Lời giới thiệu
Cũng như cả nước ta, Nghệ An là một tỉnh đa dân tộc. Các dân tộc ít người ở Nghệ An vừa mang những đặc điểm chung của các dân tộc trong nước vừa mang những nét đặc thù của một số dân tộc ít người cư trú trong một vùng lãnh thổ nhất định.
Việc tìm hiểu các dân tộc ít người trong tỉnh sẽ giúp ta nhân thức thêm sâu sắc cái chung và cái riêng về vấn đề dân tộc trong tỉnh, hiểu đầy đủ hơn tính đa dạng và phong phú của vấn đề dân tộc ở nước ta. Điều đặc biệt quan trọng là từ tình hình đặc điểm cụ thể về địa lý, môi trường sinh thái, cư dân, lịch sử của một vùng lãnh thổ nhất định, nêu lên bản sắc văn hoá của các tộc người trong vùng, mối quan hệ giao lưu văn hoá các dân tộc, tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển của các tộc người ở đây. Việc nghiên cứu các dân tộc ít người ở đây sẽ cho ta cứ liệu để nói lên một cách hùng hồn những thành tựu cực kỳ to lớn của chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua; mặt khác những tồn tại lâu nay ở các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt về phương diện nâng cao hơn nữa đời sống mọi mặt của đồng bào, làm cho “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” như mong muốn của Bác Hồ cũng đặt ra những vấn đề cấp bách trong thời gian tới để thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước với ba nguyên tắc cơ bản là Đoàn Kết - Bình Đẳng - Tương Trợ.
Phó tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc, cán bộ giảng dạy lâu năm ở khoa Lịch sử - trường Đại học Vinh. Anh có may mắn nắm bắt được đầy đủ những chủ trương của tỉnh qua nhiều thời kỳ trong việc thực hiện chính sách dân tộc trong tỉnh. Anh đã tiến hành nhiều đợt điền dã Dân tộc học ở vùng núi cao Nghệ An, cùng lăn lộn trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Nghệ An trong nhiều năm trời. Kết quả nghiên cứu khoa học của anh đã được công bố một phần và được đưa vào nội dung giảng dạy cho sinh viên các ngành khoa học xã hội của trường.
Tại khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trong công trình luận án Nghiên cứu sinh không những anh đã tổng kết các công trình nghiên cứu của mình mà còn tập hợp các thành tựu nghiên cứu của giới khoa học Dân tộc học Việt Nam viết về các dân tộc thiểu số ở Nghệ An để từ đó nghiên cứu về các mối quan hệ dân tộc hiện nay. Gần đây, anh còn có dịp trở lại thực địa để bổ sung, chỉnh lý một số tư liệu, và nhất là nắm bắt những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống các dân tộc ở đây trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới theo đường lối Đại hội VI, VII của Đảng ta.
Mặc dù công trình của Phó tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc “Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An” có những ưu điểm như đã nói trên, nó cũng không tránh khỏi những hạn chế. Dù sao đấy có thể xem là công trình đầu tiên nghiên cứu tổng quát về tất cả các dân tộc thiểu số ở Nghệ An.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Hy vọng những nhận xét góp ý phê bình sẽ giúp tác giả nâng cao chất lượng công trình khi có nhu cầu tái bản.
Hà Nội, ngày 4 tháng 9 năm 1993
Giáo sư Phan Hữu Dật
Phó Chủ tịch Hội Dân tộc học Việt Nam
Mở đầu
Miền núi Nghệ An rộng lớn, có núi cao, sông sâu, hiểm trở. Miền núi Nghệ An có vùng đất đỏ ba - zan với sản vật cây công nghiệp phong phú, vô cùng khoáng sản giàu có và quý hiếm, có rừng đa dạng về chủng loại cây nhiệt đới, có lâm sản có giá trị kinh tế cao v.v… Miền núi Nghệ An cũng đang đứng trước những thách đố nghiêm khắc của môi sinh môi trường đáng báo động. Vùng đất bạt ngàn đang sôi động lại càng biến động hơn vào thời điểm này.
Việc điều tra cơ bản về tự nhiên miền đất này đã được tiến hành nhiều lần trong hàng chục năm. Nhưng trên thực tế, những vấn đề xã hội đã và đang diễn ra cũng không kém phần quan trọng rất cần quan tâm nhưng chưa được chú ý điều tra cơ bản đúng mức. Những hiểu biết về con người ở vùng này trong lịch sử quả thật còn rất ít ỏi. Thậm chí, đây đó còn có những khoảng trống về mặt nhận thức khoa học cần phải được bù đắp. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá miền núi, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, vấn đề khoa học xã hội từ trước tới nay ít được đầu tư nghiên cứu. Vì thế chủ trương ưu tiên đặc biệt cho khoa học xã hội của Đảng tại Nghị quyết Đại hội VI và VII càng có dịp được thể hiện sự đúng đắn của nó. Có thể nói: hầu hết các ngành kinh tế, văn hoá - giáo dục trong tỉnh đều có quan hệ trực tiếp đến miền núi. ở đó, chủ thể là con người - nhân tố quyết định sự phát triển xã hội. Hơn một nửa đồng bào trong vùng là bàn con thuộc 5 dân tộc thiểu số. Họ là ai? Nguồn gốc lịch sử cuat cư dân ra sao? Bản sắc văn hoá của họ như thế nào?... Thiết nghĩ, những điều đó đều cần cho tất cả chúng ta, những người thuộc các ngành các cấp quan tâm đến đời sống mọi mặt của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh, quan tâm đến công cuộc xây dựng và bảo vệ thành công chủ nghĩa xã hội ở miền núi Nghệ An. Việc gọi đúng tên một dân tộc (ethnos), tránh được sự nhầm lẫn với một nhóm địa phương (local group), biểu dương và tiếp thu những di sản văn hoá truyền thống quý báu của đồng bào hay tránh được những điều kiêng kỵ trong đời sống văn hoá của đồng bài để làm tốt công tác vận động quần chúng… là những điều tuy đơn giản nhưng rất cần thuết và có ý nghĩa thực tiễn. Để góp thêm và kho tư liệu về các cư dân ở miền núi Nghệ An, góp phần nghiên cứu nhân tố con người trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cung cấp những tài liệu cho những người quan tâm nghiên cứu về cư dân ở vùng đất quan trọng này, chúng tôi biên soạn cuốn sách giới thiệu các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Mặc dù vấn đề đã được quan tâm nghiên cứu trong suốt 15 năm nay, chúng tôi kế thừa được các kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp v.v… song có phần vì tài liệu không có nhiều và rải rác, sự hỗ trợ tài chính để nghiên cứu khoa học không có và về mặt học thuật vẫn còn nhiều điều đang tranh luận, nên sự ra mắt của cuốn sách chắc chưa thể đáp ứng được đòi hỏi của độc giả.
Trân trọng cảm ơn Ban Dân tộc và miền núi tỉnh Nghệ An cùng đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến điền dã sưu tầm tư liệu của chúng tôi trong những năm vừa qua
Trân trọng cảm ơn sự chỉ giáo tận tâm và đầy khích lệ của các Giáo sư Phan Hữu Dật, Giáo sư Hà Văn Tấn, Giáo sư Phan Huy Lê, Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản thảo.
Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự quan tâm đặc biệt của Nhà xuất bản Nghệ An đã động viên và nỗ lực giúp đỡ chúng tôi hoàn thành cuốn sách trong điều kiện kinh phí hết sức khó khăn hiện nay.
Thành phố Vinh, mùa hạ, 1993
Tác giả
Chương Một
Đặc điểm địa lý tự nhiên và dân cư
I. Điều kiện tự nhiên
Nghiên cứu Dân tộc học, Sử học về các cư dân vùng miền núi Nghệ An không thể không đề cập đến các mặt toàn diện về tự nhiên, về sinh thái môi trường sống của đồng bào. Những sản phẩm lao động sáng tạo của đồng bào chính là những vốn văn hoá truyền thống được hình thành trong quá trình sống thích nghi và biến đổi vùng tự nhiên mà họ sinh sống.
Tỉnh Nghệ An nằm ở miền Bắc Trung Bộ Việt Nam, từ vĩ độ 18053’ bắc, kinh độ 103030’ đến 106030’ đông. Diện tích tự nhiên của Nghệ An vào loại lớn nhất của cả nước: 16.250 km2, chiếm 83% diện tích của miền Bắc Trung Bộ và chiếm gần 6% diện tích của cả nước. Tổng diện tích miền núi và trung du ở Nghệ An chiếm 77% diện tích tự nhiên của cả tỉnh, riêng vùng núi cao chiếm 58% diện tích tự nhiên.
Vùng núi và Trung di là nơi sinh tụ của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh chiếm hơn ba phần tư diện tích trong toàn tỉnh và số dân chiếm một phần tư dân số toàn tỉnh. Địa giới của khu vực này tiếp giáp phía Bắc là miền núi tỉnh Thanh Hoá, phía Tây là 3 tỉnh của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp vùng núi tỉnh Hà Tĩnh và phía Đông giáp các huyện đồng bằng và ven biển.
Miền núi Nghệ An rộng lớn nằm ở giao điểm của các luồng đường giao thông từ Bắc vào Nam (đường “thượng đạo” trước đây), từ miền vưn biển qua đồng bằng lên vùng núi cao để sang Lào. Trong lịch sử hình thành các thành phần cư dân trong vùng núi Nghệ An, địa bàn này có vị trí thuận lợi đối với điều kiện sinh tồn và phát triển của môi trường sống con người.
Theo tài liệu của các nhà Địa chất, Địa lý học, vùgn núi Nghệ An là cả một hệ thống nhiều dãy núi chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Nền lục địa cổ ở vùng núi Trường Sơn Bắc trong đó có miền núi Nghệ An được cấu tạo từ đại Cổ Sinh và đã trải qua thời kỳ bóc mòn xâm thực rất dài nên vùng này bao gồm chủ yếu là các dãy núi loại thấp trong các hệ núi ở Việt Nam. Độ cao trung bình của toàn hệ thống dãy núi là 800 đến 1000 mét trên mặt nước biển. Những dãy núi cao nhất là Pù Xai Lai Leng 2.711m và và Rào Cỏ 2.286m nằm ở dọc đường biên giới Việt - Lào đều được cấu tạo bằng đá xâm nhập, có sườn rất dốc và bị các dòng chảy chia cắt dữ dội. Tuy nhiên, các đèo ở khu vực này có nguồn gốc kiến tạo lại khá thấp làm cho sự đi lại giữa hai sườn Đông (thuộc Nghệ An) và sườn Tây (thuộc Lào) khá dễ dàng, thuận tiện cho các luồng di cư trong lịch sử. Trong khu vực, do biến động của địa hình phức tạp nên đã để lại mặt bằng của vùng đa dạng về đất đai thổ nhưỡng, khí hậu, sông ngòi và cả nguồn động vật, thực vật.
Miền núi miền Bắc Việt Nam nói chung, vùng Trường Sơn Bắc nói riêng có đặc điểm chung là các đỉnh núi thường bị san bằng thành các mặt cổ do được cấu tạo từ rất lâu đời trong điều kiện của khí hâu nóng ẩm hầu như không có dao động lớn qua các kỳ địa chất. Các “bề mặt san bằng” này đều thường ở độ cao 800 - 1000m, 500 - 600m như hiện thượng vùng đồi trước núi. Hiện tượng này làm cho vùng đỉnh ở vùng núi Nghệ An có độ cao sàn sàn nhau, đỉnh núi tương đối bằng, trong lúc đó ở bên dưới sườn núi lại dốc hoặc rất dốc. Cứ 1km độ cao giảm 12m dốc. Hiện tượng này giải thích vì sao những quần động thực vật thích hợp với giới hạn vùng dân cư trong lịch sử. Những mặt bằng rộng lớn của khối núi ba-zan Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp khác với những “bôn địa” của những thung lũng rộng ở Quỳ Châu, Quế Phong hay Con Cuông, Tân Kỳ.
Sông suối ở miền núi Nghệ An chảy trong vùng có địa hình phân dị phức tạp nên đóng vai trò tích cực trong việc chia cắt địa hình. Mặc dù mạng lưới sông suối kiểu lồng chim hay cành cây là kiểu phổ biến nhất ở khu vực núi được cấu tạo bằng đá phiến, đá cát nhưng đều có hướng phổ biến là Tây Bắc - Đông Nam với chi lưu dày đặc, tạo nên nhiều ghềnh thác hiểm trở theo hướng núi. Những thung lũng được tạo ra do sự xâm thực của sông suối và quá trình bóc mòn nói chung đã thu hút được các điểm quần cư quan trọng với việc trồng lúa nước. Hoạt động kinh tế của con người vùng này chủ yếu tập trung theo các thung lũng sông, dọc triền sông hoặc đầu nguồn các con suối.
Các thung lũng có sườn đất dù dốc cao hay thoải đều được các quần cư dân phát đốt trồng trọt theo phương thức phổ biến là nương - rẫy. Nền nông nghiệp dùng cuộc (phổ biến) hay chọc lỗ tra hạt (ở một vài nhóm cư dân) đều làm tăng thêm hiểm hoạ xói mòn, làm thu hẹp địa bàn sinh tụ và là nguyên nhân cơ bản cho lối sống du canh du cư hàng trăm năm nay.
Điều lưu ý của các nhà nghiên cứu Cổ sinh vật học, Cổ nhân chủng học, Khảo cổ học, Dân tộc học… là những điểm cư trú đầu tiên của người cổ nằm trong vùng núi đá vôi. Vùng này cũng là vùng tụ cư đông đúc của các cư dân thời hiện đại. Vùng đất đồi núi thấp thường được gọi là “trung du” là vùng có đỉnh tương đối bằng và sườn thoải. Người cổ sơ chiếm cứ định cư hoạt động kết hợp kinh tế hái lượm (săn bắt là chủ yếu) và đánh cá. Vùng đất này ngày nay là địa bàn của cư dân làm lúa nước, gồm ruộng bậc thang kết hợp với nương rẫy. ở vùng núi cao từ 800m trở lên ở miên núi Nghệ An đã bắt đầu dấu hiệu loài khí hậu á nhiệt đới và thậm chí ở một vài nơi (như Phù Xa Lai Leng…) có cả loài khí hậu ôn đới.
“Nhịp điệu mùa” khá rõ rệt của lãnh thổ Việt Nam tạo nên sự luân chuyển giữa hai mùa (gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ) đã tác động rất nhiều đến hàng loạt các nhịp điệu khác của tự nhiên miền núi: sông suối có nước dâng lên rất nhanh tạo thành các cơ lũ rừng nguy hiểm vào mùa hạ nhưng lại bị cạn vào mùa lạnh khô. Cũng như lớp phủ thực vật, hoạt động của động vật v.v… đều bị chi phối bởi quy luật tự nhiên đặc sắc đó của một xứ mà nhiệt độ trong năm có sự chênh lệch không quá lớn. Tuy vậy, ở vùng núi cao chủ yếu thuộc huyện Kỳ Sơn, Quế Phong, do ảnh hưởng của độ cao một số ngọn núi và các thung lũng giữa vùng núi và các thung lũng giữa vùng núi này làm cho khí hậu đa dạng. Có những tiểu vùng khí hậu nhiều năm nhiệt độ trung bình là 100c, có những lúc xuống dưới 00c. Lòng chảo thung lũng Mường Lống (thuộc huyện Kỳ Sơn) rộng trên 50ha có khí hậu giống vùng khí hậu ở SaPa, Tam Đảo. Vùng này có sương muối xuất hiện nhiều lần trong năm. ở những nơi thảm thực vật rừng đã mất, xuất hiện sương muối nhiều ảnh hưởng lớn đến cây trồng và chăn nuôi gia súc.
Mùa mưa ở đây kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Gió từ phương Nam tới, thường có giông lớn với cường độ nhanh, lại xảy ra vào dịp đốt nương làm rẫy của đồng bào làm cho đất bị xói mòn rất nhanh chóng. Lượng mưa hàng năm thường từ 1500mm trở lên, thậm chí có nơi lên đến gần 3000mm, nước sông dâng lên rất nhanh gây nên lũ rừng đột ngột và dữ dội.
Đến mùa khô hàng năm từ tháng 11 năm trước đến thang 4 năm sau, gió lạnh phía Bắc về, ít mưa, sông suối khô cạn. Theo kết quả nghiên cứu của Ban phân vùng khí hậu Nghệ An: miền núi Nghệ An có hai trong số ba miền khí hậu, gồm ba trong số mười bốn tiểu vùng khí hậu của tỉnh.
Những đặc điểm của khí hậu nghiệt đới gió mùa đặc trưng ở Nghệ An làm cho cường độ rửa trôi Bazơ mạnh, đất dễ bị chua. Vì thế hiện tượng đất bị đá ong hoá hoặc vùng rừng bị sa hoá là hiện tượng phổ biến ở những vùng cư dân du canh du cư.
Miền núi Nghệ An nằm giữa vùng núi Trường Sơn Bắc là nơi gặp gỡ của nhiều đại diện thực vật từ Hymalaya qua Vân Nam lan xuống và từ Hymalaya, In donesia lên. Do điều kiện khí hậu của miền núi Nghệ An nóng hơn hai miền núi nói trên nhiều nên kiểu rừng nhiệt đới phát triển mạnh mẽ ở đây, nhất là độ cao từ 800m trở xuống. Lên cao hơn có kiểu rừng nhiệt đới có rêu. Tập đoàn thực vật quý hiếm ở vùng này được coi là có giá trị kinh tế cao so với cả nước từ trước đến nay.ở những vùng có lượng mưa kém hơn như ở Mường Xén (Kỳ Sơn), Cửa Rào (Tương Dương) có kiểu rừng kín nửa rụng lá hoặc là các trảng thứ sinh. Nhìn chung đây là vùng rừng trước đây (khoảng từ 1970 trở về trước) còn chưa bị tàn phá, thảm thực vật còn dày, động vật cũng còn phong phú nhất là các loài thuộc bộ linh trưởng và loài gặm nhấm. Các loài thú lớn và quí như voi, bò rừng, gấu, tê giác v.v… đại diện cho giới động vật cổ nhiệt đới còn khá nhiều, làm chứng cho một môi trường sống chưa có sự biến động thay đổi lớn.
Môi trường sinh thái thuận lợi cho sự phát triển của các giống loài động vật, thực vật phong phú chính là điều kiện sống thuận lợi cho các cư dân thời cổ sơ cũng như cũng như thời cổ trung đại. Khả năng về mặt nông - lâm nghiệp dồi dào, về mặt công nghiệp, vùng đất này còn có nhiều tiềm năng rất lớn.
Cấu trúc địa chất phức tạp làm cho nguồn khoáng sản ở đây thêm đa dạng. ở các đường đứt gãy của sông Cả có nhiều mỏ quý như sắt, mangan, than (Khe Bố, huyện Tương Dương), vàng (dọc sông Nậm Nơn và Mậm Mộ), thiếc (Quỳ Hợp), đá Rubi (Quỳ Châu và Quỳ Hợp) v.v…
Môi trường tự nhiên ở miền núi Nghệ An trong lịch sử là một môi trường sống cho con người rất thuận lợi. Vì thế, trong lịch sử hình thành con người ở khu vực Đông Nam á, đây là một trong những vùng trung tâm của quá trình “Sapien hóa”, là quê hương của nghề trồng lúa nước, là một vùgn văn hoá tiêu biểu với những chiếc trống đồng nổi tiếng thời dựng nước. Nhưng bên cạnh những yếu tố thuận lợi như đã nói trên, do điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu phức tạp nên những khó khăn đối với cư dân trong vùng cũng không nhỏ. Đây là vùng núi non rất hiểm trở, thời tiết thất thường và khắc nghiệt, lũ lụt và hạn hán thường xuyên đe doạ v.v… Điều đó trở nên phức tạp, đa dạng. Con người ở miền núi Nghệ An trong lịch sử, dù có nguồn gốc lịch sử khác nhau đều là những người đã khai phá,, thích ứng với tự nhiên và cải tạo tự nhiên không ngừng. Trải qua những biến động của tự nhiên và biến động của các thành phần cư dân theo thời gian, người ta vẫn chưa thể dựng lê được bức tranh phân bố dân cư một cách liên tục trong hang nghìn năm trước đây của vùng đất này. Nhưng điều có thể tin cậy được là vùng đất miền núi Nghệ An trong thời kỳ hình thành các nhóm cư dân thời cổ trung đại là vùng đất đã từng có con người sinh sống và đã tạo nên một vùng văn hoá khó có thể trộn lẫn với cư dân của các vùng đất khác. Ngày nay cư dân các dân tộc trong vùng đã tương đối ổn định về địa bàn cư trú. Ngoài bộ phận khá lớn, chiếm khoảng gần nửa số cư dân người Kinh cư trú ở các thị trấn, nông - lâm trường còn có đồng bào Thái, Thổ, Hmông, Khơ - mú và ơ - đu. Trong số đồng bào các dân tộc thiểu số , một bộ phận không nhỏ, khoảng 50% số dân, phần lớn là đồng bào Hmông, Khơ - mú, Thổ và ơ - đu còn trong tình trạng sống du canh du cư.
Cho đến nay những số liệu điều tra cơ bản về tự nhiên, địa hình, đất đai, khí hậu, thuỷ văn vốn đã được công bố và sử dụng đang có nhiều biến đổi. Sinh thái môi trường khu vực đang đứng trước tình trạng suy giảm, báo động cho sự sống con người ở đây. Con người là một thực thể xã hội nằm trong tự nhiện, chịu tác động trực tiếp của tự nhiên. Vì thế, sự biến động mãnh liệ của môi trường tự nhiên diễn ra, con người ở đây phải đương đầu để vừa thích nghi, hoà hợp, vừa cải tạo hết sức khó khăn.
Những yếu tố quan trọng về tự nhiên của vùng Nghệ An - nơi tu cự của đồng bào các dân tộc ít người Nghệ An đã có ảnh hưởng lớn đến phương thức canh tác, phương thức tồn tại, các hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Thiên nhiên của miền núi Nghệ An có nhiều nét đặc thù càng làm cho mối quan hệ xã hội của con người trong vùng chịu ảnh hưởng và tạo nên nét riêng biệt nhất là về văn hoá mang tính tộc người, tính khu vực.
Thiên nhiên miền nui Nghệ An trước đây có thể coi là một vùng môi trường cư trú của các nhóm cư dân thuận lợi nhiều mặt. Đất đai phong phú chủng loại, khí hậu ẩm nhiệt đới, động vật và thực vật giàu có về sinh khối và giống loài, song đến nay đã bị kiệt quệ, nhiều nơi đã biến thành đồi trọc, trảng có tranh hay cây bụi thứ sinh nghèo nàn về tiềm năng phát triển kinh tế.
Những vùng đất giàu tài nguyên (đất đai, cây lâm nghiệp, khoáng sản…) đang là nơi thu hút, có sức hấp dẫn lớn đối với cư dân trong vùng. Việc ổn định cơ cấu dân cư trong thời gian trước mắt, quy hoạch khai thác và đầu tư có tính chiến lược không chỉ đối với vùng, miền mà còn có ý nghĩa quốc gia.
Con người trong thiên nhiên vừa là chủ thể vừa là khách thể. Mối quan hệ biện chứng đó phải được con người cư xử sao cho hài hoà để tranh thủ tới mức tối đa môi trường sống và tác động một cách tích cực nhằm biến đổi tự nhiên phục vụ lợi ích của con người. Người xưa có nói: “Nghệ An núi cao sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả Nam Châu. Người thì thuận hoà mà chăm học, sản vật thì nhiều thức quí của lạ, được khí tốt của sông núi nên sinh ra nhiều bậc danh hiền. Lại còn khoảng đất liền với người Man, người Lào làm giới hạn cho hai miền Nam Bắc, thực là nơi hiểm yếu như thành đồng ao nóng của nước và là then khoá của các triều đại”.(1)
II. Lịch sử quá trình tộc người cư dân thời cổ - trung đại ở miền núi Nghệ An:
Vùng Đông Nam á đã được các nhà nghiên cứu Khảo cổ học, Nhân chủng học… coi là một trong những nơi có nhiều vết tích về sự hình thành con người hiện đại. Vào thời đại đồ đá cũ người nguyên thuỷ đã có mặt trên lãnh thổ nước ta. Một số di chỉ Khảo cổ học ở nước ta đã được xác định có công cụ đá của người vượn như Núi Đọ (Thanh Hoá), Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Đồng Nai v.v…, gần đây những phát hiện mới về Khảo cổ học đã cho biết những dấu vết văn hoá đáng tin cậy về người vượn trên đất Nghệ An, đó là di chỉ khảo cổ học Thẩm ồm, bên suối Bản Thắm, xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu. Việc khám phá những bí ẩn của di chỉ Thẩm ồm cùng nhiều di chỉ khác trong vùng Phủ Quỳ (2) cho phép người ta đoán định rằng những dấu vết văn hoá của con người ở Thẩm ồm đã ở vào giai đoạn tiến hoá cuối cùng của Người Vượn đang chuyển biến thành dạng người hiện đại (Homosapiens). Bên cạnh nhưng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ, cùng với nhiều răng xương của nhiều loại động vật lớn (vượn khổng lồ, đười ươi lùn, , gấu tre, voi răng kiếm), các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 5 chiếc hoá thạch của người vượn. Theo ý kiến của các nhà Cổ nhân học, Khảo cổ học thì những chiếc răng của người - vượn ở Thẩm ồm có những đặc điểm đặc trưng của người Homo sapiens, có niên đại vào khoảng 20 vạn năm về trước. Đây là một trong những nơi phát hiện ra dấu vết “Sapiens” sớm trên thế giới.
Từ hậu kỳ thời đại đồ đá cũ đến thời đại đồ đá mới ở Nghệ An dấu vết của văn hoá Sơn Vi (mang nặng yếu tố săn bắt hái lượm), đến văn hoá Hoà Bình đã được ghi nhân như là một sự liên tục và phát triển.
Nền văn hoá Sơn Vi ở Việt Nam được trải rộng từ Sơn La, Lai Châu ở phía Tây đến lưu vực sông Lục Nam ở phía Đông, Yên Bái ở phía Bắc và Nghệ An ở phía Nam. Đó là cụm di
……………………………………………..
(1) Phan Huy Chú - “lịch triều hiến chương loại chí” Sử học, Hà Nội, 1960 (phần chép về Nghệ An)
(2) Bên cạnh Thẩm ồm, người ta còn phát hiện ra các vết tích văn hoá trong lớp trầm tích thời cách ngày nay từ 3 triệu đến + 1 vạn năm ở các hang Thẩm Bua, Thẩm Tung Quén (thuộc huyện Quỳ Châu Nghệ An).
chỉ ở Trung du Nghệ An: Đồi Dùng (Thanh Đồng, Thanh Chương), Đồi Rạng (Thanh Hưng, Thanh Chương) và một số nơi khác thuộc miền núi cao, hiểm trở (1). Các di chỉ này có nhiều hiện vật lại nằm kế cận nhau, chứng tỏ số dân của các cộng đồng người lúc bấy giờ đã tăng lên trong các bộ lạc Sơn Vi. Sang nền văn hoá Hoà Bình đặc trưng của công cụ đá là công cụ bằng đá cuội, quacdít, được ghè đèo một mặt rất tinh tế, sắc cạnh. Chủ nhân của văn hoá Hoà Bình sinh sống trong các hang động đá vôi thuộc phần lớn các huyện miền núi Nghệ An: Con Cuông, Tân Kỳ, Tương Dương và Quỳ Châu là những cư dân sống chủ yếu nhờ săn bắt hái lượm và bước đầu biết trồng trọt (2). Những tiến bộ kỹ thuật vào cuối thời đại đá mới ở vùng này được ghi nhận rằng: cư dân Hoà Bình đã có biểu hiện tăng vọt về dân số và định cư khá ổn định trên địa bàn rộng (3).
Bước sang thời đại đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt dấu vết con người trên địa bàn này được thu thập với một khối lượng lớn các hiện vật, phân bố ở diện rông hơn trước. Khó có thể đoán định được sự di cư của các nhóm cộng đồng người trong thời đại này. thời đại chuyển biến từ sự hoà nhập của các bộ lạc để hình thành các khối cộng đồng người lớn hơn trước. Nhưng điều có thể khẳng định được là sự thống nhất, đa dạng và liên tục của các nền văn hoá trên phạm vi phân bố rộng ở vùng này từ Tương Dương, Con Cuông qua Tân Kỳ, Anh Sơn đến
……………………………….
(1) Các di chỉ thuộc nền văn hoá Sơn Vi phân bố trải rộng trên địa bàn miền núi Nghệ An: Thẩm Bông, Thẩm Kẻ Sang, Hoàng Cồn (Châu Cường, Quỳ Châu),
Kẻ Tiên, Kẻ Thẩm: Bản Pun, Bản Moong (Quế Phong), Phúc Sơn (Anh Sơn), Piêng Pô (Liên Hợp, Quỳ Hợp) v.v…
(2) Đó là các di chỉ Thẩm Hoi thuộc huyện Con Cuông có dấu vết văn hoá Sơn Vi (niên đại 10875 + 175 năm, 10815 + 150 năm) hang Chùa thuộc huyện Tân Kỳ mang dấu vết văn hoá Hoà Mình, công cụ đá ghè đẽo (niên đại 9325 + 120 năm, 9075 + 120 năm). Ngoài ra người ta còn phát hiện được các di chỉ ở hang Xiềng Lầm thuộc huyện Tương Dương, ở Lục Dạ thuộc huyện Con Cuông v.v…
(3) Đây là cư dân trồng lúa cuốc đá phát triển nhiều nghề thủ công như làm gốm, dệt vải chế tác đá, trao đổi sản phẩm và nguyên liệu giữa các vùng được mở rộng Tầng văn hoá của các di chỉ này rất dày, phần lớn là vỏ nhuyễn thể, lẫn nhiều manh tước có thể là xương chế tác công cụ đá. Tại Thẩm Hoi, khai quật nhiều manh tước có thể là chế tác công cụ đá tại Thẩm Hoi, khai quật 33m thu được 1096 manh tước (thưởng là công cụ đồ đá nhỏ). Người ta cho rằng họ cũng là cư dân giỏi săn bắn căn cứ vào số lượng lớn xương, răng độc vật hoá thạch thu thập được trong hang: Hươu, nai 46%, trâu, bò rừng 24%, khỉ 2%.
Quỳ Châu, Nghĩa Đàn… (1) tương đương nền văn hoá từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn, ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Nền văn hoá Đông Sơn - thời đại các vua Hùng dựng nước - thời đại hoà hợp các bộ lạc để hình thành dân tộc tạo nên nền văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Dấu tích văn hoá Đông Sơn điển hình ở miền núi Nghệ An là những hiện vật thu được ở Làng Vạc, bên bờ sông Hiếu ở xã Nghĩa Tiên, Nghĩa Đàn (2).
Đây là một trong những trung tâm của nền văn hoá nông nghiệp dùng cày, một trung tâm của trống đồng Đông Sơn nổi tiếng - thời đại rực rỡ nhất của nền văn minh sông Hồng.
Cùng niên đại Làng Vạc và tiếp nối văn hoá thời đại đồng - sắt ở khu vực này, một loạt di chỉ được phát hiện ở Đồng Mõm (Nho Lâm, Diễn Châu, Nút Nhón (Xuân Hoà, Nam Đàn…) Qua hiện vật thu thập được, người ta đã khẳng định ngay sau sự phát triển cực thịnh của nền văn hoá Đông Sơn trên vùng đất này, nghề chế tác sắt đã có những bước phát triển mạnh (3).
Nhìn lại bản đồ những di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện ở miền núi Nghệ An, điều dễ dàng nhận thấy là sự phát triển liên tục của các nền văn hoá từ thủa hình thành con người hiện đại đến thời kỳ hình thành các khối cộng đồng trong lịch sử trung đại Việt Nam. Do ở xa về phía Nam, nhờ sức sống mãnh liệt của nó mà đến lúc văn hoá Hán xâm nhập theo sự
……………………………………………..
(1) Di chỉ Đồi Đền, Tam Đình, Cửa Rào thuộc huyện Tương Dương, di chỉ Lèn Hai Vai (Diễn Châu) được coi là những di chỉ thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng với rìu đá có vai, dọi xe chỉ, gốm bôi thổ hoàng và có hoa văn khác vạch gần gũi gốm Phùng Nguyên Bắc Bộ Việt Nam. Dấu vết văn hoá gắn với thời đại đồ đồng ở Nghệ An có Rú Trăn, Rú Cật (Nam Đàn), Trại ổi (Quỳnh Lưu) tương đương niên đại Đông Sơn (Thanh Hoá) và có thể tương đương giai đoạn Gò Mùn ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ - trước Đông Sơn.
(2) Tại làng Vạc người ta đã tìm được khuôn đúc rìu đồng. Kỹ nghệ luyện kim đã đạt trình độ cao thể hiện qua một số hiện vật: thạp âu, dao găm có gắn 2 con rắn nuốt voi. Nghề làm gốm phát triển, đồ trang sức đẹp. Trống Đông Sơn ở vùng này nhiều. Đặc biệt trống Sông Hiếu là trống đồng lớn nhất nước ta, có đường kính bề mặt 0,90m.
(3) Di chỉ Đồng Mõm (xã Diễn Thọ, Diễn Châu) chỉ khai quật 115m2 đã có 6 lò luyện sắt. ở Xuân Giang (Nghi Xuân) tìm được lò luyện sắt, gang: cửa đón gió phía Nam để lợi dụng gió Lào. Một số di vật bằng sắt đã bị rỉ và vũ khí (như dao, đinh…). Một số đồ trang sức bằng đồng rất đẹp, một số đồ gốm được trang trí hài hoà chứng tỏ kỹ thuật kỹ xảo của cư dân ở đây khá cao và tư duy thẩm mỹ đã được nâng lên một bước. ảnh hưởng, giao lưu văn hoá Đông Sơn từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc được ghi nhận ở vùng này (hiện tượng khuyên tai hai đầu thú, thuộc văn hoá Sa Huỳnh chẳng hạn).
xâm lược của phong kiến Trung Quốc đã không thể xoá bỏ được. Nền văn hoá từ Thẩm ồm đến Đông Sơn trên đất miền núi Nghệ An tồn tại liên tục, lâu dài, bền bỉ là điều kiện thuận lợi để cư dân vùng này đối phó đầy gian khổ với thiên nhiên khắc nghiệt luôn luôn thử thách họ. Trải hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến Việt Nam văn hoá ngoại lai tràn vào liên tiếp, đa dạng với ý đồ đồng hoá nhưng nền văn hoá bản địa vẫn được bảo lưu nhiều mặt nhờ sức sống nội tại của nó. Con người thời nguyên thuỷ để lại vết tích văn hoá của mình trên địa bàn miền núi Nghệ An rất phong phú. Nhưng việc khôi phục lại bức tranh về cư dân và phân bố cư dân trong lịch sử hàng nghìn năm nay trên địa bàn này là điều hết sức khó khăn. Các cư dân hiện đang sinh sống bao gồm nhiều thành phần dân tộc, nói nhiều tiếng nói khác nhau, trình độ phát triển kinh tế xã hội không đồng đều. Nền văn hoá khác nhau được phân bố trên vùng đất rộng, có thể trong số họ có dân tộc là hậu duệ của cư dân nguyên thuỷ đã để lại vết tích văn hoá phong phú và đa dạng nói trên. Những tư liệu văn học dân gian, nhất là những truyền thuyết dân gian, những cứ liệu về Nhân chủng học, Ngôn ngữ học và rất nhiều tư liệu Dân tộc học về tàn dư văn hoá nguyên thuỷ… góp thêm ý kiến để chứng minh điều đó.
III. Về lịch sử phân bố tộc người.
Nhìn lên bản đồ phân bố các di tích Khảo cổ học ở vùng núi Nghệ An, người ta dễ dàng nhận thấy vùng cư trú của người nguyên thuỷ trải trên diện rông. Một số di chỉ có tầng văn hoá dày chứng tỏ họ đã định cư với số lượng lớn và trong một thời gian dài. Nhưng, việc khôi phục bức tranh về phân bố dân cư trong lịch sử ở vùng này, đến nay vẫn còn thiếu tài liệu. Những cứ liệu thành văn ít ỏi của người Thái có thể được coi là nguồn tài liệu thành văn duy nhất có thể dùng kết hợp với các dòng họ lớn (1). Tài liệu về nhân chủng được sử dụng cũng chỉ là những tài liệu đại lược ở các vùng khác vì vùng này chưa được điều tra kỹ càng.
Bằng những nguồn tư liệu hiện có, với phương pháp nghiên cứu liên ngành ta có thể khái quát quá trình hình thành các tộc người ở vùng này như sau:
Như đã nói ở trên, cho đến nay, giới nghiên cứu khoa học đã thừa nhận Đông Nam á là một trong những cái nôi hình thành nhân loại. Trong đó Việt Nam là một địa bàn của quá trình chuyển biến từ vượn người thành người hiện đại.
……………………………………….
(1) Tài liệu tiếng Thái (bản dịch) chủ yếu là gia phả các dòng họ có nguồn gốc từ Lào và Tây Bắc.
Miền núi Nghệ An nằm ở vùng chuyển tiếp từ khối núi Hy- ma- lay - a đến dãy Hoàng Liên Sơn sang khối núi Trường Sơn, thuộc vùng trung tâm của khối các nước lục địa ở Đông Nam á. Các nhóm cư dân sinh sống ở đây nằm trong vùng hình thành các nhóm loại hình nhân chung Mônggôlôit phương Nam (Nhóm loại hình Nam á) và Oxtralôit (bao gồm nhóm loại hình Vêđôit và Nêgrôit). Một nhóm loại hình được tách ra từ Nam á là Inđônêdiêng do kết quả của sự hỗn chủng giữa nhóm Mônggôlôit. Theo Nguyễn Đình Khoa, nhóm loại hình Mônggôlôit bao gồm các dân tộc cư trú trong vùng núi sâu hoặc hải đảo. Vùng cư dân cư trú tương đối tập trung của họ ở Đông Dương phía Bắc từ Tây Bắc Việt Nam đến Thượng Lào, phía Tây đến Mianma ( các cư dân Môn - Khơme), phía Nam tận Tây Nguyên (Việt Nam) và Hạ Lào. Cư dân Khơ - mú, ơ đu (trước đây thường gọi là “Xá”) là nhóm trung gian trong quá trình chuyển biến đó. Những tư liệu về địa vực cư trú của nhóm loại hình này cho đến nay chỉ căn cứ vào tài liệu nhân chủng cho phép đoán định rằng trên nền vừa trải rộng vừa liên tục của các nhóm loại hình Inđônêdiêng, người Khơ - mú thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme có địa bàn hình thành ở miên Bắc Đông Dương. Họ mới và miền Tây Nghệ An khoảng trên dưới hai trăm năm nay. Nhiều giả thiết nhắc đến sự hình thành khá sớm của cứ dân ở đu, cho rằng họ có thể là cư dân bản địa ở vùng này(1).
Dấu vết cư trú xưa của nhóm cư dân này còn được ghi nhận từ Tân Kỳ, Con Cuông đến Tương Dương, Kỳ Sơn (vùng dọc đường 7A) nhưng hiện nay chỉ còn một số lượng tất ít ỏi, chỉ có chưa đầy hai trăm người cư trú ở hai xã Kim Đa và Kim Hoà thuộc huyện Tương Dươn. Đây là một trong hai dân tộc có số dân ít nhất ở nước ta.
Vùng đất Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Anh Sơn và một phần huyện Con Cuông trước đây rừng núi vẫn còn rậm rạp, điều kiện sinh sống tương đối thuận lợi, nhất là ở một số vùng thung lũng. Đây là địa bàn sinh tụ của các nhóm cư dân tộc Thổ. Tộc danh Thổ là một vấn đề cần quan tâm khi xét quá trình hình thành tộc người. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là những “ốc đảo” còn lại của cư dân tiền Việt - Mường (proto Việt - Mường) do cư trú quá biệt
lập mà còn bảo lưu được những nét văn hoá của cộng đồng trước đây. Các nhóm địa phương của dân tộc này cư trú cách nhau khá xa: nhóm địa phương của dân tộc này cư trú cách nhau khá xa: nhóm Mọn cư trú chủ yếu ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, nhóm Kẹo và Họ cư …………………………..
(1) Tài liệu thành văn không thu thập được, tác giả chỉ dựa vào tư liệu truyền thuyết và các tài liệu của giáo sư Đặng Nghiêm Vạn, giáo sư Diệp Đình Hoa đã viết về các cư dân này.
trú ở Nghĩa Đàn, nhóm Cuối cư trú ở Tân Kỳ và Nghĩa Đàn, nhóm Đan Lai - Ly Hà cư trú ở Con Cuông, nhóm Tày Poọng cư trú ở Tương Dương…
Căn cứ vào tên gọi, người ta cũng có thể nhân ra nguồn gốc các nhóm địa phương bao gồm thành phần gốc Mường, gốc Kinh được hình thành vào nhiều thời điểm lịch sử khác nhau.
Căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu đã công bố trước đây, ta có thể nhận thấy cư dân Thổ mới được hình thành khoảng từ 100 - 150 năm nay (trừ nhóm Cuối không nhớ rõ gốc tích tộc người). Về tộc danh của dân tộc này, cho đến nay vẫn đanh còn có nhiều ý kiến tranh luận thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu văn hoá dân tộc.
Bộ phận cư dân sinh sống trên các đỉnh núi cao nhất ở Nghệ An, thường ở độ cao từ 800m trở lên là cư dân Hmông - Dao. Họ đến Việt Nam từ Nam Trung Quốc qua Mèo Vạc, vào Tây Bắc, sang Lào và lại di cư đến miền núi Nghệ An. Sự có mặt của họ ở miền núi Nghệ An khoảng trên dưới 200 năm nay. Lịch sử di cư của người Hmông gắn liền với nền sản xuất nương rẫy và lối sống du canh du cư. Vào Nghệ An họ cư trú tại huyện Kỳ Sơn và huyện Quế Phong. Hiện nay người Hmông đang có hướng chuyển cư sang Lào và xuống vùng thấp của Tương Dương.
Cư dân Khơ - mú sống ở đầu nguồn các con suối thuộc lưu vực sông Lam. Vùng cư trú chủ yếu của họ là lưng chừng núi nằm giữa khoảng cư trú của người Thái và Hmông. Do lối sống du canh du cư, phương thức canh tác còn lạc hậu, bị chúa đất người khác dân tộc chèn ép nên vùng cư trú của họ bị phân tán và bị đẩy vào Nghệ An khoảng trên dưới 200 năm nay. Họ có số dân trên hai vạn người, là nơI có số dân lớn nhất trong số cư dân Khơ - mú ở Việt Nam. Nơi cư trú chủ yếu của họ hiện nay là Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Cư dân Khơ - mú ở Nghệ An có quan hệ tộc người gần gũi với những người đồng tộc của họ ở Thanh Hoá (Bá Thước, Thanh Hoá) và Lào (được gộp chung vào nhóm Lào Thơng có số dân trên 50 vạn người).
Bộ phận dân cư lớn nhất, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt miền núi Nghệ An trong lịch sử cũng như hiện nay là hơn 21 vạn cư dân Thái. Đây là nhóm Thái có số dân sống tập trung lớn vào loại thứ hai của cả nước (sau Sơn La trên 22 vạn)(*).
(*) Theo báo cáo của các huyện, thị và tổng hợp của Ban DT& MN tỉnh, tính đến ngày 30/6/2009, người Thái ở Nghệ An có 303.822 người, chiếm 69,39% dân số đồng bào các DTTS toàn tỉnh. Theo sách " Về phát triển kinh tế xã hội Nghệ An" - NXB Nghệ An năm 2006, Tr : Người Thái ở Nghệ An đứng thứ 3, sau Sơn La và Thanh Hoá, chiếm 21% người Thái của cả nước.
Hai nhóm dân cư: người Hàng Tống, cư trú dọc đường 7A có nguồn gốc từ Mường Muỗi (Thuận Châu - Sơn La) và người Man Thanh cư trú chủ yếu dọc đường 48 có nguồn gốc từ Mường Thanh (Điện Biên, Lai Châu) là thành phần chủ yếu của cư dân Thái ở Nghệ An.
Người Thái vào Nghệ An khoảng từ thế kỷ XV - XVII do những nguyên nhân khác nhau: một bộ phận do chuyển cư tự nhiên từ Lào sang, một bộ phận do chủ trương chuyển cư của Lê Thái Tổ (thế kỷ XV) khi chinh phạt Đèo Cát Hãn từ Tây Bắc, một bộ phận khác chuyển cư từ Thanh Hoá vào. Có ý kiến khác lại cho rằng người Thái đến Nghệ An vào khoảng thế kỷ thứ X. Gần đây, theo tài liệu của một học giả Pháp, người Thái đã có mặt ở vùng này trước thế kỷ VI. Hầu hết các huyện miền núi và trung du ở Nghệ An đều có cư dân Thái sinh sống: Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và một số xã thuộc huyện đồng bằng Quỳnh Lưu.
Từ trước đến nay, văn hoá Thái luôn luôn giữ vị trí quan trong trong việc giao lưu văn hoá khu vực. Xu hướng “Thái hoá” về văn hoá ở nhiều vùng đã và đang xẩy ra, nhất là đối với cư dân ở ơ đu, một bộ phận cư dân ở Khơ - mú sống xen kẽ cư dân Thái, và ở một bộ phận người Thổ (nhóm Tày Poọng).
Bên cạnh cộng đồng các dân tộc ít người ở miền núi Nghệ An còn một số cư dân người Kinh lên cư trú ở những thời kỳ lịch sử khác nhau tại trung tâm các huyện, các thị trân, các Công - Nông - Lâm trường, xí nghiệp quốc doanh. Trước đây, họ là con cháu của các quan lại phong kiến được triều đình phong kiến cử đến cai quản theo chính sách “Ki - mi”. Một bộ phận cư dân miền đồng bằng lên miền núi do không chịu nổi chế độ thuế khác bóc lột nặng nề của quan lại phong kiến địa phương. Một khối lượng lớn dân cư lên miền núi theo chủ trương của Nhà nước phát triển kinh tế văn hoá từ năm 1958 - 1960 đến nay. Bộ phận cư dân này ngày càng đông đảo, tham gia vào quá trình thay đổi bức tranh phân bố dân cư trong vùng. Bộ phận người Kinh chiếm số lượng lớn nhất và giữ vị trí trung tâm khối đoàn kết các dân tộc trong khu vực. Nhờ bộ phận cư dân này mà mọi chủ trương chính sách của Nhà nước đến với miền núi nhanh chóng và có hiệu quả. ảnh hưởng văn hoá người Kinh theo hướng đồng hoá tự nhiên có ý nghĩa tích cực đối với khu vực. Nhưng bên cạnh đó, nhiều vấn đề mặt trái cũng xuất hiện tác hại không nhỏ đến môi trường sống, đến mỗi quan hệ dân tộc trong vùng.
Trong các tỉnh ở Bắc miền Trung, Nghệ An có thành phần cư dân phong phú và có tính biệt lập tương đối về mặt thành phần cư dân. Ngoài tộc người Kinh (Việt), sống đan xen ở các thị trấn, công nông lâm trường quốc doanh và một số ít Hoa Kiều, Lào Kiều, số dân cư dân tộc thiểu số ở miền núi Nghệ An thuộc 5 thành phần dân tộc sau đây:
- Dân tộc Thổ bao gồm các nhóm Cuối, Mọn, Đan Lai - Ly Hà và Tày Poọng thuộc nhóm Ngôn ngữ Việt - Mường.
- Dân tộc Khơ - mú thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme.
- Dân tộc ơ đu thuộc nhóm Môn - Khơme.
- Dân tộc Thái bao gồm các nhóm: Man Thanh, Hàng Tổng, Tày Mười thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Dân tộc Hmông bao gồm các nhóm Hmông Trắng và Hmông Đen thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao.
Địa bàn cư trú của các cư dân trong vùng có mặt các thành phần 4 nhóm ngôn ngữ chủ yếu ở nước ta. Đây là điểm cực Nam của các cư dân Hmông ở nước ta, ranh giới phía Nam của các cư dân Tày - Thái, điểm duy nhất ở nước ta có người ơ - đu. Là nơi tập trung nhất và đông nhất cư dân Khơ - mú và là nơi có cư dân Thổ nhiều nhất với các nhóm địa phương rất phức tạp và đang là một trong những điểm nóng về nghiên cứu khoa học về thành phần tộc người có liên quan đến nguồn gốc dân tộc Việt.
Có một điều là là ở miền núi Nghệ An phong phú về thành phần dân tộc như vậy, nhưng đi dần về phía Nam sang địa bàn miền núi Hà Tĩnh, đến tận giáp giới Quảng Bình mới có đồng bào dân tộc thiểu số; Địa bàn miền núi Nghệ An nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi không chỉ đảm bảo cho những điều kiện tự nhiên môi trường sống thích hợp mà còn là ngã tư của các đường thiên di của các luồng cư dân trong lịch sử.
Vùng đất này là vùng chuyển tiếp trung gian từ khối núi Tây Bắt Việt Nam đến khối núi Trường Sơn - Tây Nguyên. Vùng này nằm sâu vào chân thềm cao nguyên Trấn Ninh, là vùng được các nhà Địa lý học coi là cuống phễu hẹp nhất từ Bắc vào Nam, là nơi thu nhận sự di thực của thực vật, di cư của động vật và thiên di của cư dân từ Bắc xuống Nam - luồng di dân có tính quy luật trong lịch sử các tộc người trong vùng.
Đây cũng là vùng đất nằm ở giao điểm của các luồng đường giao thông quan trọng trong lịch sử. Lưu vực sông Cả với các chỉ lưu chạy từ Lào qua vùng đất này để đổ ra Biển Đông là điều kiện thuận lợi cho sự di cư xuống - ngược dọc đầu khe ngọn xuối đến đôi bờ hạ lưu. Sự tăng giảm đáng kể của dân số các dân tộc Khơ - mú, Ơ đu trong vùng, trong lịch sử là những minh chứng cho sự chiếm cứ một cách thuận lợi những vùng đất mà điều kiện đi lại, điều kiện tự nhiên cho phép. Người Thổ với nhóm Tày Poọng (Tương Dương) Đan Lai - Ly Hà (Con Cuông) hay các nhóm Mọn, Họ, Cuối (Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp) đều có quan hệ nguồn gốc với các cư dân hoặc là ven biển Cửa Hội (?) hay là Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu ngược ngàn.
Thời Trung đại, đường “thượng đạo” chạy dọc vùng giáp ranh giữa trung du và đồng bằng theo tuyến Bắc - Nam là con đường các triều đại phong kiến hành quân chinh phạt, cũng chính là một tuyến di dân đáng chú ý. Hậu quả lịch sử là cho đến nay thành phần và cư dân ở miền núi Nghệ An có quan hệ nguồn gốc hay qua lại với các thành phần cư dân ở các vùng kề cận. ở Thanh Hoá (1) có các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ tương tự ở Nghệ An: dân tộc Thổ, Mường (thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) dân tộc Khơ - mú (thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme), dân tộc Thái (thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái) dân tộc Hmông và dân tộc Dao (thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao). ở Lào thuộc Khăm Muộn và Xiêng Khoảng có các cư dân Lào Lùm (chủ yếu thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme), cư dân Lào Sủng (chủ yếu thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao) v.v…
Những tài liệu từ trong vòng dăm bảy chục năm gần đây cỏ thể cho phép ta thấy rằng: Sự gia tăng dân số diễn ra rất mãnh liệt ở trong vùng.
- Năm 1934 có khoảng 25.000 - 25.000 người
- Năm 1936 có khoảng 30.000 người
- Nămg 1960 có 115.901 người
- Năm 1979 có 218.054 người
- Năm 1983 có 235.000 người
- Năm 1989 có 289.815 người
Hiện nay miền núi Nghệ An có 596.524 người, trong đó có 279.161 người Kinh (*). Sự biến động về thành phần dân cư vẫn tiếp tục xảy ra ngoài những nguyên nhân từ tỷ lệ sinh - tử (gia tăng dân số tự nhiên) còn có sự gia tăng do sự điều chỉnh của Nhà nước và đặc biệt là ……………………….
(1): Xin xem phần phụ lục
(*): Theo tổng hợp của Ban DT & MN tỉnh qua báo cáo của các huyện, thị, tính đến ngày 30/6/2009, miền núi Nghệ An có 1.145.433 người, trong đó có 436.074 người DTTS (chiếm 38%), 709.359 người Kinh (chiếm 62%)
di cư tự do lối sống du canh du cư của nhiều nhóm dân tộc vẫn chưa được chấm dứt. Điều đó vàng làm cho các bảng biểu điều tra dân số, dân tộc càng thêm phức tạp. Theo số liệu của cuộc Điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1989 dân số các thành phần dân tộc ở miền núi Nghệ An được phân bố như sau:
Dân số các dân tộc thiểu số cư trú ở các huyện trong tỉnh (1)
TT
|
Huyện
|
Thái
|
Thổ
|
Khơ - mú
|
Hmông
|
ơ đu
| |||||
Hộ
|
Khẩu
|
Hộ
|
Khẩu
|
Hộ
|
Khẩu
|
Hộ
|
Khẩu
|
Hộ
|
Khẩu
| ||
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
|
Kỳ Sơn
Tương Dương
Con Cuông
Quỳ Châu
Quế Phong
Quỳ Hợp
Nghĩa Đàn
Tân Kỳ
Anh Sơn
Quỳnh Lưu
|
1.820
6.298
4.996
4.531
5.140
5.788
2.583
1.472
207
98
|
11.879
41.955
30.833
29.869
38.146
34.560
13.171
8.965
1.372
566
|
48
167
2.244
3.192
2.115
|
357
1.162
73
11.513
16.447
10.893
|
1716
753
43
201
|
13.035
5.562
302
1.336
|
1.922
168
179
|
14.505
1.370
1.793
|
23
|
194
|
Tổng cộng
|
32.933
|
211.316
|
7.766
|
40.445
|
2731
|
20.235
|
2.269
|
17.665
|
23
|
194
|
Mối tương quan về dân số các dân tộc thiểu số hiện nay ở miền núi Nghệ An (*)
Dân tộc
|
Thái
|
Thổ
|
Khơmú
|
Hmông
|
ơ đu
|
Tương quan
| |||||
Dân số (người)
Tỷ lệ (%)
|
211.316
72
|
40.445
13
|
20.235
0,6
|
17.665
0,5
|
194
0,006
|
.................................................
(1) Tài liệu dựa theo Ban Dân tộc và miền núi Nghệ An
(*): Mối tương quan về dân số các DTTS ở Nghệ An tính đến 30/6/2009:
Dân tộc
|
Thái
|
Thổ
|
Khơmú
|
Mông
|
ơ đu
|
Tương quan
| |||||
Dân số (người)
Tỷ lệ (%)
|
303.882
69,39
|
67.819
15,49
|
35.686
8,15
|
29.412
6,72
|
613
0,15
|
Mật độ dân cư trung bình ở miền núi Nghệ An hiện nay là 45 người/1 km2. ở một số vùng ở vùng núi cao, mật độ dân cư rất thấp: 24 người/1 km2, chủ yếu ở huyện Kỳ Sơn và huyện Quế Phong.
Có thể so sánh mối tương quan về số dân so với diện tích đất đai như sau (1):
Tương quan
|
Đất đai
(%)
|
Dân số
(%)
|
Các vùng
| ||
Miền núi
Trung du
Đồng bằng
|
56
26
18
|
7
18
75
|
Sự phân bố dân cư của các dân tộc thiểu số ở miền núi Nghệ An có đặc điểm nổi bật, vừa mang tính chất thống nhất của các dân tộc ở miền núi phía Bắc nước ta vừa có tính chất khu vực tương đối dễ nhận.
Vùng cư trú của các dân tộc không phân biệt rõ giữa lãnh thổ tộc người và lãnh thổ hành chính. Họ sống xen kẽ nhau, tuy có một số vùng có tính chất biệt lập nhưng không phổ biến. Một số vùng tương đối đông của cư dân Thái như ở Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Hợp; cư dân Hmông, Khơ - mú ở Kỳ Sơn, cư dân ở đu ở Tương Dương; cư dân Thổ ở Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp. Một số nhóm địa phương sống độc lập với khối cộng đồng đông đảo của họ như nhóm Tày - Poọng thuộc dân tộc Thổ (ở Bản Phồng, xã Tam Thái, huyện Tương Dương), nhóm Đan Lai - Ly Hà thuộc dân tộc Thổ (ở Môn Sơn, Lục Dạ, …………………………………………….
(1): Số liệu điều tra trước khi Chính phủ công nhận thêm một số huyện xã thuộc địa bàn miền núi vào năm 1992.
huyện Con Cuông), dân tộc ơ đu (ở Kim Đa và Kim Tiến, huyện Tương Dương)… Tình trạng đó dẫn đến việc trên cùng một địa bàn, có xã có đến 3 - 4 thành phần dân tộc cùng cư trú, có huyện có đến 3 thành phần dân tộc cư trú (huyện Kỳ Sơn có 4 thành phần dân tộc có số dân tương đương nhau). Vì thế, mật độ dân cư cũng không đồng đều. ở các thung lũng có đất đai thuận lợi cho trồng trọt mật độ dân số cao và ngày càng thu hút dân cư từ nơi khác đến. Hiện tượng tranh chấp đất đai trong lịch sử cũng như cho đến nay luôn luôn là vấn đề nóng bỏng và nan giải cho các cấp quản lý hành chính.
Đặc điểm cần quan tâm là do cư trú theo địa hình nên có sự chênh lệch khá lớn về độ cao của nơi cư trú (nhà cửa, làng bản). Nhiều vùng sinh thái môi trường sống thực sự khác hẳn nhau: vùng rẻo cao, vùng giữa và vùng thấp. Vì thế phương thức canh tác ở các vùng cũng khác nhau đáng kể. Người Thái cư trú ở ven sông vùng trung lưu sông Cả. chiếm cứ các các thung lũng tương đối rộng, thuận tiện việc trồng lúa nước và chăn nuôi. Đây là địa bàn tranh chấp của nhiều cư dân trong lịch sử. Người Thổ, đa số cư trú ở vùng đồi thấp trước núi. Đây là vùng thuận lợi cho việc trồng lúa khô, các loại cây củ quả. Một số nhóm địa phương người Thổ có nghề đánh bắt cá dọc các sông suối với nhiều kinh nghiệm dân gian. ở đầu nguồn khe ngọn suối “côn dú hiểm du tung” là địa bàn sinh tụ của cư dân Khơ mú và ơ đu. Kinh tế nương rẫy gắn liền với du canh du cư làm cho vùng sườn núi bị rửa trôi thảm thực vật rất nhanh, đất bạc màu, sa - van hoá là phổ biến. Bộ phận cư dân này đang trong tình trạn lúng túng về phương thức canh tác. Từ phương thức canh tác. Từ phương thức chọc lỗ tra hạt đến việc thau đổi chuyển sang làm ruộng nước, ruộng bậc thanh là cả một vấn đề không đơn giản. ở vùng núi cao, cư dân Hmông lấy việc canh tác nương rẫy làm nguồn sống chủ yếu. Lối sống du canh du cư lâu đời vẫn còn trong nếp nghĩ nếp làm ăn của đồng bào. Đồng bào đang xuối núi dần, bắt đầu làm ruộng bậc thang, ở một số nơi kết quả bước đầu rất đáng phấn khởi (xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn).
Đặc điểm đáng chú ý ở miền núi Nghệ An là mặc dù sống xen kẽ hay biệt lập, ở thị trấn đông người hay ở vùng cao, vùng sâu xa xôi mối quan hệ về dân tộc vẫn giữ được khá chặt chẽ. Tuy chợ miền núi chưa phát triển nhưng những điểm tụ cư đông đúc, những dịp hội hè, giao duyên nam nữ… vẫn là những điều kiện thuận lợi cho sự gặp gỡ tiếp xúc tăng cường mối quan hệ dân tộc lành mạnh.
Tuy thực tế ở vùng này có nhiều dân tộc cùng cư trú nhưng số dân ở mỗi dân tộc cũng chênh lệch nhau. Người ơ đu chỉ còn một vài trăm người, đang có nguy cơ hoà tan vào cộng đồng Thái. Dân tộc Thái có số dân đông nhất và thực sự là dân tộc đa số ở trong vùng.
ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá Thái diễn ra trong cộng đồng các dân tộc trong vùng là hết sức phổ quát, mãnh liệt và ngày càng tăng nhanh.
Quá trình hình thành tộc người trong vùng trong lịch sử đã để lại bức tranh phân bố tộc người mang đặc điểm như là bức tranh thu nhỏ của sự phân bố cư dân các dân tộc ở nước ta; phong phú và đa dạng, vừa có những tính biệt lập riêng độc đáo vừa có tính thống nhất về văn hoá. Còn một số vấn đề nổi cộm lên về quan niệm trong đồng bào các dân tộc thiểu số cũng như ở một số ngành, giới nghiên cứu khoa học như: tên gọi dân tộc Khơ mú, hiện tượng di cư của đồng bào Hmông và Khơ - mú trong khu vực, các nhóm địa phương của đồng bào Thổ (nhất là Đan - Lai, Ly - Hà, Tày Poọng…) nguồn gốc lịch sử các tộc người trong vùng, sự “đồng hoá tự nhiên” của đồng bào Ơ đu v.v…
IV. Một số đặc điểm về kinh tế – xã hội văn hoá
Từ sự khác nhau khá xa về phương thức canh tác và thời gian có mặt của đồng bào trong khu vực cũng rất khác nhau và cho đến nay, như đã nói trên, việc xác định thành phần cư dân “bản địa” là ai cũng chưa dễ dàng trả lời, cho nên những đặc điểm chùng của các khối cộng đồng các dân tộc trong vùng là điều chưa thể thống nhất về nhận thức.
Cư dân có số dân đông nhất là đồng bào Thái, trước Cách mạng tháng Tám 1945 đã đạt đến trình độ cao trong việc canh tác ruộng nước. Nhiều thành tựu về sản xuất kinh tế được ghi nhận là một truyền thống ổn định như kỹ thuật làm đất, dẫn nước vào ruộng, luân canh xen vụ, sản xuất kết hợp với bảo về môi sinh, một số nghề thủ công nghiệp đạt kỹ xảo ca như dệt thổ cẩm v.v…
Đồng bào Thổ, Khơ - mú, Hmông và ơ đu sống bằng kinh tế nương rẫy là chủ yếu. Song sự khác nhau cũng thể hiện ở mức độ đậm nhạt. Người Thổ có chiếc “Cày nại”, biết làm ruộng nước. Người Hmông thành thạo trong việc canh tác nương rẫy, vườn rẫy gia đình, sử dụng thành thục chiếc cuốc bướm trên vùng đất có độ dốc cao. Người Khơ - mú còn đang trong tình trạng phát đốt, chọc lỗ tra hạt du canh du cư, phân phối sản phẩm còn bình quân nguyên thuỷ.
Nghề trồng gai và chế biến sản phẩm từ cây gai của đồng bảo Thổ, nghề rèn và săn bắn ở đồng bào Hmông, nghề đan lát ở đồng bào Khơ - mú… là những ngành nghề kinh tế đặc trưng của đồng bào.
Nền kinh tế “Săn bắt - hái lượm” vẫn còn đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống của đồng bào nhất là ở những cư dân còn trong tình trạng du canh di cư như đồng bào Khơ - mú, một bộ phận khá lớn đồng bào Hmông và một số nhóm địa phương người Thổ. Tuy nhiên sống giữa một vùng thiên nhiên đa dạng, ngay cả đồng bào Thái, Kinh, “kinh tế tự nhiên” vẫn còn có vị trí đáng kể trong đời sống kinh tê.
Trước Cách mạng tháng Tám, quan hệ xã hội các dân tộc thiểu số ở nước ta nói chung một mặt bị chi phối bởi quan hệ thực dân nửa phong kiến, mặt khác do hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng nhóm dân tộc theo quan hệ nội tại phụ thuộc vào trình độ phát triển của họ. Xã hội Thái bước vào xã hội có giai cấp. Sở hữu đất đai, sản vật núi rừng đã được quy định thành lệ mường luật bản khắt khe. Chế độ đẳng cấp được xác lập. Vai trò của dòng họ không chỉ là yếu tố huyết thống mà còn mang tính giai cấp và đẳng cấp.
Từng địa phương đã có những dòng họ quý tộc qui định rõ trách nhiệm quyền lợi. Các quan hệ Bản, Gia đình, Dòng họ có những chế định rõ ràng thể hiện một xã hội đã phát triển tương đối cao.
Người Khơ - mú mới vào miền núi Nghệ An trong vòng vài ba trăm năm nay còn trong tình trạng sản xuất nương rẫy với công cụ thô sơ. Sản phẩm lao động ít ỏi và bấp bênh, phân phối sản phẩm còn mang nặng dấu vết bình quân nguyên thuỷ, tích luỹ của cải còn ít ỏi… chưa đủ sức để xuất hiện một xã hội phân hoá giai cấp ở trình độ cao. Sự tương thân tương ái trong hoàn cảnh nay đây mai đó đóng vai trò quan trọng trong lối sống xã hội của đồng bào.
Người Hmông đến vùng rẻo cao Nghệ An với hành trang của cư dân tổ tiên đã từng thành thạo tài năng trong canh tác nương rẫy ở vùng rừng núi cao Tây Bắc. Gặp vùng rừng đất tốt, chiếc cày Hmông không cần thiết phải sử dụng, sản xuất nương rẫy đủ sinh sống và quên dần món “mèn mén”. Nhưng tài nguyên dù phong phú đến đâu cũng có giới hạn. Lối sống du canh du cư truyền kiếp do quá khứ để lại cộng với sự tàn kiệt của môi sinh tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế và quan hệ xã hội của người Hmông. Xã hội được phân chia đẳng cấp, giai cấp mang nặng ảnh hưởng dòng họ ngự trị trong quan hệ xã hội của họ. Xã hội của họ tổ chức chặt chẽ, ít biến đổi trong thực tế biến động của xã hội.
Người ơ - đu theo tương truyền “một thời oanh liệt” khồng còn. Dân cư ít, lại đan xen vào vùng đồng bào Thái, quá trình bị “Thái hoá” đã và đang xảy ra và đến nay đang đứng trước hoàn cảnh hỗn huyết trên bình diện dân tộc.
Các nhóm địa phương người Thổ cho dù nguồn gốc khác nhau, sống ở những vùng đất cách nhau rất xa song cách thức sản xuất, phân phối sản phẩm và tổ chức xã hội về cơ bản vẫn là một nền tương đồng. Gốc Việt - Mường tách ra chưa xa lắm, các nhóm địa phương người Thổ vẫn giữ thiết chế xã hội cổ truyền của các cư dân Việt - Mường sống kề cần (người Thổ, Mường ở Thanh Hoá, người Kinh ở các huyện đồng bằng ở Nghệ An hay cư dân Tày Pụm, Tày Tum ở Lào).
Vấn đề sở hữu đất đai là yếu tố bao trùm lên các yếu tố của sinh hoạt kinh tế, chế độ xã hội và cả sinh hoạt văn hoá.
Sự khác nhau ở mỗi cư dân của các dân tộc nói trên đã làm cho sự phong phú được thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau khá đậm. Yếu tố đồng hoá (bao gồm cả đồng hoá tự nhiên và đồng hoá cưỡng bức), hoà hợp dân tộc hay cố kết dân tộc là những sức tác động liên tục, đáng kể đến mối quan hệ nhiều mặt giữa các dân tộc trong vùng. Quá trình “tiếp biến văn hoá” (chữ mới của Giáo sư Hà Văn Tấn) diễn ra rất mạnh mẽ, nhất là trong thời hiện đại.
Vườn hoa đầy sắc hương về văn hoá của các dân tộc ở miền núi Nghệ An đang toả trên phố rộng. Giữ gìn, bảo lưu, kế thừa có chọn lọc đối với di sản văn hoá dân tộc của đồng bào đang là vấn đề cấp bách, cần thiết, không chỉ đối với ngành Dân tộc học.
Chương Hai
Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An
1. Dân tộc thổ
Dân tộc Thổ là một cộng đồng dân cư bao gồm các nhóm người mang tên Kẹo, Mọn, Cuối, Đan Lai - Ly Hà và Tày Poọng (1) cư trú ở các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Con Cuông và Tương Dương có số dân 40.445 người tính đến 1/4/1989 (*). Tên gọi Thổ mới
........................................................
(1) Tổng cục Thống kê - Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam. Hà Nội, ngày 02/3/1979
(*): Theo tổng hợp của Ban DT & MN, tính đến 30/6/2009, người Thổ ở Nghệ An có 67.819 người, chiếm 15,49% dân số DTTS toàn tỉnh.
có từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Trước đây họ được gọi bằng các tên gọi khác nhau như Nhà Làng, Côn Khạ, Xá… Các tên gọi mang ý nghĩa không đúng đắn nên không được đồng bào chấp nhận.
Các cư dân Đan Lai - Ly Hà và Tày - Poọng được các nhà Dân tộc học gọi là các nhóm địa phương (localgroup). Người Đan Lai - Ly Hà hiện đang cư trú tại các xã Môn Sơn và Lục Dạ thuộc huyện Con Cuông hiện nay. Người Tày Poọng cư trú tại bản Phồng, xã Tam Thái, huyện Tương Dương.
Việc điều tra dân số đồng bào Thổ từ trước tới nay rất khó khăn vì ngoài sự biến động tự nhiên, còn có khó khăn do tộc danh không thống nhất. Nhiều lần, nhóm Tày Poọng bị góp vào dân tộc Thái hay tách riêng Đan Lai - Ly Hà thành một dân tộc riêng. Số liệu dân số sau đây dùng để tham khảo về sự phân bố, gia tăng dân số và những lệch lạc đó.
Huyện
|
Nghĩa đàn
|
Quỳ Hợp
|
Tân Kỳ
|
Con Cuông
|
Tương Dương
|
Năm
| |||||
1970
1984
1990
|
10.139
12.822
16.447
|
6.200
7.675
11.515
|
4.580
6.572
21.907
|
400
1.162
|
Điều tra theo tộc danh Thái
357
|
(Ghi thêm số liệu mốc 1970 và 1984 để tham khảo)
Sự khác nhau về tên gọi của các nhóm người nói trên nằm trong cộng đồng dân tộc Thổ đã nói lên thành phần khá phức tạp của một dân tộc với số dân ít ỏi được phân bố trên một địa bàn rộng với nhiều nhóm tách biệt nhau. Ngay cả tiếng nói của họ giữa các nhóm dân cư cách xa nhau cũng rất khó khăn trong việc giao tiếp trong nội bộ những người đồng tộc. Điều này làm cho các nhà nghiên cứu từ trước đến nay gặp nhiều sai sót trong việc xác định danh mục dân tộc này.
Mặc dù tên gọi Thổ được Nhà nước công nhận và trở thành tên gọi thống nhất trong cả nước (1) nhưng cho đến nay ý kiến tranh luận về tộc danh này vẫn chưa phải đã kết thúc (2).
…………………………………………
(1) Như trang bên
(2) Có nhiều ý kiến cho rằng cộng đồng Thổ là tộc người (ethnos) nhưng hiện nay đanh có một số ý kiến khác, có ý kiến cho rằng dân tộc Thổ là bộ tộc , có ý kiến cho là các nhóm địa phương người Việt. Nhóm Kủo (gốc người Việt) hiện cư trú tại các xã Nghĩa Tiến (trừ làng Cát Mộng), Nghĩa Lợi, Nghĩa Đức, Nghĩa Quang (làng Dương), Nghĩa Thắng (làng U, làng Rai), thuộc huyện Nghĩa Đàn và các xã Hạ Sơn, Văn Lợi, Tam Hợp… thuộc huyện Quỳ Hợp. Nhóm Mọn (gốc người Mường) hiện cư trú tại làng Cát Mộng xã Nghĩa Tiến, xã Nghĩa Đức, xã Nghĩa An… huyện Nghĩa Đàn.
Nhóm Cuối được coi là cư dân bản địa hiện cư trú tại các xã Tân Hợp huyện Tân Kỳ, làng Lơ, làng Rạch, làng Đống ở xã Nghĩa Quang, huyện Nghĩa Đàn. Hai vùng này có tiếng nói nặng - nhẹ khác nhau nên phân biệt: Cuối Chăm (Cuối Tẻ) ở Tân Hợp và Cuối Niêu ở Nghĩa Quang có nhiều ý kiến cho rằng đồng bào Đan Lai ở Mường Quả (Con Cuông) cũng thuộc nhóm này.
Nhóm Đan Lai - Ly Hà và Tày Poọng có thể là hậu duệ cư dân Việt cổ di cư từ Thanh Chương lên hiện cư trú tại xã Châu Khê bản Co Nghịu, Co Phát (xã Môn Sơn) bản Khe Mọi (xã Lục Dạ) xen kẽ người Thái ở bản Khe Choang (xã Châu Khê), bản Yên Khê (xã Trung Chính) thuộc huyện Con Cuông bản Văng Muông, Trung Hương (xã Tam Quang) và người Tày Poọng ở Bản Phồng (xã Tam Thái), huyện Tương Dương.
Người Thổ là cư dân nói ngôn ngữ Việt - Mường. Điều này các nhà nghiên cứu đã thừa nhận những việc tìm hiểu về dân tộc này cần được tiếp tục đặt ra tìm nguồn gốc sâu xa của các cư dân Việt - Mường.
Vùng cư trú của đồng bào Thổ hiện nay là vùng giao điểm của nhiều đường thiên di của các luồng cư dân trong khu vực miền núi Nghệ An. Đây là khu đệm từ đồng bằng lên miền núi cao phía Tây, là vùng đệm giữa vùng núi Tây Bắc kéo trũng xuống phía Nam. Điều dễ nhận thất là địa bàn sinh sống hiện nay của người Thổ Nghệ An gồm hai khối cư dân cư trú tương đối tập trung nhưng lại ở cách xa nhau, gần như biệt lập với nhau. Khối cư dân đông đúc hơn ở phía Đông Bắc bào gồm các nhóm Kẹo, Mọn và Cuối. Khối cư dân ít hơn ở phía Nam bao gồm các nhóm Đan Lai - Ly Hà và Tày Poọng. Các nhà Dân tộc học đã từng nghiên cứu dân tộc này đều cho đó là các nhóm địa phương.
Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu từ trước tới nay về dân tộc Thổ của nhiều người, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: Dân tộc học, Ngôn ngữ học, Văn hoá dân gian… kết hợp nguồn tư liệu điền dã trong những năm gần đây, chúng tôi thấy cộng đồng người Thổ được hình thành bằng các nhóm địa phương sau đây:
Nhóm địa phương được coi là nhóm có số dân đồng nhất (1). Hầu hết các cụ già trong trong nhóm đều nhờ về một quê hương xa xưa của mình từ đồng bằng di cư lên. Một số bản gia phả dòng họ mà ching tôi sưu tầm được Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn ghi rõ nơi ra đi của họ là
…………………………………
(1) Các nhóm Mọn, Họ, Cuối gọi người Kinh cũng là “Kẹo”
Diễn Tháp (Diễn Minh - Diễn Châu ngày nay) hoặc là Quỳnh Lưu, Yên Thành(1), thậm chí trong số cư dân Kẹo. Họ còn có dòng họ gốc gác ở Đức Thọ, Cẩm Xuyên (thuộc Hà Tĩnh), hoặc Hưng Nguyên (2).
Trong ký ức của đồng bào vẫn còn nhớ những biến động lịch sử lớn của một thời xa xăm buộc họ phải chuyển cư lên miền núi sinh sống để trốn tránh tô thuế nặng nề của chế độ phong kiến ở miền xuôi, hoặc để lẩn tránh các bệnh dịch (3) v.v… Có nơi đồng bào còn kể lại ……………………………………………
(1) Từ thời Lê huyện Đông Thành bao gồm đất của huyện Yên Thành và Diễn Châu ngày nay huyện Quỳnh Lưu thời thuộc Minh là đất các huyện Quỳnh Lâm, Phù Lưu, Trà Thanh thuộc phủ Diễn Châu. Lúc bấy giờ, Quỳnh Lưu bao gồm cả Nghĩa Đàn ngày nay. Vì vậy cư dân người Kinh chuyển cư từ Diễn Châu và Quỳnh Lưu lên Nghĩa Đàn (bao gồm cả Quỳ Hợp) là sự di chuyển dân cư trong một huyện.
(2) Dòng họ Trương (2 bản ở xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp) có gốc ở Bùi Xá, huyện Đức Thọ mới lên lập nghiệp 10 - 11 đời . Hai anh em Tơ và Tưởng là người có công lập bản. ở xã Văn Lợi (huyện Quỳ Hợp) có họ ở Bản Sồng, gốc ở tổng Mỵ Duệ (huyện Cẩm Xuyên). Nhiều dòng họ gốc ở Hưng Nguyên lên xây dựng kinh tế mới từ 1960 do sống gần người TháI, tách biệt với người Kinh nên ảnh hưởng văn hoá Thổ khá đậm nét. Gần đây, trong các văn bản hành chính của họ, nhiều gia đình đã khai là dân tộc Thổ. Những cặp vợ chồng khác dân tộc thì con cái của họ đều ghi là người dân tộc. Điều này làm cho công tác điều tra thành phần dân cư dễ nhầm lẫn.
(3) Phần lớn người già ở vùng Tân Kỳ, Nghĩa Đang, Quỳ Hợp (nhóm Kẹo, Họ) đều cho rằng tổ tiên của họ di cư đến vùng này 6 - 8 đời. Gia phả dòng họ Trương ở Thọ Hợp, Hạ Sơn, họ Nguyễn ở Nghĩa Lợi. Nghĩa Đức đều chép họ có nguồn gốc người Kinh. Nếu tính 20 năm/1 thế hệ, thì họ đã có mặt ở vùng này khoảng 150 - 200 năm. Tư liệu này phù hợp với các nguồn tài liệu của sử giả Triều Nguyễn “năm 1819 dân Nghệ An phiêu tán mất 20.000 người. Chỉ trong 2 năm (1817 - 1819) vì dân “tránh chỗ nặng đến chỗ nhẹ” (Thuế khoá - N.Đ.L). Sách “Đại nam thực lục chính biên” chép: “Năm 1820, các huyện Đông Thành, Quỳnh Lưu, Thanh Chương (thuộc Nghệ An) phiêu tán mất 7 xã thôn, 191 người, bỏ hoang 140 mẫu ruộng. Cả hạt phiêu tán mất 63 thôn. Năm 1834 “Nghệ An mất 22 xã thôn”.
Gia phả nhiều dòng họ ở Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Con Cuông ghi chép khá rõ về phạm vi hoạt động và ảnh hưởng trực tiếp của nghĩa quân Lê Duy Mật đối với sự phân bố cư dân trong vùng. Khởi nghĩa Lê Duy Mật kéo dài trên 32 năm (1738 - 1770), hoạt động rộng khắp miền núi Nghệ An, từ Giai Xuân (Tân Kỳ) là căn cứ đầu tiên đến đồn Trình Quang ở Trấn Ninh (tức tỉnh Xiêng Khoảng của Lào). Nghĩa quân đã hành quân và đánh chiếm một số đồn bốt quan trọng như đồn Pù Piệt (xã Thông Thụ, Quế Phong), đồn Ta Leo (Kỳ Sơn), đồn Mường Mật (xã Thạch Giám, Tương Dương), đồn Hoa Quân (Thanh Chương) và có nhiều lần tiến quân ra Thanh Hoá rồi quay về Tân Kỳ…
những ấn tượng hãi hùng về những trận tranh chấp đất đai trong các vụ “loạn giặc Xá” (có thể là tranh chấp đất đai với các tộc làng giềng như Thái hoặc các nhóm địa phương người Thổ nhưng gọi đối phương bằng “Xá”). Đồng bào vẫn còn nhớ về sự kiện “quân quan Lê Duy Mật” một thời náo động núi rừng Thượng du làm xáo trộn thành phần cư dân trong vùng, không chỉ dân tộc Thổ mà cả các dân tộc khác (1)
Nhóm cư dân mang tên Mọn đang cư trú ở vùng Nghĩa Đàn có nguồn gốc là người Mường từ Như Xuân và Ngọc Lạc (Thanh Hoá). Phần lớn đồng bào tự nhận là gốc Mường, một số ít nhận là gốc Việt (2). Phần đông đồng bào cư trú ở Tổng Lâm La cũ.
Nhóm cư dân mang tên “Cuối” được nhiều nhà nghiên cứu Dân tộc học gọi là lớp cư dân bản địa. Có người gọi đó là những “ốc đảo” còn sót lại của người Việt cổ trong quá trình bước vào thời kỳ phân hoá Việt - Mường. Tiếng nói của họ có nhiều yếu tố giống tiếng nói cư dân Đan Lai - Ly Hà và Tày Poọng. Đây là nhóm cư dân có tiếng nói mang nhiều yếu tố cổ xưa hơn cả, không giống tiếng nói của các nhóm khác đến mức họ không thể giao tiếp được (3). Vì thế nhiều nhà Ngôn ngữ học cho rằng tiếng Cuối là một ngôn ngữ độc lập, song song với tiếng Mường, tiếng Việt và tiếng Chứt chứ không phải là phương ngôn tiếng Mường. Qua câu chuyện truyền miệng của các cụ già và một bài cúng khi đưa người chết có thể đoán định nguồn gốc lâu đời của họ trên vùng đất mà họ đang cư trú (4).
………………………………….
(1) Các dòng họ gốc người Việt từ Yên Thành, Diễn Châu lên là: Họ Lê (Làng Vơn), họ Cao, Trương (Nghĩa Lợi), họ Nguyễn, Võ, Vũ Trương, Hồ (Nghĩa An), họ Hoàng, Trương (Nghĩa Đức), họ Lê (Nghĩa Quang), họ Phan (Tân Hợp), các họ gốc Mường (Như Xuân, Ngọc Lạc - Thanh Hoá) có Lê Vũ, Lê Văn, Lê Trọng, Lê Khắc, Lê Đăng. Thi Nhị trong bài “Vài nét về người Thổ Nghệ An” cho biết trong 21 họ thì có 17 họ gốc Việt, 4 họ gốc Mường
(2) Đồng bào trong vùng gọi là người Lâm La. Tổng Lâm La thời thuộc Minh thuộc huyện Thúy Vân, Phủ Quỳ. Nay là các xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Tiến, Nghĩa An, Nghĩa Mai, Nghĩa Yên, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lạc, Nghĩa Thọ (Nghĩa Đàn): Tư liệu tác giả điều tra ở Như Xuân cho thấy xã Xuân Bình (Như Xuân, Thanh Hoá) di dân 2/3 cư dân vào Nghĩa Lâm, sau đó là họ Đinh, họ Nguyễn di cư vào các xã kề cạnh. Người Thổ gốc Mường và người Thổ gốc Việt khác nhau vẻ bể ngoài là: Váy phụ nữ Thổ gốc Mường dài hơn váy người Thổ gốc Việt.
(3) Nguyễn Văn Tài cho rằng: “Hai nhóm này tiếng nói khá khác nhau, không thể dùng tiếng mẹ đẻ của mình để giao tiếp chung được”.
(4) Bài văn cúng của thày cúng bản Sồng (Hạ Sơn, Quỳ Hợp) và bài cũng của thày cúng ở Tân Hợp, Tân Kỳ (nhóm Cuối Chăm) đều nhắc đến các địa danh đất đai quanh vùng trên đường về tổ tiên. Tác giả sưu tầm ở Hạ Sơn, Văn Lợi, Quỳ Hợp 6 - 1979.
Người Đan Lai - Ly Hà và Tày Poọng ở các xã Môn Sơn, Châu Khê, Lục Dạ (thuộc huyện Con Cuông) và người Tày Poọng ở bản Phông xã Tam Thái (thuộc huyện Tương Dương) trước đây được nhiều nhà Dân tộc học thống nhất cho rằng họ là cư dân Kinh di cư từ thượng huyện Thanh Chương lên tận huyện Con Cuông và ở lại đầu nguồn sông suối dọc biên giới Việt - Lào và mở rộng nơi sinh sống lên tận hạ Tương Dương: Nơi ở tương đối ổn định từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay. Các dân tộc kề cạnh, kể cả các nhóm người Thổ khác coi họ cũng như người Cuối Chăm ở Tân Kỳ là lạc hậu hơn. ở đây, đồng bào có quan hệ xã hội gần gũi với người đồng tộc của họ ở Lào thuộc các nhóm Tày Pụm, Tày Tăm, Tày Chăm, Tày Hung đang sinh sống ở vùng Khăm Muộn (1).
Người Đan - Hy La cư trú ở vùng Khe Chặng, Khe Choang là những chỉ lưu của Sông Lam, có quan hệ nguồn gốc với cư dân vùng Thanh Chương và cư dân ven biển Cửa Hội (2).
……………………………………
(1) Tài liệu điền giã của Đặng Văn Hưởng phù hợp với các tài liệu nghiên cứu trước đó của Đặng Nghiêm Vạn (đã dẫn). Tài liệu địa danh Cô cũng cho biết vùng cư trú của nhóm này còn bao gồm một phần đất Lào (thời thuộc Minh phủ Nghệ An có châu Ngọc Ma (thời Lê là phủ Ngọc Ma). Thời Gia Long cho thuộc vào Vạn Tượng Năm Minh Mệnh thứ 8 (1827) đặt làm phủ Trấn Đinh gồm các huyện Cam Môn, Cam Cát, Cam Linh (thuộc Khăm Muộn hiện nay).
(2) Điều này còn là vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ thêm bởi cư dân ven biển n chài cho dù được đưa lên vùng đất tốt ở ven sông làm nông nghiệp cũng chỉ được một thời gian ngắn rồi quay lại lối sống sông nước (N.Đ.L). Nhận định trên đây của Đặng Nghiêm Vạn có căn cứ vào tài liệu của Mạc Đường và Vương Hoàng Tuyên về việc sưu tầm được chuyện kể dân gian về cư dân vùng Hoà Quân, Thanh La (thuộc huyện Thanh Chương) không chịu được ách bóc lột hà khắc của chúa đất địa phương phải bỏ lên cư trú tại Khe Khăng (nhóm mang tên Ly Hà, gọi là nhóm anh) và Khe Choang (nhóm mang tên Đan Lai, gọi là nhóm em). Ngoài ra còn một nhóm sang tận đất Lào, Đặng Nghiêm Vạn cho rằng: những người này có thể có mối quan hệ nguồn gốc căn cứ vào tài liệu địa danh như tên “Đan” là tiếng phổ biến chỉ một số tên đất ở vùng này (như Xuân Đan, Đan Phổ) thuộc huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Thêm một chứng cớ là vào dịp Uỷ ban hành chính tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị đại biểu các dân tộc miền núi tại Cửa Lò, tháng 10 - 1973, một số đồng bào khi tiếp xúc với cư dânh ven biển Nghi Lộc đã giao tiếp đước với nhau tương đối dễ dàng. Tác giả nêu lên để bạn đọc tham khảo. Trong điều kiện tư liệu hiện nay, tác giả chưa có thể kết luận được.
Theo Đặng Nghiêm Vạn, có thể họ là cư dân từ Thanh Chương, Nghi Xuân, Nghi Lộc chuyển lên do không chịu nổi chế độ tô thuế và ách áp bức cường hào của các quan lại phong kiến địa phương trước đây.
Tuy các nhóm địa phương của người Thổ cư trú khá xa nhau nhưng trên những nét cơ bản văn hoá của họ là thống nhất, thể hiện một trình độ phát triển kinh tế - văn hóa tướng đối đồng đều nhau.
Người Thổ sinh sống dựa chủ yếu vào kinh tế nương rẫy. Số ruộng đất để làm lúa nước rất ít. Vì thế, ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp đất đai đã phải qua nhiều chu kỳ phát đốt nên tầng đất mùn trên mặt đã bị bào mòn hàng chục đời nay, nên đất đai cằn cỗi. Hơn nữa tuy gần các sông suối lớn nhưng việc khắc phục nước tưới cho cây trồng không thực hiện được. Rẫy dốc, nghèo mùn và khô là đặc điểm đất canh tác ở vùng cư trú của người Thổ. Lúa rẫy khô và cây gai là hai loại cây sống thích hợp với loại đất này. Do áp lực của lịch sử di dân và sự gia tăng dân số mà họ phải khắc phục sự khắt khe của thiên nhiên ở đây để tồn tại. Trình độ canh tác rẫy đất dốc khá cao thể hiện ở khâu làm đất. Công cụ điển hình của họ là chiếc “cày nại” (cần nộn) giống chiếc cày chia đôi của người Kinh trước Cách mạng Tháng Tám. Bên cạnh “cày nại” là gậy chọc lỗ tra hạt (gọi là cần món, tầm rói) - một công cụ khá điển hình của phương thức canh tác của cư dân đang ở trình độ canh tác bằng công cụ cầm tay. Năm đầu tiên sau khi phát đốt, người ta dùng gẫy chọc lỗ, vì lớp mùn đất còn dày. Từ năm sau trở đi, người ta mới dùng cày bừa (1). Trong sản xuất, phân công lao động phổ biến theo giới. Các hộ tương trợ nhau đổi Công làm mùa. Thường thường 3 người nam chọc lỗ (tẩm), 7 phụ nữ đi theo tra hạt (rói). Khi gieo vãi xong (vạt) cày lấp đất (cần vạt), bừa lại (bừa vạt). Mỗi chu kỳ sản xuất thường làm cỏ 2 lần. Chu kỳ làm rẫy: trước tết âm lịch: phát đốt; sau tết âm lịch: thu gọn cây to đốt lại; tháng 3 và 4: gieo hạt; tháng 9: thu hoạch. Thu hoạch lúa bằng công cụ rất thô sơ: dùng miếng sắt mỏng (0,015m x 0,03m) mài mỏng một mép làm hái, gọi là hái cú (nái lạch). Cùng với trồng lúa, đồng bào trồng gối vụ, xen canh sắn, ngô, đỗ, lạc, mía…
…………………………..
(1) ở đây, các sử dụng gậy chọc lỗ lại trở nên hợp lý bởi nó được tồn tại trong khi thảm thực vật còn dày
Người Thổ có nghề trồng gai và chế biến các sản phẩm từ cây gai rất phát triển. Nghề này chủ có ở vùng Tân Kỳ, Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp, không có ở Con Cuông và Tương Dương. Sản phẩm của nghề đan sợi gai được bà con trong vùng ưa chuộng, khả năng tiêu thụ đã vượt ra ngoài nội bộ dân tộc là võng, lưới săn thú, lưới đánh cá, đồ đựng v.v… Người Thổ dùng các sản phẩm này để đổi lấu những thứ mà dân tộc mình không sản xuất được, chủ yếu là quần áo. Sản phẩm từ sợi gai đã trở thành gần gũi quen thuộc đối với người Thổ và nhờ đó nghề chế biến sản phẩm gai đã tích luỹ được những kinh nghiệm sản xuất quý giá.
Nghề đan lát khá phổ biến trong hầu hết đàn ông người Thổ. Nhiều loại sản phẩm đẹp đem đổi chác, mua bán với các cư dân quanh vùng được nhiều người ưa thích (như ghế mây, bồ đựng quần áo, hộp kim chỉ…) nhất là các sản phẩm của cư dân Đan Lai - Ly Hà và Tày Poọng.
Cư trú dọc các sông suối lớn, đồng bào Thổ có nhiều phương pháp đánh bắt cá cổ truyền ít thấy ở các dân tộc khác. Trên dòng sông Dinh, sông Hiếu, lòng sông rộng, nước chảy mạnh, về đếm, đồng bào bằng tay không vẫn bắt được cá ngủ (gọi là bắt cá “nạc”) theo kiểu rái cá với số lượng lớn. Việc bắt cá ngủ của họ đã trở thành kỹ xảo. Đây là một hiện tượng hiếm thấy ở các cư dân đang sinh sống ở miền núi nước ta. Dụng cụ đánh bắt cá ở đây độc đáo và phong phú: Hom giỏ kết bằng tai hoa mây (lá ngáng), xúc vợt (việc), vó trời (cuộng), chíp, đăng, chài v.v…
Nghề săn thú nhất là săn thú rừng tập thể của người Thổ đã trở thành tập quán cổ truyền vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa sinh hoạt văn hoá truyền thống của cộng đồng. Lưới săn thú của họ làm bằng sợi gai với khối lượng lớn, đan kết nối nhiều tấm. Sợi gai có tiết diện 0,015m mắt lưới có kích thước 0,15 x 0,20m, cao 2 - 4m. Đồng bào Thái thường phải mua loại lưới này của người Thổ để dùng. Ngoại việc săn thú lớn, bằng lưới, đồng bào còn có nhiều kinh nghiệm đánh bắt thú bằng bẫy sập: bẫy hổ bẫy thòng lọng bắt bò tót, bẫy sập voi, bẫy chim, cầy v.v… Nghề săn thú tập thể ở người Thổ còn diến ra trong mấy chục năm gần đây với nhiều tập tục truyền thống rất đáng được chú ý nghiên cứu. Đáng tiếc là những tập tục này hiện nay, hầu như đã mất, do việc mở rộng diện tích canh tác, do du canh du cư môi trường bị phá huỷ nghiêm trọng, các loại thú lớn vắng bóng trong vùng.
Do nền kinh tế sản xuất còn ở trình độ thấp nên đời sống của đồng bào gặp nhiều khó khăn triền miên. Bù đắp sự ít ỏi của thu nhập do nương rẫy đưa lại, các hình thức thu nhặt lâm thổ sản đóng vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào Đan Lai - Ly Hà và Tày Poọng. Tỷ lệ thu thập các sản vật chất tự nhiên này chiếm vai trò rất đáng kể trong đời sống vật chất của đồng bào. Đó là dấu ấn đậm nét của nền kinh tế tước đoạt”. Nền kinh tế hàng hoá chỉ mới manh nha xuất hiện bằng các hình thức trao đổi, những thứ mà đồng bào không sản xuất được (muối, vải, dầu đèn…).
Nền văn hoá vật chất của đồng bảo Thổ không có nét đặc biệt. Nhà ở phần lớn là nhà làm bằng gỗ rừng, tre nứa lá giản đơn, cột ngoạm, chỉ cần một con giao và cái rìu là dựng được nhà. Nhà sàn có nhiều ở nhóm Tày Poọng do cư trú gần gũi và lâu dài mà ảnh hưởng nhà sàn Thái. Những biểu hiện văn hoá vật chất điển hình (như trang phục, công cụ sản xuất) hết sức đơn giản, lại pha tạp - dấu ấn của một dân tộc được cơ cấu bằng nhiều nguồn dân cư khác nhau. áo quần của họ phần lớn do đổi chác mà có. Có một vài đặc điểm chung nhưng có thể phân biệt được là: Đàn ông Thổ mặc áo lượng đen, khăn nhiễu tím, quần dài trắng cạp vấn (giống đàn ông Kinh. Váy phụ nữ vùng Quỳ Hợp lại giống váy Thái ( có sọc viền chân váy, dày) trong khi váy của phụ nữ vùng Lâm La lại giống váy Mường và mang dáng dấp Kinh (có dọc theo dấu ngón trỏ xuống). áo phụ nữ vùng Quỳ Hợp năm thân, màu nâu hoặc trắng (gần giống người Kinh), áo phụ nữ vùng Lâm La thêm cổ viền giống áo cánh phụ nữ Kinh. Một số cư dân mặc yếm trắng (giống Kinh), đội khăn vuông (giống Mường), có tang chít khăn trắng (giống Kinh)v.v…
Do sống xen kẽ với các tộc khác, và luôn ở trong tình trạng đời sống khó khăn, nơm nớp lo lắng về sự đồng hoá văn hoá của các thế lực ngoài dân tộc nên ý thức cố kết cộng đồng của cư dân Thổ khá vững mà có lẽ biểu hiện cao nhất là ý thức về chế hôn nhân nội tộc của cộng đồng. Tuy các nhóm ở xa nhau nhưng quan hệ hôn nhân rất chặt chẽ. Việc kết hôn với người khác tộc lại rất hạn chế. Trong nội bộ dân tộc, trai gái trong thời kỳ tìm hiểu có tập tục “ngủ mái”. Trong đêm “ngủ mái” trai gái làm quen nhau một cách lành mạnh. Lệ tục khắt khe lên án các hành vi mờ ám. Tục này chỉ có các nhóm ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, không có ở các nhóm Con Cuông, Tương Dương.
Từ các đêm “ngủ mái”, trai gái đồng ý lấy nhau thì từng bước thực hiện các nghi thức bắt buộc như nhờ người làm mối (ông pìn), thăm hỏi nhau thường xuyên (1 tháng 1 lần), dạm hỏi và xin cưới. Tục cưới xin ở người Thổ trước đây khá tốn kém và phiền phức trong khi đời sống còn ở mức rất thấp.
Do cộng cư xen kẽ với các dân tộc khác trong vùng lại nằm trong khuôn khổ chế độ phong kiến nên xã hội người Thổ trước đây cũng là xã hội của các mối quan hệ phong kiến. Đến lúc thực dân Pháp cai trị với mang tính chất thực dân nửa phong kiến.
Đơn vị hành chính nhỏ nhất của người Thái là Làng. Làng có ông “trùm làng” cai quản. Trùm làng được bầu hàng năm. Trùm làng đốc thúc thuế khoá, công việc an ninh trật tự, lao dịch và cống nộp quan trên, tu sửa đền đài, chủ lễ để xin thần linh chọn “chủ giống” (chọn nơi phát rẫy, ngày chọc lỗ tra hạt đầu tiên khi vào vụ sản xuất), xử phạt những người có tội (ăn trộm, lười biếng, gái chửa hoang…). Các chức dịch khác như lý trưởng (cấp xã), chánh tổng (cấp tổng) giống như người Kinh cùng thời.
Trong các mối quan hệ xã hội của người Thổ trước Cách mạng Tháng Tám 1945 vấn đề cần quan tâm là quan hệ giữa dân với bộ máy quan lại chức dịch, quan hệ giữa người chủ và đầy tớ, giữa các thành viên trong nội bộ làng bản, dân tộc với nhau.
Dân có nghĩa vụ nộp thuế đủ và đúng kỳ hạn, làm công (tô lao dịch), lễ lạt biếu xén thường xuyên cho các chức dịch nhân dịp hội hè, tế lễ. Nhưng các quan lại trọng hệ thống chức dịch quan hệ với dân không hống hách nặng nề như cường hào ở người Kinh. Trong quan niệm của họ, sự tách biệt này không lớn, không vượt quá mối quan hệ cộng đồng cổ truyền, đoàn kết dân tộc để sinh tồn. Vì thế, ngay cả lúc nhận lễ vật biếu xén, các chức dịch cũng phải thết đãi, đón tiếp dân tử tế. Đứa ở được nhà chủ coi như con nuôi, được chủ nhà dựng vợ, gả chồng cho chu đáo. Những người bạc đãi với con ở bị dư luận xã hội lên án. Xã hội người Thổ rất trọng dư luận, coi dư luận như một công cụ giáo dục các hành vi của người dân.
Chế độ hôi nhân nội bộ tộc người được tôn trọng nhằm củng cố cộng đồng trong điều kiện sống xen cài giữa các dân tộc. Giữa các thành viên, trong nội bộ bản với nhau mối quan hệ là tương thân, tương ái, đoàn kết. Ngày làm nhà mới, ngày gieo hạt, cả bản giúp đỡ nhau tận tình.
Về chế độ sở hữu, tài sản đáng quan tâm nhất là đất đai, sông suối. Trong xã hội truyền thống người Thổ điều này không được quy định chặt chẽ nên không hình thành chế độ chúa đất bao chiếm cả vùng rộng lớn (1).
……………………………….
(1) Người có công khai phá đầu tiên được quyền sở hữu đất đai. Nếu đất bỏ hoang một năm thì mất quyền sở hữu. Nếu chuyển cư thù cũng mất quyền sở hữu ruộng đất trước đó. Các “Chủ sắc” trông nom việc tế lễ cho bản dược trích ruộng công khoảng 2 - 3 sào để làm sở hữu cố định. Ruộng công lớn gấp nhiều lần ruộng tư nên chúa đất không hình thành được.
Vì thế sự tách biết giữa những người giàu và người nghèo không lớn lắm nên ít dẫn đến việc đấu tranh trong nội bộ dân tộc như ở một số tộc người khác. Mối cố kết dân tộc đáng chủ ý là sự cố kết của những người cùng thân phận chứ không phải chỉ nặng về họ hàng, làng bản như một số dân tộc khác.
Xã hội người Thổ đã bước đầu phân hoá giai cấp. Khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên đất nước ta, chúng khoác lên trên xã hội đó tính chất thực dân.
Nền văn hoá tinh thần của người Thổ rất đa dạng. Nó mang dấu ấn sự cộng cư của nhiều thành phần dân cư và sống khá biệt lập với nhau trong lịch sử.
Quan niệm của đồng bào về thế giới cõi âm rất phức tạp. Có đủ loại thần ma… trong tín ngưỡng của đồng bào. Họ cho rằng thần trên trời, ma dưới đất, có những người lùn ở dưới mặt đất, có “tô khụ” tức là các con thuồng luồng ở dưới nước (1). Có làng thờ hàng chục vị thần (14 - 15 vị), bao gồm nhân thần thiên thần và cả những vật vô tri v.v… Đó là các vị thần Đông, thần Tây, thần Đức Ông, Thuỷ Tề… có nơi còn thờ cả thần Cao, Sơn, thần Cả, thần Đẹt, thần Sơn Dương v.v… (2). Những người đến sớm khai phá đất đai mở làng phát rẫy đầu tiên, những người cầm quân đánh thắng các cư dân khác khi mới di cư đến sinh cơ lập nghiệp đều trở thành những vị thần và được nhân ân thờ phụng. Đồng bào cho rằng có ma ở khắp nơi.
Có loài ma lành làm điều tốt cho người, có loại ma dữ làm hại. Tín ngưỡng vạn vật có linh hồn thể hiện rõ trong quan niệm về các loại ma: ma đồng, ma bãi, ma nhà, ma cây to đầu làng, ma trẻ em chết yểu… Đồng bào quan niệm con người ta có 3 hồn 7 vía (đối với nam), 3 hồn 9 vía (đối với nữ) do “mụ bà” tạo ra (3). Vì thế, mỗi khi có ốm đau hoặc tai nạn người ta thường cúng vía “mụ bà” và buộc “vòng vía” cho người bị nạn.
Người Thổ cúng ma bằng tiếng Cuối do các thày cúng tiến hành. Khi cúng tổ tiên, họ cúng bằng tiếng phiên âm Hán - Việt. Người chết được gọi hồn vía để nhập liệm. Làm cỗ ……………………………………………………..
(1) Thế giới thuồng luồng ở đây gần gũi với tư duy người Mường
(2) Việc thờ các loại thần này thể hiện tôn giáo nguyên thuỷ. Đáng chú ý có thần Cao Sơn giống người Kinh trong vùng.
(3) Riêng các nhóm Đan Lai - Ly Hà và Tày Poọng lại chỉ tin mỗi người có 1 vía.
cúng tế linh đình trong nhiều ngày, và quàn người chết tại nhà tuỳ khả năng kinh tế của từng gia đình. Những gia đình khá giả tổ chức tang lễ rất tốn kém: giết mổ hàng chục con trâu, kéo dài hàng tuần, hàng tháng. Từ khi hạ huyệt trở đi, người ta tổ chức các lễ cúng 3 ngày, 50 ngày và 100 ngày (1). Người Thổ không có tục bốc mả, hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán đồng bào tổ chức quét mả, mời tổ tiên về ăn tết, sau đó vào các dịp Tết Đoan Ngọ (5 - 5), Trung Nguyên (15 - 7) và Tết Cơm Mới (10 - 10) đều được đồng bào cúng chu đáo.
Người Thổ coi trọng các lễ xuống đồng, lễ cơm mới, lễ mừng nhà mới v.v… Lễ xuống đồng (cầu mống) được tổ chức vào đầu mùa làm rẫy. Trừ các nhóm Đan Lai - Ly Hà và Tày Poọng không thấy được nhắc đến, còn phần lớn các cư dânh ở Tân Kỳ, Quỳ Hợp và Nghĩa Đàn đều tổ chức lễ xuống đồng rất linh đình và coi đây là một tập tuch quan trọng trong năm.
Người phát nhát giao đầu tiên, chọc lỗ và tra hạt giống đầu tiên trong mùa làm rẫy của làng, được gọi là “chủ giống”. Ông là do trùm làng chỉ định và là người làm ăn phát đạt và nhẹ vía. ở các đền trong làng, các gia đinh thay phiên nhau sắm sửa lễ vật và cúng.
Văn học dân gian ở người Thổ khá phong phú và đặc sắc. Kho tàng ca dao, tục ngữ, câu đố được mọi người trong vùng
Biết và sử dụng thành thạo. Cho đến nay tục hát ví ( hát bạn) hát “nhà tơ” (lối hát như hát “nhà tơ” (lối hát như hát ví dặm của người Kinh trong vùng) vẫn còn được bảo lưu. Phần lớn những bài hát kể sự tích đều được trình bày bằng tiếng Cuội. Tục kể “đắng”, một hình thức kể chuyện sự tích có nhân vật, tình tiết khá hấp dẫn về các nhân vật có công tạo lập làng bản, khai phá đất đai đầu tiên được những người cao tuổi ưa thích như các điều: du du diềng diềng, tập tính tập tang, khai rế v.v…
Tiếng Thở thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, thuộc ngữ hệ Nam á. Cơ cấu tiếng Thổ không thuần nhất vì nó được hình thành từ nhiều nguồn. Theo kết quả của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: do cộng cư lâu đời với các dân tộc kề cận nên tiếng Thổ không chỉ có nhiều yếu tố gần gũi với ngôn ngữ Việt - Mường, với phương ngữ người Việt Bắc Trung Bộ mà còn mang nhiều yếu tố Thái (thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái) và ơ đu (thuộc nhóm ngôn ngữ
……………………………
(1) Tập quán này không khác gì người Kinh trong vùng kề cạnh.
Môn - Khơme) (1).
Nhìn khái quát dân tộc Thổ trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ta có thể thấy rằng: Thành phần các nhóm dân tộc của họ rất phức tạp, trình độ phát triển kinh tế - xã hội chênh lệch nhau khá lớn. Trước đó, người Thổ đã đạt được một số yếu tố văn hoá tinh thần mang tính chất của một xã hội đã phát triển, chế độ phụ quyền đã hình thành, hôn nhân nội tộc một vợ một chồng bền vững v.v… Nhưng do sống tách biệt với các tộc người khác trong một điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên đã dẫn đến quá trình thoái hoá tộc người rõ rệt. Đó là một nghịch lý khi nghiên cứu về kinh tế - xã hội vùng người Thổ ở Nghệ An.
………………………………………
(1) Nguyễn Văn Tài cho rằng: Tiếng Cuối bao gồm cả nhóm Cuối Chăm ở Tân Hợp, Đan Lai - Ly Hà và Tày Poọng là ngôn ngữ cổ hơn cả, có vị trí ngang hàng với tiếng Mường. Nghiên cứu ngôn ngữ người Thổ có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt và lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt - Mường.
II. Dân tộc Thái
Người Thái ở Nghệ An chiếm 72,09% tổng số cư dân các dân tộc ít người trong tỉnh. Số liệu điều tra của Uỷ ban Điều tra dân số Nghệ Tĩnh, ngày 1 tháng 4 năm 1990 cho biết người Thái có 211.316 người (1) (*). So với cả nước, với số dân này chiếm tỷ lệ 24.4% và là một trong những tỉnh có số dân Thái đông nhất. Nhìn vào bản đồ phân bố cư dân Thái ở miền núi Bắc Trung Bộ nước ta, người ta dễ dàng nhận thấy, cùng với nhóm Thái ở Thanh Hoá, vùng cộng đồng người Thái sinh sống ở Nghệ An là một vùng cư trú khá tập trung. Vùng này có những yếu tố văn hoá truyền thống vừa mang tính thống nhất của văn hoá Thái, vừa mang tính đặc thù địa phương do điều kiện sống và quá trình giao tiếp văn hoá với các cư dân kề cận (Văn hoá Việt - Mường, Văn hoá Môn - Khơme và Văn hoá Lào).
Trước đây, việc nghiên cứu người Thái ở vùng này chưa được nhiều người quan tâm nên sự hiểu biết của giới khoa học xã hội về cư dân ở đây vẫn còn hạn chế. Gần đây, do yêu cầu của việc phát triển kinh tế - văn hoá trung du miền núi, một số nhà khoa học và một số cơ quan theo dõi thực hiện chính sách dân tộc mới để ý đến việc nghiên cứu khảo sát và bước ………………………………………
(1) Số liệu điều tra dân số tháng 4/1989 của Ban dân tộc Nghệ Tĩnh là 210. 570 người
(*): Theo tổng hợp của Ban DT & MN từ báo cáo của các huyện, thị, đến ngày 30/6/2009, người Thái ở Nghệ An có 303.822 người, chiếm 69,39% dân số DTTS.
đầu người ta nhận thấy cư dân người Thái vùng này có nhiều điều đáng lưu ý. Đó là sự bảo lưu kết cấu xã hội truyền thống, đó là yếu tố kỹ thuật của một số ngành nghề cổ truyền đạt trình độ cao, một vùng dân cư đông đúc chứ không phải thưa thớt ít ỏi như người ta tưởng trước đây (1). Nhiều người nghiên cứu đã nhận ra sự khác biệt ở một số nét về văn hoá với cộng đồng Thái Tây Bắc. Hơn nữa, trong quá trình cộng cư với các dân tộc khác trong vùng (Thổ, Khơ mú, ơ đu, Hmông) đã diễn ra quá trình giao tiếp, đan xen văn hoá, hình thành những yếu tố văn hoá mới có tính chất khu vực. Vì thế, một số người
Nghiên cứu đã bước đầu đưa ra nhận xét: đây là một vùng Lịch sử - Dân tộc học, trong đó văn hoá Thái giữ vị trí quan trọng
1. Quá trình hình thành các nhóm Thái ở Nghệ An
Trước đây, người Thái ở Nghệ An được gọi bằng nhiều tên khác nhau theo tên các nhóm địa phương. Sự lầm lẫn đó đã làm cho việc thống kê dân số sai lệch đáng kể.
Trong giao tiếp từ trước đến nay người ta thường dùng các tên gọi sau đây để chỉ các nhóm người Thái: Tày Mường (có nơi còn gọi là Hàng Tổng, hoặc Tày Chiềng), Tày Thanh (có nơi gọi là Man Thanh) và Tày Mười. Trong thời gian gần đây, ngay cả trong nhiều văn bản của các cơ quan địa phương từ xã huyện lên tỉnh, người ta vẫn còn dùng tên các nhóm nói trên như là tên dân tộc. Đồng bào tự gọi mình là “Phủ Táy” (Công Táy - vùng Quế Phong) nghĩa là người Thái. Nhưng khi giao tiếp người ta gọi tên dân tộc của mình theo nhóm như là sự phân biệt dân tộc: Tày Mường, Tày Thanh, Tày Mười.
Sự khác nhau giữa các nhóm trên căn cứ vào nguồn gốc lịch sử của họ. Đặng Nghiêm Vạn, Cần Trọng cho rằng: Cộng đồng Thái vào Việt Nam đầu tiên từ thiên niên kỷ II sau Công Nguyên từ ngành Thái Trắng và sau đó là Thái Đen. Từ trước đến nay người ta cho rằng vào khoảng thế kỷ XI và XII do nhu cầu của sanr xuất mở rộng vùng cư trú, người Thái từ Nam Trung Quốc lại tiếp tục vào Tây Bắc Việt Nam với những đợt thiên di ồ ạt. Sau khi đẩy lùi các nhóm cư dân Môn - Khơme vốn là cư dân đã cư trú ở vùng Tây Bắc rộng lớn họ đã tràn khắp vùng từ Lai Châu, Nghĩa Lộ, đến Sơn La và sau đó tràn xuống phía Nam vùng Thanh Hoá - Nghệ An. Diệp Đình Hoa, Hà Văn Tấn, Lê Sĩ Giáo… cho rằng: Người Thái ở …………………………………..
(1) Lu - pơ nhầm lẫn người Thái là người Mường, Mạc Đường cho rằng cho rằng người Hàng Tổng là người Mường. Vương Hoàng Tuyên gộp nhiều nhóm Thô vào cộng động Thái.
Việt Nam có nguồn gốc vừa có yếu tố bản địa vừa có yếu tố di dân từ Trung Quốc đến. Trước đây Đặng Nghiêm Vạn cho rằng đợt thiên di nhiều và sớm nhất của người Thái vào Nghệ An vào thế kỷ XV gắn liền với thời Lê Lợi. Diệp Đình Hoa lại có ý kiến là vào sớm hơn thể kỷ thứ X. Gần đây, học giả Pháp Cham - bơ - lai (Chamberlain) lại cho rằng người Thái có mặt ở Nghệ An còn sớm hơn thế kỷ VI.
Như đã trình bày các quá trình tộc người trong khu vực miền núi Nghệ An với các di tích khảo cổ học và tài liệu địa miền nùi Nghệ An với các di tích khảo cổ học và tài liệu địa danh, miền núi Nghệ an với hàng loạt chứng cớ về sự tồn tại khá liên tục của cư dân mới tạo nên các nền văn hoá khảo cổ dày dặn. Vây, nếu giả thiết của các nhà nghiênc cứu khoa học dân tộc - sử học, khảo cổ học… đối với vùng đất này vẫn còn khoảng trống gần mười thế kỷ thì ai là chủ nhân của vùng đất này đang là điều day dứt. Phải chăng một trong số họ là cư dân Thái mà cứ liệu để minh chứng vẫn còn là ẩn số?
Theo tư liệu tiếng Thái ghi chép còn lại và những truyền thuyết dân gian cho thấy nhóm Thái đầu tiên vào Nghệ An là nhóm có số dân đông nhất cư trú chủ yếu ở vùng dọc đường 48 thuộc các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp hiện nay.
Nhóm cư dân này được gọi là Hàng Tổng, có nơi gọi là người Tày Mường hay Tày Chiềng. Di cư từ Tây Bắc vào có tổ chức theo đơn vị Mường phìa nên vào Nghệ Tĩnh họ mang theo tên gọi có ý nghĩa tự xưng như là người Tày Chiềng, Tày Mường, trước đây (người ở vùng trung tâm của “Mường phìa”). Người Thái thường nói “Mường phía cuông chu”. Người hàng châu thu hút Mường hàng xã lạo, Mường hàng xã thu hút các mường nhỏ lạo do nhu cầu cố kết trong sản xuất và di dân. Tên gọi Hàng Tổng mới xuất hiện từ thời Nguyễn, từ khi vua Minh Mệnh cải tổ đơn vị hành chính ở các huyện , châu, mường của người Thái gọi là phủ là tổng.
Có thể nhóm Tày Mường đến vùng đường 7 sớm nhất, vào thế kỷ XIII - XIV. Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn còn ghi nhận công lao to lớn của Cầm Quý người cầm đầu đồng bào Thái ở vùng Quỳ Hợp tham gia vào cuộc chiến đấu bảo về và giải phong thành Trà Lân.
Theo truyền thuyết, Mường Nọc (đất Quế Phong nay) là nơi tụ cư của đồng bào Tày Mường (lúc bấy giờ thuộc phủ Quỳ Châu). Cư dân ở đây cho đến nay vẫn có người tự nhận là người Quỳ. Thần phả đền chín gian ở Mường Nọc cho biết dòng họ Câm (hay Sầm, Lò Khăm) đã đưa các dòng họ khác của người Thái từ Tây Bắc qua Lào và Quỳ Châu, tính đến
lúc Pháp xâm lược nước ta đã qua 17 đời làm tạo mường kiêm “châu hua” (Chủ phần hồn) (1).
Hình thức tông tộc và tục “quai - xê” của đồng bào Thái Quỳ Châu có liên quan đến “pù quai” (“núi trâu”) nay thuộc Mường Nọc, Quế Phong.
Chứng tích nơi cư trú đầu tiên của họ được thể hiện qua những tập quán tôn giáo tín ngưỡng có liên quan đến tộc người Thái thuộc những dòng họ lớn ở vùng này (2). Qua những dấu vết còn lại của cư dân nhóm Tày Mường ở vùng núi Nghệ An, có thể nhận thất ngày từ trước thế kỷ XIV - XV cư dân Tày Mường đã cư trú khá đông trên địa bàn rộng: phía Bắc là vùng Bồ Đằng (“Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật”, lúc bấy giờ gọi là đội quần áo đen), trung tâm là xã Châu Nga (Quỳ Châu hiện nay), phía Đông đến Quỳ Hợp (các vết tích là Bãi Tập ở xã Tam Hợp, Thọ Hợp và truyền thuyết, câu chuyện về cô gái bán Lê gặp quân Lê Lợi lánh nạn), phía Nam đến Trà Lân (“miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”), thuộc Con Cuông hiện nay.
Nhóm Tày Mười có nguồn gốc ở mường Muỗi, một vùng trung tâm của người Thái Đen ở Tây Bắc (xã Chiêng Pấc, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) di cư vào Nghệ An vào nửa đầu thế kỷ XV.
Bộ phận Tày Mười nay buộc phải chuyển vào Thanh Hoá, Nghệ An cư trú vì Lê Lợi khi đưa quân lên chinh phạt Đèo Cát Hãn, chủ đất ở mường Muỗi đã chống lại. Vào Nghệ An họ mang tên tự gọi quê hương, nhưng do tiếp xúc cách phát âm của các cư dân quanh vùng nên “Muỗi” bị đọc chệch thành “Mười” (3). Nhóm cư dân nay cư trú chủ yếu ở vùng Nghĩa Đàn, Quỳ Châu và Quế Phong hiện nay.
Nhóm Tày Thanh có nguồn gốc từ Mường Thanh, tự gọi là Tày Nhài (4), một nhóm Thái Đen ở Điện Biên (Lai Châu) di cư vào thời gian muộn hơn, khoảng hơn 200 năm nay (tổ tiên họ còn nhớ họ mới đến khoảng 10 - 12 đời nay). Phần lớn họ từ Mường Thanh qua đất Lào và mới vào Nghệ An, một số khác có đi qua hoặc từ vùng núi Thanh Hoá di cư đến. Nhóm này đến muộn nên những vùng rừng rậm, thung lũng rộng màu mỡ vùng Quỳ Châu, Nghĩa Đàn không còn, họ xuống sâu dọc vùng đường 7 và xen ghép những người Tày mười, Hàng
………………………………….
(1) Nếu tính 17 đời từ thời Lê đến 1858 và 1858 cho đến nay tương đương gần 600 năm.
(2) Đại Việt sử ký Toàn thư chép “phụ đao Quỳ Châu là Cằm Lan quy thuận” (Lúc đó Lê Lợi đang vây hãm thành Đông Quan. Dẫn theo Đặng Nghiêm Vạn.
(3) Cầm Trọng dẫn theo Đặng Nghiêm Vạn trong cuốn “Người Thái ở Tây Bắc” ( đã dẫn)
(4) R.Rô - be trong cuốn ghi chép về người Tày Đèng ở Làng Chánh (1941) cũng ghi như vậy ở trang 10: “Họ được mọi người biết có tên gọi Man Thanh tự xưng là Tày Nhài”.
Tống đã đến từ trước ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Do đến muộn nên phần lớn họ trở thanh thân phận ngụ cư và thường có địa vị thấp hơn trong xã hội của những người Tày Mường đã có mặt sớm hơn.
Ngoài ba nhóm đông đảo nhất nói trên còn có nhóm Tày Khăng với số lượng đáng kể từ Mường Khăng (ở Lào) nay cư trú ở Kỳ Sơn và Tương Dương (1). Một nhóm người Thái ở Tương Dương còn được gọi là người Mèn - một cư dân nói tiếng Thái cổ cần được lưu ý tiếp tục nghiên cứu (2).
2. Sinh hoạt kinh tế và văn hoá vật chất.
Người Thái là một trong những cư dân biết làm ruộng nước sớm nhất trong khu vực Đông Nam á. Trong một số khâu kỹ thuật ruộng nước người Thái đạt trình độ cao (như cách thức dẫn vào ruộng ở vùng địa hình phức tạp, cách thức khai khẩn đất đai và cơ cấu các loại cây trồng thích hợp v.v…)
Về cơ bản những yếu tố văn hoá truyền thống trong đời sống văn hoá vật chất và các phương thức sinh hoạt kinh tế của đồng bào Thái ở Nghệ An không có gì khác biệt lắm so với những người đồng tộc của họ ở Tây Bắc cũng như những nơi khác trong khu vực Nam Trung Quốc và Đông Nam á. Điều cần chú ý là trên cơ sở thừa kế vốn truyền thông văn hoá đó, khi vào Nghệ An đồng bào đã áp dụng nó trong những điều kiện vừa có tính chất chung của núi rừng nhiệt đới vừa có nét khu vực địa lý riêng do ảnh hưởng xủa địa hình và khí hậu, Người Thái là cư dân nông nghiệp biết dùng cày. Việc biết sử dụng sức kéo của trâu bò vào việc canh tác ở vùng núi Nghệ An của người Thái là điều kiện rất thuận lợi cho cộng đồng Thái hoàn toàn có khả năng sinh sống ở một vùng có nhiều thung lũng rộng giữa núi rừng
…………………………..
(1) Có nhiều người cho là ở Tương Dương có người Tày Pao, thực ra không phải như vậy Nậm Pao là một đoạn thượng nguồn sông Lam. Nó không có ý nghĩa chỉ tên nhóm nào cả, bởi vì tại vùng này cư dân xen lần người Hàng Tổng, Tày Khăng.
(2) Giáo sư Hà Văn Tấn cung cấp cho chúng tôi tài liệu về Hội thảo khảo học ở Thái Lan (1/1991) trong đó có ý kiến của Cham - bơ - lai (Jame R. Chamberlain) cho rằng người Mèn ở Nghệ An đã từng nói một tiếng địa phương cổ của người Thái có mặt ở Nghệ An đã từng nói một tiếng địa phương cổ của người Thái có mặt ở Nghệ An phải trước thế kỷ VI. “Mèn” ở đây là Xiềng Mèn ở huyện Tương Dương.
rạp, đất rộng người thưa. Dĩ nhiên dấu vết văn hoá “hoả canh thuỷ nậu” truyền thống vẫn còn tồn tại đến trước Cách mạng tháng Tám bởi những điều kiện để cho nó tồn tại vẫn còn. ở những vùng thung lũng hẹp khi xới lớp đất mặt mỏng, người ta chỉ cần đốt cây cỏ, rơm rạ rồi dẫn nước vào, ngậm đất cho mềm rồi cho trâu bò dẫm thành bùn để cấy lúa. Họ không phải dùng cày vì tầng đất canh tác mỏng nền cày sẽ quật lên lớp đất sâu hơn, nghèo mùn làm hỏng đất.
Tư liệu thư tịch cổ Việt Nam có nói các cư dân Việt Cổ dùng lối canh tác trên đây. Dấu vết còn lại của họ hiện nay ở đồng bằng, dù đồng bằng Bắc Bộ hau Hạ lưu sông Cả vẫn không còn! May thay, hình ảnh đó vẫn còn sót lại ở vùng “Kinh tế thung lũng” của đồng bào Thái. Nền nông nghiệp ruộng nước buổi đầu có lẽ bắt đầu từ những biểu hiện rõ rệt mà thời gian khó lòng xoá nhoà khi những điều kiện tự nhiên vẫn còn tương tự. ở vùng Thái, trâu bò và lợn, gà thả rông nên việc thu gom và cấy lúa ruộng nước bón phân chưa đặt ra. Đồng bào trông lúa nước mỗi năm một vụ, còn một họ vẫn gieo lúa nương. Từ Cách mạng Tháng Tám đến nay, nhiều nơi chuyển sang làm lúa nước hai vụ là chủ yếu.
Bổ sung vào nguồn lương thực do canh tác ruộng nước đưa lại đồng bào tiến hành canh tác nương rẫy với các loại cây lương thực phụ: như ngô, khoai, sắn… và hoa màu: rau, đỗ, lạc, bầu bí… Một số cư dân Thái (chủ yếu là nhóm Man Thanh) cư trú ở vùng sâu hiểm trở dọc biên giới Việt - Lào, diện tích làm ruộng nước ít, nguồn sống chủ yếu dựa vào nương rẫy. Trước đây, do diện tích rừng còn nhiều, nương rẫy trông lúa, ngô, sắn… cũng trong tình trạng du canh và về phương thức canh tác cũng còn đơn giản như ở vùng đất của người Khơ - mú, Hmông và nhóm Tày Poọng (dân tộc Thổ) trong vùng: phát đốt, chọc lỗ, tra hạt và ở một đôi nơi dùng cuốc. Chu kỳ canh tác loại nương rẫy này từ 3 - 4 năm. Một loại rẫy khác trồng bông để lấy bông dệt vải, đồng bào đã áp dụng một số biện pháp thâm canh: cuốc xới kỹ, có bón phân, chăm chút chu đáo như vườn rau. Tuy nhiên ngay cả loại nương này đồng bào cũng chưa biến nó thành vườn ổn định. Sản phẩm rau rừng các loại thuỷ sản (cá, tôm, cua, ốc) và chim, thú nhỏ… là nguồn thức ăn bổ sung rất quan trọng và tương đối sẵn có. Vì thế trước đây vườn nhà chưa được chú trọng. Những “vườn treo” làm bằng các máng gỗ để trồng thêm gia vị. Những đàn trâu, đàn lợn bầy gà chủ yếu dùng trong lễ lạt, cúng tế, nghỉ lễ. Trâu là con vật được người Thái quý trọng vì ngoài việc sử dụng làm sức kéo nông nghiệp còn là vật cúng tổ tiên và được nuôi với số lượng lớn (1)
. …………………………………..
(1) Tập quán này khác với người Khơ - mú và Hmông trong vùng. Người Khơ - mú và Hmông ở Nghệ An ít nuôi trâu mà chủ yếu nuôi bò thả rông, có bản đến hàng trăm con
Nhiều đàn gia súc nổi tiếng trong khu vực như Bình Chuẩn (Con Cuông), Nga Mi (Tương Dương), xã Tri Lễ, Chè Lè (Quế - Phong)… Ngoài ra, vùng Quỳ Châu, đồng bào nuôi vịt với giống địa phương cho thịt thơm ngon được nhiều vùng biết tới.
Sống giữa vùng núi rừng rậm nhiệt đới, các sản vật tự nhiên phục vụ cuộc sống con người khá phong phú. Hơn nữa khi họ đến Nghệ An như là những cư dân đến khai khẩn đầu tiên nên việc tiến hành các hoạt động động hái lượm và săn bắn rất thuận lợi và chiếm vị trí rất quan trọng trong đời sống của đồng bào.
Có thể nói trong số những cư dân sinh tụ ở miền núi Nghệ An, bên cạnh người Thổ có những cách đánh bắt cá cổ truyền độc đáo, thì người Thái cũng có những kinh nghiệm nuôi cá ruộng đáng chú ý. Cá ruộng, ao hồ theo mùa vụ nông nghiệp cung cấp cho mỗi gia đình hàng tạ cá để làm mắm hoạc sấy khô dùng quanh năm. Đồng bào có nhiều kinh nghiệm chài, đơm đó, làm “chặng” và các phương thức đánh bắt cá tập thể nhân những dịp làm lễ có liên quan đến tôn giáo. Trước đây chúa đất còn chiếm những vùng đầm lầy, những khúc sông lắm cá là của sở hữu riêng. Việc săn bắn chim thú chưa trở thành nghề riêng thực sự. Nó được tiến hành vào lúc nhàn rỗi và bên canh việc tăng nguồn thức ăn còn nhằm mục đích bảo vệ mùa màng. Săn bắn chủ yếu theo quy mô nhỏ do cá nhận hoặc nhóm anh em trong dòng họ tiến hành. ít khi họ tiến hành săn bắt tập thể như người Thổ, người Khơ - mú. Đồng bào Thái Nghệ An ít khi dùng bẫy vì người và trâu bò đi lại thường xuyên. Việc dùng tên tẩm ít thuốc độc, không phổ biến trong việc săn bắn như các dân tộc trong vùng (như người Thổ, người Chứt).
Nghề thủ công truyền thống của người Thai cũng như các dân tộc ít người khác ở nước ta chưa trở thành nghề độc lập mà chủ yếu là nghề phụ. Tuy vậy, ở Nghệ An, người Thái trồng bông dệt vải, dệt thổ cẩm rất thành thạo, tinh vi. Nếu có thể so sánh nhìn trên góc độ sản phẩm kinh tế hàng hoá thì nghề dệt người Thái Nghệ An đã bước một bước sớm hơn so với người Thái ở Tây Bắc. ở vùng này người ta không chỉ dệt cho nhu cầu của mình mà còn trao đổi cho một khối lương cư dân lớn sống kề cạnh không dệt vải như người Thổ, Khơ - mú, Hmông và cả khối cộng đồng liền núi liền sông như Lào. Thu nhập do nghề dệt đem lại ở nhiều gia đình đông con gái trở thành một nguồn lợi lớn, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế. Nghề này đang có khả năng to lớn để phát triển trong tương lai hoà nhập vào xu thế kinh tế hàng hoá của các cư dânh Thái ở Đông Nam á.
Bênh cạnh nghề dệt truyền thống, đàn ông Thái biết đan lát nhưng không thành thạo bằng người Thổ và Khơ - mú. Một số sản phẩm đan lát họ phải mua hoặc đổi của người Khơ - mú. Nghề làm gỗ chỉ có ở Thông Thụ (Quế Phong) nhưng sau sant phẩm thô, nhiệt độ nung thấp nên họ thường mua của người Kinh hoặc đổi từ Lào chuyển về. ở những bản lớn, có một vài gia đình sắm dụng cụ làm nghề rèn những vẫn chưa tách khỏi nông nghiệp. Cư dân Thái ở vùng Cửa Rào có một số gia đình biết làm nghề chạm bạc, làm trang sức. Đặc biệt nghề đãi vàng khá phát triển ở Khăm Muộn, Quang Phong (Quế Phong) và vùng Nậm Pao (Kỳ Sơn, Tương Dương). Việc trao đổi các sản phẩm nông nghiệp và các nghề thủ công (trừ nghề dệt thổ cẩm) chưa trở thành kinh tế hàng hoá ở bất kỳ vùng Thái nào. Do điều kiện địa hình hiểm trở, do tập quán, do phương thức sản xuất mà nhu cầu chợ trước đây chưa xuất hiện. Hiện nay khắp vùng Thái đều có chợ để trao đổi hàng hoá. Đây là một nhân tố mới thúc đẩy mọi mặt đời sống kinh tế, biến đổi bộ mặt miền núi theo cơ chế thị trường.
Về văn hoá vật chất, tiêu biểu nhất ở người Thái là nhà cửa và trang phục. Mỗi bản trung bình thường có 30 - 40 nóc nhà. Những bản có đến hơn một trăn nóc chủ yếu ở vùng Quỳ Châu. Nhà ở cấu trúc theo lối mật tập. Nhà đồng bào Thái làm bằng gỗ rất lớn và chắc chắn nhất so với các cư dânh cùng sống trong vùng. Có thể nói vùng núi Nghệ An đã thu nhận được các kiểu nhà sản của người Thái ở Tây Bắc.
Nhà ở của cư dân nhóm Man Thanh mang cung cách nhà ở của người Thái Đen (nhà nhỏ trung bình, hình mai rùa có “khau cút” lại còn ảnh hưởng cung cách nhà sàn Mường (nhà mái hình chữ nhật có lan can cầu thang trước và sau, có “khau cút” ở đầu hồi nhà, nhà ở người Tày Khăng lại có dáng dấp nhà ở của người Lào… Nhà ở người Thái thường thoáng đãng và rộng do ít khăn phên vách và hàng cột giữa có nơi chỉ làm cột lửng đặt trên xà ngang. Xu hướng nhà sàn chuyển dân sang nhà đất đã thấy xuất hiện trong những năm gần đây. Một số gia đình làm nhà nửa sàn nửa đất, lợi dụng mái núi dốc.
áo quần và đồ trang sức của người Thái ở Nghệ An có một số nét khác biệt với những người đồng tộc của họ ở Tây Bắc. áo phụ nữ Thái điển hình cho lối trang phục các cư dân ở khu vực Đông Nam á với 3 loại: “áo chui đầu” (Đông Nam á), áo xẻ ngực (Việt - Mường), áo xẻ nách (Hán), trang phục Thái cổ truyền hiện nay chỉ thấy ở những phụ nữ cao tuổi. Hầu hết đàn ông và phần lớn phụ nữ đều ăn mặc theo lối người Kinh. Những bộ trang phục cổ chỉ xuất hiện trong những dịp tế lễ, ma chay nói lên tài nghệ của người sản xuất ra nó: dệt vải, thêu thùa, nhuộm màu sắc, chạm trỗ khuy bạc v.v… Trừ người Hmông có lối ăn mặc riêng còn phần lớn cư dân Khơ - mú, Thổ và ơ - đu trong vùng đều mặc quần áo Thái.
Người Thái trước đây trồng lúa nếp, ăn cơm nếp, gần đây họ trồng lúa tẻ và ăn cơm tẻ. Các loại giống mới đã gia nhập vào nguồn giống địa phương ngày càng nhiều. “Nâm pịa”, nắm cá chua, ăn thức ăn cay đắng, hút thuốc lào, ăn trầu… là những tập quán truyền thống của đồng bào.
3. Về quan hệ xã hội, dòng họ, hôn nhân và gia đình.
Cho đến nay, những ý kiến về lịch sử cư trú của cư dân trong địa bàn miền núi Nghệ An trước khi người Thái tràn vào vẫn đang là các giả thuyết. Người ta chỉ mới biết được khi người Thái vào Nghệ An họ đã tiếp xúc với các cư dân Môn-Khơ-me vốn đã từng cư trú ở đây. Những cuộc tranh chấp đất đai đã xảy ra ở vùng này muộn nhất là trước thế kỷ XIII. Những đơn vị hành chính thời Lê được ghi chép khá rõ trong các thư tịch cổ ở vùng này là những chứng cớ cho sự tồn tại việc tổ chức xã hội ở đây đã được ổn định khoảng từ thế kỷ XV.
Khi di cư từ Tây Bắc vào Nghệ An cư dân Thái đã mang theo thiết chế xã hội truyền thống của họ. ở những khu vực cư dân đông trên địa bàn rộng lớn có chúa đất cai quản, họ vừa là chúa đất lớn (chẩu phen đin) vừa là tay chân của triều đình phong kiến, vừa là biểu tượng của thần quyền (chầu hua). Họ trực tiếp cai quản các vùng dân cư thông qua các tay chân làm "lam" để cai quản cả ở những vùng xung quanh, bắt cư dân quanh vùng phải thần phụcmình. Chúa đất Mường Nọc (Quế Phong) đặt thêm các "lam" ở Châu Tiến (Quỳ Châu) và Khủn Tinh (Quỳ Hợp)... Mường Nọc là mường lớn trung tâm có cơ cấu xã hội gần giống cơ cấu xã hội Thái ở Tây Bắc. Chúa đất cai quản mường, cha truyền con nối. Có thế lực nhất ở vùng này là họ Sầm nhiều đời thế lập làm Chẩu mường. Cho đến nay vai trò của họ Sầm vẫn còn có thế lực trong vùng.
Dưới mường lớn do chúa đất cai quản là các mường nhỏ do các lý trưởng (chẩu bản) cai quản. Cơ cấu xã hội cổ truyền Thái được các triều đại phong kiến khéo "lồng ghép" hệ thống chức dịch của mình để dễ bề quản lý. Triều đình vẫn coi là các "phu -ki-mi" nhưng thực chất triều đình vẫn nắm được họ và điều hành thông qua tầng lớp chức dịch thuộc các dòng họ lớn và thường là chúa đất, lý trưởng (tương đương chẩu bản) có thế lực vì được trao thực quyền và có bổng lộc. Vào đầu thế kỷ XX sau khi cơ bản đã "binh định" được miền núi, thực dân Pháp đặt thêm một số tay sai giúp việc (thông lại, thư ký...) và để nguyên bộ máy cai trị cổ truyền Thái nhưng những quyền lực của chúa đất và lý trưởng bị hạn chế.
Các mường đều có chiềng là vùng trung tâm. Trung tâm này chỉ là vị trí lớn, chủ yếu là sinh hoạt cộng đồng. Tên gọi Tày Chiềng chính là tên của nhóm cư dân di cư cả mường trong đó có chiềng. Dưới các mường nhỏ là các "xống" (một số nơi ở Nghệ An gọi là "phổng" đây là cách gọi phổ biến ở Nghệ An khác với vùng Thái ở Tây Bắc). Các "lộng" (trong các tài liệu văn bản trước đây đều là ghi chép là "động"). Trong thực tế, những khái niệm của đơn vị hành chính nói trên từ mường, xổng, lộng đến mường trong, muờng ngoài và bản đều chỉ có ý nghĩa tương đối tùy điều kiện lịch sử.
ở vùng đường 7 đã hình thành các mường nhỏ tương đương với Xống như: Mường Quả, Mường Chai (Con Cuông). Mường Mi, Mường Mèn (Tương Dương), Mường Xén (Kỳ Sơn). Cơ cấu các mường này khác với các mường ở Tây bắc.
Trong thực tế, nhữnh khái niệm của đơn vị hành chính nói trên từ mường, xổng, lộng đến mường trong, mường ngái và bản đều chỉ có ý nghĩa tương đối tùy điều kiện lịch sử.
Bản xưa là đơn vị cơ sở của mường, là nơi tậphợp các gia đình phụ hệ. Trưởng bản do cuộc họp "hua hườn" của bản bầu lên được "ăn ruộng", được hưởng chế độ biếu thịt thăn, có thế lực nên thường cha truyền con nối. Chắm bản phụ trách lễ lạt, tôn giáo trong bản, chủ trì lễ "Xên bản" nhưng không được "ăn ruộng" như trưởng bản.
Bản có chung bến nước, bãi chăn thả trâu, bãi tha ma, mương phai. Bản có lệ, luật đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mọi cư dân. Trong thực tế, ruộng đất tư đã phát triển, ruộng công chỉ có nghĩa hình thức hoặc số lượng ít không đáng kể. Ruộng dân, ruộng chức dịch, "ruộng gánh", "ruộng cơm gói", "ruộng góp"... đã thể hiện các mỗi quan hệ xã hội, tổ chức xã hội đã định hình với những luật tục khắt khe mà mọi thành viên trong bản, mường phải chấp nhận.
Những cuộc tranh chấp đất đai giữa các thế lực phong kiến địa phương trong nội tộc và các dân tộc kề cận diễn ra liên miên, làm cho ranh giớ hành cũng luôn thay đổi. Bên cạnh hệ thống cai trị của chúa đất người dân thực hiện những tập quán pháp cổ truyền. Xã hội Thái kể từ khi thực dân Pháp đặt ách cai trị đã tồn tại một cơ cấu cai trị khác là hệ thống tổ chức hành chính thực dân nhằm thu thuế và thực hiện chức năng quản lý hình pháp... Cơ cấu này là sản phẩm của chế độ thường công cho những tên tay sai xuất thân hoặc từ dòng họ quý tộc cũ hoặc từ dân có quyền dung nạp nông nô và những người khác tộc di cư đến khai khấn thêm đất đai canh tác.
Vì sự khập khiễng bộ máy chức dịch đó mà hệ thống cai trị cổ truyền bị mất dần quyền lực, dần dần chỉ còn trong lĩnh vực thần quyền. Một số dòng họ quý tộc mất hẳn thế lực. đây là điều có khác hơn ở Tây Bắc. Có những chúa đất chiếm nhiều ruộng nhưng không giữ chức vụ gì (khác với Tây Bắc) như Sầm Văn Phòng ở Hoa Tiến, Châu Tiến (Quỳ Châu) chiếm vùng đất rộng lớn nhưng không giữu chức vụ gì. Về hình thức mà xét tất cả đất đai, ruộng nương, rừng núi, khe suối đều thuộc về quyền sở hữu công cộng. Nguyên tắc phân chia ruộng nương của bản mường ở người Thái nơi nào cũng vậy, đó là nguyên tắc phân phối theo địa vị của các tầng lớp trong xã hội. Chủ đất có phần nhất định, ruộng đất, sông suối riêng. Các chức dịch mường bản tùy từng vị trí được chia đất theo tỷ lệ tương ứng. Số lượng chia đều cho các hộ chỉ xảy ra 1 lần (gọi là ruộng gánh vác). Nếu có gì cần thay đổi thì các mường bản tự điều chỉnh trong nội bộ. Chính vì cơ chế tự cân đối này mà chúa đất dần dần lũng đoạn ruộng công, biến ruộng công thành ruộng tư. Chúa đất bị phá bỏ hình thức "ăn" ruộng truyền thống làm cho sự chêng lệch giữ ruộng chúa đất, ruộng chức dịch và ruộng gánh vác (ruộng dân) ngày càng lớn. ở Nghệ An khác Tây Bắc ở chỗ là bóng dáng ruộng công chỉ còn mờ nhạt, hầu như không đáng kể. Phần ruộng chúa, ruộng chức dịch ngày càng lớn bới chúa đất nắm quyền phân phối định mức các loại ruộng. Khi mất chức, quyền đó thuộc dòng họ đó. Ví dụ dòng họ Hủn Quang vốn dòng họ dân nhưng một số đã vươn lên có chức tước nắm được những vùng đất lớn. Từ quan hệ sở hữu đất đai bất bình đẳng kéo theo sự bất bình đẳng về nghĩa vụ. Người dân buộc phải giao dịch, cống nạp các sản phẩm nặng nề, kể cả các thứ thu lượm trong vùng rừng chúa cai quản. Khi phần ruộng gánh vác tô thuế quá nặng thì họ trả ruộng (dĩ nhiên lại vào tay chúa đất) hoặc bỏ đất đi làm nương rẫy mới, chịu thân phận cuông nhốc cho những chủ đất khác. Một số cư dân bỏ quê hương ban đầu ra đi tìm được vùng đất mới, sống ổn định nhờ ruộng đất miền tây Nghệ An rộng lớn, còn có khả ăng khai khẩn thêm.
Giai cấp thống trị Thái bao gồm các chúa đất thuộc dòng họ quý tộc và chức dịch cao được xác lập do xã hội cổ truyền quy định hoặc về sau được thực dân Pháp bổ nhiệm. Một số dòng họ quan ở cùng đường 7 là người Tày - Mường. Họ được giữ các chức dịch địa vị là chủ mường như họ Lang, Vi, Lô, Lưu. Điều này khác Tây Bắc "họ Lường làm mo, họ Lờ làm tạo". Vai trò của những người có công khai khẩn vùng đất mới được đánh giá, họ trở thành chủ đất nhỏ như ở Mường Quạ (Con Cuông), Xá Lưiợng (Tương Dương).
Những người bị thống trị có thể bị gọi chung là lớp nông dân lao động. Những "Páy, táy" (nông dân tự do) là bộ phận đông đảo nhất, phần lớn thuộc những người đi đầu trong việc dựng mường, lập bản. Nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi được hưởng đều có ý nghĩa như nhau vì thực chất việc thực hiện nghĩa vụ là quyền sinh hoạt cộng đồng, nộp tô lao dịch, cống nạp..."Páy, táy" ở trung tâm của mường ("chiềng") có uy tín hơn ở các vùng xa trung tâm. Người nào có công học khá giả mà thuộc dòng họ tạo thì được chúa cho chức quan bản hoặc "chá" trông coi các bản nhỏ. Trong "Páy" lại có "Páy đinh" (ở các bản Tày Mường) và "Páy cử" (ở các bản Man Thanh và Tày Mười).
Tầng lớp "cuông, nhốc, thín" (nông dân bán tự do) ở người Thái là tầng lớp bị bóc lột nặng. Họ thường là dân ngụ cư và số đông là người khác tộc. ở Nghệ An thành phẩn của đẳng cấp này phần lớn là những nông dân người Khơ-Mú, Ơ-đu và một số vùng Hmông do đến muộn hơn. Thành phần "cuông, nhốc" ở mỗi vùng có một tên gọi khác nhau. Người Man Thanh, Tày Mường gọi là "cuông", ngưòi Tày Mường gọi là "nhốc", có nơi gọi họ là "thin"(có thể do ảnh hưởng tên người Thái ở Thanh Hóa)
Tuy về mặt hình thức họ được coi là người nhà của chúa nhưng thực chất là công cụ phục vụ chúa theo yêu cầu của chúa như "quyền khai phá ruộng hoang", "quyền" làm ruộc chức, quyền hộp "khẩu nguột", "quyền phục hầu hạ chúa"...Chúa có thể chuyển nhượng cả bản "cuông, nhốc" vì quyền lợi đất đai hoặc chức vụ. Tầng lớp thấp nhất là "côn hươn, côn khỏi, lục khỏi". Họ là những gia nô, đầy tớ và là tay chân của chúa. Mỗi chúa đất lớn ở vùng này thường có từ 10-15 người, quan bản có 3-5 người phục dịch trong nhà. Họ là nhừng người dân "cuông, nhốc" và có cả "táy" mắc nợ không trả được, gái bỏ chồng không nơi nương tựa, người phạm tội không có tiền nộp phạt, gái chửa hoang, trốn lao dịch hoặc tuyệt tự...nhưng chủ không có quyền diết đầy tớ. Người Thái quan niệm họ là người nhà nên có chung ma nhà. ở Nghệ An, "côn, hươn" có thân phận tự do thân thế hơn "côn, hươn" ở Tây Bắc.
Thân phận của "côn, hươn": có thể được thay đổi như họ có tiền chuộc lại hoặc con gái lấy chồng "páy". Vì quan hệ ràng buộc đan kết đó mà ít thấy họ đứng lên chống lại giai cấp thống trị. Còn giai cấp thống trị cho dù bị mất quyền lực do bị phá sản phải đi nhận ruộng nộp tô, vẫn giữ nguyên giá trị hư danh hão thuộc dòng dõi quý tộc mà được miễn lao dịch và còn vai trò hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng... Căn cứ vào vỏ bề ngoài của tên gọi các dòng họ người Thái hiện nay người ta có thể biết được những dòng họ mang gốc Thái và có những dòng họ tiếp nhận từ những tộc người khác. Những dòng họ mang gốc Thái có những biểu hiện giống nhau trong thờ cúng, ma chay và kiêng khem... Mỗi họ có một tên hèm kèm liên quan đến một sinh vật.
Dấu vết tô-tem của dòng họ thể hiện rõ qua kiêng kỵ của các dòng họ và truyện kể giải thích nguồn gốc dòng họ. Họ Quàng, họ Lương, Lự... kiêng giết và ăn thịt hổ, họ Sầm kiêng con quạ. Họ Lò kiêng chim Nộc táng lò, họ Vi kiêng niềng niềng. Tên họ có ý nghĩa phân biệt đẳng cấp: Có dòng họ quý tộc như Sầm, Lò , Cầm..., có dòng họ gốc dân nhưng về sau trở thành quý tộc như Hủn, Lang, Vi, Quang..., có dòng họ dân như Lương, Vi, Ca (cuốc nhỏ), Lộc (kỳ đà), Lô (tu hú), Lò (quạ)... nhiều dòng họ mang ảnh hưởng các dân tộc khác như họ Phạm, Nguyễn, Lê (gốc Việt Mường), họ Sầm (gốc Hán), họ Hủn, Vi, Mứn, Quàng...(gốc Lào). Dòng họ Thái thể hiện ở mỗi quan hệ "ải nọng", "lúng ta", và "nhính xao". "ải nọng" là quan hệ thân tộc họ nội cùng tô tem, cùng thế hệ được tính đến 7 đời là quan hệ chủ yếu nhất. "lúng ta" là những thành viên trai của dòng họ có quan hệ hôn nhân với thành viên gái của "ải nọng" (bên dâu). "Nhính xao" là những thành viên trai của những dòng họ có quan hệ hôn nhân với con gái của "ải nọng" (bên rể). Đây có thể là vết tích của hôn nhân liên minh 3 thị tộc trước kia.
Gia đình người Thái ở Nghệ An trước cách mạng là gia đình nhỏ phụ quyền. Dấu vết gia đình lớn chỉ còn lại ở vùng xã Khăm muộn (Quế Phong) là trung tâm của mường lớn trước đây. Hiện nay hình thái gia đình đó đã tam rã. Trong gia đình phụ quyền người Thái quyền lực tập trung trong tay chủ gia đình. Chỗ ngủ của ông ta ngay dưới chân cột chính và được treo các vật thiêng của nhà, cạnh bàn thờ ma nhà.
Hôn nhân của người Thái trước đây còn mang tính chất mua bán. Tiền "cá hua" là giá của người con gái mà chàng rể phải trả dưới hình thức lễ vật, bạc nén và ở rể. Nếu chưa trả hết tiền "cá hua" cho nhà vợ thì ngay cả đến lúc chết ma chồng vẫn không "chung sống" được với ma vợ. Tục lệ không ủng hộ các trai gái các đẳng cấp khác nhau lấy nhau. Tính chất mua bán trong hôn nhân rõ ràng là mâu thuẫn với tình yêu tự do của trai gái. Tục lệ cổ truyền cho phứp nếu cha mẹ không đồng ý cho trai gái lấy nhau, chàng trai có thể tổ chức lễ "cướp" hoặc có thể cùng nhau trốn sang mường khác hoặc chạy vào nhà chùa xin làm "côn, hươn", hoặc nằm lì ở nhà gái chờ thuyết phục mới về nhà. Gia đinh người Thái là gia đình nhỏ phụ quyền một vợ một chồng bền vững được luật tục quy định chặt chẽ. Trường hợp đa thê chỉ xảy ra ở nững gia đình quý tộc. Dư luận xã hội lên án những trường hợp vợ chống bất hòa, bỏ vợ,chê chồng và lối thoát của họ là chịu thân phận đầy tớ cho nhà chúa. Luật tục xử phạt bằng tiền bạc, trâu, lợn...rất nặng đến với các trường hợp vi phạm sự ổn định của gia đình như ngoại tình, quan hệ loạn luân.
4. Tôn giáo, tín ngưỡng, văn nghệ dân gian.
Người Thái cho rằng đấng siêu nhiên quyết định số phận cuộc đời của mỗi con người là Pô Then (theo lớn). Nõ tượng trưng cho uy quyền và thế lực của tầng lớp quý tộc trong thực tế. Vùng "Mường Then" còn có Then Bua (hạnh phúc). Then Chăng (chức dịch). Then Xội (tội lỗi). Then Ló (bà mụ sinh đẻ). Then Chát (tuổi thọ). Then Chương (chiến tranh). Then Thum (tạo ra gió mưa). Then Khao (giữ linh hồn và sắc đẹp phụ nữ)...Đồng bào coi vùng trú ngụ của tổ tiên con người là các "dẳm doi" (vùng quần tụ của các "phi" bao gồm quý tộc và dân). Mường Then Hịt, Then Hay là vùng quần tụ của các "phi"của nhưngc ngường nghèo khổ chết bất đắc kỳ tử không được vào khu "dẳm doi" và vùng "liên pán luông", "liên pán mọi" là nơi linh hồn quý tộc quần cư vĩnh viễn giàu sang. đây là sự phản ánh ảnh hưởng của Phật giáo "Liên pán" ở đây là Niết Bàn.
Then cai quản các thần, các loại ruộng nương, ma nương, ma tổ tiên, phần hồn và phần xác các thần dân sống trong đất chúa cai quản. Quỳ Châu cũ, dòng họ Sầm thế tập làm chẩu mường, chẩu hua. Bên cạnh các cai mường, chẩu bản (mường nhỏ) chẩu đin có các ông mo nắm phần hồn. Ông mo rất có uy tín trong quần chúng mặc dù ông ta có thể nghèo khổ. Tín ngưỡng đó rõ ràng được phát sinh từ ý niệm sùng bái chúa đất nhằm củng cố sự ổn định trật tự thống trị do những người này hoặc cha ông họ tạo lập ra. Vì thế, trong nội bộ bản, mường không có những xáo trộn xã hội lớn. Còn điều hạn chế lớn là quần chúng nhân dân không dám đứng lên đấu tranh chống lại bọn thống trị, cam phận "cuông, nhốc", "côn, hượn" của mình.
Trật rự gia đình phụ quyền đuợc khẳng định và củng cố bằng hình thức thờ cúng tổ tiên. Các dòng họ quý tộc đều ghi chép gia phả hệ thống thân tộc "ải nọng" bằng chữ Thái. Mỗi dòng họ có một nơi thờ cúng riêng.
Sống giữa núi rừng, con người một mặt sống hài hòa với tự nhiên, biến đổi cải tạo tự nhiên và mặt khác không hiểu biết được tự nhiên nên nảy sinh lo sợ. Việc thờ cúng chúa đất, bản mường, tổ tiên...tổ chức nghi thức hội hè hàng năm, theo mùa vụ sản xuất thường ghép với các lễ nghi nông nghiệp.... Vào mùa xuân những hội lễ xiên mường, xên bản, xên hươn được tổ chức rất trang trọng. Họ mời thần trời, thần đất, thần sông, thần núi, tổ tiên các dòng họ về dự và tổ chức các cuộc vui chơi mang đậm nét yếu tố văn hóa cổ truyền mang màu sắc tôn giáo. Tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp được đồng bào rất quan tâm: Tục đón tiếng sấm đầu xuân, tục cúng hồn lúa và vua ruộng khi gieo mạ, cấy lúa, lễ cơm mới, lễ cúng cơm cảm ơn "hồn lúa" đqã làm cho mùa màng bội thu. Mỗi khi bị ốm đau, bệnh tật, đồng bào phải nhờ ông mo cúng các lực lượng siêu linh như thần, ma...để điều chỉnh, minh nén, khó" hài hòa để bệnh nhân khỏe mạnh. ở một số vùng, biểu hiện trong sinh hoạt hội lễ còn dấu vết của "phồn thực", dấu ấn văn hóa nguyên thủy.
Người Thái có vốn văn nghệ dân gian rất phong phú và đặc sắc. Từ Tây Bắc vào Nghệ An và cùng đi với họ là cả kho tàng văn hóa của một dân tộc người có lịch sử hàng ngàn năm sinh tụ-ổn định trên một địa bàn tương đối rộng. Đó chứ kể dọc đường hành trình của họ, họ đã từng gặp gỡ, tiếp xúc với các cư dân Việt - Mường, những cư dân Mon-Khơ-Me, cư dân Lào..v..v....làm cho kho vốn văn nghệ dân gian Thái mang thêm nhiều màu sắc của nhiều dân tộc. Những tri thức văn hóa được hình thành từ công cuộc khai khẩn trên vùng đất này càng làm giàu, đa dạng văn hoa truyền thống.
Văn tự Thái đã truyền lại cho chúng ta khối lượng lớn những cuốn sử chép tay trên lá cọ, giấy gió... Những tài liệu gia phả dòng họ, những luật tục bản mường, những bản trường ca, những truyện thơ dài, những bài đồng dao, những nghi thức tôn giáo, những sách dạy luân lý ở đời...là những viên ngọc quý đã được nhiều đời nghiên cứu quan tâm và dịch thuật. Những lễ hội dân gian xên nhà, xên bản, xên ường đầu xuân, những buổi hạn khuống. vv...đưa con người vào thế giới ca-vũ-nhạc có một không hai không chỉ vùng núi rừng rộng lớn phía Tây Nghệ An mà rất độc đáo ở khu vực Đông Nam á.
Truyện thần thoại của đồng bào Thái thể hiện thế giới quan của một cư dân đã ở vào trình độ xã hội phát triển cao. Đồng bào quan niệm thế giới có 5 tầng: Tầng 1 là thế giới mường trời, tầng 2 là thế giới các vị thần và tổ tiên do Then Luôn cai quản, tầng 3 là thế giới trên từng mây vòm trời, tầng 4 là thế giới thực của loài người và muôn vật, tầng 5 là thế giới dưới mặt đất của những người tý hon ăn đất.
Quan niệm trìu tượng đó hòa cuộc sống của họ trong vũ trụ bao la và qua đó càng củng cố nhân sinh quan phong kiến với các đẳng cấp khác nhau đã được định hình hàng trăm năm. Kho tàng truyện cổ tích của đồng bào rất phong phú. Người ta kể và giải thích sự hình thành tạo vật của con người ít nhiều mang yếu tố huyền thoại, tôn giáo. Loại truyện ngụ ngôn, chuyện cười dân gian...mang ý nghĩa đạo đức- xã hội được đồng bào ưa thích.
Loại chuyện đã sử, truyền thuyết như những bản trường ca và công tích những người khai phá đất đai đầu tiên, những người có kỳ tích trong việc dưẹng bản lập mường, chiến đấu dũng cảm hy sinh (Cầm Quý, Lạng Chương, Chương Han...) được đồng bào kể hết đêm này qua đêm khác.
Truyện thơ dân gian Thái có nhiều tác phẩm nổi tiếng vượt ra ngoài phạm vi dân tộc như Xống Chụ xôn xao, Khun Lú Nàng úa, làm thơ và hát luôn đi bên nhau. Người hàng Tổng, Tày Mười thích "xuối" (ngân vịnh có sáo đệm), người Man Thanh thích "khắp" (hát theo lời thơ có đệm đàn).
Nhiều điệu "xuôi, lăm khắp" đã trở thành sắc thái riêng biệt của vùng quê miền núi Nghệ An thể hiện qua tiết tấu và sự hài hòa giữua nhạc và lời, đậm nét trữ tình. Nhạc cụ khèn bè, kèn đám ma, sáo nhuôn và sáo lăng (Hàng Tổng), sáo "khíu", điệu hát "khắp" và sáo "tờ li ọi" thổi đi rẫy (nhóm Man Thanh), bộ cồng chiêng 4 âm đánh theo lối "liệp nậm" như nước chảy, bộ khắc gỗ chày trên cối và bộ gõ sống nứa...là những sản phẩm độc đáo mang dấu ấn văn hóa đậm nét vùng ní Nghệ An. Nhờ nền tảng văn hóa truyền thống đặc sắc, nhiều tác phẩm văn hóa nghệ thuật mà nhiều nghệ sĩ của đồng bào Thái Nghệ An đã xuất hiện và trở thành sản phẩm văn hóa không chỉ của một vùng quê, một dân tộc mà còn là tài sản quốc gia làm phong phú kho tàng văn hóa Việt Nam.
III. Dân tộc khơ mú
ở Nghệ An người Khơ-mú có số dân đông nhất so với cộng đồng Khơ- mú của cả nước và vùng cư trú tương đối tập trung. ở Tây Bắc, họ sống phân tán trên địa bàn quá rộng thuộc các tỉnh Lai Châu (huyện Điện Biên, Tuần Giáo), Sơn La (huyện Sông Mã, huyện Thuận Châu, huyện Mường La, huyện Mai Sơn, huyện Mộc Châu). Yên Bái (huyện Văn Chấn) và Thanh Hóa (huyện Quan Hóa)..v..v..
Số dân Khơ - mú tăng nhanh trong mấy chục năm gần đây. Lu-pơ cho biết vào năm 1934 người Khơ - mú có khảng 1.500 người. Theo số liệu của Ban dân tộc Nghệ An cho biết năm 1956 có 2.422 người, và đến 1990 là 20.235 người (1) (*).
(1): Con số này cần khảo sát lại bởi trong 2 năm 1990-1991 đồng bào liên tục di cư sang Lào và biến động trong khoảng tăng, giảm 500 người.
(*): Theo tổng hợp của Ban DT & MN Nghệ An từ báo cáo của các huyện, thị, tính đến ngày 30/6/2009, người Khơ mú ở Nghệ An 35.686 người, chiếm 8,15% dân số các DTTS và cư trú ở 5 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong và Thanh Chương.
Hiện nay vùng cư trú của người Khơ mú ở Nghệ An gồm 4 huyện: huyện Kỳ Sơn có 13.035 nguời, huyện Tương Dương (5.562 người), Quế Phong (1.366 người ) và Quỳ Châu (302 người), với tổng số 2.713 hộ. Một vài địa danh hang động, doi đất còn được gọi tên là của người "Xá". Điều đó cho phép người ta nghĩ đến một địa bàn sinh tụ trước đây của người Khơ -mú và Ơ đu hiện đang sinh sống ở đầu nguồn các khe suối. Đồng bào kể lại rằng họ mới từ Lào sang Nghệ An khoảng 8-10 đời, tức khoảng trên dưới 200 năm nay do lánh nạn các cuộc chiến tranh giữa các tộc người trong vùng, trốn thuế nặng nề và đi tìm vùng đất mới. Người Khơ mú còn kể rằng lúc mới tràn sang, họ đã xuống tận vùng Huội Nguyên (nay là một phần huyện Con Cuông, một phần của huyện Tân Kỳ) nhưng bị người Thái đẩy lùi vào trong khe núi.
Đồng bào Khơ mú ở phía Tây Nam thị trấn Mường Xén có quan hệ thân tộc, hôn nhân gần gũi với cư dân Khơ mú đang cư trú ở Lào, quãng đường chỉ một buổi đường. Trong tâm thức của đồng bào vùng cư trú của cư dân Khơ mú ở Trung Hạ Lào luôn luôn là vùng tưởng nhớ có ý nghĩ thiêng liêng. Ta có thể nghĩ đến một giả thiết về mỗi quan hệ gần gũi cư dân này trong lịch sử.
Người Khơ mú sống chủ yếu bằng nương rẫy. Trình độ canh tác nương rẫy của họ có thể nói là một trong những dân tộc có trình độ sản xuất thấp nhất ở nước ta. Công cụ điển hình của lối canh tác này là chiếc gậy chọc lỗ (người Thái gọi là "mạy cu". Gần đây, chiếc gậy được bọc đầu bằng sắt. Còn trước đây họ chỉ vót nhọn rồi hơ qua lửa.
Quá trình sản xuất nương rẫy diến ra trong một năm với rất nhiều công việc nhưng rất đơn giản. Nông lịch của họ so với âm lịch người Kinh có sớm hơn 2 tháng. So với những người đồng tộc của họ ở Tây Bắc lịch sản xuất vùng này có một số điểm khác nhau.
Tháng
|
Công việc sản xuất và lễ hội
|
1
|
Cúng ma nhà
|
2
|
Làm nhà, cưới, làm cỏ thuốc phiện
|
3
|
Làm nhà, cưới, chọn đất đẻ phát rẫy, thu hoạch thuốc phiện
|
4
|
Phát đốt rẫy, hái măng nấm dự trữ, hái ngô
|
5
|
Gieo lúa rẫy, làm cỏ ngô
|
6
|
Làm cỏ ngô, trồng cây có củ
|
7
|
Thu hoạch ngô, làm cỏ lúa, trồng đậu
|
8
|
Làm đất thuốc phiện
|
9
|
Gieo thuốc phiện làm kho lúa
|
10
|
Thu hoạch lúa rẫy
|
11
|
Làm cỏ thuốc phiện
|
12
|
Làm cỏ thuốc phiện, chuẩn bị làm nhà
|
ở đây thời tiết rất thất thường ngay cả trong cùng một vùng hẹp. Vì thế thu nhập do nông nghiệp đưa lại hết sức bập bênh. Có bản gặp may mưa thuận gío hòa vào kỳ gieo hạt thì được mùa. Cõ bản ở kề cạnh không gặp mưa lại lâm vào mất mùa đói kém. Năm đủ mùa cũng chỉ đủ sống được 6-7 tháng/năm. Năm mất mùa phải dựa vào ngô non, rau ừng, măng, nấm và củ mài. Săn bắn, hái lượm đóng vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào. Sản phẩm chăn nuôi không đáng kể. Nó chỉ đáp ứng nhu cầu nghi lễ tôn giáo. Do điều liện sống như vậy nên đất đai kiệt màu nhanh, chu kỳ canh tác trong mấy chục năm trước đây đến khoảng 7-8 năm nay chỉ còn 2-3 năm. Vì thế đồng bào thường chỉ có 10 - 20 nóc nhà. Có những gia đình do di chuyển chỗ ở đã có 10-15 lần làm nhà. Đến nay diện vận động định canh định cư ở đồng bào Khơ mú vẫn còn rất cao so với các dân tộc trong vùng(1).
Người Khơ mú có nghề đan lát mây tre đạt trình độ khá cao. Bàn tay khéo léo của họ tạo ra những sản phẩm đẹp, được đồng bào các dân tộc khác trong vùng ưa thích. Nhưng đây là việc tranh thủ thời gian và sản phẩm đố chỉ dùng để một phần nhu cầu quần áo mặc, muối, đồ trang sức, đồ sắt...Đồng bào chỉ biết dệt vải thô để làm khố cho nam giới và phần lớn quần áo phụ nữ phải đổi của người Thái. Vì thế trang phục của họ không có gì đặc biệt chỉ
.....................
(1) Nếu chỉ định cư mà còn du canh thì định cư đó chỉ là kết quả của sự bắt buộc bằng biện pháp hành chính. Thực tế, đồng bào sinh sống ngay trên lán du canh ở Kỳ Sơn có nhiều bản phải đi tìm đất canh tác xa hàng ngày đường. đây là hình thức định cư du canh mà thực chất vẫn là du canh du cư. Điều này dễ làm cho nhứng cán bộ thống kê kết quả định cư ngộ nhận dẫn đến sai lệch lớn.
khác ở áo phụ nữ là hàng tiền đồng xu nhỏ dính trước ngực áo, có nơi có vỏ ốc núi. Trước đây khi còn ở Lào, họ dùng vỏ ốc này làm tiền trao đổi.
Do lối sống lang thanh nay đây mai đó như vậy nên nhà cửa của họ cũng rất đơn giản. Chỉ cần 1 con dao là có khả năng hoàn thiện một ngôi nhà: Cột tre, phên nứa, sàn bương...
* *
*
Xã hội của người Khơ mú trước khi Pháp xâm lược là xã hội bị lệ thuộc hoàn toàn vào xã hội Thía và từ khi thực dân pháp xâm lược đến trước cách mạng tháng tám là xã hội thực dân nửa phong kiến. Do đặc điểm cư trú xen kẽ với các bản của người Thái nên đơn vị xã hội độc lập của họ không còn nguyên vẹn như trước khi chuyển cư vào Nghệ An. Riêng vùng Bảo Nam, Bảo Thắng, Keng đu người Khơ mú cư trú tập trung nhưng chúa đất Thái cũng bắt họ phụ thuộc (chúa đất lập ra những "phông" lệ thuộc vào mường Thái). Trưởng bản (gan cung) thường là trưởng tộc của dòng họ có dân số đông nhất trong bản nhưng phải được chúa đất địa phương người Thái chấp nhận. Một số bản cư trú kề cạnh ngưuơì Hmông như một số cư dân ở vùng Keng đu và Huội Giảng (Kỳ Sơn).
ở Tây bắc cũng như ở Nghệ An chúa đất toàn quyền sở hữu đất đai toàn mường bởi ông ta tượng trưng cho quyền lực của "Then" và được luật lệ cổ truyền đảm bảo. Vì thế rừng rú, ruộng đất, sản vật rừng và kể cả con người cùng là sở hữu của Mường. Người Khơ- mú lệ thuộc do thân phận ngụ cư nương nhờ chúa, được chúa dung nạp phải chịu làm "cuông, pua". Chế độ đẳng cấp khắt khe của xã hội Thái, lại thêm kỳ thị dân tộc, cư dân Khơ mú phải thực hiện nghĩa vụ tập thể theo từng bản nên đời sống vốn đã cơ cực lại càng cơ cực hơn.
Điều đáng chú ý là mặc dầu thân phận đó nhưng tính độc lập tương đối vẫn tồn tại đối với xã hội cổ truyền của người Khơ mú chiếm cư một vùng đất nhất định để lập bản. Họ sinh hoạt văn hóa cộng đồng với nững phong tục, tập quán cổ truyền của mình. Mọi thành viên có quyền chiếm hữu đất đai trên vùng đất được sử dụng tập thể (bản) chứ không có quyền sở hữu sử cá thể vì đó là đất của Mường. Nếu ai rời mường bản thì mất cả quyền sở hữu sử dụng đất đó. Nếu ai khai phá trước thì được hưởng quyền nhượng bán, đổi chác cho nhau trong nội bộ bản. Nếu bỏ hóa thì mất và thuộc về bản. Nếu ai thu nhặt được những sản vật quý hoặc săn bắn được thú lớn phải nộp cho chúa 1/3, chia cho bà con trong bản 1/3 và cá nhân được hưởng 1/3.
Phân công lao động chủ yếu là giới tính. Đơn vị kinh tế là gia đình dựa trên hình thức lao động tương trợ là chủ yếu, mang ý nghĩa tương đối như đổi công. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội chưa lớn lắm. Phần lớn những người giàu hơn thường là những người có chức tước hoặc hành nghề tôn giáo, hoặc những nhà có nhiều lao động, làm rẫy gặp đất tốt, lúa không bị thú rừng phá hoại trong nhiều năm..v..v...Tài sản tích lũy của họ thường là tiền vỏ ốc, bò đàn và chiêng. Trong các dân tộc trong vùng hiếm thấy sự tương trợ trong đời sống đồng bào hết lòng như Khơ mú. Trong bản nếu một nhà còn ăn thì cả bản còn ăn. Quan hệ anh em trong dòng họ và bạn bè đã cố kết họ lại tất bền vững. Tổ chức cộng đồng khá bền chặt mặc dầu sống giữua lòng xã hội Thái là xã hội có giai cấp nhưng ở người Khơ mú sự phân hóa giai cấp mới chỉ ở giai đoạn mạch nha. Trước đây sự xảy ra các hình thức hợp tác nông nghiệp ở vùng đồng bào Khơ mú khó đứng vững vì phương thức phân công lao động theo lối bình quân của đồng bào được bảo lưu khá chặt chẽ. Hậu quả của lối canh tác du canh và xã hội còn đang ở trình độ thấp.
Gia đình của người Khơ mú ở Nghệ An trước cách mạng tháng tám là gia đình nhỏ phụ quyền. Người cha, người chồng là người chủ gia đình. Ông ta quyết định những công việc làm ăn, làm nhà, chuyển cư. Nhưng trong thực tế quyền lực đó còn được chia sẻ cho các thành viên trong gia đình không kể trai hay gái. ở đồng bào những việc hệ trọng thường được bàn bạc trong gia đình, bên bếp lửa của gian trong thờ ma tổ tiên (tạ dạ). Quan hệ gia đình ấm cúng, hòa thuận. Đồng bào rất coi trọng dư luận xã hội. Nó như là tập thể để duy trì sự ổn định của xã hội. Tình thân ái, trọng nghãi và kiên cường là những truyền thống cao đẹp của cư dân người Khơ mú.
Điều cần chú ý là ở địa bàn miền núi Nghệ An hiện nay vẫn còn tồn tại các gia đình lớn phụ quyền. Đó là các gia đình có nhiều cặp vợ chồng cùng với con cái cùng sinh sống trong một mái nhà. Nếu tính cứ khoảng 3 cặp vợ chồng trở lên thuộc 3 - 4 thế hệ cùng sing sống trong một gia đình thì tỷ lệ số gia đình này người Khơ mú ở Nghệ An còn rất lớn: Bản Thằm Lăn (Mường Típ, Kỳ Sơn): 27%, Huồi Phuôn (Keng Đu):30%, Sở dĩ hình thái gia đình lớn ở vùng này còn phổ biến vì khi đã di cư vào vùng này họ là cư dân ở vùng gần Luông - Pra - Băng hơn ở Tây Bắc. Vùng Luông - Pra - Băng là một trung tâm có số dân Khơ mú sống tập trung hơn. ở đó còn giữu được hình thái gia đình lớn này nhiều hơn các vùng khác(1). Theo quy luật phát triển các hình thái gia đình của xã hội loài người, do tác động của yếu tố tư hữu tài sản, gia đình lớn ở người Khơ mú ở Nghệ An đang trên đường tan rã. Đây là hiện tượng đặc biệt ở người Khơ mú ở Vịêt Nam có những gia đình có hàng chục người duy trì sinh hoạt hòa thuận tồn tại mãi đến nay. ở Tây Bắc hay Thanh Hóa không có hiện tượng này.
Các dòng họ của người Khơ mú có nhiều tên gọi mang ý nghĩa Tô-tem giáo. Tên gọi đó có thể là tên một loại thú như Hổ (Rvai), chồn (Moong), Khỉ (Họa)... có thể là tên một loài chim như họa mi (Lang tu), chim sẻ (Dịt), chim quốc (Khưt lộc). Trong mỗi dòng họ người trên kẻ dưới được phân biệt qua tục lễ cổ truyền như cậu hỏi vợ cho cháu, luật quy định chỗ ngồi trong khi thực hiện nghi lễ tôn giáo ..v..v...
Dấu vết của liên minh 3 thị tộc được thể hiện ở các mỗi quan hệ "ati hem" (anh em cùng tổ tiên), "đồng êm mại êm" (bên ngoại của Êgô), "mạ cưu đông quynh" (bên rể của Êgô). Tàn dư xã hội mẫu hệ vẫn còn nhiều trong đời sống xã hội. Vai trò của ông cậu rất lớn trong gia đình của những cặp vợ chồng mới cưới. Ông ta có ý kiến quyết định cuối cùng trong việc gả chồng cho cháu gái. Khi người ta còn ở rể ông ta làm Kư-đúp (khau cút), lập bếp thờ tổ tiên, nhóm lửa, cho hạt giống, đặt tên cháu đầu lòng..v..v...Một tập tục thể hiện tàn dư xã hội mẫu quyền là khi ở rể chàng trai thuộc họ vợ, con gái thuộc họ mẹ, đến khi nào về nhà chồng mới đổi họ theo bên chồng..v.v...
Người Khơ mú chưa có khái niệm giải thích vũ trụ. Đồng bào cho rằng mọi hoạt động sống của con người đều do các ma chi phối. Ma lành mang điềm lành, ma giữ mang điềm giữ đến cho họ. Trên trời, ma to nhất trong các ma là ma trời (Hrôi vang). Ma trời có sét (chưndra) là tay sai có khả năng khiến được mưa, gió, lũ, lụt. Dưới đất có ma đất (hrôi ptê có quyền khiến ma bản (hrôi cung), ma rẫy (hrôi hrế), ma rừng (bri) trong nhà có ma tổ tiên (tạ dạ) và ma nhà (hrôi gang). Bàn thờ tổ tiên đặt ở bếp trong nhà, mỗi dòng họ có một phương thức riêng để cúng tổ tiên của mình. Người ta dấu kín không cho người ngoài dòng họ và người khác tộc biết. Nghi lễ tôn giáo này còn được biểu hiện ở tập tục ăn tô tem vào ngày cúng tổ tiên là ngày Một tháng Giêng hàng năm. Mỗi dòng họ có một cách giải thích dòng
…………………………..
(1)Theo tài liệu điền gia của tác giả năm 1978 gia đình Moong Thao On ở bản Thằm Lân xã Mường Típ (Kỳ Sơn). 77 tuổi có 4 thế hệ cùng chung sống, có 7 cặp vợ chồng, tổng số nhân khẩu là 32 người. Gia đình Cút Xen Thay (thôn Chà Ca, xã Bảo Thắng) có 4 thế hệ, 6 cặp vợ chồng, 32 người. Gia đình Pít Phó Nhi ở bản Huồi Phuôn xã Keng Đu (Kỳ Sơn) có 32 người, 3 thế hệ, 5 cặp vợ chồng.
họ của mình bằng một câu chuyện có tính chất huyền thoại và mong muốn khi về thế giới bên kia là về với tổ tiên. Tập tục mang ý nghĩa phồn thực, sinh sôi nảy nở ở người Khơ mú rất nhiều : Tục thờ sinh thực khí, trồng khoai sọ trên rẫy lúa có quan niệm "có vợ có chồng" (1), tục hai vợ chồng chủ nhà đến gieo hạt cùng ăn ngủ trên nhà tạm ở rẫy, trên bồ lúa có đặt thêm ít củ khoai sọ.
Nền văn nghệ dân gian của dân tộc Khơ mú có nhiều đặc sắc. Điệu hát "tơm" khá độc
đáo và nổi tiếng, là đặc trưng cho nền văn nghệ dân gian của họ. "Tơm" là lối hát cổ và múa theo điệu nhạc cồng chiêng, có sáo đệm. Người ta "tơm" trong những dịp làm xong nhà mới, được mùa, ăn tết..v..v... Đồng bào còn có các điệu hát kết hợp múa như "hò vỏ", "re ré". Những điệu nhạc và múa này đã được các nhà nghiên cứu âm nhạc tiếp thu và Đoàn ca múa nhạc Nghệ An dàn dựng tiết mục văn nghệ được nhiều giải thưởng lớn.
Kho tàng chuyện cổ tích, chuyện kể tô tem ở đồng bào cũng rất phong phú và độc đáo. Điều kiện nghiên cứu và giới thiệu chưa được quan tâm đúng mức nên chưa được nhiều người biết tới.
Có thể nói trong số các dân tộc đang sinh sống ở Nghệ An, dân tộc có những bước tiến đổi đời nhất là dân tộc Khơ mú. Tuy hiện nay đời sống đồng bào còn nhiều vấn đề cực kỳ khó khăn cần được quan tâm hơn nữa, nhưng những bước tiến đó thực sự là kỳ tích. Một lời "Tơm" sau đây nói nên điều đó.
"Đang chết rục chết mòn
Bác Hồ về Đảng đến
Người Khơ mú ta đổi đời
Không chết nữa mà làm người tự do"
...............
(1) Đồng bào cho rằng khoai sọ là bạn tình của lúa.
IV. Dân tộc ơ đu
Trong số các dân tộc thiểu số ở Nghệ An, người ơ đu có số lượng dân cư ít nhất. Cho đến tháng 8 năm 1993 chỉ còn 194 người (*). ở nước ta người Ơ đu là một trong hai dân tộc mà dân số ít nhất sau người Rơ- măm. Hiện nay, việc nghiên cứu về người Ơ đu đang đặt ra nhiều vấn đề lý thú với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Trước đây người Thái trong vùng gọi họ là người Tày Hạt (tày nghĩa là người - hạt là rách- Người rách rưới). Đồng bào tự gọi là Phrom Ơ-đu), và rất tự hào với tên gọi đó. Tiếp xúc với các dân tộc lân cận, họ đều có tên gọi riêng không gọi theo tên gọi của dân tộc nào (ví dụ: Người Thái là Ơraay, người Kinh là Dênh)..v...v..
Hiện nay người Ơ đu sống ở các bản Xốp Pột, xã Kim Hòa và bản Coom xã Kim Đa thuộc huyện Tương Dương, xen kẽ với cư dân Thái và Khơ mú. Người Ơ đu không có một
bản nào thuần tộc, ngôn ngữ giao tiếp của họ trong sinh hoạt hàng ngày là tiếng Thái hoặc tiếng Khơ mú. Chỉ người già biết sử dụng tiếng nói của dân tộc mình trong hệ số đếm từ 1 đến 10 và một số từ vị trí cơ bản trong sinh hoạt đời sống. Còn phần đông đồng bào đã quên tiếng Ơ đu(1) .
Số lượng cư dân ít ỏi, hơn nữa lại đang trong quá trình hòa hợp và đồng hòa với các dân tộc khác (Thái và Khơ mú) cho nên người Ơ đu cần được đặc biệt quan tâm nghiên cứu.
Về nguồn gốc lịch sử người Ơ đu, cho đến nay các nhà nghiên cứu khoa học xã hội cũng chỉ dừng lại ở sự đoán định có tính chất giả thuyết.
Đặng Nghiêm Vạn khi giới thiệu về người Ơ đu cho biết: Qua các câu chuyện kể lại, nếu lược bỏ những điều hoang đường thì xưa cả một vùng lưu vực sông Nậm Nơn và Nậm Mộ và cả vùng rộng lớn bên kia biên giới Việt Lào là vùng cư trú của họ. Dân tộc này khá đông, làm chủ một vùng đất đai rộng lớn, không cư trú xen kẽ với bất cứ một dân tộc nào khác. ở
…………………………………
(*): Theo tổng hợp của Ban DT & MN Nghệ An từ báo cáo của các huyện, thị, tính đến ngày 30/6/2009, người Ơ đu ở Nghệ An có 613 người, chiếm 0,14% dân số các DTTS và chỉ có ở huyện Tương Dương.
(1) Tiếng Ơ đu thuộc nhóm ngôn ngữ Khơ me. Trong vị trí từ cơ bản của họ có một số yếu tố của ngôn ngữ Việt - Mường. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là một tiếng cổ còn giữu được nhiều phụ âm đầu kép, cặp ba (như brt, drb, brm, phv, thrm...) vẫn còn phụ âm cuối.
Việt Nam họ có trung tâm lớn là Xốp Tâm (tức vùng Tà Cạ và Keng Đu huyện Kỳ Sơn hiện nay). Mường Lâm (tức vùng Hữu Khuông huyện Tương Dương hiện nay), Xiêng Mèn (tức vùng Yên Hòa huyện Tương Dương hiện nay).
Những dấu vết người Ơ đu còn để lại vùng này là những di tích thành lũy ở xã Hữu Khuông (Tương Dương). Tương truyền: xưa người Ơ đu có những "Nhà nước" những nô lệ và bầy voi, có vua trị vì ở vùng này. Họ làm ruộng phát rẫy và làm nương để sing sống, có nghề đãi vàng truyền thống (1) có buôn bán xuôi ngược với những thuyền bè tấp nập.v..v… Như vậy đã có một thời xã hội của họ đạt đến trình độ khá cao. Nhưng cuộc sống bình yên của họ bị phá vỡ không biết vào thời gian nào. Gặp phải thời loạn lạc, triều đình mang quân lên đánh phá, người Ơ đu bị tan tác. ít lâu họ lại tụ tập với trung tâm ở Huổi Puông, Huổi Xan, tức vùng xã Kim Đa huyện Tương Dương hiện nay. Tại đây "vua quan" Ơ đu lại bắt dân đắp thành ở núi Pú Pâu nằm giữa thung lũng, còn dân cư trú ở xung quanh. Thành núi Pu Pâu và những vùng rừng trồng (mít, cau, tre, met) nay vẫn còn vét tích. Nhưng trong vài trăm
năm gần đây trước những làn sóng di chuyển dân tìm đất sinh sống của người Thái, Khơ mú và Hmông ồ ạt từ Tây Bắc và từ Lào tràn sang số dân ít ỏi của người Ơ đu bị dồn vào những
miền hẻo lánh nơi đầu khe ngọn suối. Để tránh nguy cơ bị tiêu diệt,một bộ phận khá đông người Ơ đu phải bỏ cả tiếng nói, tên gọi, phong tục, tập quán của mình, sống đan xen lệ thuộc hoàn toàn vào dân tộc kề cận khác. Truyền thuyết của dân tộc Thái và Khơ mú vùng này còn ghi nhận rằng vùng đất này xưa là đất của người Ơ đu khai phá. Một số địa danh tên suối, núi , hang là tiếng Ơ đu. Trước cách mạng tháng 8 trong các dịp cúng ma mường, ma bản, ma khe suối... của người Ơ đu. Trong các dịp này địa vị tinh thần của người Ơ đu được các dân tộc khác coi trọng. Tập quán này được biểu hiện về mặt tôn giáo: sự tôn trọng của những người có công khai phá đất đai trong vùng.
Khi thực dân Pháp về cơ bản "bình định" xong miền đồng bằng chúng giữ lại thổ tỵ chúa đất thống trị trong tầng lớp quý tộc Thái ở miền núi, thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc, bóc lột nặng nề đồng bào các dân tộc, đời sống của các dân tộc thiểu số nói chung, đời sống của người Ơ đu nói riêng càng cơ cực hơn và đồng bào đứng trước nguy cơ bị diệt vong.
..................
(1) Diệp Đình Hoa cho rằng:" người Ơ đu hiện nay vẫn còn làm nghề đãi vàng. Điều đặc biệt mà chúng tôi ghi nhận được là đồng bào nuôi rất nhiều vtj. Hàng ngày đồng bào đãi phân vịt để lấy vàng".
Trước Cách mạng Tháng 8 đồng bào phải làm dân "cuốc, nhốc" cho chúa đất Thái vì hầu hết đất rừng bị chúng chiếm đoạt. Người Ơ đu phải "ăn ruông" của chúa đất Thái, nộp thuế đến mức gần như lao động không công và nộp nhứng sản vật quý để đổi lấy quyền cư trú trong khu vực cai quản của chúng. Tuy bị áp nức chèn ép về tinh thần, cướp đoạt về kinh tế nhưng nhờ trong quá khứ dân tộc Ơ đu đã từng có trình độ phát triển xã hội tương đối cao nên họ vẫn không bị đẩy vào tình trạng sống phiêu dạt bằng "kinh tế tự nhiên" như một số cư dân khác trong vùng. Cư dân Ơ đu một thời biết làm nghề ruộng nước, lại có nhiều kinh nghiệm trong canh tác nương rẫy dốc. Họ tự sản xuất được vải mặc và khâu, vá, thêu thùa giỏi. Nghề đan mây tre, nghề làm đồ gỗ, nghề đãi vàng trên sông khá thành thạo. Nhà ở của họ khác nhà ở của người Thái ở chỗ: đầu nhà quay vào núi, áo quần của họ như người Thái; nhưng ở người già khi họ chết họ mặc áo có dấu ấn của một số yếu tố trang phục cổ truyền. Ngày hội mùa đầu năm đồng bào tổ chức riêng không cùng một ngày với cư dân Thái và Khơ mú trong vùng.
Gia đình của người ơ đu là gia đình nhỏ phụ quyền. Hôn nhân thuận chiều đã trở thành nguyên tắc khá bền vững. Sự phân biệt thứ bậc anh em giữa các con vợ cả, vợ lẽ rõ ràng. Chủ gia đình là người chồng người cha quyết đoán mọi việc. Dấu vết chế độ mẫu hệ vẫn còn như tục ở rể, tục lại mặt, tục nộp tiền "klây-glẩy" cho cha mẹ vợ, tục dâng tổ tiên món ăn thịt sóc khô và cá ướp muối, tục đổi tên và họ theo tên họ vợ trong suốt thời gian ở rể.v.v...
Trong tiếng nói của người Ơ đu, không có tên gọi của dòng họ. Các tên họ và cách giải thích nguồn gốc của dòng họ đồng bào rất giống cách gọi của người Thái trong vùng. Số đồng bào ít ỏi còn lại hiện nay chỉ còn một số họ: Đó là họ Lò gồm 2 chi là Lò Văn và Lò May. Họ Lò có 2 chi là Lò em kiêng ăn "nộc táng lò" và Lò anh kiêng ăn chim phượng hoàng đất. Nhưng ở đây, phần lớn cư dân thuộc chi Lò em. Điều dễ nhận là các quá giang của ngôi nhà của chi Lò em đều có gốc quay về một phía.
Người Ơ đu tính thời gian trong năm bắt đầu từ ngày có tiếng sẩm đầu năm. Đây là một tục lệ rất cổ của các cư dân nông nghiệp ở vùng Đông Nam á. Vào ngày này, người ta mới đặt tên cho đứa trẻ sinh ra trong năm và bắt đầu tính tuổi cho nó. Cũng vào ngày này những người chết mới được về với tổ tiên vĩnh viễn, những người góa bụa mới được phép đi bước nữa. Ngày sấm đầu năm (chăm phtrong)- lễ sấm năm mới được đồng bào tổ chức rất long trọng. Các nơi quanh vùng tập trung về bản Xốp Pột (xã Kim Đa). Tương truyền vua của người Ơ đu xưa đã ngự ở đó. Đồng bào mổ trâu và lợn ăn mừng, múa hát. Phổ biến ở đồng bào Ơ đu tín ngưỡng vạn vật hữu linh.
Đồng bào cho rằng người ta có hòn trú ngụ ở chỏm tóc, đỉnh đầu và hồn ở thân xác. Người ta kiêng xoa đầu trẻ vì sợ hồn sợ hãi mà đi mất. Trong gia đình nếu gặp điều chẳng lành như ốm, đau, có người chết, hỏa hoạn người ta cho rằng ma nhà (bua đinh) hoặc ma ở chỏm tóc làm hại. Người ta tổ chức cúng ma nhà với nhiều lễ vật và tổ chức cưới vợ cho người đàn ông đã chết hoặc cưới chồng cho những người đàn bà đã chết để khỏi nhớ vợ, nhớ chồng mà luấn quấn làm hại người nhà. Thầy cúng (doang xưa ỏ) nói hộ nguyện vọng gia đình và đưa lễ vật cho ma nhà để giúp gia đình qua khỏi hoạn nạn.
Quan niệm về thế giới bên kia của đồng bào về cơ bản giống như người Thái trong vùng. Điều khác là bên cạnh Then Luông, Then Vi, Then Bắc..v..v.. Người Ơ đu còn đặt thêm vị Then Na (một thứ Then không có trong điện thần của người Thái). Đồng bào giải thích rằng: Những người bị hổ vồ chết không phải do ma rừng bắt mà do Then Na về bắt làm lính hầu.
* *
*
Lịch sử của dân tộc Ơ đu có những nét đặc biệt mà nhiều người vẫn nhận thấy là phải quan tâm nghiên cứu và có chính sách xã hội sát hợp. Đây là một dân tộc đang trên đường đi đến chỗ tiêu vong đã và đang được cách mạng cứu sống. Trong lịch sử của mình họ đã từng có một thời oanh liệt nên khi được hồi sinh mức sống nội tại mãnh liệt bùng lên. Sự tiến bộ vượt bậc của một vài trăm con người này làm cho nhiều người phải ngạc nhiên. Bản Xốp Pột trở thành ngọn cờ tiêu biểu của công tác định cư ở vùng cao Nghệ An trên chục năm liên tục, tỷ lệ dân số thoát nạn mù chữ cao hơn nhiều so với các dân tộc khác trong vùng, nhiều con em của cộng đồng đã trưởng thành nhanh chóng. Nhưng điều đáng tiếc là cộng đồng gười Ơ đu đã và đang bị "hòa tan" vào các cộng đồng dân tộc trong vùng.
Đối với những dân tộc có ít người như người Ơ đu, việc họ bảo tồn nòi giống cũng như những di sản văn hóa của họ là một việc làm rất đáng được quan tâm đúng mức. Cần có một chính sách đặc biệt đối với một bộ phận rất nhỏ cư dân các dân tộc Nghệ An để trong tương lai dòng máu của người Ơ đu vẫn chảy trong huyết quản của mạch sống các dân tộc thiểu số trong vùng và nền văn hóa truyền thống của họ được phát huy như bông hoa sặc sỡ, ngát hương trong vườn hoa các dân tộc Nghệ An.
V. dân tộc Hmông
ở Việt Nam, người Hmông cư trú chủ yếu ở Tây Bắc. Người Hmông ở Nghệ An là điểm phía Nam xa nhất của họ trong quá trình di cư từ phía Bắc vào. Trong hơn số 40 vạn dân của cả nước, người Hmông ở miền núi Nghệ An chỉ có 17.665 người (1) (*). Họ cư trú ở vùng cao hiểm trở ở biên giới Vệt Lào sống xen kễ với các dân tộc Thái và Khơ mú (2). Có 2 vùng sinh tụ tương đối tập trung ở Nghệ An là: vùng núi cao ở phía Bắc thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn) gồm các xã Huồi Tụ, Mường Lống, Đoọc May, Bắc Lý, Mỹ Lý (giáp huyện Quế Phong). Vùng núi cao phía Nam Mường Xén gồm các xã Na Ngoi, Hin Ngộn, Mường Típ, khối cư dân tập trung trong vùng này chiếm 83% dân số người Hmông ở Nghệ An.
ở Nghệ An người Hmông thường được các dân tộc khác gọi là người "Mẹo" là cách phát âm nặng của địa phương từ tiếng "Mèo" mà thành. Từ sau khi đổi tên Mèo thành Hmông đồng bào rất phấn khởi vì được gọi đúng tên của mình (3).
Người Hmông ở Nghệ An có 2 ngành: Hmông trắng và Hmông đen, sự phân biệt này được dựa trên một số đặc điểm khác nhau chủ yếu về ăn mặc.
Các nhà nghiên cứu dân tộc ở Việt Nam đều cho rằng người Hmông là con cháu của những người cư dân bản địa ở Nam Trung Quốc. Họ có quan hệ nguồn gốc với người Dao và đến khoảng thế kỷ thứ VII - IX mới tách thành tộc riêng. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XVI người Hmông thường xuyên di cư về phía Nam và Tây Nam để tránh sự bóc lột của bọn chúa đất phong kiến Hán. Đến thế kỷ XVII triều đình Mãn Thanh đổi chế độ cai trị thổ ty bằng chế độ bổ nhiệm làm cho mâu thuẫn dân tộc ngày càng tăng thêm. Qua những biến động lớn của lịch sử Trung Quốc trong thời kỳ này đồng bào Hmông muốn thoát khỏi sự tàn sát và phải đi tìm nơi sinh sống yên ổn hơn. Các cuộc thiên di kéo dài từ thời Thái bình Thiên Quốc đến
.........................................
(1) Người Hmông ở nước ta cư trú ở các tỉnh Hà Tuyên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và Thanh Hóa. ở Nghệ An họ sinh sống tại 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong.
(*): Theo tổng hợp của Ban DT & MN Nghệ An từ báo cáo của các huyện, thị, tính đến ngày 30/6/2009, người Mông ở Nghệ An có 29.412 người, chiếm 6,72% dân số các DTTS..
(2) Địa bàn cư trú của họ ở sườn núi có độ cao trung bình từ 800-1500m so với mặt biển. Đây là vùng dọc biên giới Việt - Lào có nhiều đỉnh núi cao nhất ở vùng núi Bắc Trường Sơn. Nhiệt độ trung bình trong năm là 15-20 độ C. Địa hình bị chia cắt mạnh. Hiện nay rừng dã bị tàn phá gần hết, đất bị dã ong hóa, sa-van hóa.
(3) Thực ra đồng bào tự gọi là "Hmông" (có thanh sắc), khi nói phụ âm H được lướt.
khi Trung Quốc được giải phóng (1949). Bộ phận chuyển từ Quỳ Châu (Trung Quốc) đến Tây Bắc Việt Nam đã cư trú ổn định. Đồng bào nói:"Người Hmông ta cũng có quê, quê ta là "Mèo Vạc". Do lối sống du canh du cư một bộ phận dân cư ở Điện Biên, tỉnh Lai Châu chuyển sang Xiên Khoảng (Lào), một bộ phận từ Mai Sơn (tỉnh Sơn La) chuyển sang Sầm Nưa (Lào). Từ đó họ di chuyển vào Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) thời gian sớm nhất theo người già Mường Lống, Huồi Giảng kể lại cách ngày nay từ 100 - 150 năm(1). Quá trình di cư của dân tộc Hmông cũng là quá trình đấu tranh chống áp bức bóc lột, đi tìm cuộc sống công bằng và tự do. ý thức tộc người của đồng bào rất cao. Dưới thời thực dân Pháp, người Pháp lừa phỉnh đồng bào cho rằng đồng bào có cùng tổ tiên với người Pháp và tiến hành truyền bá thiên chúa giáo vào vùng Hmông nhưng không được đồng bào chấp nhận. Người Hmông ở Nghệ An sinh sống bằng sản xuất nương rẫy. Có thể nói trình độ canh tác rẫy dốc của họ cao hơn nhiều so với các dân tộc khác cư trú trong vùng, nhất là những nương định canh. Trên loại nương này đồng bào trồng các loại hoa, ngô và thuốc phiện. Trước đây rừng rậm còn nhiều, đất canh tác màu mỡ, nương du canh trồng lúa thường làm từ 5 đến 6 vụ rồi mới bỏ hóa. Sau hàng chục năm phá rừng, hiện nay rừng rậm không còn, tầng đất canh tác mỏng, chu kỳ sản xuất chỉ còn 2 đến 3 vụ. Hiện tượng sa-van hóa đã trở thành phổ biến. Hiện nay đồng bào không có tập quán dùng cày (khác với Tây Bắc) có thể là do khi mới vào Nghệ An rừng rậm còn nhiều nên không có nhu cầu dùng cày.
Từ năm 1960 trở đi thực hiện cuộc vận động định canh định cư đồng bào bắt tay vào khai phá đất đai và làm ruộng lúa nước. Nông lịch sản xuất ở vùng này khác với vùng Tây Bắc. Về công cụ lao động đáng chú ý là công cụ sắt đều do đồng bào tự chế. Đồng bào Hmông ở Nghệ An đều ăn cơm gạo tẻ, khác với những người đồng tộc của họ ở Tây Bắc phổ biến chế biến các món ăn từ ngô. Điều đó chủ yếu là do điều kiện canh tác ở miền núi Nghệ An có điều kiện thuận lợi hơn ở Tây Bắc.
...................................
(1) Họ Vừ do Vừ Chìa Xa dẫn đường, họ Sùng do Sùng Sùa Mày dẫn đường vào Nghệ An. Đợt thiên di nhiều nhất là lúc thực dân Pháp đáng thuế thuốc phiện ở Lào quá nặng. Khi sang Việt Nam đồng bào bị thực dân Pháp bắt đi phu mở đường số 7. Những năm 20 của thế kỷ này sau khởi nghĩa Pá Chay thất bại (1923), Sùng Nọ Dinh (con của Pá Chay) dẫn đồng abò sang Kỳ Sơn rất đông. Lúc đầu họ cư trú ở các xã Thằm Phà, Mường Típ, sau lan rộng ra Huồi Giảng và Nậm Càn, thuộc huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An.
Trước đây đồng bào sản xuất rất nhiều thuốc phiện. Kỷ thuật sản xuất cao có nhiều kinh nghiệm. Trong vùng việc sản xuất và lưu thông thuốc phiện trước đây chủ yếu ở người Hmông. Đây cũng là địa bàn thuận lợi cho cây thuốc phiện sinh trưởng mạnh.
Chăn nuôi ở đồng bào Hmông khá phát triển. Nhiều gia đình có đàn lợn hàng chục con. Nghề chăn nuôi ngựa và bò phổ biến ở đồng bào này.
Việc thu lượm nông thổ sản của núi rừng được coi là một nguồn thu nhập đáng kể trong đời sống của đồng bào. Nhiều sản vật quý có ý nghĩa kinh tế cao như đẳng sâm, cánh kiến đỏ, hà thủ ô, măng, nấm.v.v… Săn bắn trở thành một nghề phụ phổ biến đối với hầu hết nam giới từ tuổi trưởng thành.
Việc trao đổi sản vật chỉ là quan hệ đổi chác giữa các cá nhân với nhau chứ chưa trở thành nền kinh tế hàng hóa. Cả một vùng rộng lớn từ Kỳ Sơn, Tương Dương sang tận Noọng Hét (Lào) từ trước tới nay chưa hề có chợ. Điều này khác hẳn với vùng Tây Bắc. Ngày nay, vùng này có chợ, đồng bào nhanh chóng thích nghi bởi 1 thời hội lễ, mua bán...đã xảy ra xung quanh chợ vùng cao.
Trang phục và nhà ở của đồng bào Hmông ở Nghệ An về cơ bản giống những người dân tộc của họ ở Tây Bắc. Chỉ có nhà ở khác ở chỗ: qui mô nhỏ và ít có vườn nhà. Tính chất tạm bợ rõ nét hơn ở Tây Bắc.
Chế độ xã hội của người Hmông trước Cách mạng Tháng 8 nằm trong bối cảnh chung của xã hội Việt Nam thực dân nửa phong kiến nhưng những tàn dư của xã hội cổ truyền vẫn được đồng bào giữ lại. Nhìn trên đại thể của người Hmông Nghệ An các mỗi quan hệ đơn giản hơn các nơi khác. Điều này có thể giải thích được bởi 2 lý do: Trước hết là do kết quả của sự di cư cách xa khối cộng đồng sống tương đối tập trung ở vùng Tây Bắc và ở Nam Trung Quốc. Tình trạng biệt lập với số dân ít ỏi làm cho những sinh hoạt cộng đồng trên quy mô lớn không có điều kiện thực hiện được nên cơ cấu xã hội dần dần phải giản đơn hóa. Thứ hai, là do sống cộng cư với những người Thái đã từng sinh sống lâu đời ở vùng này nên khi họ đến cư trú kề cận buộc phải lệ thuộc chúa đất Thái và chịu nhiều ảnh hưởng về văn hóa xã hội của người Thái.
Thực dân Pháp đã lợi dụng bộ máy sẵn có của xã hội trước đó cải tạo thành tổ chức chính quyền của chúng nhằm đặt ách thống trị ở vùng đồng bào Hmông. "Giào" là đơn vị cư trú như bản của người Thái. Thường thường mỗi Giào có 15-20 hộ. Dân cư của Giào có thể thuộc 1 hoặc nhiều dòng họ. Giào có đất đai cư trú và sản xuất, có luật tục, tôn trọng dư luận xã hội, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau..v..v..Đứng đầu Giào là ông "lủng Thầu". Ông ta là người có uy tín được dân cử ở những vùng có vài ba Giào, có cơ cấu "Liên Giào". Người đứng đầu gọi là "Nai Bản". Nai Bản chăm lo bảo vệ trị an, đốc thúc thu thuế. Khoảng 10-15 "Giào" là một "Phống". Đầu "Phống" là "Tà Xẻng". Khi thực dân Pháp trực tiếp thu thuế, Tà Xẻng được gọi là Lý Trưởng. Do quan hệ phức tạp ở trong vùng và do mâu thuẫn với nhau về quyền lợi thể hiện trong việc định mức thu thuế nên trong nhiều đời người Thái và Hmông liên tục kiện tụng lẫn nhau(1).
Hệ thống chức dịch người Hmông có uy quyền rất lớn. Họ thường là những người Hmông có uy quyền rất lớn và có tài sản. Đồng bào sống lệ thuộc vào họ nên vừa sợ vừa nể. ở Kỳ Sơn trước đây thuộc phủ Tương Dương (cũ) có nhiều nguời trong hệ thống chức dịch rất có thế lực, về sau đã tham gia hệ thống chính quyền cách mạng(2). Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến đồng bào nộp thuế cho phìa tạo Thái. Đàn ông Hmông hàng năm phải đi phu 2 đến 3 lần, mỗi lần 15 -20 ngày và được coi như một khoản thu thuế nếu như không đủ lương thực để nộp. Chức dịch người Hmông có nhiều đặc quyền. Có đất tiếp khách (Khơ Củ), có người làm phục dịch trong gia đình (Tý súng), có người bảo vệ (Thú dung).v.v… Các chức dịch đã biết cho dân vay lãi và độc quyền đường dây buôn thuốc phiện trong vùng và có ảnh hưởng lớn đến một vùng rộng lớn ở Bắc và Trung bộ Lào.
..............................
(1)Dù bất bình với người Thái trong vùng, đầu năm 1930 Vừ Như Huồi (Bản Huồi Giảng) dẫn đoàn người Hmông ra Hà Nội xin gặp toàn quyền Đông Dương và đưa đơn kiện đòi thay chế độ "Phìa Tạo" của người Thái bằng chế độ "Tà Xẻng" của người Hmông. Sau đó ít tháng thực dân Pháp tổ chức gặp mặt các phìa tạo Thái và chức dịch của người Hmông tại thị trấn Mường Xén và đồng ý để dân Hmông tự quản. Chúng công nhận 3 "Tà Xẻng" do dân bầu ra là Vừ Như Huồi (Huồi Giảng), Lẩu Xe Chò (Mường Lống) và Sùng Nọ Dinh (Mường Típ). Sùng Nọ Dinh là con Pá Chay lãnh tụ nông dân khởi nghĩa ở Tây Bắc từ đầu thế kỷ XX đến năm 1923. Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất của đồng bào các dân tộc thiểu số trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
(2) ở Tương Dương và Kỳ Sơn có nhiều người có chức dịch cũ giữ chức chủ tịch Uỷ ban Hành chính xã, Phó chủ tịch huyện. Nai bản có: Cư Bả Măng, Vừ Cha Xìa, Lầu Nhia Lò, Hờ Hua Chư. Lý trưởng có: Giả Văng Dinh, Hạ Hua Dìa, Vừ Nhia Chừ, Xoòng Nhìa Chư, Lầu Nhìa Lò. Phó tổng có: Lỳ Chìa Lồng, Lỳ Dùa Lồng, Vặng Lứ, Tông Khư, Xồng Nhìa Dy, Giả Xay Va, Hờ Do Dìa.v.v…
Nhiều chức dịch kiêm luôn cả nghề thầy cúng như Trùm Bản Cư Ba Măng (bản Thăm Khốm, xã Tà Cạ). Những người khá giả và có chức vụ vẫn trực tiếp lao động, quan hệ thân thiện với quần chúng và có uy tín trong làng bản. Phần lớn họ là những tộc trưởng nên càng có uy quyền hơn. Vì thế trên thực tế trong xã hội người Hmông từ trước đến nay cuộc đấu tranh giai cấp trong nội bộ dân tộc chưa bao giờ xảy ra một cách gay gắt. Đây là điều đángchú ý trong việc nghiên cứu quan hệ dòng họ ở người Hmông không chỉ ở Nghệ An mà đối với cả cộng đồng Hmông ở Việt Nam.
Cũng giống như ở Tây Bắc quan hệ dòng họ rất được coi trọng. Từ quan niệm của một ông tổ sinh ra, mỗi một dòng họ có tên gọi riêng. Dù cư trú cách xa nhau đến mấy dù ở các địa phương và quốc gia khác nhau, dù không quen biết nhau, nhưng có chung những quy ước như tên gọi hoặc cùng tập tục trong giao tiếp và thờ cúng, ma chay.v.v… đều được đối xử
như người trong họ(1).
Có một điều cần chú ý là người Hmông nếu như quan hệ giữa thứ bậc chức dịch và tài sản mang ý nghĩa giai cấp không có gì lớn xảy ra thì giữa các dòng họ thường xảy ra các mâu thuẫn, hay dẫn đến các vụ kiện tụng xung quanh vấn đề tranh chấp đất đai hoặc tranh chấp một chức vụ nào đó. Có trường hợp cả họ góp tiền cho một người theo đuổi một vụ kiện để giữ uy tín của dòng họ mình(2). Mỗi thành viên trong dòng họ có ý thức phục thù cho dòng họ mỗi khi dòng họ bị thua thiệt hoặc bị xúc phạm. Người Hmông có "cái lý" của người Hmông. "Cái lý" của người Hmông vừa biểu hiện yếu tố thẳng thắn, trung thực nhưng có lúc cũng thể hiện năng lực ngụy biện cực đoan khá rõ.
Gia đình người Hmông là gia đình phụ quyền khá bền vững. Vợ chồng người Hmông sống hoà thuận. Thường ít khi xảy ra hiện tượng ngoại tình hoặc ly dị. Tập quán Pháp xử lý rất khắt khe những trường hợp gia đình bất hòa. Nếu người chồng có lỗi thì phải đền tiền tạ lỗi cho bố mẹ vợ. Nếu người vợ có lỗi thì người vợ không được trả về nhà cho mẹ đẻ mà phải đến ở nhờ nhà chức dịch cho đến khi tái giá. Trường hợp chồng chết người vợ phải lấy em trai chồng. Nếu không chịu tuân theo tập quán thì người vợ phải đền tiền dầu cho cha
.................................
(1) Mỗi dòng họ có một cách thờ cúng riêng thể hiện rõ nhất là trong ma chay,cách đặt bát cúng, bài cúng của thầy cúng, cách khiêng người chết, cách đặt mộ..v..v..
(2) Đặc điểm này đã để lại hậu quả rất đáng quan tâm trong đời sống xã hội hiện nay. Về đặc điểm tâm lý nngười Hmông đậm nét duy lý.
mẹ chồng (1). Người con trai trong gia đình được dạy làm quen với lao động từ thủơ nhỏ: Từ 10 tuổi trở đi các em đã thạo việc bắn nỏ, sản xuất; 15 tuổi các chàng trai bắt đầu biết các bài cúng tổ tiên và khá thành thạo các nghề cổ truyền. Từ đó các chàng trai được đổi tên theo một nghi thức như lễ thành đinh của người Dao. Từ sau nghi thức này chàng trai có thể "cướp vợ" theo tập quán của dân tộc mình. Trước đây tục cướp vợ phổ biến trong thanh niên dân tộc Hmông. Trong trường hợp cô gái đồng ý thì việc "cướp" chỉ xảy ra như một nghi thức. Trường hợp cô con gái phản đối thì "cướp" để buộc cô con gái phải lấy (thường xảy ra ở những chàng trai nhà giàu) và nhà trai phải trả tiền đền danh dự cho nhà gái. Có trường hợp trai gái đồng tình lấy nhau nhưng cha mẹ cô gái không gả thì họ tổ chức cướp nhiều lần buộc cha mẹ cô gái phải đồng ý.
Hình thái hôn nhân một vợ một chồng còn nặng tàn dư mẫu hệ. Hôn nhân con cô con cậu, con gì con già vẫn còn phổ biến. Ông cậu có vai trò quan trọng trong việc gả cháu gái của mình. Ông ta có vai trò như là người cha thứ hai của cô con gái. Bà cô có vai trò quan trọng trong việc dạy bảo các cháu trai và hướng dẫn tập quán cổ truyền của tổ tiên.
Người Hmông quan niệm có rất nhiều loại ma: Ma trâu (nhiu dáng), ma nhà (Xủa cá), ma cửa (Xìa mình), ma lơn (Bùa dáng), ma bếp (Hú sinh), ma lò (Khơ trù).v.v... Đồng bào quan niệm mọi vật đều có hồn (Pli). Người chết hồn lìa khỏi xác và biến thành ma. Người ta có 3 hông: 1 hồn ở đỉnh đầu, 2 hồn ở tay. Vì thế người ta kiêng xoa đầu trẻ em và kiêng trẻ em vỗ tay vì sợ hồn đi mất.
* *
*
Đồng bào Hmông có kho tàng truyện cổ dân gian rất phong phú thể hiện thái độ và tình cảm của mình đối với thiên nhiên, đất nước, con người, về cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, ca ngợi nền giáo dục truyền thống.v.v...
…………………………………..
(1) Tập tục này cho đến nay vẫn chưa đượ chấm dứt hẳn. Gần đây tại huyện Kỳ Sơn có trường hợpngười chống chết, gia đình chồng buộc em trai của chồng mới có 13 tuổi phải lấy chị dân 27 tuổi đã có 3 con. Trước đây đồng bào còn quan niệm nếu em chồng đa có vợ thì chị dâu phải làm vợ lẽ. Nếu không có em chồng thị chị dâu lấy em họ của chồng.
Đồng bào quan niệm về vũ trụ tuy còn rất đơn giản nhưng không kém phần độc đáo(1). Kho tàng dân ca rất phong phú bao gồm nhiều loại: Loại kể chuyện cổ tích, loại kể chuyện tình yêu trai gái, loại giáo dục chàng rể cô dâu mới, loại dùng để cũng ma.v.v... Đồng bào có thể kể chuyện bằng văn vần hoặc hát (khúa kê) hoặc thể hiện bằng nhạc cụ dân tộc như khèn, kèn lá, đàn môi, hoặc sáo (2). Nam nữ thanh niên Hmông yêu đời lạc quan. Dù đi trên những đường dốc đá gập gềnh, chàng trai đi trước múa, thổi kèn, cô gái đi sau múa ô. ở bản làng của họ đêm đêm tiếng khèn, tiếng đàn môi, kèn lá vang động cả núi rừng. Trai gái Hmông tìm hiểu nhau qua những tiết tấu, nhịp điệu của nhạc cụ ấy. Truyện dài dân gian "Tiếng hát làm dâu" của đồng bào thể hiện chất trữ tình mang tính chất giáo dục, tính nhân đạo sâu sắc.v.v..được nhiều dân tộc trong cả nước biết đến. Nhiều sinh hoạt cộng đồng mang sắc thái tộc người rõ nét: Múa khèn của nam và múa ô của nữ trong dịp lễ hội "Gầu Tào", trong đám ma tiến đưa người chết về với tổ tiên. Những trò chơi dân gian cổ truyền, những câu đố vui lưu lại trong lứa tuổi nhi đồng.v.v... Những làn điệu hát "Cự Xìa", "Lù tô", "Vàng Hủa" đến thi hát giữa các cặp trai gái thổ lộ tâm tình của những đêm trăng.v.v… Trong hai nhóm Hmông của huyện Kỳ Sơn mỗi nhóm có một điệu "Cự Xia" riêng: "Cự Xia" Hmông đu và "Cự Xia" Hmông lênh.
Trong màu sắc của các dân tộc thiểu số ở Nghệ An đa dạng về ngôn ngữ, phong phú về tính cách đặc trưng người Hmông rực rỡ trong trang phục cổ truyền độc đáo càng làm cho bức tranh văn hóa cư dân các dân tộc Nghệ An thêm sinh động và hấp dẫn. Du khách nếu đã một lần đặt chân đến cổng trời, "thung lũng vang" Mường Lống hay Na Ngoi, Huội Giảng...
…………………………………….
(1) Đồng bào cho rằng: "Trời sai Giàng Dua, Giàng Dự" xuống đất để tạo ra bầu trời, mặt trăng, con người, cây cối và muông thú. Chẫu chuộc cai quản trái đất đã bị con của Dầu A và Dầu Âu đánh chết. Dàng Gia và Dàng Dư đã có công bắn rụng mặt trời và 8 mặt trang để tránh nắng cho trái đất. Nhưng còn 1 mặt trời và 1 mặt trăng sợ hãi quá trốn mất. Mặt đất tối tăm, gà trống gáy. Mặt trời và mặt trăng quay về chiếu sáng trái đất. Gặp nạ hồng thủy con người chết gần hết chỉ còn sống sót 2 anh em họ Hở.Họ buộc phải ăn ở với nhau và sinh con đẻ cái, trở thành tổ tiên của người Hmông và người Dao.
(2) Để giáo dục thanh niên ham thích thổi sáo, đồng bào kể rằng: Trước đây có 6 anh em ruột, mỗi người thổi 1 sáo 1 lỗ, về sau mấy anh em cùng làm chung 1 sáo 6 lỗ đề khi thổi anh em hòa nhạc thêm vui và nhớ đến nhau.
hẳn không bao giờ quên những ấn tượng đẹp đẽ của thiên nhiên kỳ thú và lòng mến khách của đồng bào Hmông Nghệ An.
Chương III
Kết luận
Trong lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam, các dân tộc thiểu số luôn được đánh giá cao vai trò và vị trí quan trọng của mình. Địa bàn mà đồng bào sinh sống là một bộ phận đất đai dân cư gắn liền máu thịt với lãnh thổ, cộng đồng quốc gia dân tộc. Đại gia đình các dân tộc Việt Nam đã trải qua thử thách qua trường kỳ lịch sử chứng minh đúng đắn truyền thống đoàn kết, chiến đấu bảo vệ vùng đất sinh sống. Dải đất rộng lớn về phía Tây Nghệ An là địa bàn sinh tụ các dân tộc thiểu số bao gồm phần lớn các cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ khác nhau, có trình độ kỹ thuật canh tác chênh lệch nhau rất lớn và vì thế mà mức độ khác nhau về đặc trưng văn hóa cũng không nhỏ.
Ai cũng hiểu rằng trong cùng một hoàn cảnh tự nhiên, sản phẩm do con người làm ra thường mang những yếu tố chung về mọi mặt. Sự khác biệt trong văn hóa của các cư dân các dân tộc trong vùng chủ yếu là do tộc người để lại. Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An từ những dân tộc có thể là cư dân bản địa đến những dân tộc mới di cư đến vùng đất này trong vòng một vài trăm năm nay đều coi miền núi Nghệ An là quê hương yêu dấu của mình.
Miền núi cao Nghệ An với bao tiềm năng to lớn đã và đang được khai thác cải tạo, qua bao biến động của lịch sử luôn luôn là cái nôi ấp ủ che chở và nuôi dưỡng đồng bào. Các dân tộc trong vùng gắn bó với thiên nhiên trong vùng, gắn bó với nhau trong quá trình lao động và bảo vệ quê hương đã tạo nên những truyền thống tốt đẹp trong việc bảo vệ trong lành nguồn môi sinh sinh tồn, trong quan hệ dân tộc, trong sản xuất và đời sống hàng ngày.
Miền núi Nghệ An với thiên nhiên và con người còn nhiều khả năng khai thác cho việc nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học xã hội và nhân văn. Nhu cầu hiểu biết sâu sắc, nhận thức đúng đắn về con người trên vùng đất này càng trở nên cấp bách. Sự hiểu biết của chúng ta về đồng bào chưa nhiều, chưa có điều kiện quan tâm đến tận tâm can của đồng bào nên chưa thể động viên được một cách tế nhị nhất để đồng bào bộc lộ hết khả năng, ý chí và tâm tư của mình. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những xáo trộn không đáng có đã xẩy ra trong thời gian gần đây.
Vùng đất liền khoảnh của miền núi Nghệ An cả về tự nhiên, cả về dân cư đối với miền núi Lào, tỉnh Thanh Hoá và phía Nam là Hà Tĩnh trong lịch sử, trong bản đồ học là không địa danh hành chính. Vì thế khi những quan hệ dân tộc ngày càng cởi mở, khi gia thông, thông tin ngày càng được nâng cao thì nhu cầu giữ dìn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc của khu vực càng trở nên cấp bách. Các nhà nghiên cứu sử học, dân tộc học, Ngôn ngữ học...bước đầu và đây đó đã lên tiếng về một vùng lịch sử-văn hóa ở miền núi xứ Nghệ.
Trong truyền thống, trong thực tế có một vùng lịch sử - văn hóa ở miền Tây Nghệ An.
Đóng góp của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi Nghệ An vào công cuộc xây dựng đất nước, quê nhà và bảo vệ tổ quốc là hết sức lớn lao. Khó có thể kể hết công lao khai khẩn những vùng đất canh tác ở vùng núi tỉnh ta, công lao chiến đấu hy sinh cho việc bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng, công lao dìn giữ, tiếp thu và sáng tạo các di sản văn hóa vô giá đối với cộng đồng các dân tộc Việt Nam của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Nghệ An. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Nghệ An có quyền tự hào về những cống hiến lớn lao đó. Đức tính giản dị, tinh thần lạc quan, lao động hết sức mình và thủy chung, lối sống cương trực thẳng thắn, đồng bào đã và đang tạo cho cộng đồng của mình một phong cách địa phương độc đáo mang bản sắc, cốt cách của cư dân miền Tây Nghệ An nói riêng, phong cách xứ Nghệ nói chung. Việc giới thiệu hương sắc các vườn hoa của dân tộc thiểu số ở Nghệ An về văn hóa tộc người là điều cần làm sớm trong tương lai để sao cho khi trình độ dân trí của đồng bào càng được nâng cao, nhu cầu hiểu mình càng được đáp ứng và thỏa mãn, nhu cầu hiểu biết và tiếp xúc giữa các dân tộc cũng như du khách từ nơi khác đến diễn ra với nhịp độ cao và làm phong phú thêm nền văn hóa khu vực.
Trên lĩnh vực văn hóa dân tộc, quá trình tiếp biến văn hóa đang diễn ra mãnh liệt. Có một cộng đồng trên 80 triệu người nói ngôn ngữ Thái ở Đông Nam á, Nam Trung Quốc và ấn Độ. Có một quan hệ về giao lưu kinh tế, văn hóa của đồng bào người Hmông trong khu vực Đông Nam Trung Quốc, ấn Độ và Đông Dương qua quan hệ ngôn ngữ và dòng họ. Có một cộng đồng Khơ mú hàng chục vạn người đang cư trú ở Lào, Miến Điện, Thái Lan.v.v... Ngày nay vấn đề dân tộc không chỉ là quốc gia chính trị. Vấn đề đã trở thành mỗi quan tâm khu vực hay toàn cầu. Miền núi Nghệ An với những thành phần dân tộc đa dạng càng thêm quan hệ tác động nhiều chiều bởi vị trí địa lý, chất lượng dân cư và những yếu tố kinh tế, xã hội khác.v.v...
Chưa bao giờ con người và núi rừng Nghệ An lại có sự biến động mạnh mẽ như hiện nay. Nhiều mặt đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội đang lên nhưng không ít có những mặt xuống cấp, thậm chí đau lòng. Hiểu đúng tự nhiên, đánh giá đúng nhân tố con người trong sự nghiệp lao động, cải tạo tự nhiên, xã hội hóa cao những giá trị tinh thần tốt đẹp, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa các dân tộc kề cận và của nhân loại...là điều cần thiết và cấp bách để tạo đà cho nhứng tiến bộ lớn của phát triển xã hội của các dân tộc thiểu số ở miền núi và trung du Nghệ An.
Phụ lục
dân số dân tộc kinh ở các huyện miền núi và trung du
(Có đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú)
Theo tài liệu của Ban dân tộc và miền núi Nghệ An-1992
TT
|
Huyện
|
Số hộ
|
Số nhân khẩu
|
1
|
Kỳ Sơn
|
327
|
2.157
|
2
|
Tương Dương
|
1.201
|
5.624
|
3
|
Con Cuông
|
3.984
|
18.884
|
4
|
Quỳ Châu
|
2.263
|
10.186
|
5
|
Quế Phong
|
1.424
|
4.019
|
6
|
Quỳ Hợp
|
9.831
|
47.162
|
7
|
Nghĩa Đàn
|
24.691
|
121.664
|
8
|
Tân Kỳ
|
17.159
|
84.488
|
9
|
Anh Sơn
|
480
|
2.977
|
dân số dân tộc kinh ở các huyện miền núi và trung du
(Có đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú)
Theo tổng hợp của Ban Dân tộc và Miền núi Nghệ An- đến 30/6/2009
TT
|
Huyện
|
Số nhân khẩu
| |
1
|
Kỳ Sơn
|
3.579
| |
2
|
Tương Dương
|
8.926
| |
3
|
Con Cuông
|
20.335
| |
4
|
Quỳ Châu
|
8.942
| |
5
|
Quế Phong
|
6.545
| |
6
|
Quỳ Hợp
|
60.480
| |
7
|
Nghĩa Đàn
|
92.016
| |
8
|
Tân Kỳ
|
109.193
| |
9
|
Anh Sơn
|
106.199
| |
10
|
Thị xã Thái Hoà
|
58.104
| |
11
|
Thanh Chương
|
235.040
|
Khái quát về dân tộc kinh ở miền núi Nghệ An
Trong số 596.524 cư dân đang sinh sống ở miền núi Nghệ An có đến 297.161 người Kinh, chiếm tỷ 49,8% dân số toàn vùng(*). Họ sinh sống ở hầu hết các huyện miền núi và trung du của tỉnh bao gồm Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn. Nơi ở của họ tập trung ở các thị trấn, các huyện lỵ, dọc các trục đường giao thông lớn trong vùng như đường 7, đường 48, dọc các con sông lớn như sông Dinh, sông Hiếu và dọc sông Lam, các vùng đất đồi thoải đất ………………………………….
(*) Theo tổng hợp của Ban Dân tộc và miền núi Nghệ An từ báo cáo của các huyện, thị tính đến 30/6/2009, trong số 1.145.433 cư dân đang sinh sống ở miền núi Nghệ An có đến 709.359 người Kinh, chiếm tỷ 62% dân số toàn vùng..
bazan như vùng Phủ Quỳ cũ (bao gồm đất Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp và Quỳ Châu), trong các công - nông - lâm trường quốc doanh và ở một số vùng người Kinh sống đan xen với địa bàn người Thổ, người Thái.
Sự hình thành cộng đồng người Kinh ở miền núi Nghệ An khá phức tạp. Có nhiều nguồn hình thành nên khối dân cư này nhưng cho đến nay do phân bố trên địa bàn rộng, sống xen kẽ nhiều dân tộc trong vùng nên việc tái lập quá trình tộc người trong lịch sử của người Kinh ở vùng này là một điều kiện khó khăn.
Những dấu vết văn hoá của con người thời Cổ Trung đại trên vùng đất Nghệ An, Hà Tĩnh nói chung, miền núi Nghệ An nói riêng cho phép các nhà Khảo cổ học, Sử học đoán định đây là một địa bàn hình thành và phát triển của con người khá liên tục. Tài liệu lịch sử chưa cho phép kết luận đó là những cư dân nào nhưng hiện nay căn cứ vào những kết quả nghiên cứu của nhiều ngành người ta có thể biết rằng:
Người kinh là một trong những cư dân có mặt tương đối sớm. Nếu người ta coi người Tày Poọng, Đan Lai - Ly Hà (thuộc dân tộc Thổ)… là một hậu duệ của những người nói ngôn ngữ tiền Việt - Mường địa bàn sinh sống của họ đã từng được trải rộng từ đồng bằng ven biển đến miền núi Nghệ An.
Vùng núi Nghệ An như là khu đệm giữa hai vùng cư dân lớn nói ngôn ngữ Việt - Mường. Nhưng dấu vết văn hoá người Kinh có rải rác trong vùng liên tục từ thời Trần, thời Lê trở về sau (1). Nhưng có thể nói con cháu của những quan lại được nhà nước phong kiến đưa lên miền núi theo chính sách cai trị, vỗ về, chính sách “ki - mi”…là một bộ phận quan trọng của những người Kinh trong vùng. Liên tục trong vài trăm năm từ thời Lê - Trịnh đến Tây Sơn loạn lạc, chiến tranh nông dân nổi lên khắp nơi, lại thêm thiên tai dịch bệnh, nạn đói triền miên, tô thuế nặng nề… dòng di cư phiêu tán từ đồng bằng ven biển kéo lên miền núi ngày càng tăng bổ sung số lượng người Kinh lên đáng kể. Nhưng số lượng người Kinh từ miền xuôi lên miền núi chưa bao giờ liên tục và với số lượng nhiều như từ những năm sáu mươi của thế kỷ này trở lại đây. Sau chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) miền núi dần dần tiến hành cải cách dân chủ (1963). Theo chủ trương của Nhà nước ta ……………………..
(1) ở Con Cuông vẫn còn bài thơ khắc trên đá của Nguyễn Trung Ngạn. Nhiều nơi ở vùng núi Nghệ An, người Kinh, người Hàng Tống (Thái) vẫn còn thờ Kha Lam Quốc Công, thờ Lê Lợi. Cuộc khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1771) trải rộng địa bàn từ Thanh Hoá và Tân Kỳ lên Trấn Ninh (Lào), về Quế Phong, Tương Dương
hàng vạn bộ đội, cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc sau 1954 được tổ chức lại thành lập các Nông - Lâm trường quốc doanh. Hàng loạt nông trường mọc lên ở miền núi thu hút lực lượng lao động không chỉ bộ đội, cán bộ tập kết mà cả hàng vạn thanh niên từ miền xuôi lên miền núi với chủ trương xây dựng vùng kinh tế mới. Làn sóng di dân theo kế hoạch xây dựng vùng kinh tế mới. Làn sóng di dân theo kế hoạch của địa phương cùng với làn sóng di dân tự do của đồng bào miền xuôi lên đã tăng nhanh một cách đột ngột số lượng dân xư miền núi Nghệ An. Số lượng chuyển cư hàng năm từ đồng bằng lên miền núi trong những năm gần đây vẫn còn cao mặc dù nhịp độ có được giảm xuống so với trước: từ 3000 – 3500 người/năm.
Người Kinh ở đồng bằng Nghệ An chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa nước nhưng có một bộ phận khá lớn dân cư Kinh cư trú vùng bán sơn địa lại là nơi thường có gió Lào, thành thạo cách thức làm lúa khô gieo vãi chờ mưa. Trong điều kiện thiên nhiên ở đồng bằng vốn đã khắc nghiệt, không sống nổi phải di cư lên miền núi sống dựa vào rừng núi, con người ở đây phải đương đầu với những khó khăn mới gian nan, nhưng khả năng thích ứng với tự nhiên có phần thuận lợi hơn. Phần lớn cư dân người Kinh lên miền núi vẫn tiếp tục làm ruộng nước. Đặc biệt cư dân Kinh ở miền núi Nghệ An rất thành thạo làm rẫy, coi thu hoạch
nương rẫy là một nguồn thu quan trọng với lúa khô, ngô, sắn, đỗ, lạc v.v… Đây thực sự là một vấn đề quan tâm bởi việc tranh thủ thu nhặt lâm thổ sản, đốt rẫy làm nương của một bộ phận cư dân đông đảo như vậy sẽ đẩy nhanh tốc độ phá rừng đến mức khủng khiếp. Một trong những người đốt phá rừng nhiều nhất ở miền núi là người Kinh chứ không chỉ có những cư dân du canh, du cư sống trên các triền núi cao. Nhiều vùng dân cư người Kinh tập trung đông đúc ở miền núi được hình thành như: Thị trấn Thái Hoà, thị trấn Anh Sơn, thị trấn Lạt (Tân Kỳ), điểm tụ cư Cây Chanh (Anh Sơn), thị trấn Hoà Bình.
Do mở rộng vùng canh tác nương rẫy không hạn chế trong hàng chục năm trước đây nên việc phát - đốt rừng bừa bãi dẫn đến tranh chấp đất đai giữa người mời được di cư đến và cư dân các dân tộc ở địa phương liên tục từ trước đến nay đã xẩy ra. ở một số vùng trung du, nơi có vùng đất tương đối bằng phẳng, màu mỡ, nơi cư trú của đồng bào Thổ và Thái, một số làng của người Kinh được di cư đến theo chủ trương khai hoang phát triển kinh tế mới trong nhưng năm 60 - 70. Thực ra diện tích khai hoang không đáng kể mà là sự xen ghép thêm dân. Vì thế người ta phải san sẻ bớt ruộng của đồng bào cho những người mới đến. Đến nay, khi cơ chế khoán giao đất giao rừng, giữa những nhóm cư dân này bắt đầu xuất hiện những vấn đề thắc mắc về chủ quyền đất đai.
Điểm nổi bật trong sinh hoạt kinh tế ở miền núi Nghệ An là sự hình thành dân của nền kinh tế hàng hoá, trong đó đóng vai trò chủ đạo là những người dân Kinh vừa mới được di cư từ đồng bằng lên trong mấy chục năm gần đây và một bộ phận người Hoa. Những người buôn chuyến, buôn bè dọc sông Lam, những đại lý hàng hoá tại các thị trấn… là những tư thương người Kinh.
Hiếm thấy có người thuộc các dân tộc khác trong vùng làm nghề buôn bán chuyên nghiệp.
Chợ miền núi liên tục được lập thêm từ những năm sáu mươi trở lại đây. ở một số xã, làng, bản đã có chợ riêng. Nhiều chợ miền núi có quy mô lớn thu hút hàng nghìn lượt người trong mỗi phiên như chợ Thái Hoá, chợ Dinh (Nghĩa Đàn), chợ Bãi, chợ Đồng Minh (Quỳ Hợp) chợ Bông Khê, chợ Phủ (Con Cuông), chợ Hoà Bình (Tương Dương), chợ Lạt (Tân Kỳ), chợ Mường Xén, chợ đường biên Việt Lào (Kỳ Sơn), chợ Mường Noọc (Quê Phong)… Kể cả các vùng xa xôi hẻo lánh, đến nơi chợ búa đông đúc khắp miền núi Nghệ An, tiền Ngân hàng Việt Nam và bạc nén là hai loại tiền tệ được lưu hành phổ biến trên cơ sở của nền sản xuất hàng hoá mới còn ở giai đoạn hàng đổi hàng, vật đổi vật của nhiều dân tộc trong vùng. Những người Kinh từ trước đến nay vẫn thường mang các sản vật từ miền xuôi lên đổi chác khắp vùng miền núi như muối, vải, dầu, đèn, đồ sành sứ v.v… Gần đây, khi một số nơi sản xuất được lâm đặc sản với khối lượng lớn như quế, san chân, cánh kiến, cà phê… những thương nhân người Kinh lại mang các loại hàng như xe máy, ra - đi - ô - cát - xét, máy khâu… lên trao đổi bán cho đồng bào. Xu thế của nền kinh tế hàng hoá thể hiện khá rõ trong cơ cấu sản xuất, trao đổi trong toàn vùng mà sự chỉ đạo trực tiếp sản xuất cũng như gián tiếp là vai trò của người Kinh.
Nghề chăn nuôi được đồng bào chú ý phát triển nhất là trâu, bò, lợn, gà. Một số lớn đồng bào các dân tộc thiểu số (nhất là người Khơ - mú) thường không chủ ý đến việc cất trữ lương thực đề phòng khi giáp hạt nên đưa ra đổi chác bán hết ngày sau khi thu hoạch. Hình thức đầu cơ đầu vụ thu hoạch để làm thức ăn cho chăn nuôi càng làm cho việc chăn nuôi ở vùng đồng bào Kinh phát triển mạnh. Hiện nay trâu bò đang liên tục được bán sang TháI Lan với số lượng lớn, thu nhập của đồng bào rất cao.
Một số nghề thủ công ở miền núi rất phát đạt. Hiên nay nghề xẻ gỗ, nghề mộc, nghề chế biên nông lâm sản… do người Kinh đưa từ miền xuôi lên. Làn sóng di cư của những người thợ thủ công lưu động trong cac làng bản đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng tăng thêm. Phần lớn họ là những cư dân từ Quỳnh Lưu, Diễn Châu hoặc gốc Hà Nam Ninh đến, Bộ phận cư dân này xuất hiện vừa mang ý nghĩa tich cực trong việc đẩy mạnh sản xuất và phục vụ kịp thời nhu cầu sinh hoạt của đồng bào nhưng cũng vì thế mà nảy sinh những tiêu cực xung quanh vấn đề quan hệ dân tộc.
Làng của người Kinh ở miền núi không còn là thiết chế cơ cấu làng truyên thống của người Kinh ở vùng đồng bằng. Nhà cửa phần lớn dưới chân núi, theo lối mật tập. ở một số nơi đồng bào được di cư cả làng đến, nên từ đầu đã được chia đất làm nhà ở ngay hàng thẳng lối, cơ cấu dân cư như thị trấn huyện vùng xuôi.
Nhà cửa người Kinh khi lên miền núi có quy mô rộng lớn hơn do dễ dàng tìm kiếm vật liễu gỗ, tre, nứa… Vườn rộng hàng mẫu đất ở những vùng đồi, 2 - 3 sào dọc các đượng giao thông. Có một số đồng boà làm nhà sàn như nhà ở của người Thái. Đây là một hiện tượng cần chú ý bởi ở nhiều nơi đồng bào Thái vốn là cư dân ở nhà sàn lại “phấn đấu” làm nhà đất kê cột, trong lúc đó người Kinh lên miền núi lại thích làm nhà sàn (ở những hộ có điều kiện kinh tế) bởi nhà sàn cao ráo, ít ruồi, muỗi…
Về mặt xã hội những người Kinh do được hình thành từ nhiều nguồn, vào nhiều thời điểm lịch sử khác nhau nên thiết chế xã hội truyền thống ở mỗi vùng cơ sự khác nhau ít nhiều. Dưới thời thực dân phong kiến, xã hội người Kinh ở miền núi không có gì khác biệt căn bản với những người đồng tộc ở đông bằng. Những chức dịch lớn như quan phủ, cai tổng ở vùng có nhiều thành phần dân tộc cũng cư trú phần lớn là người Kinh đảm nhiệm. Từ sau cải cách dân chủ ở miền núi đến nay phần lớn các chức vụ quan trọng của các cơ quan cấp huyện đều lo người Kinh nắm giữ. Mỗi quan hệ con người trong lĩnh vực cơ cấu cán bộ lãnh đạo chính quyền cấp huyện miền núi là một vấn đề phức tạp, rất tế nhị, và ngay cả cho đến nay nó cũng đang là một trong những vấn đề nổi cộm lên cần nhanh chống giai quyết. Tuy vậy, ở một số nơi đông bào Kinh do sống trong hoàn cảnh tự nhiên không thuận lợi đã gặp nạn đói đe doạ thường xuyên, quá trình thoái hoá cũng đã xảy ra. Có một số đồng bào sống xen kẽ với người Thái, người Thổ dần dần sinh hoạt cộng đồng hoá tự nhiên. Điều này đã xảy ra ở một số nhóm cư dân người Thổ ở Tân Kỳ, Quỳ Hợp, ở cư trú nhóm Hàng Tổng (dân tộc Thái) ở Con Cuông, Anh Sơn v.v…
Bộ phận khá lớn cư dân người Kinh sinh sống trong các Công - Nông - Lâm trường quốc doanh là công nhân viên chức Nhà nước. Họ là lực lượng đông đảo nhất mang những sắc thái văn hoá của giai cấp công nhân. Sự giao lưu văn hoá trong khu vực có ý nghĩa quan trong trong việc xác lập các mối quan hệ giữa giai cấp công dân và giai cấp nông dân, giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số trong vùng. Hoạt động nhiều mặt : Kinh tế, chính trị, văn hoá… của bộ phận dân cư này tác động mạnh lịêt vào sự thay đổi các hoạt động sống của đồng bào các dân tộc khác trong vùng.
Các dân tộc ở miền núi Thanh Hoá (1)
TT
|
Dân tộc
|
Thuộc nhóm ngôn ngữ
|
Dân số
(người)
|
Tỷ lệ so với dân so miên núi
|
Tỷ lệ so với dân số dân tộc thiểu số
|
1
2
3
4
5
6
7
|
Mường
Thổ
Khơ - mú
Thái
Hmông
Dao
Tổng cộng
Dân tộc
Thiểu số
Kinh
Tổng cộng
Dân số miền núi
|
Việt – Mường
Việt – Mường
Môn – Khơme
Tày – Thái
Hmông - Dao
Hmông - Dao
Việt – Mường
|
267.282
11.510
330
181.275
3.781
3.980
|
38,40
1,60
0,04
25,20
0,52
0,54
|
57,90
2,41
0,06
38,00
0,46
0,79
|
477.032
242.643
|
66,30
33,70
| ||||
719.675
|
(1) Theo số liệu của Ban dân tộc Thanh Hóa, 1992
Thư mục sách tham khảo chính
1. ăng ghen (F)
Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước
Nhà xuất bản Sự Thật – Hà Nội, 1972.
2. Ban dân tộc tỉnh Nghệ An
Nghệ Tĩnh 40 năm một chặng đường
Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh, 1985.
3. Ban dân tộc và miền núi Nghệ An:
Mộ số chính sách về dân tộc và miền núi Nghệ An
Nhà xuất bản Nghệ An, Vinh, 1992.
4. Ban nghiên cứu lịch sử và địa lý Nghệ Tĩnh:
Lịch sử Nghệ Tĩnh – Tập I
Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh, Vinh, 1994
5. BRETON (H.LE):
An Tĩnh xưa (bản tiếng Việt).
Thư viện Nghệ Tĩnh, Số NN 18 – 21.
5. BU-ON (BOUILLON):
Nhân chủng chí người Mường và người Thái Dong ở hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá.
Trích cuối “Địa dư Đông Dương” phần Trung kỳ Thư viện quốc gia, số M2 – 9402.
6. Phan Hữu Dật:
Cơ sở dân tộc học.
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1973
7. Bế Viết Đẳng:
Kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc
Viện Dân tộc học, Hà Nội, 1989
8. Mạc Đường:
Các dân tộc miền núi Bắc Trung Bộ
Khoa học, Hà Nội, 1964
9. Cao Đăng Hy:
Địa dư tỉnh Nghệ An
Thư viện Nghệ Tĩnh, số NN 20 – 21
10. Trần Danh Lâm:
Hoan Châu phong thổ ký, (Ngô Đức Thọ dịch)
Thư viện Nghệ Tĩnh, số HT 73 – 75
11. Bùi Dương Lịch:
Nghệ An ký. (Bản đánh máy)
Thư viện Nghệ Tĩnh, số HT 2.4 – 5
12. Phan Huy Lê:
Bàn về các quá trình hình thành dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Giáo trình Lịch sử Việt Nam tại khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1990
13. LU – PƠ (LOUPPE ALBERT)
Người Mường ở Cửa Rào
H.Uma d’Extrême Orient, 1934 (bản dịch)
14. Lê Đình Thiêu:
Chuyện cổ tích miền núi Nghệ An
Hội Văn nghệ Nghệ An, Vinh 1975
15. Vương Hoàng Tuyên:
Sự phân bố dân tộc và dân cư ở miền Bắc Việt Nam
Giao Dục, Hà Nội, 1966
16. Viện dân tộc học:
Các dân tộc ít người (các tỉnh phía Bắc)
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978
17. Viện dân tộc học:
Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc miền Bắc Việt Nam
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975
+ Các loại tạp chí:
- Dân tộc học
- Ngôn ngữ
- Khảo cổ học
- Văn hoá dân gian
- Những vấn đề lịch sử và địa lý Nghệ Tĩnh
+ Tư liệu tại ban sử - địa thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Ban dân tộc và miền núi tỉnh Nghệ An, Phòng tư liệu khoa sử trường đại học tổng hợp hà nội…
Mục lục
* Lời giới thiệu (giáo sư Phan Hữu Dât) ………………………5
* Mở đầu:…………………………………………………………..7
Chương một:
Đặc điểm địa lý tự nhiên và dân cư…………………….9
I. Điều kiện tự nhiên……………………………………………….9
II. Lịch sử quá trình tộc người cư dân
thời Cổ – Trung đai ở miền núi Nghệ An………………...........15
III. Về lịch sử phân bố tộc người………………………………..19
IV. Một số đặc điểm về kinh tế
xã hội và văn hoá…………………………………………………32
Chương hai:
Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An………………………..35
I – Dân tộc Thổ……………………………………………...........35
II. Dân tộc Thái……………………………………………...........49
III. Dân tộc Khơ mú……………………………………………….72
IV. Dân tộc ơ đu…………………………………………………..79
V. Dân tộc H’mông………………………………………………..84
Chương ba:
Kết luận……………………………………………………..93
+ Phụ lục…………………………………………………………….97
- Dân số dân tộc kinh ở các huyện miền núi và trung du………97
- Bản đồ các di tích khảo cổ học trong vùng…………………….98
- Bản đồ phân bố dân tộc ở miền núi Nghệ An………………….99
- Khái quát về người Kinh ở miền núi Nghệ An………………..100
- Dân tộc thiểu số ở Thanh Hoá………………………………….106
- Tài liệu tham khảo chính………………………………………..107
( Nguồn: Văn hóa Nghệ An)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét