Đúng ra phải nói “Mạng xã hội - “Mặt trận nhân dân trong cuộc chiến truyền thông”, nhưng vừa qua TS Đoàn Hương nói trên VTV3 rằng, “50% nhưng người chơi FB là vô công rồi nghề” và “Dân ta chưa có văn hóa FB”... gây nên những phản ứng ghê gớm, nên ở đây chỉ nói về FB.
Trước hết phải nói ngay, “văn hóa FB” không thể có ở ngoài FB, phải qua chơi FB, con người bộc lộ quyền tự do tư tưởng, tự do biểu đạt (cứ coi là tự phát đi), bản tính cá nhân được khách quan hóa, cụ thể hóa ra, dư luận tác động, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau, tự mình rút kinh nghiệm, mà dần hình thành nên văn hóa FB. Các thứ văn hóa khác đều cơ bản được hình thành như vậy cả.
Thứ hai là, ¾ số người chơi FB là từ 18 đến 34 tuổi, số này chắc không phải do “vô công rồi nghề”, mà chơi FB là nhu cầu sống của con người. Con người có nhu cầu được thể hiện bản thân, kết bạn, chia sẻ tâm tình, trao đổi thông tin, tò mò, tìm hiểu sự thật, tố cáo bất công, lên án cái ác, nói lên niềm vui, nối buồn, sự phẫn uất trong lòng, động viên, an ủi người khác... Đó đều là những nhu cầu sống cơ bản của con người, cũng cấp thiết như ăn uống, hít thở khí trời... Tất nhiên, người có nhiều thời gian rỗi thì la cà trên FB nhiều hơn, nhưng rất nhiều người có thể bận việc hơn TS Đoàn Hương, lại chồng con ríu rít, mà ngày nào cũng ghé qua FB như là một lúc thư giãn, gặp gỡ bạn bè, chia sẻ đôi điều gì đó, làm cho cuộc sống thi vị hơn...
Thứ ba, tôi muốn nói đến giá trị vô cùng lớn lao của FB với tư cách là mạng truyền thông xã hội, nó tạo nên một “Mặt trận truyền thông nhân dân” trong cuộc chiến với hệ thống tuyên truyền của nhà nước. Ở đây không nói đến các trang Web lớn, như những “pháo đài”, chỉ nói về các trang FB cá nhân “ai có gì dùng nấy” để tự vệ, cứu mình, cứu người... Theo thống kê của FPT telecom (2015), Việt Nam có 30 triệu người sử dụng FB, cao hơn 13% so với mức trung bình sử dụng mạng xã hội trên toàn cầu mỗi ngày. Tại sao dân ta lại lên FB nhiều hơn, có lẽ vì ở ta không có tự do báo chí, nhiều sự thật bị truyền thông nhà nước che giấu, dân muốn đi tìm sự thật phải lên trên mạng xã hội. Phản biện lại chính quyền cũng là một nhu cầu tất yếu của nhân dân.
Chính quyền thời nào cũng có hệ thống thông tin, tuyên truyền chính thống đến dân chúng; đồng thời dân chúng thời nào cũng có cách “phản biện” bằng hệ thống truyền thông riêng của mình. Thời xưa, dân dùng ca dao, hò, vè, truyện tiếu lâm, chửi cạnh chửi khóe... truyền trong dân gian thái độ phản kháng, phê phán. Chẳng hạn, khi vua Minh Mạng (1820-1840) hai lần ra sắc dụ bắt dân chúng Đàng Ngoài phải thay đổi cách ăn mặc theo người Đàng Trong, phụ nữ phải mặc quần, không được mặc váy... Thế là dân “phản biện”:
Tháng sau có chiếu vua ra:
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang.
Có quần ra chợ bán hàng,
Không quần ra đứng đầu làng trông quan ”...
Nhưng trong mọi thể chế, không có chính quyền nào có bộ máy tuyên truyền độc quyền và hùng mạnh như chế độ cộng sản. Coi “mặt trận tư tưởng diễn ra giữa TA và ĐỊCH” cũng “một mất, một còn”, nên những cuộc bạo hành về tư tưởng, tinh thân vô cùng bạo liệt, dai dẳng. Cuộc đấu tranh tư tưởng phải bắt đối phương đầu hàng, tự phê phán niềm tin, quan điểm, tình cảm “cũ” của mình là sai, từ nay phải nghĩ, nói, bày tỏ thái độ, hành vi đúng “chủ trương đường lối của đảng”. Sai là bị uốn nắn, nặng là bị đấu, bị tù... Toàn bộ hệ thống truyền thông biến thành công cụ tuyên truyền: báo chí, xuất bản, điện ảnh, sân khấu... đều bị chỉ đạo, kiểm duyệt đến chân tơ kẽ tóc. Trong chiến tranh, lúc khẩn cấp, “Toàn đảng, toàn quân, toàn dân một ý chí”, làm nên sức mạnh nhất thời. Hòa bình rồi, ai nghĩ khác, nói khác “ý đảng” vẫn bị quy là “suy thoái”, “diễn biến”, “phản động”, thì thật khủng khiếp.
Internet đã phá vỡ “mặt trận tuyên truyền” bưng bít thông tin, áp đặt, một chiều
của chính quyền CS, nên Trung Quốc vẫn hạn chế internet, FB; Cu Ba, Triều Tiên hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại di động, internet... Có người nói: “Trời đã sinh ra CS sao còn sinh ra internet”! Nhưng phải công nhận ở Việt Nam, ngày càng nới rộng tự do sử dụng internet, vì thế mới có đến 30 triệu người chơi FB.
Ngay hiện nay, nếu dân ta chỉ xem TV, nghe loa phường, đọc báo nhà nước, thì lúc nào cũng thấy “Đại hội thành công rực rỡ”, “Hội nghị tổng kết thi đua”, ngành ngành thành tích tràn trề, huân chương, bằng khen trao la liệt; pháo hoa, múa hát tưng bừng “tự hào Việt Nam”; lúc nào cũng thấy các nhà lãnh đạo xuất hiện, nói toàn những điều vì nước, vì dân, chống tham nhũng, thực thi công lý, dân chủ, công bằng, văn minh... Truyền thông nhà nước có nói đến “tiêu cực”, thường chỉ nêu những vụ được chỉ đạo và nói nửa vời, không truy đến nguyên nhân sâu xa, đến ngọn nguồn... Lại không ít chuyện bịa đặt, vu khống người tử tế... Tóm lại, “một nửa sự thật” bị che giấu. Và đó là mảnh đất để mạng xã hội phát triển, thỏa mãn nhu cầu tìm sự thật của người dân.
Không có FB làm sao biết về “Mật ước Thành Đô”, về sự thật Trung cộng chiếm Gạc Ma; làm sao biết rõ những mờ ám trong dự án Bô – xít Tây nguyên, dự án Formosa, Cà Ná...; sao biết sự thật cụ thể về biển chết và nỗi cùng cực của ngư dân mất biển do Formosa; làm sao biết có bao nhiêu cuộc biểu tình của người dân yêu nước phản đối Trung cộng xâm chiếm biển đảo, cướp bóc ngư dân; sao biết được bao nhiêu dân oan vật vờ khiếu kiện triền miên mấy mươi năm; bao nhiêu người dân xuống đường đòi “biển sạch, chính quyền minh bạch” mà thấm máu, mồ hôi, nước mắt; làm sao biết 500 ngư dân giác ngộ, đi khiếu kiện một cách ôn hòa, đúng pháp luật; làm sao biết anh Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực trong trại giam; sao biết những vụ kết án phi lý anh Ba sàm Nguyễn Hữu Vinh, chị Nguyễn Thị Minh Thúy, Cấn Thị Thêu...; làm sao biết chi tiết sự vụng về, vô cảm của bà Ngân khi cùng TT Obama cho cá ăn ở “ao cá Bác Hồ”; làm sao không có dư luận FB mà TT Phúc phải có lời xin lỗi vì đoàn xe đi vào phố người đi bộ ở Hội An; làm sao biết bao nhiêu vụ CA đánh người dân, diễn ra ở khắp nơi; làm sao biết chính quyền Thanh Hóa cưỡng thu phí của dân tàn khốc thế nào; sao biết bao nhiêu vụ bạo hành trẻ em, bạo lực học đường; bao nhiêu trẻ em miền núi đói, rét, đu dây, bơi sông đi học; sao biết được bao nhiêu thân phận thiệt thòi trong xã hội kêu cứu... Không có FB sao hình thành nên các nhóm xã hội tương thân tương ái; các nhóm thiện nguyện, bao năm nay vẫn âm thầm, kiên nhẫn vận động làm từ thiện, cứu giúp bao nhiêu những số phận thiếu may mắn... Không thể nào kể hết những giá trị tích cực của FB; mặt tiêu cực của FB cũng có, là do người sử dụng, sẽ phải tự thay đổi, tự chịu trách nhiệm.
Tất cả những điều nói trên, cho thấy FB là một mặt trận truyền thông của nhân dân, đối trọng với bộ máy tuyên truyền của nhà nước. Nhiều phen, truyền thông nhà nước đã bị truyền thông nhân dân “đánh cho tơi tả”, như vụ VTV “đấu tố MC Phan Anh”, vụ “Làm từ thiện vì động cơ gì”, vụ “Chiến sự Sirya – nhìn từ bên trong cuộc chiến” phóng sự của VTV... Như thế FB cũng phản biện, giúp truyền thông nhà nước phải tiến bộ hơn.
Bây giờ đây, mạng lưới FB đã hình thành nên “Mặt trận truyền thông nhân dân”có mặt ở mọi lúc, mọi nơi sẵn sàng phát hiện những sự kiện mới, lạ, hay, dở, đúng, sai...và đưa ra những nhận xét. Từ đó lan truyền thành dư luận xã hội. Dư luận xã hội là một sức mạnh không ai dám coi thường. Giờ đây mỗi người dù là dân thường hay quan chức, nhất là những người có vai trò lớn trong xã hội, đều phải thận trọng hơn trong mỗi việc làm, lời nói, hành vi ứng xử, vì có “nghìn tay, nghìn mắt” đang dõi theo và sẵn sàng cho lên “phây”. Tất nhiên, những gì thái quá, xâm phạm đến quyền riêng tư sẽ phải loại bỏ, nhưng không ai phủ nhận được vai trò tích cực lớn lao của “Mặt trận truyền thông nhân dân” của FB.
30/9/2016
MVT
Trước hết phải nói ngay, “văn hóa FB” không thể có ở ngoài FB, phải qua chơi FB, con người bộc lộ quyền tự do tư tưởng, tự do biểu đạt (cứ coi là tự phát đi), bản tính cá nhân được khách quan hóa, cụ thể hóa ra, dư luận tác động, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau, tự mình rút kinh nghiệm, mà dần hình thành nên văn hóa FB. Các thứ văn hóa khác đều cơ bản được hình thành như vậy cả.
Thứ hai là, ¾ số người chơi FB là từ 18 đến 34 tuổi, số này chắc không phải do “vô công rồi nghề”, mà chơi FB là nhu cầu sống của con người. Con người có nhu cầu được thể hiện bản thân, kết bạn, chia sẻ tâm tình, trao đổi thông tin, tò mò, tìm hiểu sự thật, tố cáo bất công, lên án cái ác, nói lên niềm vui, nối buồn, sự phẫn uất trong lòng, động viên, an ủi người khác... Đó đều là những nhu cầu sống cơ bản của con người, cũng cấp thiết như ăn uống, hít thở khí trời... Tất nhiên, người có nhiều thời gian rỗi thì la cà trên FB nhiều hơn, nhưng rất nhiều người có thể bận việc hơn TS Đoàn Hương, lại chồng con ríu rít, mà ngày nào cũng ghé qua FB như là một lúc thư giãn, gặp gỡ bạn bè, chia sẻ đôi điều gì đó, làm cho cuộc sống thi vị hơn...
Thứ ba, tôi muốn nói đến giá trị vô cùng lớn lao của FB với tư cách là mạng truyền thông xã hội, nó tạo nên một “Mặt trận truyền thông nhân dân” trong cuộc chiến với hệ thống tuyên truyền của nhà nước. Ở đây không nói đến các trang Web lớn, như những “pháo đài”, chỉ nói về các trang FB cá nhân “ai có gì dùng nấy” để tự vệ, cứu mình, cứu người... Theo thống kê của FPT telecom (2015), Việt Nam có 30 triệu người sử dụng FB, cao hơn 13% so với mức trung bình sử dụng mạng xã hội trên toàn cầu mỗi ngày. Tại sao dân ta lại lên FB nhiều hơn, có lẽ vì ở ta không có tự do báo chí, nhiều sự thật bị truyền thông nhà nước che giấu, dân muốn đi tìm sự thật phải lên trên mạng xã hội. Phản biện lại chính quyền cũng là một nhu cầu tất yếu của nhân dân.
Chính quyền thời nào cũng có hệ thống thông tin, tuyên truyền chính thống đến dân chúng; đồng thời dân chúng thời nào cũng có cách “phản biện” bằng hệ thống truyền thông riêng của mình. Thời xưa, dân dùng ca dao, hò, vè, truyện tiếu lâm, chửi cạnh chửi khóe... truyền trong dân gian thái độ phản kháng, phê phán. Chẳng hạn, khi vua Minh Mạng (1820-1840) hai lần ra sắc dụ bắt dân chúng Đàng Ngoài phải thay đổi cách ăn mặc theo người Đàng Trong, phụ nữ phải mặc quần, không được mặc váy... Thế là dân “phản biện”:
Tháng sau có chiếu vua ra:
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang.
Có quần ra chợ bán hàng,
Không quần ra đứng đầu làng trông quan ”...
Nhưng trong mọi thể chế, không có chính quyền nào có bộ máy tuyên truyền độc quyền và hùng mạnh như chế độ cộng sản. Coi “mặt trận tư tưởng diễn ra giữa TA và ĐỊCH” cũng “một mất, một còn”, nên những cuộc bạo hành về tư tưởng, tinh thân vô cùng bạo liệt, dai dẳng. Cuộc đấu tranh tư tưởng phải bắt đối phương đầu hàng, tự phê phán niềm tin, quan điểm, tình cảm “cũ” của mình là sai, từ nay phải nghĩ, nói, bày tỏ thái độ, hành vi đúng “chủ trương đường lối của đảng”. Sai là bị uốn nắn, nặng là bị đấu, bị tù... Toàn bộ hệ thống truyền thông biến thành công cụ tuyên truyền: báo chí, xuất bản, điện ảnh, sân khấu... đều bị chỉ đạo, kiểm duyệt đến chân tơ kẽ tóc. Trong chiến tranh, lúc khẩn cấp, “Toàn đảng, toàn quân, toàn dân một ý chí”, làm nên sức mạnh nhất thời. Hòa bình rồi, ai nghĩ khác, nói khác “ý đảng” vẫn bị quy là “suy thoái”, “diễn biến”, “phản động”, thì thật khủng khiếp.
Internet đã phá vỡ “mặt trận tuyên truyền” bưng bít thông tin, áp đặt, một chiều
của chính quyền CS, nên Trung Quốc vẫn hạn chế internet, FB; Cu Ba, Triều Tiên hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại di động, internet... Có người nói: “Trời đã sinh ra CS sao còn sinh ra internet”! Nhưng phải công nhận ở Việt Nam, ngày càng nới rộng tự do sử dụng internet, vì thế mới có đến 30 triệu người chơi FB.
Ngay hiện nay, nếu dân ta chỉ xem TV, nghe loa phường, đọc báo nhà nước, thì lúc nào cũng thấy “Đại hội thành công rực rỡ”, “Hội nghị tổng kết thi đua”, ngành ngành thành tích tràn trề, huân chương, bằng khen trao la liệt; pháo hoa, múa hát tưng bừng “tự hào Việt Nam”; lúc nào cũng thấy các nhà lãnh đạo xuất hiện, nói toàn những điều vì nước, vì dân, chống tham nhũng, thực thi công lý, dân chủ, công bằng, văn minh... Truyền thông nhà nước có nói đến “tiêu cực”, thường chỉ nêu những vụ được chỉ đạo và nói nửa vời, không truy đến nguyên nhân sâu xa, đến ngọn nguồn... Lại không ít chuyện bịa đặt, vu khống người tử tế... Tóm lại, “một nửa sự thật” bị che giấu. Và đó là mảnh đất để mạng xã hội phát triển, thỏa mãn nhu cầu tìm sự thật của người dân.
Không có FB làm sao biết về “Mật ước Thành Đô”, về sự thật Trung cộng chiếm Gạc Ma; làm sao biết rõ những mờ ám trong dự án Bô – xít Tây nguyên, dự án Formosa, Cà Ná...; sao biết sự thật cụ thể về biển chết và nỗi cùng cực của ngư dân mất biển do Formosa; làm sao biết có bao nhiêu cuộc biểu tình của người dân yêu nước phản đối Trung cộng xâm chiếm biển đảo, cướp bóc ngư dân; sao biết được bao nhiêu dân oan vật vờ khiếu kiện triền miên mấy mươi năm; bao nhiêu người dân xuống đường đòi “biển sạch, chính quyền minh bạch” mà thấm máu, mồ hôi, nước mắt; làm sao biết 500 ngư dân giác ngộ, đi khiếu kiện một cách ôn hòa, đúng pháp luật; làm sao biết anh Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực trong trại giam; sao biết những vụ kết án phi lý anh Ba sàm Nguyễn Hữu Vinh, chị Nguyễn Thị Minh Thúy, Cấn Thị Thêu...; làm sao biết chi tiết sự vụng về, vô cảm của bà Ngân khi cùng TT Obama cho cá ăn ở “ao cá Bác Hồ”; làm sao không có dư luận FB mà TT Phúc phải có lời xin lỗi vì đoàn xe đi vào phố người đi bộ ở Hội An; làm sao biết bao nhiêu vụ CA đánh người dân, diễn ra ở khắp nơi; làm sao biết chính quyền Thanh Hóa cưỡng thu phí của dân tàn khốc thế nào; sao biết bao nhiêu vụ bạo hành trẻ em, bạo lực học đường; bao nhiêu trẻ em miền núi đói, rét, đu dây, bơi sông đi học; sao biết được bao nhiêu thân phận thiệt thòi trong xã hội kêu cứu... Không có FB sao hình thành nên các nhóm xã hội tương thân tương ái; các nhóm thiện nguyện, bao năm nay vẫn âm thầm, kiên nhẫn vận động làm từ thiện, cứu giúp bao nhiêu những số phận thiếu may mắn... Không thể nào kể hết những giá trị tích cực của FB; mặt tiêu cực của FB cũng có, là do người sử dụng, sẽ phải tự thay đổi, tự chịu trách nhiệm.
Tất cả những điều nói trên, cho thấy FB là một mặt trận truyền thông của nhân dân, đối trọng với bộ máy tuyên truyền của nhà nước. Nhiều phen, truyền thông nhà nước đã bị truyền thông nhân dân “đánh cho tơi tả”, như vụ VTV “đấu tố MC Phan Anh”, vụ “Làm từ thiện vì động cơ gì”, vụ “Chiến sự Sirya – nhìn từ bên trong cuộc chiến” phóng sự của VTV... Như thế FB cũng phản biện, giúp truyền thông nhà nước phải tiến bộ hơn.
Bây giờ đây, mạng lưới FB đã hình thành nên “Mặt trận truyền thông nhân dân”có mặt ở mọi lúc, mọi nơi sẵn sàng phát hiện những sự kiện mới, lạ, hay, dở, đúng, sai...và đưa ra những nhận xét. Từ đó lan truyền thành dư luận xã hội. Dư luận xã hội là một sức mạnh không ai dám coi thường. Giờ đây mỗi người dù là dân thường hay quan chức, nhất là những người có vai trò lớn trong xã hội, đều phải thận trọng hơn trong mỗi việc làm, lời nói, hành vi ứng xử, vì có “nghìn tay, nghìn mắt” đang dõi theo và sẵn sàng cho lên “phây”. Tất nhiên, những gì thái quá, xâm phạm đến quyền riêng tư sẽ phải loại bỏ, nhưng không ai phủ nhận được vai trò tích cực lớn lao của “Mặt trận truyền thông nhân dân” của FB.
30/9/2016
MVT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét