là khá xuề xòa, khó “trưởng thành” do bản tính thích đùa giỡn vì ảnh hưởng nặng nề từ văn hóa dân gian trào phúng. Mỗi miền tuy có cách thể hiện “cà rỡn” khác nhau nhưng quy chung vẫn là thói khoác lác & “nổ” (nhằm che giấu nhược điểm bản thân). Sau đó là bản tính “ta đây”, tự hào – tự cao – tự phụ – tự ái” vì niềm kiêu hãnh chống ngoại xâm trong quá khứ.
Thật sự, tính cách người miền Bắc hay lí luận, giỏi mồm mép và cách thuyết phục của họ nghe “bùi tai” nên rất thích hợp với công việc kinh doanh mang tính chất PR. Vì thế hiện nay, khi nắm giữ quyền lực chính trị thì những “ưu điểm hùng biện” của họ vô tình trở thành 1 thứ xảo ngôn, lươn lẹo để ngụy biện! (Dân nông thôn miền Nam ngày trước tin vào luận điệu tuyên truyền của CS cũng vì điều này). Ưu điểm của họ là mạnh dạn tranh luận với khí khái “ăn to nói lớn”, dám chống lại bất công của XH.
Còn người miền Trung vốn sống ở vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” nên dù kham khổ cỡ nào, họ cũng ráng cho con cái ăn học thành tài, tới nơi tới chốn (nhất là người Huế). Họ có LÒNG TỰ TRỌNG rất cao vì không muốn thế hệ sau phải khổ và bị xem thường như cha ông họ. Vì bản tính thẳng thắn, và hơi thô lỗ nên cách truyền đạt của họ hơi cục mịch nhưng tràn đầy sự chân thành, thật tâm – thật lòng. Đặc biệt; họ luôn bảo vệ chính kiến của mình qua câu nói truyền tai nổi tiếng… “Quảng Nam hay cãi”
Riêng người miền Nam (Đồng Nai – Biên Hòa trở dài xuống miền Tây Nam Bộ) thì khi được sống ở vùng đất trù phú màu mỡ nên họ có vẻ thích cuộc sống an nhàn, không thích đấu tranh nên sinh ra bản tính cam chịu.
Có thể nói; càng tiến xuống phía Nam thì tính cách người dân ở vùng này càng CỰC KỲ AN PHẬN nếu không muốn nói là gần như liệt kháng. Theo như ông Diệm nhận xét thì người miền Nam chỉ làm “tướng võ biền” ý ở đây có thể ám chỉ là “làm kiểng”, kiểu như “Thiên Lôi sai đâu đánh đó”. Nói chung người miền Nam được xem như 1 hậu cần cho tiền tuyến chứ họ không đưa ra sáng kiến hay sách lược nào để có thể làm nên đại sự.
Kết luận: Thật sự, tính cách của con người 3 miền đất Việt Nam đều có ưu – nhược riêng. Nếu 1 dân tộc biết lắng nghe quan điểm, mạnh dạn gạt bỏ những bất đồng thì chúng ta mới có thể cùng nhau lèo lái để đưa đất nước thoát khỏi kiếp nghèo khốn – tụt hậu. Chính phủ Việt Nam Dân chủ – Tự do trong tương lai sẽ có một Quốc hội gồm đầy đủ cả người 3 miền, không phân biệt Tôn giáo, giới tính…

Không có nhận xét nào: