1 triệu người kê khai tài sản, không trường hợp nào thiếu trung thực (!)
Dân trí Báo cáo Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng năm 2016 sáng nay 28/10, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết đã có trên 1 triệu cán bộ, công chức hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập nhưng qua xác minh 414 trường hợp chưa phát hiện người nào kê khai không trung thực (!).
Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu (Ảnh: Quochoi.vn)
Báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2016, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết, tỷ lệ kê khai tài sản, thu nhập trong năm đạt 99,1%; số người đã hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập là trên 1 triệu người. Số bản kê khai tài sản đã công khai trên 993.000 bản, đạt tỷ lệ gần 99%.
“Có 414 người thuộc diện kê khai được xác minh tài sản, chưa phát hiện trường hợp nào kê khai không trung thực. Quy định về việc nộp lại quà tặng còn hình thức. Việc thực hiện quy định này chưa nghiêm, hiệu quả thấp và trên thực tế cũng rất khó kiểm soát do phụ thuộc nhiều vào tính tự giác, đạo đức của cán bộ, công chức. Trong năm 2016 chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm”- ông Sáu nói.
Năm 2016 tham nhũng gây thiệt hại trên 240 tỷ đồng
Theo ông Sáu, các bộ ngành, địa phương tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức. Qua kiểm tra tại 2.894 cơ quan, tổ chức tại các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trên cả nước đã phát hiện và xử lý 119 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử.
Các cấp, các ngành đã chuyển đổi vị trí công tác trên 8.800 lượt cán bộ, công chức, viên chức, góp phần tích cực phòng ngừa tham nhũng. Tuy nhiên, một số ngành, lĩnh vực và địa bàn gặp nhiều khó khăn do các quy định về vấn đề này chưa sát với đặc điểm tình hình, cần được xem xét điều chỉnh.
Trong năm 2016, toàn ngành thanh tra đã triển khai hơn 6.700 cuộc thanh tra hành chính và hơn 274.300 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra phát hiện vi phạm gần 135.400 tỷ đồng, 14.600 ha đất; kiến nghị thu hồi 53.300 tỷ đồng và 6.550 ha đất; đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính nhiều tập thể, cá nhân và chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 69 vụ, 107 đối tượng...
Kiểm toán Nhà nước đã ban hành 306 báo cáo kiểm toán, kiến nghị xử lý tài chính hơn 20.400 tỷ đồng; trong đó, các khoản tăng thu trên 9.000 tỷ đồng, các khoản giảm chi trên 5.400 tỷ đồng; các khoản phải nộp hoàn trả và quản lý qua ngân sách nhà nước gần 3.480 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị các bộ, ngành địa phương rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung 103 văn bản không phù hợp; cung cấp 13 hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ điều tra, kiểm tra, giám sát. Kết quả thực hiện kiến nghị xử lý tài chính năm 2014 đối với niên độ ngân sách năm 2013 thực hiện đến 15/8/2016 là hơn 14.700 tỷ đồng.
“Về phát hiện tham nhũng, qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngành Thanh tra đã phát hiện 49 vụ, 95 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng. Từ tháng 10/2015 đến tháng 30/9/2016, các cơ quan điều tra trong công an nhân dân đã thụ lý điều tra 257 vụ án, 710 bị can phạm tội về tham nhũng. Đã kết luận điều tra 111 vụ, 418 bị can; hiện đang điều tra 135 vụ, 273 bị can. Viện kiểm sát các cấp đã truy tố 263 vụ, 634 bị can về các tội danh tham nhũng“- ông Sáu thông tin.
Bên cạnh đó, TAND các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 361 vụ với 931 bị cáo; đã xét xử sơ thẩm 194 vụ, 441 bị cáo về các tội danh tham nhũng, trong đó tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 47,7% (tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2015).
“Đặc biệt có 5 bị cáo bị tuyên phạt mức án tử hình, tù chung thân thể hiện sự quyết liệt, nghiêm minh trong xử lý tội phạm về tham nhũng”- Tổng Thanh tra cho hay.
Thống kê cho thấy, các vụ án, vụ việc tham nhũng năm 2016 gây thiệt hại trên 240 tỷ đồng, 838m2 đất, đã thu hồi trên 92,4 tỷ đồng và kê biên 7 bất động sản, đạt 38,3%. Tổng cục Thi hành án Dân sự (Bộ Tư pháp) đã thụ lý mới 65 vụ việc thuộc nhóm tội tham nhũng, tương ứng với số tiền 646 tỷ đồng, đã giải quyết xong 41 vụ việc, tương ứng với số tiền 45,6 tỷ đồng.
Cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật bao che, bảo kê cho vi phạm
“Tình trạng lợi dụng truyền thống văn hóa về tặng quà, cảm ơn để biếu xén, đưa hối lộ vì động cơ vụ lợi còn khá phổ biến. Số người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng còn ít so với số vụ việc tham nhũng được phát hiện. Nguyên nhân là còn có sự bao che, thiếu kiên quyết, nể nang, né tránh trong xử lý. Trong những năm gần đây, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng tuy hằng năm đều tăng nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với số tài sản bị chiếm đoạt. Tài sản tham nhũng trong một số vụ án bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được”- ông Sáu báo cáo Quốc hội.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng trên là do tham nhũng có nội hàm rộng, đa dạng và phức tạp, liên quan đến nhiều chính sách, pháp luật và hầu hết các lĩnh vực hoạt động của bộ máy nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng thời gian qua mới tập trung thực hiện ở khu vực công và đối với người có chức vụ, quyền hạn. Trong khi đó, các mối quan hệ kinh tế - xã hội làm nảy sinh tham nhũng lại rất phức tạp, không chỉ bó hẹp trong khu vực này.
“Một số nơi có biểu hiện coi nhẹ, chậm chỉ đạo thực hiện, không thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra. Đã phát hiện nhiều vụ án tham nhũng lớn người đứng đầu là chủ mưu, đồng phạm, lợi ích nhóm. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng còn hạn chế; quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực bị buông lỏng, kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm; nói không đi đôi với làm, hành động trên thực tế chưa tương xứng với quyết tâm chống tham nhũng. Có trường hợp cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật bao che, bảo kê cho vi phạm để vụ lợi”- ông Sáu nói.
Thế Kha
Dự án nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất. Ảnh: TP
Vướng mắc lớn nhất là không được rót thêm vốn Nhà nước để phục vụ cho các dự án nên giờ chưa được triển khai.
Đây là thực tế được lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) nêu ra tại cuộc họp về xử lý các dự án thua lỗ của PVN tại Bộ Công Thương, chiều 7-7.
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng Giám đốc PVN, cho biết các dự án thua lỗ của PVN đang trong tình trạng khó khăn, dòng tiền và chi phí đều không còn nên để triển khai đều cần tiền. Vướng mắc lớn nhất là không được rót thêm vốn Nhà nước để phục vụ cho các dự án nên giờ chưa được triển khai. Hiện mọi dự án đều có phương án triển khai nhưng đều cần sự phê duyệt tài chính Chính phủ và Bộ Công Thương về phương án tài chính.
“Đối với Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Dung Quất, PVN đã có hướng xử lý, quyết định đóng quyết toán hợp đồng nhưng sẽ cần sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và Chính phủ. Đặc biệt, dự án cần vốn vay của ngân hàng, nếu không có sự chỉ đạo của Chính phủ thì việc thanh toán hợp đồng và tái cơ cấu khoản vay sẽ là vấn đề lớn” - ông Sơn nói.
Dự án nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất. Ảnh: TP
Theo ông Ninh Văn Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc PVN, Chính phủ yêu cầu không cấp thêm vốn vào những dự án thua lỗ, trong nội bộ PVN đã đưa ra thảo luận nhiều. Những người trực tiếp xử lý thì muốn có tiền nhưng ngay trong nội bộ cũng lo ngại rằng sẽ vi phạm pháp luật khi sử dụng nguồn vốn của PVN, bởi đây là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nhận định đích cuối cùng trong việc xử lý các dự án thua lỗ này là thoái ra được. Tuy nhiên, khởi động lại xong rồi thoái vốn và thoái vốn trong trạng thái nhà máy đang hoạt động thì sẽ có lợi hơn là bán nhà máy ở trạng thái “bất động”.
“Muốn bán nhà máy thay vì bán sắt vụn thì phải có tiền vào đó thì sắt vụn mới thành nhà máy được. Không đưa tiền vào thì giải quyết được gì, ai người ta mua” - Thứ trưởng Vượng nói.
Ông Vượng cho biết với dự án Ethanol Dung Quất, quan điểm là khởi động lại dự án sau đó mới thoái vốn, chuyển nhượng vốn. Riêng dự án nhà máy NLSH Bình Phước, PVN và phía nhà máy cần làm việc với đối tác để sớm khởi động lại dự án. Bởi việc khởi động dự án không chỉ liên quan đến nguồn vốn mà còn liên quan đến lộ trình thay thế và sử dụng xăng sinh học E5 từ đầu năm 2018.
Trong khi đó, với dự án Ethanol Phú Thọ, thống nhất phương án dừng dự án và tiến hành phá sản công ty. Đồng thời đề nghị PVN làm việc với cổ đông để thực hiện lộ trình dừng và phá sản này.
Với dự án xơ sợi Đình Vũ - PVTEX, Bộ Công Thương cho biết phương án đưa ra là hợp tác với đối tác nước ngoài để khởi động lại dự án, sau đó thực hiện chuyển nhượng vốn. Với Nhà máy Đóng tàu Dung Quất được lựa chọn phương án cho phá sản.
Với việc quyết toán con tàu 104.000 tấn, do giá trị nhà máy và đối tác đưa ra chênh lệch khá lớn nên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chỉ đạo Vụ Tài chính - Bộ Công Thương có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào cuộc để định giá con tàu.
TRÀ PHƯƠNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét