Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Thủ tướng Nhật thông báo cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần duyên mới; Philippines phản đối Trung Quốc triển khai vũ khí trên vùng đảo tranh chấp; Nhật-Indonesia dành ưu tiên cho an ninh hàng hải ở Biển Đông; Thủ tướng Abe: Nhật sẽ đóng tàu tuần tra mới cho Việt Nam





Thanh Phương


mediaThủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (T) đón đồng nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe, tại Hà Nội, ngày 16/01/2017Reuters
Hôm nay, 16/01/2017, trong khuôn khổ chuyến công du châu Á, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến Hà Nội công du Việt Nam trong 2 ngày, với trọng tâm là vấn đề Biển Đông. Nhân dịp này, lãnh đạo chính phủ Nhật thông báo cấp 6 tàu tuần duyên mới cho Việt Nam.




Đây là lần thứ ba ông Shinzo Abe thăm chính thức Việt Nam trong cương vị thủ tướng Nhật. Sau khi duyệt đội quân danh dự, ông Abe đã có cuộc hội đàm kín với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Theo nhật báo Japan Times, tổng hợp tin của các hãng thông tấn quốc tế, cuộc hội đàm giữa hai vị thủ tướng chủ yếu tập trung vào vấn đề Biển Đông và hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
Lãnh đạo chính phủ hai nước bàn về một đối sách chung trước những hành động của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền lên Biển Đông, trong bối cảnh chưa ai rõ là chính quyền Donald Trump có tiếp tục giúp bảo đảm ổn định khu vực hay không.
Theo Reuters, sau khi hội đàm với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Shinzo Abe loan báo là phía Nhật sẽ cấp 6 tàu tuần duyên mới cho Việt Nam để giúp nâng cao khả năng của lực lượng Cảnh sát biển (tuần duyên) Việt Nam ở vùng Biển Đông. Trước đó Tokyo đã tặng cho Cảnh sát biển Việt Nam 6 tàu tuần tra, nhưng đó là tàu cũ.
Vào lúc mọi người lo ngại là chính quyền Trump sẽ thi hành một chính sách bảo hộ mậu dịch, hai vị thủ tướng Nhật - Việt cũng bàn về việc thúc đẩy tự do mậu dịch giữa các nước châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có hiệp định TPP do Mỹ khởi xướng, không có Trung Quốc và hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP, có bao gồm Trung Quốc.
Ngoài đối thoại an ninh và hợp tác quốc phòng, trong chuyến đi Việt Nam lần này, thủ tướng Abe dự kiến đề nghị hợp tác của Nhật về phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, trong đó có dự án khu công nghệ cao Hòa Lạc, ở ngoại ô Hà Nội.
Nhật Bản hiện vẫn là một trong những đối tác đầu tư và thương mại hàng đầu của Việt Nam, đồng thời vẫn là nhà tài trợ song phương lớn nhất.

Philippines phản đối Trung Quốc triển khai vũ khí trên vùng đảo tranh chấp

Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay (giữa) đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Yangon vào ngày 19 Tháng 12 năm 2016.
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay (giữa) đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Yangon vào ngày 19 Tháng 12 năm 2016.
 AFP photo
Philippines phản đối ngoại giao với Trung Quốc sau khi nhóm chuyên gia Mỹ cho biết Bắc Kinh đã cài đặt hệ thống vũ khí chống máy bay và tên lửa trên hòn đảo nhân tạo của họ ở vùng đảo tranh chấp với nhiều nước trong đó có Philippines.
Ngoại trưởng Perfecto Yasay cho biết phản đối ngoại giao đã được ban hành sau khi nhận được báo cáo từ tháng trước.
Trung tâm báo cáo nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Hoa Kỳ cho biết vũ khí chống máy bay và các hệ thống tên lửa khác được thiết trên tất cả bảy hòn đảo được nhân tạo mới của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Perfecto Yasay nói với CNN rằng Philippines đã trao công hàm cho sứ quán Trung Quốc. Nó được coi là ít chính thức hơn một lá thư phản đối.
Bắc Kinh nói rằng những hòn đảo nhân tạo được dùng để tăng cường an toàn hàng hải trong khu vực trong khi hạ thấp sự đe dọa quân sự của họ. Bắc Kinh cũng củng cố yêu sách của Trung Quốc để sở hữu toàn bộ vùng biển tranh chấp.
Sau khi Trung Quốc nắm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough vào năm 2012 và ngăn chặn Philippines trong các khu vực có nhiều cá, sau đó Tổng thống Benigno Aquino III đã đưa tranh chấp lãnh thổ của đất nước mình với Bắc Kinh ra trọng tài quốc tế.
Mặc dù Trung Quốc từ chối công nhận kết quả phán quyết của tòa trọng tài Tổng thống Rodrigo Duterte đã có những bước để hàn gắn mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc. Ông cũng đã thực hiện một lập trường đối lập đối với chính quyền của Tổng thống mãn nhiệm Barack Obama sau khi các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ chỉ trích cuộc đàn áp chết người của ông trong việc chống ma túy.


Nhật-Indonesia dành ưu tiên cho an ninh hàng hải ở Biển Đông


mediaIndonesia : Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (T) và tổng thống Indonesia Joko Widodo trong cuộc họp báo chung, ngày 15/01/2017.Reuters
Trong cuộc hội đàm với tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm qua, 15/01/2017, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố rằng an ninh hàng hải là ưu tiên hàng đầu trong các vấn đề của khu vực.
Ông Shinzo Abe đã đến Indonesia trong khuôn khổ chuyến công du 4 nước châu Á – Thái Bình Dương ( Philippines, Úc, Indonesia, Việt Nam ) để tìm hậu thuẫn cho việc thúc đẩy an ninh hàng hải tại Biển Đông nhằm đối phó với thế lực ngày càng mạnh của Trung Quốc trong khu vực.
Sau cuộc hội đàm với tổng thống Indonesia, thủ tướng Nhật tuyên bố với báo chí : « Vì cả hai nước đều là quốc gia vùng biển, hợp tác hàng hải là ưu tiên hàng đầu. Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Indonesia về việc phát triển các đảo xa và về an ninh hàng hải. » Theo ông Abe, vấn đề Biển Đông đã thu hút sự quan tâm của quốc tế và ảnh hưởng đến hòa bình khu vực.
Sau khi đạt thỏa thuận về thúc đẩy hợp tác song phương, thủ tướng Nhật và tổng thống Indonesia đã quyết định là các bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao của hai nước sẽ sớm họp lại. Tuy không nêu tên Trung Quốc, nhưng lãh đạo hai nước tuyên bố rằng các tranh chấp trong khu vực phải được giải quyết bằng những phương tiện hòa bình.
Mặc dù không có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng Jakarta ngày càng lo ngại về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở vùng này, đặc biệt là tại khu vực quần đảo Natuna của Indonesia

Thủ tướng Nhật nói về tầm quan trọng của hợp tác với bốn nước trong chuyến thăm đầu năm.
  • 3 giờ trước
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố cung cấp thêm 6 tàu tuần tra mới cho Việt Nam.
Đây là một phần trong khoản ODA vốn vay trong năm tài khóa 2016 trị giá khoảng 123 tỷ yen (tương đương 1,05 tỷ USD) của Tokyo cho Hà Nội nhằm hỗ trợ cho các vực an ninh hàng hải, ứng phó với biến đổi khí hậu, thoát nước và xử lý nước thải.
"Nguyên tắc về an toàn trên biển và tự do đi lại là hết sức quan trọng và tôi đạt được sự nhất trí với tất cả các nước tôi đến thăm trong chuyến đi về phương diện này.
"Nhật sẽ tăng cường sự ủng hộ cho năng lực thực thi luật biển bằng cách cấp tàu tuần tra cho Việt Nam và Philippines.
"Tôi có thể xác nhận về tầm quan trọng của hợp tác với các nước chia sẻ các giá trị cơ bản và lợi ích chiến lược, lấy liên minh Nhật Mỹ làm trụ cột, xây dựng và đảm bảo hòa bình và an ninh trong khu vực," ông Abe nói tại Hà Nội

Thủ tướng Abe: Nhật sẽ đóng tàu tuần tra mới cho Việt Nam

Ngụy An | 
Thủ tướng Abe: Nhật sẽ đóng tàu tuần tra mới cho Việt Nam

Trong cuộc họp báo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo quyết định cấp tàu tuần tra đóng mới theo đề nghị của phía Việt Nam.

Tại buổi họp báo tối 16/1 sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định Nhật Bản và Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa an ninh, quốc phòng.
"Nhật Bản đã quyết định cấp tàu tuần tra đóng mới theo đề nghị của phía Việt Nam”, Thủ tướng Abe nói đồng thời cho biết Tokyo sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho việc nâng cao năng lực trên biển của Việt Nam.
Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Abe “hoan nghênh việc đối thoại giữa các nước liên quan. Hai bên nhất trí rằng việc đối thoại cần được thực hiện theo luật pháp quốc tế và nhất trí về tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và sự kiềm chế” tại khu vực.
Năm ngoái, Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam 6 tàu đã qua sử dụng, hiện được Việt Nam vận hành. Các tàu này nằm trong gói viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản dành cho Việt Nam, trị giá 500 triệu yen nhằm hỗ trợ Việt Nam bảo đảm an ninh trên biển.
Thủ tướng Abe cũng cho biết hai nước nhất trí tăng cường hợp tác, tiếp tục tăng giao lưu ở các cấp, tiếp tục thúc đẩy Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tập trung vào hạ tầng chất lượng cao.
Nhật Bản mong tăng cường hợp tác sâu rộng với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực vì hoà bình thịnh vượng khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay Nhật Bản là quốc gia cung cấp vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) lớn nhất, có lượng vốn Đầu tư Nước ngoài Trực tiếp (FDI) cao thứ hai tại Việt Nam. Nhật Bản và Việt Nam còn nhất trí tăng cường tin cậy chính trị, hợp tác trong các vấn đề như an ninh hàng hải, biến đổi khí hậu.
"Tôi và Thủ tướng Abe đã đạt được nhiều nhận thức quan trọng trong cuộc hội đàm", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo. "Hai bên nhất trí thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế. Nhật Bản cam kết cấp thêm 1,05 tỷ USD vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) cho Việt Nam".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Thủ tướng Abe và người dân Nhật Bản, coi Nhật Bản là người bạn chí tình, lâu dài.
Trước họp báo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Shinzo Abe đã dự lễ ký kết nhiều văn kiện giữa hai nước như Công hàm trao đổi Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu chu kỳ 7, Hiệp định vay Dự án Quản lý kinh tế và Nâng cao năng lực cạnh tranh (EMCC), Hợp đồng đầu tư Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2.
Việt Nam là chặng cuối trong chuyến công du một loạt nước châu Á kéo dài 6 ngày của Thủ tướng Abe. Trước đó, ông Abe đã thăm lần lượt Philippines, Australia và Indonesia, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Tokyo và các quốc gia quan trọng ở khu vực.
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Abe diễn ra trong hai ngày 16 và 17/1. Đây là lần thứ ba ông tới Việt Nam trên cương vị thủ tướng.
theo Zing

Không có nhận xét nào: