Khối nợ khổng lồ 1,5 triệu tỷ của 'ông lớn' nhà nước
23/10/2016 10:00 GMT+7
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2015.
Báo cáo cho hay, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tổng số nợ phải trả lên đến 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2014. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 1,23 lần.
Nhưng vẫn còn tới trường hợp cá biệt khi có tới 25 DNNN có tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần.
Trong đó, đứng đầu là Tổng công ty Phát thanh truyền hình thông tin (32,84 lần). Các DN như Tổng công ty Xăng dầu quân đội, TCT 36 (15,41 lần); Tổng công ty Cơ khí xây dựng có nợ trên vôn chủ sở hữu tới hơn 10 lần.
Báo cáo của Chính phủ lưu ý, việc một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước huy động vốn lớn, vượt quá mức khống chế theo quy định (không quá 3 lần vốn chủ sở hữu) dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán ảnh hưởng đến an toàn tài chính của doanh nghiệp.
Một số DNNN có số nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tương đối lớn. Đứng đầu là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (134.014 tỷ đồng); Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (42.743 tỷ đồng); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (29.997 tỷ đồng); Tập đoàn Viettel (16.313 tỷ đồng); Vinalines (14.734 tỷ đồng)...
Nợ nước ngoài của các DNNN là 348.189 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là vay dài hạn với số tiền là gần 310.000 tỷ đồng.
Trong số tiền vay nước ngoài, chủ yếu là từ nguồn vay lại vốn ODA của Chính phủ với hơn 121.000 tỷ đồng. Còn lại là vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh (97.179 tỷ đồng); Vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả là 62.035 tỷ đồng...
Báo cáo cũng cho thấy, các tập đoàn, tổng công ty có tổng các khoản phải thu là 338.327 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2014.
Trong đó, nợ phải thu khó đòi của các DNNN là 16.715 tỷ đồng, tăng 11% so với thực hiện năm 2014, chiếm 4,9% tổng số nợ phải thu.
Cụ thể, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có số nợ phải thu khó đòi lớn nhất với 6.787 tỷ đồng; Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN 1.455 tỷ đồng; Tập đoàn Viễn thông quân đội 972 tỷ đồng...
Lương Bằng
103 doanh nghiệp Nhà nước nợ nước ngoài 348.189 tỷ đồng
Chính phủ báo cáo Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp...
Vẫn như nhiều năm trước, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) tiếp tục dẫn đầu bảng lỗ với 3.346,273 tỷ đồng.
NGUYÊN VŨ
Lợi nhuận giảm, nợ khó đòi tăng nhưng vẫn hoạt động ổn định, Chính phủ báo cáo Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Thừa uỷ quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng ký báo cáo này.
Bộ trưởng cho biết, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2015, có 652 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó có 7 tập đoàn kinh tế, 76 tổng công ty Nhà nước.
14 tập đoàn, tổng công ty đang lỗ
Như mọi năm, báo cáo của Chính phủ có riêng nội đung về hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ - công ty con, gồm 103 doanh nghiệp.
Tổng tài sản cuả khối này đang là 2.821.006 tỷ, tăng 4%. Các tập đoàn, tổng công ty có tổng các khoản phải thu là 338.327 tỷ đồng, tăng 6%.
Tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản năm 2015 là 12%. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 16.715 tỷ đồng, tăng 11% .
Theo báo cáo hợp nhất, các tập đoàn, tổng công ty có tổng số nợ phải trả là 1.547.859 tỷ đồng, tăng 1%, báo cáo tiếp tục phân tích.
Vẫn tính riêng các tập đoàn, tổng công ty, nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng là 355.819 tỷ đồng, tăng 3%, còn nợ nước ngoài là 348.189 tỷ. Riêng số vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 97.179 tỷ đồng.
Chính phủ khái quát, xét tổng thể, các tập đoàn, tổng công ty bảo toàn được vốn chủ sở hữu, hệ số bảo toàn vốn bình quân là 1,08 lần. Hệ số tự tài trợ bình quân (vốn chủ sở hữu/tổng tài sản) theo báo cáo hợp nhất là 0,44 lần.
Báo cáo hợp nhất cho thấy có 14 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế là 6.165 tỷ đồng và 9 công ty mẹ còn lỗ lũy kế là 1.912 tỷ.
Vẫn ổn định
Các số liệu về sản xuất, kinh doanh trong báo cáo đều tính đến hết năm tài chính 2015 và cùng so sánh với kết quả của 2014.
Theo đó, tổng tài sản của các doanh nghiệp là 3.043.687 tỷ đồng, tăng 1% còn vốn chủ sở hữu là 1.376.263 tỷ đồng, tăng 8%.
Tổng doanh thu của toàn khối đạt 1.588,326 tỷ đồng, tương đương 2014 nhưng riêng 7 tập đoàn lại giảm 3%, chỉ đạt 960.795 tỷ.
Bộ trưởng Tài chính cũng cho biết, lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp đạt 161.431 tỷ đồng, giảm 11% so với thực hiện 2014.
Riêng khối tập đoàn giảm đến 20%, chỉ đạt 101.435 tỷ đồng. Lợi nhuận của 7 "ông lớn" chiếm 63% tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp toàn quốc.
Những chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp Nhà nước cũng đều đi xuống.
Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 của khối tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con là 12% (năm 2014 là 15%). Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản bình quân năm 2015 của khối này là 5,3% (năm 2014 là 6,3%).
Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp là 246.038 tỷ đồng, giảm 5%.
Với kết quả trên, Chính phủ đánh giá hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước vẫn tiếp tục duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô thông qua hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và công tác chi nhằm thực hiện các chính sách an sinh xã hội của địa phương.
Thừa uỷ quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng ký báo cáo này.
Bộ trưởng cho biết, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2015, có 652 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó có 7 tập đoàn kinh tế, 76 tổng công ty Nhà nước.
14 tập đoàn, tổng công ty đang lỗ
Như mọi năm, báo cáo của Chính phủ có riêng nội đung về hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ - công ty con, gồm 103 doanh nghiệp.
Tổng tài sản cuả khối này đang là 2.821.006 tỷ, tăng 4%. Các tập đoàn, tổng công ty có tổng các khoản phải thu là 338.327 tỷ đồng, tăng 6%.
Tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản năm 2015 là 12%. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 16.715 tỷ đồng, tăng 11% .
Theo báo cáo hợp nhất, các tập đoàn, tổng công ty có tổng số nợ phải trả là 1.547.859 tỷ đồng, tăng 1%, báo cáo tiếp tục phân tích.
Vẫn tính riêng các tập đoàn, tổng công ty, nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng là 355.819 tỷ đồng, tăng 3%, còn nợ nước ngoài là 348.189 tỷ. Riêng số vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 97.179 tỷ đồng.
Chính phủ khái quát, xét tổng thể, các tập đoàn, tổng công ty bảo toàn được vốn chủ sở hữu, hệ số bảo toàn vốn bình quân là 1,08 lần. Hệ số tự tài trợ bình quân (vốn chủ sở hữu/tổng tài sản) theo báo cáo hợp nhất là 0,44 lần.
Báo cáo hợp nhất cho thấy có 14 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế là 6.165 tỷ đồng và 9 công ty mẹ còn lỗ lũy kế là 1.912 tỷ.
Vẫn ổn định
Các số liệu về sản xuất, kinh doanh trong báo cáo đều tính đến hết năm tài chính 2015 và cùng so sánh với kết quả của 2014.
Theo đó, tổng tài sản của các doanh nghiệp là 3.043.687 tỷ đồng, tăng 1% còn vốn chủ sở hữu là 1.376.263 tỷ đồng, tăng 8%.
Tổng doanh thu của toàn khối đạt 1.588,326 tỷ đồng, tương đương 2014 nhưng riêng 7 tập đoàn lại giảm 3%, chỉ đạt 960.795 tỷ.
Bộ trưởng Tài chính cũng cho biết, lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp đạt 161.431 tỷ đồng, giảm 11% so với thực hiện 2014.
Riêng khối tập đoàn giảm đến 20%, chỉ đạt 101.435 tỷ đồng. Lợi nhuận của 7 "ông lớn" chiếm 63% tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp toàn quốc.
Những chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp Nhà nước cũng đều đi xuống.
Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 của khối tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con là 12% (năm 2014 là 15%). Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản bình quân năm 2015 của khối này là 5,3% (năm 2014 là 6,3%).
Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp là 246.038 tỷ đồng, giảm 5%.
Với kết quả trên, Chính phủ đánh giá hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước vẫn tiếp tục duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô thông qua hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và công tác chi nhằm thực hiện các chính sách an sinh xã hội của địa phương.
NGUYỄN LÊ
Một số vị đại biểu Quốc hội đã nhắc đến cái tên Vinalines như một điển hình “bết bát” của doanh nghiệp Nhà nước...
Tổng Bí thư: Kiên quyết đấu tranh bảo vệ hệ tư tưởng của Đảng
Sáng 22/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (1996-2016) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Dự lễ kỷ niệm có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy; các học viện, viện nghiên cứu, các tập đoàn, tổng công ty có quan hệ hợp tác với Hội đồng; các thế hệ lãnh đạo, thành viên, các cộng tác viên tư vấn của Hội đồng,....
Đọc Diễn văn tại lễ kỷ niệm, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nêu rõ, trước yêu cầu tăng cường việc chỉ đạo công tác nghiên cứu lý luận chính trị trong thời kỳ đất nước thực hiện đường lối đổi mới, ngày 30/10/1996, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 06-QĐ/TW thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương.
Kế thừa và phát huy thành quả, kinh nghiệm của các tổ chức tiền thân, Hội đồng Lý luận Trung ương trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, đã không ngừng phấn đấu, đạt được nhiều thành tích và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển lý luận của Đảng.
Đóng góp nổi bật có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong công tác nghiên cứu lý luận và các chương trình khoa học do Hội đồng quản lý, tổ chức thực hiện là đã góp phần củng cố, phát triển, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Hội đồng đã tích cực đóng góp vào việc đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, góp phần làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua 30 năm đổi mới.
Ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh 5 bài học rút ra qua tổng kết 20 năm hoạt động của Hội đồng. Đó là, kiên định vững vàng về chính trị, không ngừng tìm tòi, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng tư vấn, nghiên cứu lý luận chính trị, phục vụ thiết thực, hiệu quả việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; Bám sát thực tiễn, gắn kết chặt chẽ nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn đổi mới; Xây dựng và phát huy môi trường dân chủ, sáng tạo trong nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn; Đoàn kết, phát huy trí tuệ của đội ngũ nghiên cứu lý luận trong nước, chủ động, tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu lý luận; Xây dựng bộ máy tinh gọn, chuyên tâm, chuyên nghiệp, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và lề lối làm việc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Huân chương Độc Lập hạng Nhất cho Hội đồng Lý luận Trung ương. (Ảnh : An Đăng/TTXVN)
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh lý luận và công tác lý luận có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội. Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã rất quan tâm đến công tác lý luận (bao gồm cả nghiên cứu lý luận, giáo dục lý luận, truyền bá lý luận, đào tạo cán bộ lý luận). Riêng việc tổ chức các cơ quan nghiên cứu lý luận trực tiếp phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, Trung ương đã tổ chức những cơ quan phù hợp với yêu cầu, điều kiện của từng giai đoạn nhằm cung cấp các luận cứ khoa học về lý luận chính trị, góp phần tư vấn giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoạch định, phát triển đường lối, chính sách của Đảng.
Trong 20 năm qua, Hội đồng Lý luận Trung ương đã bám sát tư tưởng chỉ đạo của Trung ương, triển khai nhiều hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được giao, thực hiện nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn; phục vụ trực tiếp cho việc chuẩn bị các báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận-thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), 30 năm đổi mới (1986-2016), tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 và xây dựng Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011...; chuẩn bị các văn kiện Đại hội Đảng, nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị trong các nhiệm kỳ.
Hội đồng đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, trao đổi lý luận với một số đảng cộng sản và đảng cầm quyền; biên soạn các báo cáo chuyên đề phục vụ việc nghiên cứu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới và nâng cao trình độ lý luận cho các Ủy viên Trung ương; đào tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược của Đảng...
Đội ngũ cán bộ lý luận, trí thức khoa học, các cơ quan tham mưu, tư vấn về đường lối, chính sách phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đã có những đóng góp xứng đáng, góp phần làm nên những thành tựu chung của đất nước qua 30 năm đổi mới.
Tổng Bí thư chỉ rõ, tuy nhiên, trên con đường đổi mới và phát triển, còn không ít những vấn đề lớn, phức tạp, cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước tiếp tục phát triển. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn chưa làm rõ được một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới để định hướng trong thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn một số vấn đề cần tiếp tục làm rõ. Nhiều vấn đề vừa cơ bản vừa cấp bách của thực tiễn phát triển nước ta vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng về mặt lý luận…
Thời kỳ phát triển mới của đất nước đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện và đồng bộ hơn nữa, nhất là đổi mới về kinh tế và đổi mới chính trị. Chính thực tiễn đổi mới đã đặt ra và hối thúc chúng ta phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về tư duy lý luận, tư duy phát triển, nâng cao năng lực sáng tạo để phát triển. Đòi hỏi ấy càng khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công tác lý luận thúc đẩy thực tiễn phát triển.
Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo chính xác và kịp thời có chủ trương, chính sách, xử lý hiệu quả những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn; giải quyết tốt các mối quan hệ lớn phản ánh quy luật đổi mới và phát triển ở Việt Nam.
Thực tiễn đất nước đã chứng minh rằng để vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước tiến lên phải đổi mới toàn diện, đồng bộ, đặc biệt là đổi mới tư duy lý luận. Mặt khác, bài học sâu sắc từ thực tiễn phong trào cộng sản, công nhân quốc tế là đổi mới phải có nguyên tắc, đúng định hướng. Đổi mới mà xa rời nguyên tắc, chệch choạc về định hướng sẽ dẫn đến đổ vỡ, thất bại. Kiên định và sáng tạo; sáng tạo và kiên định trong vận dụng, phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vững vàng trên con đường xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa - đó chính là nguyên tắc, định hướng đổi mới ở Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Hội đồng Lý luận Trung ương tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, nội dung, phương thức hoạt động theo tinh thần kiên định và sáng tạo, nâng cao chất lượng nghiên cứu, đặc biệt là chất lượng tư vấn các vấn đề lý luận chính trị cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Để tư vấn tốt, Hội đồng Lý luận Trung ương cần triển khai nghiêm túc chương trình nghiên cứu, xử lý có hiệu quả mối quan hệ giữa nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, coi trọng nghiên cứu cơ bản nhưng thiết thực; coi trọng nghiên cứu ứng dụng nhưng phải có tầm lý luận, phải có bước tiến thực sự về nghiên cứu dự báo, nhất là dự báo đặc điểm và xu hướng biến đổi của thế giới, khu vực và tác động tới nước ta; dự báo những vấn đề lớn trong tình hình mọi mặt của đất nước.
“Nghiên cứu lý luận là công việc khó khăn, vất vả nhưng tràn đầy niềm vui sáng tạo. Lý luận không phải là khô khan như có người tưởng, trái lại, rất sống động và thú vị, bởi nó phản ánh quy luật vận động muôn màu muôn vẻ của cuộc sống, bởi đó là sự khám phá chân trời trí tuệ không giới hạn, nó là kim chỉ nam cho hành động của chúng ta… Muốn đạt được thành tựu, muốn có cống hiến, mỗi người chúng ta, trước hết là cán bộ, đảng viên, những người lãnh đạo, quản lý phải ra sức học tập, nghiên cứu lý luận. Đặc biệt, những người trực tiếp làm công tác lý luận càng phải say mê nghiên cứu, học tập (học lý thuyết, học thực tiễn, học nhân dân, học từ cuộc sống), học tập không ngừng”- Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Tổng Bí thư mong muốn đội ngũ cán bộ lý luận, các thành viên Hội đồng nêu cao tinh thần học tập, nghiên cứu, truyền cảm hứng và ý thức học tập, trau dồi lý luận trong toàn Đảng, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển lý luận của Đảng, vào công cuộc đổi mới trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận.
Là cơ quan được giao chủ trì, tổ chức thực hiện nghiên cứu và quản lý hoạt động chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước về lý luận chính trị, Hội đồng cần đặt yêu cầu chất lượng khoa học lên hàng đầu, lựa chọn đúng chuyên gia thực hiện đề tài và cơ quan chủ trì, phát huy tự do tư tưởng, bảo đảm dân chủ, khuyến khích những tìm tòi sáng tạo, phát hiện và đào tạo các tài năng trẻ trong môi trường nghiên cứu khoa học.
Tổng Bí thư chỉ rõ Hội đồng cần quán triệt sâu sắc đường hướng tổng quát đã được Đảng ta nêu lên và khẳng định tại Đại hội XII, cần đi sâu nghiên cứu những giá trị nền tảng và bền vững của di sản kinh điển Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chú trọng những giá trị mà chúng ta cần bảo vệ, phát triển và vận dụng sáng tạo trong đổi mới, trong kiến tạo mô hình và con đường phát triển bền vững, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, cần nghiên cứu sâu tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền với đạo đức, phương pháp và phong cách của Người để góp phần tạo ra sự chuyển biến thực sự trong Đảng, trong dân về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Hội đồng Lý Luận Trung ương nghiên cứu về thời đại hiện nay, về thế giới đương đại; nghiên cứu, dự báo về các xu hướng lớn, những thay đổi chiến lược và chính sách của các nước lớn, phân tích những tác động, ảnh hưởng thuận và không thuận đối với sự phát triển của Việt Nam cả trước mắt lẫn lâu dài.
Trên cơ sở đó, tư vấn cho lãnh đạo cấp cao về đường lối, chủ trương, chính sách và đối sách. Hội đồng Lý luận Trung ương nghiên cứu những vấn đề lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về phát triển kinh tế tri thức trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; về gắn kinh tế với quốc phòng và an ninh, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và tăng cường quản lý phát triển xã hội, gắn chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển văn hóa và con người… để có cơ sở đổi mới chính sách phát triển ở những lĩnh vực trọng yếu này, bảo đảm để đất nước phát triển bền vững, mạnh lên về mọi mặt.
Hội đồng nghiên cứu về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng; về sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng cơ chế giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực, thực hành dân chủ, đẩy mạnh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, góp phần thực hiện có kết quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.
Hội đồng cần nghiên cứu về các động lực của đổi mới và phát triển, các mối quan hệ lớn phản ánh quy luật của đổi mới và phát triển của nước ta đã được nêu lên trong các Văn kiện Đại hội XI và Đại hội XII, trong Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận-thực tiễn 30 năm đổi mới.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, Hội đồng cần tập trung đi sâu nghiên cứu và tổng kết nhằm tiếp tục phát triển và hoàn thiện lý luận về đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội Việt Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu thù địch, sai trái, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng. Mục tiêu lý tưởng của Đảng là cao đẹp; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta dù còn nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng là con đường đúng đắn, sáng tạo. Cần chú trọng đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận; đấu tranh không khoan nhượng bằng những luận cứ khoa học sắc bén, giàu sức thuyết phục, bằng sức mạnh của niềm tin không thể lay chuyển vào chân lý, làm thất bại mọi mưu toan, hành động xuyên tạc, kích động, chống phá Đảng, chế độ và sự nghiệp đổi mới của Việt Nam.
Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhất - ghi nhận những đóng góp đặc biệt xuất sắc Hội đồng Lý luận Trung ương trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc./.
Doanh nghiệp nước ngoài mất 2 năm để tẩy sạch những gì sinh viên đã học
"Có doanh nghiệp (DN) nước ngoài nói rằng phải mất 2 năm để tẩy sạch những gì sinh viên đã học. Sau đó, mất thêm 2 năm nữa để dạy những kỹ năng mà mình cần".
Trong bài phát biểu tại hội thảo "Cách mạng công nghiệp 4.0 và giáo dục" do Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức sáng 21/10, bà Phạm Thị Ly (ĐHQG TP.HCM) đã dẫn lại câu chuyện trên để khẳng định rằng, dường như đang có "độ vênh" giữa đào tạo ĐH với những gì xã hội thực sự cần.
Giáo dục ĐH không đáp ứng nhu cầu xã hội?
Bà Ly cho biết, hiện tại, số trường ĐH trên số dân của Việt Nam mới bằng Mỹ (1 trường/212 ngàn dân) và thấp hơn rất nhiều so với nước lang giềng Malaysia (1 trường/55 ngàn dân). Như vậy, về lý thuyết thì những người có bằng ĐH phải rất quý giá.
"Thế nhưng hiện tại chúng ta lại đang chứng kiến hàng ngàn cử nhân thất nghiệp " - bà Ly nói. "Trong lúc đó, các DN lại phải phàn nàn họ không có đủ người làm việc cho họ".
"Điều đó nói lên rằng, có khoảng cách giữa việc đào tạo của các trường ĐH và những gì xã hội thực sự cần". Theo bà Ly, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra có thể làm giãn rộng khoảng cách này.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là khái niệm mới xuất hiện gần đây, nói về sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất thông minh dựa trên nền tảng Internet. Bà Ly cho rằng, với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chất xám sẽ ngày càng quan trọng hơn, lao động giản đơn không còn cần thiết nữa.
"Điều này đặt ra đòi hỏi vô cùng to lớn với giáo dục ĐH của chúng ta. Bởi việc chính của giáo dục ĐH chính là tạo ra người tài" - bà Ly nói.
Trong khi đó, ông Lê Viết Khuyến, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam thì cho rằng, ngành công nghiệp và kinh tế Việt Nam còn cách khá xa với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Ông Khuyến dẫn lại số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, hiện tại 84,6% lực lượng lao động của Việt Nam hiện nay là lao động giản đơn. Từ đó, ông Khuyến cho rằng, nền sản xuất trình độ thấp chính là nguyên nhân khiến hàng ngàn tiến sĩ, cử nhân thất nghiệp chứ không là việc đào tạo của giáo dục ĐH không đáp ứng được.
"Hiện nay nói hàng ngàn tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp nghĩa là lao động của chúng ta ở dưới mức độ đó" - ông Khuyến nói. Ông Khuyến cũng không cho rằng, các DN phải "tẩy sạch" những gì sinh viên đã học.
"DN có thể đào tạo liên tục, còn việc đào tạo cơ bản là của trường ĐH, chứ DN không có chức năng đào tạo cơ bản" - ông Khuyến nói, đồng thời khẳng định, hầu hết các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là đầu tư vào lĩnh vực lắp ráp và chế biến, đòi hỏi trình độ lao động thấp. Còn những lao động trí tuệ như trong lĩnh vực chế tạo họ cần số rất ít và chủ yếu đưa từ nước họ sang.
Tuy nhiên, bản thân ông Khuyến cũng thừa nhận, chất lượng giáo dục ĐH vẫn cần phải nâng cao hơn nữa. Theo ông Khuyến, giáo dục phải đi trước một bước để đào tạo nguồn nhân lực thúc đẩy nền kinh tế được nâng cao thì mới có thể tiến lên nền cách mạng công nghiệp 4.0
"Nguy cơ" từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những thách thức với ngành giáo dục, nhất là giáo dục ĐH và đào tạo nghề.
Cách mạng công nghệ 4.0 với những thay đổi chóng mặt của các thiết bị thông minh sẽ tạo ra những hình thức đào tạo trực tuyến. Theo bà Ly, những hình thức đào tạo này cho tới hiện tại chưa thay thế được mô hình đào tạo truyền thống song nó đang đặt ra những thách thức với ĐH truyền thống, buộc ĐH truyền thống phải thay đổi.
"Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện hình thức kết hợp giữa mô hình ĐH truyền thống và phương thức đào tạo trực tuyến. Trước đây học sinh học ở trường và về nhà để làm bài tập. Bây giờ ngược lại, kiến thức thầy giáo dạy, học trò học sẽ học ở nhà theo hình thức trực tuyến. Học sinh đến lớp chỉ để học cái mà ở nhà họ không học được".
Ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa HN. Ảnh: Lê Văn.
Không chỉ thay đổi phương thức đào tạo, bà Ly cho rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang khiến chúng ta phải thay đổi hoàn toàn quan niệm về trường ĐH. Theo đó, người ta đang chứng kiến sự dịch chuyển chức năng nghiên cứu và đào tạo từ khu vực ĐH sang khu vực DN.
"Các DN lớn hiện nay có phòng thí nghiệm riêng, có đội ngũ nghiên cứu thực hiện các nghiên cứu tốn kém. ĐH không còn là nơi duy nhất nghiên cứu nữa, đặc biệt là các nghiên cứu ứng dụng" - bà Ly nói.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh đại chúng hóa giáo dục đại học, từ chỗ coi giáo dục ĐH là hàng hóa công mà chính phủ có bổn phận cung cấp cho người dân thì nay, người ta phải coi giáo dục ĐH là sự đầu tư của cá nhân và xã hội.
Trong khi đó, ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa thì cho rằng, nói đến cách mạng công nghiệp 4.0 thì không chỉ nói đến CNTT hay những lớp học trực tuyến. Theo ông Sơn, cuộc cach mạng này tác động trước hết đến những trường đào tạo về kỹ thuật công nghệ vốn là nền tảng của cuộc cách mạng này.
Do đó, theo ông Sơn, để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng này, các trường ĐH cần phải có sự dịch chuyển trong cơ cấu đào tạo vào lĩnh vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo cũng cần phải có sự thay đổi. Các chương trình cần có tính liên ngành, hướng tới đào tạo ngành rộng để sinh viên có kiến thức nền tảng để có thể thích ứng với nhiều công việc khác nhau.
"Hiện nay, tính quan trọng của đào tạo ngành rộng ngày càng được khẳng định chứ không phải là đào tạo chuyên ngành sâu như suy nghĩ của một số nhà giáo dục" - ông Sơn khẳng định.
PGS. TS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng cho rằng, giáo dục cần phải có sự thay đổi rất nhiều trước làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo ông Cần, từ quản lý, giảng viên, chương trình đào tạo cho tới người học đều phải có sự thay đổi.
Theo đó, người giảng viên dạy cho người ta học cái mình đang có, đang biết mà phải hướng tới dạy người ta sáng tạo ra cái mới. Về phía người học cũng phải thích ứng với những thay đổi trong đào tạo.
"Người học phải biết chọn gì để học, phải biết cách học, không chỉ học người khác mà phải phát huy cái sáng tạo của mình" - ông Cần khẳng định.
Vietnamnet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét