Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

"Một vành đai, một con đường" - Những cách nhìn khác nhau ở Trung Quốc

  •   KHẮC TRUNG
  • Thứ ba, 11 Tháng 7 2017 16:03
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Hội nghị Thượng đỉnh “một vành đai một con đường” kết thúc đã hơn một tháng, đến nay đã có nhiều ý kiến phân tích với những góc nhìn khác nhau về “một vành đai một con đường”.
Phần Một. Bức  tranh “Một con đường, một vành đai” của Tập Cận Bình,  
Triệu Tấn Bình, Bộ trưởng Bộ Nghiên cứu kinh tế đối ngoại thuộc Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc (TQ) tại cuộc tọa đàm lần thứ IV của các học giả chuyên gia quốc tế về cuộc họp thượng đỉnh “một vành đai một con đường” (1V1Đ) đã bày tỏ ý kiến : Xướng nghị “1V1Đ” của Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra từ năm 2013 đến nay, đã được sự chú ý và hưởng ứng tích cực của đông đảo xã hội quốc tế, hợp tác “1V1Đ” đang trở thành một sự nhận thức chung rộng rãi. “1V1Đ” được khởi động xây dựng 4 năm nay, Liên minh kinh tế Á Âu của TQ và Nga đưa ra, Qui hoạch tổng thể quan hệ qua lại liên thông của Asean đưa ra, “Con đường quang minh” của Ca-zăc-stan đưa ra đã thực hiện phối hợp hài hòa về chính sách, đã ký hiệp định hợp tác với hơn 40 quốc gia và tổ chức quốc tế, cùng với hơn 30 quốc gia triển khai cơ chế hóa hợp tác năng lực sản xuất. Đại hội đồng Liên Hợp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc cũng đề cập Xướng nghị “1V1Đ” trong các quyết định quan trọng. Dưới sự thúc đẩy của TQ và sự hưởng ứng tích cực của các quốc gia chủ yếu xung quanh, Xướng nghị “1V1Đ” được sự tán đồng và hoan nghênh rộng rãi. Cùng với “1V 1Đ” mục tiêu 5 thông có tiến triển tích cực. Liên thông cơ sở hạ tầng, liên thông thương mại, liên thông kim dung là lĩnh vực ưu tiên xây dựng của “1V1Đ”, đây là một số lĩnh vực hợp tác cần kíp nhất về phát triển của các nước ven tuyến, đồng thời cũng là lĩnh vực dễ đạt đồng thuận, hình thành hợp lực.
Thôi Thiên Khải, Đại sứ TQ ở Mỹ, tại một cuộc gặp gỡ ở Washington ngày 18/5/2017 phát biểu “… Mỹ cũng như TQ đều đang tìm kiếm xây dựng ‘mối liên hệ’ trên thế giới, từ đó làm cho thế giới “thuận khí” đạt được phồn vinh, ổn định. .... thế giới hiện nay đang thay đổi, xã hội loài người đang hưởng thụ những tiến bộ khoa học công nghệ, của cải tăng lên, đồng thời cũng đang đối mặt với rất nhiều vấn đề : chênh lệch giàu nghèo ngày mở rộng, phạm vi nghèo khó ngày càng tăng, thất nghiệp, tác hại môi trường, chủ nghĩa cực đoan, v.v…đang ngang nhiên diễn ra. Đó đều là những thứ “khí không thuận”, tức là thiếu “mối liên hệ” thông suốt của thế giới. Xướng nghị “1V1Đ” của TQ đưa ra là một liệu pháp vừa trị ngọn vừa trị gốc của “khí không thuận” này, sẽ đưa các dân chúng các quốc gia kết nối lại với nhau, không chỉ liên thông về giao thông lục, thủy, không, mạng mà cả “liên thông mềm” như các chính sách, qui định, tiêu chuẩn, … Nói cách khác, chúng ta đang xây dựng một thứ liên hệ để mọi người có được hòa bình, ổn định, phát triển và phồn vinh.”
Hoặc Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao TQ cho rằng “1V 1Đ” có nhiều điểm ưu việt hơn nhiều so với kế hoạch Mác-San của Mỹ hồi đầu thập kỷ 50 thế kỷ trước.
Ngày 19/5/2017, Vương Tử Huy, phóng viên Tân Hoa xã giới thiệu những ý tưởng cơ bản của Tập Cận Bình trong quá trình Hội nghị thượng đỉnh quốc tế “1V1Đ”.
4 năm trước Chủ tịch Tập Cận Bình phát ra Xướng nghị “1V1Đ”, từ đó đến nay đã đạt được thành quả huy hoàng. Xây dựng “1V1Đ” vừa là thực hành thực tiễn xây dựng thể cộng đồng mệnh vận loài người, vừa là thực hiện lời hứa trang trọng đối với thể cộng đồng vận mệnh loài người.
Đó là từ hai góc độ lớn lịch sử và hiện thực, Tập đã tổng kết sâu sắc về số phận thế giới và loài người đương đại để suy nghĩ.
Từ góc độ lịch sử, loài người đang ở vào thời đạiđại phát triển, đại biến cách, đại điều chỉnh. mối liên hệ mật thiết giữa các nước như ngày nay, xưa nay chưa từng có, lòng hướng vọng một cuộc sống tốt đẹp của nhân dân thế giới cũng chưa bao giờ mãnh liệt như ngày nay, thủ đoạn chiến thắng nghèo khó của loài người cũng chưa bao giờ phong phú như ngày nay. Đó là trào lưu thời đại hôm nay, mà Tập Cận Bình khái quát.
Từ góc độ hiện thực, chúng ta đang ở vào một thế giới luôn đầy thách thức, chữ đỏ về hòa bình, chữ đỏ về phát triển, chữ đỏ về trị lý, là thách thức ngặt nghèo đang bày ra trước nhân loại. Làm thế nào cho thuận thế, ứng phó như thế nào với thách thức. Tập Cận Bình đã đưa ra “phương án TQ” là “tạo dựng thể cộng đồng mệnh vận nhân loại, thực hiện cùng thắng cùng hưởng.” (“Phương án TQ”, là từ Tập dùng khi phát biểu tại Trụ sở Liên Hợp Quốc hồi tháng 01/2017.)
Tập nhiều lần nhấn mạnh “Tôi đề ra Xướng nghị “1V1Đ” là cần thực hiện phát triển cùng thắng cùng hưởng, với 4 tinh thần “hòa bình hợp tác, mở cửa bao dung, học hỏi lẫn nhau, cùng có lợi cùng thắng” được thể hiện trong “1V1Đ”. Bốn năm qua, “1V1Đ” đã từ ý niệm chuyển thành hành động, từ viễn cảnh chuyển thành hiện thực, là quá trình thực hiện 4 tinh thần trên không thay đổi.” Hoặc như Tập nói “là 4 năm không ngừng đi sâu về làm thông suốt chính sách, là 4 năm không ngừng tăng cường liên thông cơ sở hạ tầng, là 4 năm không ngừng nâng cao độ thông suốt thương mại, là 4 năm không ngừng mở rộng liên thông huy động sử dụng kim dung, là 4 năm không ngừng thúc đẩy tương thông lòng dân.”
Tại Hội nghị thượng đỉnh lần này, với khởi điểm mới, Tập đã trình bày toàn diện cương lĩnh hành động và giải pháp bảo đảm mới, mở ra con đường của mô thức mới hợp tác cùng thắng, với quyết tâm lớn. dốc lực mạnh, với ý chí kiên định “5 không thay đổi”. Tập bày tỏ, TQ muốn chia sẻ kinh nghiệm phát triển với các nước thế giới, nhưng không can thiệp nội bộ nước khác, không xuất khẩu chế độ xã hội và mô thức phát triển, càng không áp đặt vào người khác, không lặp lại con đường cũ chèn ép địa duyên, không hình thành tập đoàn nhỏ phá hoại sự ổn định, mà sẽ xây dựng một đại gia đình hòa hợp cùng tồn tại. 5 không này được thể hiện trong xây dựng “1V1Đ” với tầm nhìn phát triển lâu dài và phồn vinh mãi mãi. Tại sao con đường tơ lụa cổ xưa lại có thể sáng tạo ra đại phát triển đại phồn vình một vùng ? Tập hồi nhớ lại con đường gấm lụa vạn dặm, nối dài ngàn năm lịch sử, là muốn nói lên một đạo lý thế này – vô luận cách nhau bao xa, chỉ cần chúng ta dũng cảm cất bước chân đầu tiên, kiên trì theo hướng mà đi, là có thể đi ra con đường gặp nhau, biết nhau, cùng nhau phát triển, đi về phương xa của hạnh phúc, an ninh hòa hợp tươi đẹp. Nắm chuẩn phương hướng, vững bước đi xa, 5 điều “sẽ không” là hết sức quan trọng.
Tập còn nói tiếp, xây dựng “1V1Đ” đang chuyển tải khát vọng giao lưu văn minh của chúng ta, đang chuyển tải hy vọng hòa bình an ninh của chúng ta, đang chuyển tải sự theo đuổi cùng phát triển của chúng ta, đang chuyển tải kỳ vọng cuộc sống tươi đẹp của chúng ta, 16 chữ “hòa bình hợp tác, mở cửa bao dung, học hỏi lẫn nhau, cùng lợi cùng thắng” trước đây đã phát triển thành 24 chữ , tức là tăng thêm 8 chữ “bình đẳng minh bạch, tôn trọng lẫn nhau”.
Tập đưa ra giải pháp về các mặt : TQ sẽ tăng mạnh hỗ trợ về vốn đầu tư xây dưng, sẽ tăng thêm 100 tỷ Nhân dân tệ vào Quĩ con đường tơ lụa; bắt đầu từ năm 2018, TQ sẽ tổ chức Triển lãm nhập khẩu quốc tế của TQ; trong 5 năm tới, TQ sẽ bố trí 2.500 lượt người nhà khoa học trẻ đến TQ công tác nghiên cứu khoa học ngắn hạn, bồi dưỡng 5.000 lượt người nhân viên khoa học công nghệ và quản lý, đầu tư vận hành phòng thực nghiệm liên hợp 50 nhà; tại các quốc gia dọc tuyến thực hiện  các hạng mục 100 ‘vườn nhà hạnh phúc’, 100 ‘tình thương trợ khó’, 100 ‘trợ y khôi phục sức khỏe’.
Hướng về tương lai, Tập nêu lên, đưa việc xây dựng “1V 1Đ” thành con đường hòa bình, con đường phồn vinh, con đường mở cửa, con đường sáng tạo mới, con đường văn minh.
Báo chí nhà nước, coi “1V 1Đ” là phiên bản “toàn cầu hóa nâng cấp mới” nhằm “lập lại trật tự mới thế giới” mà Tập Cận Bình vừa là người đề xướng vừa là người “gánh ngọn cờ chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch thế giới”, là phiên bản 2.0 về chiến lược mở cửa ra ngoài, là thể hiện TQ đang từ giai đoạn xuất khẩu hàng hóa ra ngoài chuyển sang giai đoạn đầu tư ra ngoài.
Phần hai, Những góc nhìn khác nhau về “Một vành đai một con đường”.
1) Không cần cái gọi là “Một vành đai một con đường”
Đây là vấn đề mà tác giả Dương Quang đăng trên tờ “Bán nguyệt san Nhân Quyền TQ”, và tác giả cho rằng :
Thứ nhất, việc lấy một thương đạo cổ xưa Thịnh thế Hán Đường để đặt tên cho đề án này, chỉ là xuất phát từ tâm trạng chủ nghĩa dân túy dân tộc của “phục hưng cái vĩ đại dân tộc Trung Hoa” mà đặt ra. Thực ra đây chẳng có gì là cao mưu cả. Con đường tơ lụa tuy là nổi tiếng 4 phương, nhưng nó thuộc thời cổ đại lấy lạc đà và ngựa để thể hiện tính lưu động địa lý, còn với thời đại hiện nay, từ hàng không, hàng hải, đường sắt, đường bộ toàn phương vị cơ động bằng sắt thép, lấy con đường tơ lụa làm ý tưởng “phục hưng”, e rằng là việc tiêu khiển với cổ nhân, đùa giỡn với người hôm nay. Hơn nữa, con đường này, người xưa không phải có ý tưởng hình thành con đường rõ rệt, thông suốt, êm ả, mà chỉ là từng chặng ngắn phù hợp với sức lực của lạc đà, ngựa mà thôi. Không những thế, mà còn trải qua bao sự cướp giết tàn bạo, bệnh tật, đói khổ dọc đường, chứ không hề có tí chút nào hòa bình, bao dung, hạnh phúc trên từng chặng đường. Nay gán ghép cho nó ý tưởng hòa bình, bao dung, hạnh phúc, hợp tác cùng thắng, v.v… là quá gượng ép theo chủ quan của Tập mà thôi. Chính vì vậy, lấy con đường tơ lụa (mà thực ra mãi sau này vào cuối thế kỷ 18,  một nhà địa lý học người Đức, lần đầu ghép nối các chặng đường buôn bán tơ lụa, đồ gốm sứ, trà của TQ từ Tân Cương đến điểm cuối cùng là Rôme Ý lại và đặt cho nó cái tên con đường tơ lụa cổ đại, thế thôi) để đặt tên cho cái đề án này là chẳng cao mưu gì, thậm chí là việc bưng bít sự thật với người đời hôm nay và đùa giỡn với người xưa.
      Thứ hai, ngài Đại sứ Thôi Thiên Khải nói hiện nay thế giới thiếu mối liên hệ thông suốt, còn Tập Chủ tịch lại nói thế giới ngày nay có mối liên hệ hết sức mật thiết, chưa từng có từ trước đến nay. Vậy thực tế là thế nào ?
      - Đúng vậy, ngoài giao thông đường không, đường biển ra, hai tuyến đông tây chiếc cầu đại lục Á Âu để nối liền TQ với Châu Âu đều đã thông suốt toàn tuyến. Bất kỳ hoạt động thương mại nào của TQ với các nước Trung Á, Tây Á, Ấn Độ, Ả Rập, ven bờ Địa Trung Hải đều không bị hạn chế như của con đường tơ lụa cổ xưa có thông suốt hay không. Còn con đường thương đạo trên biển nam TQ, là con đường thông thương nhộn nhịp nhất thế giới hiện nay, con đường hàng hải giữa TQ với các nước Đông Á, Đông Nam Á, Ấn Độ dương, Đông Phi, trừ hải tặc Somali ra, không có bất kỳ sự uy hiếp an toàn nghiêm trọng nào cả, chỉ cần quyền hàng hải tự do trên Biển Đông không bị TQ lấy chủ quyền của mình gây mất ổn định ra (tạo ra “khí không thuận” như ngài Đại sứ Thiên Khải nói), là không có bất kỳ trở ngại nào cả (tức khí thuận). Như vậy, cái gọi là xây dựng lại “con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” tự nhiên rõ là việc quá thừa.
      - Vùng ven tuyến “1V 1Đ” đã có hệ thống nhất thể hóa mậu dịch đa biên đang vận hành và thương thảo gồm tổ chức APEC, Tổ chức hợp tác Thượng Hải, ASEAN 10+1, 10+3, Khu mậu dịch tự do Trung Nhật Hàn, Liên minh kinh tế Á Âu, TPP, RCEF, có cái đã là con đường hiện tồn, TQ hoàn toàn có thể tham gia vào trật tự mậu dịch đa biên hiện hành, chứ không cần mở lối đi riêng, phí tiền phí sức. Nhưng TQ muốn có bàn tay của mình, thể hiện được ý mình trong chỉnh hợp kinh tế khu vực, tự mình đứng đầu, nên cứ làm kiểu riêng theo ý mình.
      - Cho dù con đường tơ lụa trên bộ trên biển cổ xưa đã từng tạo ra lịch sử huy hoàng như thế nào, còn các vùng của  “1V 1Đ” hiện thực hiện nay là rất phức tạp, đang tồn tại nhiều vấn đề nhất.
Về “một vành đai”, các nước Apganistan, Pakistan, Iran, Irắc, Syri ven tuyến vành đai đều là những quốc gia có vấn đề chủ nghĩa khủng bố hoạt động quyết liệt; Ấn Độ nước lớn kinh tế là có cảnh tượng thương mại tốt nhất của vùng này, nhưng luôn có tâm trạng mắc míu với TQ, vì “hành lang kinh tế Trung - Pa” dính vào tranh chấp chủ quyền vùng Ka-sơ-mia giữa Ấn – Pa, nên đã công khai từ chối dự Hội nghị Thượng đỉnh Bắc Kinh về “1V 1Đ” vừa rồi. 5 nước Trung Á là phạm vi thế lực truyền thống của Nga, họ có ý đồ là nhân cơ hội giữa “1V 1Đ” của Tập với “Liên minh kinh tế Á Âu” của Putin để lợi dụng kiếm lợi.
Về “một con đường” (con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21) cũng như vậy viễn cảnh chẳng êm đẹp gì. Thể kinh tế phát triển của vùng này là Nhật, Hàn, Singapor bề ngoài là đến ngó xem, bên trong là từ chối đối với “1V 1Đ”; Đài Loan thị bị TQ loại ra ngoài vòng; Việt Nam, Indonesia, Philippin, Malaysia tuy có khát vọng đối với nguồn vốn và thị trường TQ, nhưng lại cảnh giác cao độ đối với ý đồ khuếch trương địa duyên của “1V 1Đ”, nên do dự lững lờ, nghi nghi hoặc hoăc.
Tập nhất quyết ngoắc cái biển hiệu truyền thống con đường tơ lụa vào công trình xây giấc “mộng TQ” , lựa chọn một vùng nhiều vấn đề thế này để vung vãi tiền, nếu như đây là vì lấy điển tích lịch sử làm một ý niệm riêng, lấy Thịnh thế Hán Đường để tự bơm khí thế cho mình, là “đã làm” quá đà mất rồi, rõ ràng là sự lựa chọn không có chút minh trí nào.
      - Thực ra, dụng tâm của Tập về “1V 1Đ” là : đưa năng lực sản xuất ra ngoài là cái vỏ, khuếch trương địa duyên mới là cái ruột thực; vung tiền ra là thủ đoạn, truyền “tiếng nói TQ”, đẩy “phương án TQ” ra ngoài mới là mục đích thực sự; như Obama đã nói : “Tập Cận Bình muốn người TQ định ra qui tắc của mậu dịch quốc tế”, như báo chí TQ nói, TQ muốn làm “người lãnh quân mới của toàn cầu hóa”. Trump chẳng phải đã nhường cơ hội cho đó sao ? Nói cho cùng, Tập muốn lật xóa triệt để chiến lược đối ngoại cuẩ Đặng Tiểu Bình “thao quang dưỡng hối, quyết không đứng đầu”, nhưng TQ lại bị kẹp giữa đại lục Âu Á, cần tìm một khoảnh vũ đài “đứng đầu” cho TQ. Các tổ chức Ngân hàng thế giới, Quĩ tiền tệ quốc tế không thể để TQ đứng đầu, thì TQ tạo ra ghế ngồi chệm chễ ở Ngân hàng đầu tư II Châu Á. WTO, APEC, RCEP, không thể giao cho TQ đứng đầu, vậy TQ tự phong là Vua của “1V1Đ” vậy.
Chiến lược kinh tế Đặng Tiểu Bình là hướng về các quốc gia kinh tế thị trường thành thục và thể kinh tế phát triển để  “dẫn vào” “thu hút vào” thì nay Tập Cận Bình chuyển sang chiến lược “vung vãi tiền ra, làm người đứng đầu” hướng về các quốc gia có nhiều vấn đề, thể kinh tế lạc hậu; chuyển chiến lược “kết nối với qui tắc quốc tế ” của thời đại Hồ Cẩm Đào Ôn Gia Bảo sang “viết sửa lại qui tắc quốc tế”, “đưa ra phương án TQ”, chứ không còn là cái “phiên bản 2.0 chiến lược mở cửa đối ngoại”, mà là lật nhào tính căn bản của tổng thể chiến lược mở cửa đối ngoại “30 năm sau” lâu nay. (theo cách nói của Trung Cộng, lấy 30 năm trước cách mạng văn hóa là “30 năm trước”, còn 30 năm sau cách mạng văn hóa là “30 năm sau”).
Suy nghĩ kỹ, thì tư duy chiến lược hàm chứa trong “1V 1Đ”, nói đó là bản nâng cấp chiến lược cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình, không bằng nói đó là “bản cải tiến” lý luận thế giới thứ III, chiến lược Á, Phi, La của Mao Trạch Đông. Năm 1965, Lâm Bưu trong “Thắng lợi chiến tranh nhân dân muôn năm” nói : “Từ phạm vi toàn thế giới để nhìn vấn đề, nếu nói Bắc Mỹ, Tây Âu là ‘thành thị của thế giới’ vậy thì Á, Phi, La là ‘nông thôn thế giới’. … Cách mệnh thế giới hôm nay, từ một ý nghĩa nào đó mà nói, cũng là một thứ hình thế Nông thôn bao vây Thành thị.” Dùng cách nói của Lâm Bưu để nói, nếu nói Nhật, Hàn, Đài Loan, Singapor là thành thị châu Á, vậy thì việc lựa chọn các quốc gia có nhiều vấn đề và vùng lạc hậu của “1V 1Đ” có lẽ chỉ có thể coi là nông thôn của đại lục Á Âu. Chiến lược mới “mở cửa đối ngoại” của Tập càng giống một  cuộc  “nông thôn bao vây thành thị” phiên bản thế kỷ 21.
2) “Một vành đai một con đường” là đại kế thực dân kiểu mới, là phiên bản Công ty Đông Ấn của Trung Cộng.
Đây là ý kiến của tác giả Dương Thiên Hằng, phát biểu trên “Nhật báo Đông phương” ngày 13/6/2017.
Chúng ta cứ tưởng chủ nghĩa thực dân mới đã kết thúc lâu rồi, nhưng thực tế hiện nay, màn che chủ nghĩa thực dân mới đang mở dần trên toàn cầu, đang diễn lại lịch sử loài người. Vũ đài diễn lại này không ở TQ, mà là ở các quốc gia ven tuyến “1V 1Đ” của Tập Cận Bình khởi xướng.
Đại cương kế hoạch là, TQ đưa ra khoản cho vay cực lớn, giúp đỡ thể kinh tế còn kém phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm đạt mục đích chấn hưng kinh tế. Một vấn đề mà dư luận Đại lục quan tâm trong đó là TQ làm thế nào để khuếch trương sức ảnh hưởng, nhưng lại ít nói tới những tác động xấu của khuếch trương gây ra. “1V 1Đ” đối với các quốc gia tiếp nhận nguồn vốn TQ mà nói, kỳ thực là một thanh kiếm hai lưỡi, GDP tăng lên là một tờ phiếu không kỳ hạn không biết ngày giờ nào hiện rõ, còn ngày tháng năm cần hoàn trả nợ các khoản vay lại rất rõ ràng. Phần lớn họ đều không cách gì gánh nổi lợi tức cao của khoản vay mà TQ đưa ra, đến hạn chỉ có 3 con đường : hoặc là lật mặt vỗ nợ không nhận người; hoặc là xin TQ cho vay tiếp khoản mới để trả nợ cũ; hoặc lấy tài sản khác của đất nước để gán nợ. Con đường thứ nhất, trừ phi khi tìm được một đại lão mới nào đó để che mặt, nếu không sẽ là con đường tự diệt. Nước nhỏ dám đối địch với Trung Hoa, là đồng nghĩa với tự tuyệt bởi vũ đài quốc tế. Con đường thứ hai cũng khác gì với trường hợp Hy lạp mấy năm trước đã làm rúng động EU, liệu rồi đây có lặp lại làm rúng động TQ ?
Con đường thứ hai, thứ ba, đã có tiền lệ.
Như Venezuela, vốn là nước xuất khẩu dầu thô chiếm 96% thu nhập quốc dân, nhưng thời gian qua, giá dầu thô liên tục sụt giảm, giá dầu cứ sụt 1usd, thì thu nhập của Vênêzuêla giảm mất 700 triệu usd. Từ năm 2007 đến nay, đã được TQ cho vay khoảng 65 tỷ usd cho hạng mục xây dựng nhà máy luyện dầu, khai thác vàng và xây dựng đường sắt. Nhưng đến tháng 5/2017 đã kéo dài chưa trả nợ vay từ 20 tỷ đến 24 tỷ usd, chỉ mới trả lợi tức. Hiện nay lạm phát đã lên đến 800%. Các hạng mục mà TQ cho vay đều không thể triển khai thực hiện. Tổng vốn TQ đầu tư vào Vênêzuyêla là 307,5 tỷ usd. Cuối cùng gán nợ cho TQ một hòn đảo nhỏ 64km2 hoang vu nơi xa xôi.
Hoặc như Lào với TQ, tranh cãi với nhau về vốn để làm con đường sắt trong nhiều năm, TQ đưa sang cả 100.000 công nhân, phương tiện, thiết bị, vật tư thi công, cuối cùng giá thành con đường lên gần 6 tỷ usd, chiếm 50% tổng GDP đất nước. Các quan chức Lào nói không biết bằng cách nào để gánh nổi khoản chi phí này, mà con đường sắt này chục năm trước đã thua lỗ rồi, với lý do rất giản đơn, cả nước Lào chỉ có khoảng 6 triệu dân, đều đang trong giai đoạn kinh tế nông nghiệp là chính, lại có nhiều núi non chia cắt, nên không có nhiều người và hàng hóa cần lưu chuyển giữa các vùng, đáp ứng rất thấp công suất vận tải của con đường     được xây dựng.
Hoặc như, “1V 1Đ” khởi động 3 năm, thì Chính phủ Srilanka đã phải đem cảng biển lớn ở phía nam gán cho Công ty công trình Cảng Vịnh TQ thuê với thời hạn 99 năm (Sự kiện này của Trung Quốc với Srylanka khác gì Anh Quốc đã làm với TQ về Hồng Kông cũng 99 năm hơn 100 năm trước), dẫn đến dân chúng Srylanka kháng nghị, Chính phủ đã dùng Cảnh sát phun vòi rồng, hơi cay để dẹp dân biểu tình kháng nghị. Tổ chức Tăng lữ “bảo vệ tài sản quốc gia” ra văn bản kiến nghị Chính phủ cấm lấy quốc thổ cho nước ngoài thuê, có thành viên Tổ chức này đã gào lên : “Đến khi người TQ cắm rễ sâu vào đến đời thứ hai, anh làm thế nào mà buộc họ về nước ? Văn hóa của nước ta, kết cấu dân số nước ta đều sẽ bị họ xâm thực ! ?” Phải chăng TQ đang bê toàn bộ kế họach thực dân của Anh hơn 100 năm trước đây để áp dụng vào “1V 1Đ” của thế kỷ 21 để chơi ? Trước đây người dân TQ rất căm phẫn thực dân, nay đến lượt TQ lại “Thực” vào Dân người khác. Vậy anh vỗ tay khen tốt, ủng hộ TQ hay ủng hộ dân Srylanka đứng lên bảo về chủ quyền quốc thổ ? Thử nghĩ 10 năm sau, quốc dân nước nhỏ này nổi lên làn sóng chống Hoa để bảo vệ tôn nghiêm của mình, sẽ trở thành một nghị đề toàn cầu nóng nhất, điều này là có thể dự báo trước được.
Hoặc như  Siegfried Owolf, một chuyên gia vấn đề Nam Á (người Đức) cho rằng “1V 1Đ” không chỉ để lại gánh nặng kinh tế cực lớn cho đời sau mà nói, ngay hiện tại cũng có không ít vấn đề, như Pakistan chẳng hạn, “hành lang kinh tế Trung-Pa”, bộ phận quan trọng của “1V 1Đ” là kèm theo rất nhiều vấn đề về kinh tế, chính trị cho đến xã hội, như đã gạt người địa phương ra ngoài quá trình quyết sách; khai thác tài nguyên của địa phương nhưng lại thiếu sự báo đáp lại hợp lý; trưng dụng đất; dân di cư; dời dân có tính cưỡng chế và cả việc bóp méo nghiêm trọng sự cạnh tranh kinh tế tự do công bằng. Với bối cảnh này, cần nhấn mạnh là TQ đã hoàn toàn đánh giá thấp khả năng xẩy ra xung đột và đấu tranh đối địch địa duyên của dân địa phương. Liệu như vậy là đã thể hiện tinh thần 24 chữ của “1V 1Đ” mà Tập nêu ra ?
Cho dù phải vung vãi tiền của như vậy, miễn là tạo ra được lực ảnh hưởng của TQ, thu hút được ngày càng nhiều người hưởng ứng, tham gia vào “1V 1Đ”. Đây cũng là tiếp tục thực hiên đạo lý của Mao nói trước đây, khi Mao đưa ra khái niệm “thế giới thứ ba” để tập hợp lực lượng là : “Trong tay anh không có nắm thóc, làm sao đàn gà nó chạy đến với anh?” Thật chí lý !
Thế nhưng, thời đại thực dân mới chỉ mới bắt đầu, TQ sẽ không như nước Anh nhẹ nhàng rời bỏ Ấn Độ, “1V 1Đ” tựa như phiên bản mới của “Công ty Đông Ấn”, sẽ là huyết mạch một thế kỷ mới của TQ. TQ tìm kiếm khuếch trương, nhưng đón nhận như thế nào đối với đòn lực phản tác dụng đang hình thành ngày càng lớn mạnh ?(Các Công ty Đông Ấn ra đời từ xa xưa, sớm nhất là Công ty Đông Ấn Anh Quốc-1600; Cty Đông Ấn Hà Lan – 1602; Cty Đông Ấn Đan Mạch - 1616;Cty Đông Ấn Bồ Đào Nha - 1628;Cty Đông Ấn Pháp-1664, v.v… Các Công ty này là những doanh nghiệp nhà nước không chỉ kinh doanh buôn bán, mà còn thực hiện các mục tiêu chính trị, quân sự của nhà nước. Nhiệm vụ đầu tiên của các Công ty này là bảo đảm nguồn cung cấp hàng hóa, đặc sản của phương Đông cho các triều đình và thị trường phương Tây, luôn vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của chính quyền các địa phương. Ngày nay bóng ma của các Công ty Đông Ấn chưa hẳn đã chấm dứt. Các tập đoàn kinh tế nhà nước được sự hậu thuẫn rất lớn của nhà nước cũng thực hiện các mục tiêu của nhà nước như về đối ngoại thì khai thác tài nguyên, di dân, gây ảnh hưởng chính trị, xây dựng đối tác, cạnh tranh đầu tư các hạng mục đầu tư, thông tin tình báo tình hình các mặt của nước sở tại, v.v…)
Thực ra, thực dân cũ hay thực dân mới, chỉ khác nhau về thủ đoạn cứng hay mềm, trực diện hay gián tiếp, thô bạo hay tinh vi, còn mục đích cuối cùng chẳng khác gì nhau, đều nhằm đạt được độ khuếch trương tối đa, sức ảnh hưởng tối mạnh. Tối đa tối mạnh đó đối với TQ là bá chủ toàn cầu, lập lại trật tự thế giới theo mô thức TQ, dưới sự chỉ huy của TQ; còn đối với các nước là càng tăng độ lệ thuộc vào TQ không chỉ về kinh tế, mà cả chính trị, văn hóa xã hội, và khi đã nhận ra, muốn “thoát Trung” thì đã muộn, không thể nào “thoát Trung” được. Đó là tất yếu, chứ không phải như Tập Cận Bình  tung hô, nào là không can thiệp nội bộ nước khác (chỉ có điều không can thiệp thô bạo bằng vũ lực, nhưng lại can thiệp bằng các thực lực mềm), không bá quyền, không chèn lấn địa duyên, và bao điều hứa tốt đẹp của Tập như trên chỉ là cái vỏ mỹ miều để che mắt, lừa bịp một số nhẹ dạ cả tin hoặc tuy dị sàng nhưng đồng mộng với Tập mà thôi.
Hiện nay khẩu hiệu của “1V1Đ” nhiều hơn của mục tiêu được định nghĩa chuẩn xác. Bất cứ ở nơi nào, sự việc nào ở nước ngoài đã làm, đang làm, sẽ làm như các công trình nhận thầu ở nước ngoài xây hồ đập thủy điện, đường cao tốc, đường sắt, bến tàu bến cảng, khai thác tài nguyên khoáng sản, các hạng mục xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng thành phố, trạm điện hạt nhân, trực tiếp đầu tư mua và xây dựng các xí nghiệp công nghiệp, v.v… đều bỏ vào cái sọt “1V1Đ” cả. Tại Hội nghị Thượng đỉnh “1V1Đ” vừa rồi Tập tuyên bố “1V1Đ” là xây dựng “công trình thế kỷ tạo phúc cho nhân dân các nước.”
Con đường thực hiện xây dựng “công trình thế kỷ” của Tập Cận Bình đã diễn ra như thế nào trong thực tiễn, xin nêu một lĩnh vực cụ thể để hình dung các lĩnh vực khác cũng thế.
Ở trong nước, Hồ An Cương, chuyên gia kinh tế, cán bộ lãnh đạo cấp cao TQ lấy ví dụ công trình đập Đô Giang là một công trình thế kỷ, là công trình chuẩn bị cho hậu thế, để giải thích về cái gọi là “công trình thế kỷ” ở TQ là như thế nào. Hồ An Cương nói, kỳ thực công trình đập Đô Giang đến nay cũng chỉ là một sự bày vẽ. Từ khi thực hiện kế hoạch mở mang mạnh vùng phía tây, sau khi Chu Vĩnh Khang đứng ra xây sửa lại đập lớn hồ chứa nước Tử Bình Phố, các công năng tưới tiêu, cung cấp nước, phòng lũ lụt của công trình đập Đô Giang bị bỏ hoang phế, người đi sau không thể hiểu nổi tại sao lại như thế, từ quan điểm đến quyết định chủ trương một công trình gọi là thế kỷ mà lại như vậy. Nếu “1V1Đ” chỉ là một “công trình thế kỷ” loại như công trình đập Đô Giang, thì cần gì phải cần đến cấp cao nọ kia quyết sách. “Công trình thế kỷ” mà Tập nói chắc là lớn hơn nhiều so với công trình đập Đô Giang, thậm chí còn hùng vĩ hơn công trình “Thiên niên kỷ Hùng An vĩ đại”. Nếu mục tiêu của “1V 1Đ” là làm thay đổi cục diện chính trị địa duyên, truyền bá mô hình chế độ chính trị và mô thức phát triển kinh tế TQ, thì lại không thể giản đơn quyết sách như vậy. Nếu nói về mô thức tạo phúc cho nhân dân, có lẽ một nước Cu Ba bé nhỏ gấp nhiều lần so với TQ vĩ đại, lại có mô thức tạo phúc cho nhân dân tốt hơn gấp nhiều lần mô thức TQ. “Một vành đai một con đường” của Cu Ba là đã cung cấp khoảng hơn 40.000 bác sĩ, giáo sư ở khắp 107 quốc gia, phục vụ miễn phí về khám chữa bệnh, phòng trị bệnh truyền nhiễm, hỗ sinh cho phụ nữ, giáo dục v.v… cho nhân dân các nước này, tiền lương đều do Cu Ba chi trả. Như vùng Nam Mỹ có rất nhiều bệnh viện do Cu Ba xây dựng, và các bác sĩ đều từ Cu Ba đến và phục vụ miễn phí cho nhân dân sở tại, nhằm đem lại niềm vui sướng cho nhân dân sở tại. Cho nên ở rất nhiều quốc gia, nhất là  ở các nước Mỹ La tinh, ảnh hưởng chính trị của Cu Ba không kém gì Mỹ to xác lớn mạnh kinh tế. Đứng về kinh tế mà xét, cách làm của Cu Ba là hành vi 100% rải tiền, vô tư, bất vụ lợi. Còn nếu mục đích của “1V1Đ” của TQ là muốn một mũi tên mà có được nhiều con đại bàng, thì cái gọi là “công trình thế kỷ tạo phúc cho nhân dân các nước” chỉ là chiếc áo lụa gấm bọc ngoài che khuất sự thật.
Hiện nay các xí nghiệp trung ương TQ đã tham gia xây dựng trên 350 công trình hồ đập chứa nước, ở trên 80 quốc gia, chiếm trên 50% thị phần thị trường thủy điện quốc tế, báo chí nước ngoài gọi là Đập “chiếm lĩnh” thế giới, chiếm vị trí quan trọng trong “1V 1Đ” TQ, nhưng báo chí TQ lại kín tiếng, không nêu tên. Đó là vì danh khí không thơm, danh bất chính ngôn bất thuận của lĩnh vực này. Tại sao TQ lại tham gia mạnh vào xây dựng các công trình thủy điện này khắp thế giới vậy ?
Quách Nham Hoa, Chủ nhiệm Sở Nghiên cứu Trung Hoa đưa ra ý kiến rằng 47 xí nghiệp trung ương thuộc Tập đoàn Tam Hiệp và Tập đoàn đê đập Cát Châu thao túng “1V 1Đ”, bằng cách ép buộc quyết sách tầng cao, tức là luôn tạo tình thế không còn cách nào khác trong lựa chọn quyết sách của tầng cao. Đây là tình trạng phổ biến kéo dài từ thời Mao Trạch Đông cho đến nay trong quyết sách các vấn đề quan trọng, như quyết sách chủ trương xây đập Tam Hiệp là một điển hình về kiểu quyết sách này, đã để lại hậu quả nhiều mặt, đến nay chưa thể xử lý được.
Sau khi bắt đầu xây dựng đập Tam Hiệp, TQ cũng bắt đầu một cao trào xây dựng hồ đập chứa nước lớn, đẩy mạnh từ đông sang tây, từ vùng dân tộc Hán cư trú đến vùng các dân tộc thiểu số cư trú, từ các lưu vực sông TQ đến các lưu vực sông nước ngoài. 5 xí nghiệp điện lớn quốc gia và Tập đoàn Tam Hiệp chia nhau nguồn thủy điện cao nguyên Tây Tạng, Tập đoàn đê đập Cát Châu trở thành người kiến tạo lớn nhất, cho đến bộ đội thủy điện Vũ cảnh (bên ngoài gọi là Tổng công ty xây dựng năng lượng an toàn) cũng tham gia hầu như tất cả các hạng mục về xây dựng hồ đập lớn chứa nước, đã hình thành một chuỗi sản nghiệp to lớn bao gồm tổ điện cơ tuyếc bin, thiết bị chuyển tải điện và đường giây. Hiện nay chỉ còn trên cao nguyên Tây Tạng còn một số hạng mục là chưa thực hiện ra, còn tất cả tài nguyên thủy điện của TQ coi như đã khai thác tận cùng. Với đà phát triển sôi động sản xuất thủy điện, đã xuất hiện năng lực sản xuất thủy điện quá thừa nghiêm trọng. Vân Nam, Quảng Tây để ứng phó tình trạng này đã bán giá rẻ hơn trong nước cho Thái Lan, Việt Nam; Tứ Xuyên quá thừa chỉ còn cách xả nước; ngay cả Tây Tạng hiện nay vẫn thừa thủy điện. Trước tình hình này, vẫn không chịu áp dụng giải pháp thích hợp để chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, mà chọn cách đi ra ngoài để tiếp tục xây dựng hồ đập lớn. Tập đoàn Tam Hiệp, Tập đoàn Cát Châu là phải thuyết phục hoặc chuẩn xác hơn là gây sức ép tầng quyết sách cao nhất ủng hộ. Còn có 3 lý do khác mà các tập đoàn này đi ra ngoài  1) Xây dựng công trình hồ đập lớn ở nước ngoài, là phải dùng lượng lớn sắt thép, xi măng, tuyếc bin phát điện, thiết bị biến áp chuyển tải điện và các thiết bị khác của TQ ra nước ngoài, là giúp tiêu thụ mạnh các thứ này đang quá thừa ở TQ. Cứ tiêu thụ được 100 triệu tấn thép ở nước ngoài, là bảo đảm việc làm cho 100 công nhân sản xuất sắt thép, đồng thời kéo theo sản xuất 600 triệu tấn than, bảo đảm việc làm cho trên 700 triệu công nhân ngành than trong nước; 2) có thể dùng thủy điện đổi lấy nguồn dầu lửa, gỗ, các tài nguyên khác có thể làm nguyên liệu cần thiết cho TQ; 3) Cung cấp cho TQ nơi chôn rác thải nhất là phế liệu hạt nhân.
Dùng xây dựng hồ đập lớn để thúc đẩy một quốc gia hay một vùng phát triển, mô thức phát triển kinh tế này là sản sinh từ Mỹ, là mốt một thời từ thập kỷ 30 đến thập kỷ 60 thế kỷ trước. Về sau qua thực tế, thế giới đã phát hiện các công trình hồ đập thủy điện đã phá hoại môi trường sinh thái, phá hoại kết cấu xã hội vượt xa cái gọi là hiệu ích kinh tế, hơn nữa những hiệu ích kinh tế này lại chỉ rơi vào tay công ty nước ngoài và quan chức nước sở tại, dân chúng địa phương không có được thứ gì tốt đẹp thực sự. Từ thập kỷ 70 thế kỷ trước đã trở thành mô thức phát triển lỗi thời. Các nước phương tây đã vứt bỏ mô thức này lâu rồi. Ngân hàng thế giới ngừng cho vay để xây dựng hồ đập thủy điện lớn, các nước đang phát triển lại không có vốn để phát triển thủy điện. TQ là một ngoại lệ, nguồn vốn của TQ là lấy từ đâu ? Nhà nước đã lũng đoạn cung cấp điện, từ đó nâng giá điện để hình thành cái gọi là Quĩ phát triển thủy điện, nhưng chính phủ không cho dân biết, tiền đã dùng vào những đâu.
Các xí nghiệp trung ương TQ xây dựng công trình hồ đập lớn chứa nước ở nước ngoài nở hoa toàn cầu, qui mô hết sức khả quan. Theo tư liệu hệ thống lưu vực sông thế giới, đến tháng 8/2012, các xí nghiệp trung ương TQ đã tham gia xây dựng ít nhất là 308 công trình hồ đập chứa nước ở 70 quốc gia, chủ yếu là các nước Đông nam Á và Nam Á, (như Mianma, Lào, Campuchia, Malaysia, Nepal, Pakistan, Srylanka, Việt Nam), thứ đến là châu Phi, Mỹ la tinh. Hiện nay đã lên đến trên 350 công trình ở trên 80 quốc gia, như Uông Như Thành, nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy lợi vào cuối năm 2015 đã nói, dưới sự thúc đẩy của chiến lược phát triển “1V 1Đ”, TQ đã qui hoạch xây dựng quan hệ hợp tác dài hạn về đầu tư, qui hoạch, xây dựng thủy điện ở trên 80 quốc gia, chiếm trên 50% thị phần thị trường thủy điện thế giới. Đến cuối năm 2016, tập đoàn Tam Hiệp đã đầu tư xây dựng và mua sáp nhập ở trên 20 quốc gia, thực hiện lắp máy ở nước ngoài tương đương 2/3 công trình Tam Hiệp. Đến cuối tháng 3/2016, tập đoàn xây dựng điện TQ đảm nhiệm 329 hạng mục công trình với tổng mức hợp đồng khoảng 23 tỷ usd. Vai trò TQ trong lĩnh vực xây dựng hồ đập thủy điện ở nước ngoài là rất lớn, như báo chí nước ngoài gọi “đê đập chiếm lĩnh thế giới.”
TQ áp dụng các hình thức quan hệ xây dựng công trình với nước sở tại là : “công trình-mua-thi công(EPC)”, hợp đồng bao thầu thống nhất : “xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT)”. Các hình thức này đều do chính phủ TQ cung cấp khoản vay hoặc qua viện trợ, với điều kiện là xí nghiệp trung ương TQ giành được hợp đồng. Ưu thế của họ là báo giá thấp, chung là chỉ bằng ½ giá trong nước, là vũ khí chủ yếu để thắng thầu trong cạnh tranh với đối thủ. Điều này, một mặt bộc lộ họ sử dụng vật tư kém chất lượng, giá rẻ do TQ sản xuất, đã dẫn đến chất lượng công trình, tuổi thọ công trình không bảo đảm như hợp đồng ký kết; mặt khác cũng bộc lộ một sự thật là các xí nghiệp trung ương này đã bóc lột lớn dân trong nước mức độ nào. Theo lẽ thông thường là, trong mấy chục năm sau khi hoàn thành công trình, nước sở tại phải hoàn trả khoản vay và lợi tức, nhưng đến cuối cùng, (cũng có trường hợp là khi côngtrình bắt đầu vận hành), nước sở tại tuyên bố không cách gì trả được nợ khoản vay và lợi tức, chính phủ TQ lại tuyên bố xóa nợ, v.v… Đương nhiên, như vậy không phải TQ không thu được gì, mà thường là chính phủ nước sở tại lại tỏ ra một tư thái chính trị thiện chí, đại loại như tuyên bố ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”, hoặc ủng hộ “chính sách Trung Quốc về biển Đông” chẳng hạn.
      Hiện nay phần nhiều là áp dụng hình thức BOT, chính phủ nước sở tại hoặc cơ quan quản lý ban hành Giấy phép vận hành công trình cho nhà thầu xây dựng công trình trong thời hạn nhất định. Sau khi hết thời hạn, nhà thầu xây dựng giao lại quyền vận hành công trình cho nước sở tại. Chung là thời gian được phép vận hành công trình của nhà thầu xây dựng công trình là từ 30 năm đến 50 năm, cộng thêm thời gian xây dựng là 35 đến 60 năm. Để nâng cao sức cạnh tranh, xí nghiệp trung ương TQ thường nhượng lại không thu tiền một phần điện cho chính phủ và quan chức nước sở tại. Cách này có sức hấp dẫn rất lớn đối với chính phủ sở tại thiếu nguồn vốn, lại cần phát triển gấp kinh tế để giữ vững ổn định chính trị. Chính phủ và quan chức nước sở tại thường là thiếu hiểu biết các tri thức về công trình hồ đập chứa nước, thủy điện, nghĩ rằng sau khi hết thời hạn phép vận hành công trình, nhà thầu xây dựng đã để lại công trình hồ đập là khối tài sản lớn cho đất nước mình, thực ra công trình hồ đập này đã trở thành đống tài sản xấu, không đáng giá một xu. Chính đây là một trong các biểu hiện hiệu ích rất thấp của công trình hồ đập chứa nước của TQ xây dựng.
Hoặc như Belarus, sau khi Liên Xô tan vỡ đến nay, kinh tế không phát triển, đời sống nhân dân rất khó khăn, trước nay là dựa vào Nga, nay đang ve vãn ngả sang TQ. Trước nay TQ cũng ít đầu tư vào Belarus, có cho vay đầu tư vào một số hạng mục, nhưng hiệu quả rất thấp. Như TQ đã cung cấp thiết bị lạc hậu, hao nhiều năng lượng để cải tạo nhà máy xi măng, bị thua lỗ, không có sức cạnh tranh. Trong khi đó, Ba lan cũng có nhà máy xi mang cũ, được cải tạo lại mằng thiết bị công nghệ của Đức hiện đại hơn, ít tiêu hao năng lượng, sức cạnh tranh nâng cao, nhà máy luôn có lãi.Vừa qua, TQ lại cho vay 1 tỷ usd để cải tại xí nghiệp luyện dầu, đầu tư 1,2 tỷ usd để sản xuất và chế biến nông sản.
Từ những thực tế này cho thấy còn tồi tệ hơn cả kiểu thực dân cũ, thực dân mới trước đây ở chỗ, các nước thực dân trước đây đem văn minh về tiến bộ khoa học công nghệ, vật tư thiết bị công nghệ, nền nếp làm việc công nghiệp cho người thợ, v.v… đến cho nước sở tại. Còn ngày nay, TQ lại đưa hệ thống công nghệ lạc hậu hơn nửa thế kỷ mà thế giới đã vứt đi lâu rồi, lại đưa những vật tư thiết bị thừa ế, kém chất lượng để xây dựng các “công trình gọi là thế kỷ” nhưng chỉ 30, 40 năm, chứ không phải trăm năm, như Tập nói “công trình thế kỷ” để giao lại cho nước sở tại chỉ là đống rác. Không chỉ có thế, mà còn lợi dụng xây dựng công trình để biến nước sở tại thành bãi đổ đủ loại rác thải, nhất là rác thải hạt nhân của TQ. Nay nhìn lại thử hỏi có nước nào mà sau khi nhờ TQ xây dựng các công trình này mà phát triển lên được, như ngài Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị ca ngợi “1V1Đ” ưu việt bội phần so với kế hoạch Mác-San của Mỹ sau chiến tranh thứ hai đối với các nước Châu Âu; hoặc nhân dân các nước này được hạnh phúc hơn như Tập nói là “con đường tạo hạnh phúc cho nhân dân các nước” ? Đấy là chưa kể hậu quả về phá hoại môi trường sinh thái, ổn định xã hội, văn hóa lành mạnh của nhân dân nước sở tại. Còn cái lợi đem lại cho TQ là đẩy được các thứ thừa ế, lạc hậu trong quá trình đổi mới công nghệ, thực hiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thải ra và chỉ có thể đẩy sang các vùng chậm phát triển này, chứ không thể đẩy sang các nước phát triển cao của thế giới. Tức là kiểu thực dân mới của TQ không phải đưa cái tiến bộ hơn đến giúp các nước chậm phát triển tiến lên, mà đưa cái lạc hậu với thời đại đến cột chặt chân các nước chậm phát triển này mãi mãi gắn với cái lạc hậu của thời đại, càng khó thoát ra để đi lên cùng thời đại. Đó là một trong bản chất thâm hiểm nhất của kiểu thực dân mới của TQ.(Cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình đúng là rất khôn ngoan, không đặt ý thức hệ lên trên hết, mà đặt cái hiện đại nhất, tiến bộ nhất của thời đại là Mỹ, Châu Âu, Đức, Nhật, v.v… để hướng đến, để thu hút, tiếp nhận, để tiến cùng thời đại, TQ mới có được như ngày nay. Thế nhưng hiện nay vẫn có những tư duy, coi ý thức hệ là trên hết, không vượt ra được như Đặng Tiểu Bình để đi theo cái tiến bộ nhất, hiện đại nhất của xu thế thời đại, nên đã bị cái lạc hậu của thời đại cột chặt chân lại, không nhấc lên được, giỏi lắm là đứng yên tại chỗ để khỏi đổ ngã ngay mà thôi.)
3) Những toan tính của Tập đằng sau “Một vành đai một con đường”.
Nhớ lại khi Tập vừa lên nắm quyền, ý chí vươn cao, khí thế ngút ngàn, để hiện thực hóa “giấc mộng Trung Quốc” của mình, Tập đã đề ra kế hoạch to lớn “một vành đai một con đường”, chuẩn bị cho một công trình có tầm thế giới, để lại định vị lịch sử của mình. Lúc đó, “1V 1Đ” đã làm sôi động trên các mặt báo chí trong nước và dư luận quốc tế. Nhưng không đến 2, 3 năm, cơn sốt về “1V 1Đ” nhanh chóng nguội lạnh, hầu như mọi người đã quên lãng. Tình hình này chắc Tập cũng cảm thấy. Hoặc trong 2, 3 năm qua triển khai thực hiện cũng chỉ có 5 hạng mục hoàn thành, 6 hạng mục đang làm cho bản thân TQ, 7 hạng mục cho nước sở tại, so với hàng trăm hạng mục đề ra, là vì sao, chắc Tập cũng nhận biết, nhất là những khó khăn về nhiều mặt không chỉ về kinh tế, mà là cả chính trị, xã hội, an ninh ở các địa bàn dọc tuyến “1V 1Đ”. Hoặc như tại Hội nghị thượng đỉnh “1V 1Đ” vừa rồi, cứ nhìn thành viên các đoàn đến dự Hội nghị, Tập càng hình dung rõ hơn về sự hấp dẫn của “1V 1Đ” đối với xã hội quốc tế là thế nào rồi. Như vậy có nghĩa là Tập không phải không biết những khó khăn, trở ngại đã, đang và sẽ gặp phải không nhỏ, nhưng tại sao Tập vẫn đưa ra đề án “1V 1Đ” đầy quyết tâm, nhất là đưa ra vào lúc này ? Đây là câu hỏi mà nhiều nhà phân tích đưa ra những góc nhìn khác nhau :

      Thứ nhất, từ lôgích chính trị và kinh tế của chiến lược “1V 1Đ” để xét:
Theo tác giả Lương Kinh (Tự do Á châu), Tập Cận Bình cho rằng cuộc cách mạng Trump sẽ làm cho Mỹ lâm vào nguy cơ chính trị lâu dài, dẫn đến làm suy yếu lực ảnh hưởng của Mỹ cả chính trị và kinh tế trên quốc tế. Đây là cơ hội có tính lịch sử, khó có lần thứ hai, bất cứ giá nào Tập cũng cần nắm lấy, cần tăng mạnh sự chú ý đối với “1V 1Đ”, để nó không chỉ có “tầm thế giới” mà còn có “tầm thế kỷ”. 
Về căn cứ kinh tế cho thành công “1V 1Đ”, có hai điều hy vọng : Một là, nguồn tài nguyên thiếu hụt, nhất là năng lực cung cấp nguồn năng lượng và sản phẩm sơ cấp không đủ, không còn là nhân tố chủ yếu chi phối tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Các nước phát triển cơ bản cũng đã bảo hòa về nhu cầu các mặt này. Hơn nữa, tiến bộ công nghệ đang nâng cao mức độ sản xuất và hiệu suất lợi dụng nguồn năng lượng và sản phẩm sơ cấp. Thứ hai, động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế toàn cầu  hiện nay là đến từ nhu cầu của các nước kém phát triển, đông dân cư, không đủ cơ sở hạ tầng, là một chi phối lớn đến tăng trưởng kinh tế của các nước này. Vì vậy TQ ra sức thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng của các nước loại này, có thể nâng cao nhu cầu của các nước này, từ đó nâng cao thương mại của họ, nhất là tăng trưởng thương mại với TQ, sẽ đem lại cho TQ cơ hội duy trì mức độ nhất định tăng trưởng kinh tế.
Đó là trên lý thuyết, trong hành động thực tế sẽ gặp không ít rủi ro. Nhưng nếu Tập không làm “1V 1Đ”, Tập không có lựa chọn nào khác tốt hơn ?
Mức độ tổng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nhà đất của TQ đã vượt quá mức độ bình thường của bất kỳ nền kinh tế bình thường nào khác, nếu tiếp tục tăng đầu tư về các mặt này, sẽ càng tăng mạnh mất cân bằng nội bộ kinh tế với ngoại thương.
Hoặc TQ còn rất nhiều người nghèo, độ phủ sóng phúc lợi cơ bản, đang rất hạn chế, liệu có thể nâng cao mức độ tiền lương và phúc lợi cho tầng lớp thu nhập thấp được không ? Cũng không thể, vì sẽ gặp các rủi ro : Thứ nhất là sẽ dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt xuống nhanh chóng, vì giá thành nguồn năng lượng và sản phẩm sơ cấp của TQ vốn đã cao hơn rất nhiều so với nước ngoài, nếu tăng nhanh tiền lương, phúc lợi cho người nghèo, sẽ làm suy yếu rất nhiều sức cạnh tranh xuất khẩu của TQ.Thứ hai,càng quan trọng ở chỗ sẽ nâng cao ý thức quyền lợi phúc lợi và ý thức quyền lợi chính trị của người nghèo, mà năng lực và chất lượng dịch vụ công của TQ thiếu hụt nghiêm trọng, chỉ càng kích thêm đủ loại mâu thuẩn vốn đã rất gay gắt, như việc phân phối nguồn lực không công bằng, không công minh trong lĩnh vực y tế, giáo dục chẳng hạn. Cho dù việc nâng cao ý thức quyền lợi và ý thức chính trị của xã hội cơ sở là một xu thế lịch sử không thể ngăn cản, nhưng với bản năng Tập Cận Bình là người thống trị xã hội cực quyền, hy vọng tiến trình này chậm hơn một ít không phải nhanh hơn một ít, như thế càng có lợi cho bảo vệ quyền lực của mình. Rủi ro đầu tư của “1V 1Đ” tuy rất lớn, nhưng đối với Tập Cận Bình mà nói, chiến lược này đã đem lại cho Tập  một thứ cơ hội “lấy không gian đổi lấy thời gian”. “1V1Đ” liệu có xẩy ra thất bại có tính tai nạn hay không ? Khả năng này đương nhiên là có tồn tại, khả năng lớn nhất là khủng hoảng kim dung dẫn đến khủng hoảng trực tiếp đồng nhân dân tệ. Nhưng đối với Tập mà nói, cho dù không làm “1V 1Đ”, vẫn thế, khủng hoảng đồng nhân dân tệ vẫn có khả năng xẩy ra, uy hiếp đến chính quyền TQ sẽ không nhỏ hơn mấy so với “1V1Đ”. Ngược lại “1V1Đ” nếu thu hút đủ nhiều nguồn vốn quốc tế với thời gian đủ dài, ngược lại sẽ càng tăng trọng lượng TQ trong đàm phán tiền tệ với Mỹ và các quốc gia khác trong chiến tranh tiền tệ. Bởi vì để nhân dân tệ đổ vỡ, không chỉ đem lại tai họa cho TQ, mà cũng sẽ đem lại tai họa cho nhiều quốc gia khác. Hiệu ứng trói buộc của khả năng “1V1Đ”, cũng là một mục tiêu quan trọng của chiến lược này.
Thứ hai, từ thường thức kinh tế học để phân tích.
Đi sâu hơn một bước để phân tích, thì Tập đưa ra kế hoạch “1V 1Đ” là có tính toán đến chính trị quốc tế hết sức rõ ràng, hy vọng nhân sự biến đổi chính trị địa duyên, thông qua thực thi kế hoạch này để thể hiện lực lãnh đạo thế giới của mình. Việc thực thi kế hoạch này lại phải trên cơ sở lấy đầu tư và thương mại làm cơ sở. Tức là để có được thành công về chính trị lại phải dựa vào thành công về kinh tế. Đó cũng là lôgích chính trị gắn chặt với lôgích kinh tế.
Nhưng, kế hoạch này lại không phù hợp với thường thức kinh tế học, nhất là đối với kinh tế học thị trường.
Trước hết, cho đến nay, càng thấy rõ chiến lược “1V1Đ” mang đậm dấu ấn của tư duy kinh tế kế hoạch, chứ không phải tư duy kinh tế thị trường. Thứ nhất, việc đưa ra là không xuất phát từ một quá trình nghiên cứu nghiêm túc tính khả thi kinh tế nào, mà chỉ dựa vào sự  “tưởng tượng chính trị” ảo tưởng của nhà lãnh đạo cao nhất, tiếp đó là các quan chức, học giả luận chứng “sự đúng đắn chính trị” của đề xuất. Cách làm này không khác chút nào quá trình định kế hoạch kinh tế của mô thức Liên Xô trước đây. Thứ hai, nguồn vốn chủ yếu của kế hoạch này là ngân hàng quốc hữu và cơ cấu kim dung quốc hữu do ngân sách nhà nước nắm, chi phối. Thứ ba, người chấp hành chủ yếu kế hoạch này là xí nghiệp quốc hữu và xí nghiệp cổ phần quốc hữu khổng chế.
Sau khi Tập đề ra “1V 1Đ” chính quyền địa phương và các bộ ngành TW, các xí nghiệp quốc hữu loại lớn do TW quản lý của TQ mới bắt đầu ca tụng và hưởng ứng. Hành vi của họ đã thể hiện rõ đặc trưng điển hình của chính trị tập quyền và kinh tế kế hoạch. Một mặt, nhân đây, họ tỏ rõ trung thành về chính trị đối với Tập, hy vọng có được điều tốt về chính trị đối với mình. Mặt khác, họ coi kế hoạch này là dịp địa phương, xí nghiệp TW xin vốn và hạng mục, bộ ngành TW thì nhân thể tranh thủ quyền hạn quản lý, phân chia nguồn vốn càng lớn hơn. (tất sẽ có không gian, điều kiện tham nhũng càng rộng càng lơn hơn.)
Điểm thứ hai, trong rất nhiều mục tiêu kinh tế, có mục tiêu thông qua “1V 1Đ” để tiêu hóa sản xuất quá thừa của TQ cũng được tính toán kỹ. Thời kỳ dài, mô thức tăng trưởng kinh tế TQ là chính phủ khổng chế thị trường, không thể tránh khỏi dẫn đến bóp méo kết cấu kinh tế, dẫn đến quá thừa năng lượng sản xuất. Với ý đồ quan trọng là muốn thông qua thúc đẩy xuất khẩu sang các quốc gia dọc tuyến “1V1Đ” số năng lượng sản xuất quá thừa này. Nhưng vẫn với tư duy kinh tế kế hoạch, cứ nghĩ rằng các nước kém phát triển đang có nhu cầu lớn về nhiều mặt, nhất là về xây dựng cơ sở hạ tầng, là một thị trường rộng lớn về nhu sẽ đáp ứng lượng lớn về cung của TQ, tức là “cung” đã gặp “nhu” là đã giải quyết được tốt bài toán đặt ra. (như thời cơ chế kinh tế kế hoạch, kinh tế bao cấp, bằng con đường quyền lực hành chính của nhà nước để đưa cung đáp ứng cầu, không cần tính đến yếu tố chi trả của thị trường). Nhưng thực tế hiện nay không phải vậy, để nói đến “nhu” là phải tính đến “khả năng chi trả của nhu” là yếu tố quyết định “số lượng và chất lượng thực của nhu”.
Với nhận thức này, các quốc gia dọc tuyến “1V1Đ” này tuy khối lượng nhu là rất lớn, nhưng khả năng chi trả lại rất thấp, tức là khả năng thực hiện tiếp nhận khối lượng cung là rất thấp, nếu có được chỉ bằng con đường “bao cấp” tức “viện trợ không hoàn lại”. Con đường này, xét khả năng kinh tế TQ khó đảm bảo trong thời gian dài đối với vùng rộng lớn có nhu cầu lớn. Như vậy bài toán này không thể đem lại thành công về kinh tế, mặc dầu tham vọng về mục tiêu chính trị là rất lớn trên các phương diện : tập hợp xây dựng một hệ thống lực lượng đồng minh của TQ, đồng thời cũng là tạo ra “một vành đai” trên bộ phá vỡ hệ thống sân sau của Nga, EU và “một con đường” trên biển nhằm phá vỡ hệ thống hải quyền của Mỹ trên biển từ biển Đông Bắc - biển Đông - Ấn Độ dương - cho đến Đại tây dương… và cũng là tạo dựng cơ sở chính trị, lực lượng và kinh tế tại chỗ ở nước ngoài cho 5 đại chiến khu triển khai lực lượng của mình theo phạm vi được phân định ở nước ngoài như phương án cải cách quân đội đã công bố. Nhưng khi mục tiêu kinh tế khó bảo đảm thành công, thì các mục tiêu chính trị, ngoại giao, quân sự đi theo này cũng khó đảm thành công.
Thứ ba, từ tâm lý thể diện của một nhà lãnh đạo nước lớn để phân tích.
Trong lịch sử TQ, bắt đầu từ triều đại Tùy Đường đi vào thời kỳ hưng thịnh, các nước xung quanh đều mang lễ vật đặc sản nước mình (như ngà voi, ngọc trai, gỗ quí,) đến triều cống. Số lượng sứ giả đến triều cống càng nhiều là tượng trưng cho sự hưng thịnh của triều đình. Vạn quốc lai triều là chỉ sự vĩ đại huyền diệu của vua. Về danh nghĩa là các nước đến triều cống, nhưng lại là “hậu vãng bạc lai” (cái mang về hậu hĩnh hơn, còn cái mang đến mỏng tanh hơn), tức là các vật phẩm hoàng đế đãi ngộ cho sứ thần nhiều hơn nhiều lần các lễ vật sứ thần mang đến triều cống. Mục đích chế độ triều cống, không phải ở chỗ thu về nhiều ít đặc sản lễ vật, mà là ở thể hiện được cái vĩ đại của quân vương huyền diệu, ẩn chứa trong đó cái uy lực to lớn đủ mạnh để khổng chế thiên hạ. Để có được cái vĩ đại của quân vương huyền diệu này, quân vương không tiếc gì tiền của để ban phát cho vạn quốc sứ thần lai triều để đổi lấy, nhờ đó mà quân vương nở mày nở mặt, toát lên cái uy phong trước thiên hạ.
Tâm lý đó đã từ mấy trăm năm rồi mà vẫn không “tiến cùng thời đại” để thay đổi, mà vẫn tiếp diễn ở nhà lãnh đạo cao nhất của TQ hiện nay.
Để có được cái tiếng, cái thể diện, cái hư vinh hão danh, Tập bất chấp hiệu quả kinh tế như thế nào, dân tình mình đang nghèo đói thế nào, cứ đầu tư ra ngoài theo kiểu vung tay rải tiền khắp thiên hạ, cũng như tổ chức hết sức hoành tráng các Hội nghị quốc tế tổ chức tại TQ, điển hình là Hội nghị thượng đỉnh “1V1Đ” vừa rồi, để thể hiện sự phóng khoáng của một quân vương huyền diệu, mà có số dư luận trong nước TQ gọi là “đốt bạc giấy đổi lấy bộ mặt”.
Như tại Hội nghị thượng đỉnh “1V1Đ” vừa rồi, theo báo chí TQ nêu có đến 29 nguyên thủ quốc gia, 130 đoàn đại biểu các nước, khoảng 1.500 người đến dự với phạm vi bao trùm 63% dân số thế giới, đúng là tràn ngập khí thế “vạn quốc lai triều” với gần 30 % kinh tế toàn cầu, đã có 68 nước ký vào tuyên bố chung và đã đạt được trên 270 hạng mục bao trùm 76 hạng mục lớn của 5 lĩnh vực lớn ? Để giữ thể diện, chính quyền Bắc Kinh ngày 12/5/2017 đã ra lệnh các nhà hàng ăn, các cơ sở chế biến, các nhà máy quanh khu vực Hội nghị tạm ngừng hoạt động, kinh doanh; các ngã đường đi đến khu vực họp, bộ đội, vũ cảnh, xe tăng, v.v… bố trí chốt chặt không cho phép những người đến Bắc Kinh khiếu nại. Bảo đảm an ninh tuyệt đối, không khí không có ô nhiệm, bầu trời trong xanh tuyệt vời.
Tại Hội nghị Tập tuyên bố sẽ đầu tư thêm 124 tỷ usd  để xây dựng bến cảng, đường sắt, đường bộ, khu sản nghiệp, …cho chương trình “1V 1Đ”. Hai ngân hàng có tính chính sách là Ngân hàng phát triển nhà nước TQ và Ngân hàng xuất nhập khẩu sẽ cung cấp thêm khoản cho vay dài hạn lợi tức thấp là 55 tỷ usd. Thông qua hai ngân hàng này, hy vọng sẽ giải quyết được ách tắc về nguồn vốn. Nhưng nội bộ hai ngân hàng này đang lo ngại, bản thân hạng mục đầu tư qui mô lớn có tính thu lợi không xác định rõ ràng, dễ dẫn đến tình trạng khó xử cho đôi bên vay và cho vay. Hai ngân hàng này đã cho các nước dọc tuyến “1V 1Đ” từ châu Á, Trung đông đến châu Phi một khoản vay cực lớn 200 tỷ usd, nhưng rất khó thu hồi vốn lãi. Tổng mức đầu tư ra nước ngoài của TQ đã vượt qua 113 nghìn tỷ usd, nhưng kế hoạch khuếch trương ra ngoài của TQ vẫn hừng hực dâng cao, chưa thể dịu được. (Theo nhân viên nghiên cứu của Trung tâmchính sách khí hậu quốc tế (CPI) cho biết, TQ còn có kế hoạch cho Pakistan, Ấn Độ, Nga, Việt Nam vay 35 tỷ đến 72 tỷ usd để xây nhà máy điện đốt than mới, và các kế hoạch cho vay khác.) Còn dự trử ngoại hối của TQ lúc cao nhất là tháng 6/2014 đạt 3.990 ngàn tỷ usd, từ đó đến nay đang trên đà sụt giảm mạnh. Chưa kể mấy năm nay số ngoại tệ tư nhân chuyển ra nước ngoài cũng ngày càng tăng mạnh.
Hoặc một sự kiện nhỏ tại Hội nghị thượng đỉnh, đại thương gia Trump đã đánh trúng tâm lý cần thể diện hư vinh của Tập thế này : lúc đầu Trump chỉ cử  một quan chức cấp thấp là Eric Branstad (cố vấn cấp cao của Bộ Tài chính Liên bang) con trai viên Đại sứ sắp tới của Mỹ ở TQ (Terry Branstad) làm trưởng đoàn đến dự, Tập không thật vui. Nhưng sau khi Mỹ Trung tuyên bố kế hoạch thương mại 100 ngày đã đạt thành quả bước đầu, TQ đã mở cửa trở lại nhập thịt bò Mỹ, khí đốt thiên nhiên, mở cửa thị trường cho công ty thẻ tín dụng, cơ cấu đánh giá cấp bậc tín dụng Mỹ hoạt động tại TQ. Trump thay đổi, cử quan chức cấp cao hơn, Matthew Pottinger - Chủ nhiệm cao cấp Sự vụ Châu Á thuộc Ủy ban An ninh quốc gia Mỹ làm trưởng đoàn để thể hiện sự tôn trọng đối với Tập, Tập cảm thấy “đẹp mặt”. Cho nên có bình luận rằng Tập chỉ bán được một vé vào phòng họp cho Mỹ, còn Trump lại bán được thịt bò, và các sản phẩm khác của Mỹ vào thị trường TQ.
Để chứng tỏ cái vĩ đại của một quân vương huyền diệu thế kỷ 21 trước đại thiên hạ (với thế giới), trước trung thiên hạ (1,4 tỷ dân TQ) và nhất là trước Đại hội 19 cận kề của tiểu thiên hạ ( đảng CSTQ với gần 9 chục triệu đảng viên) và là thành tích dâng lễ kỷ niệm hai cái “trăm năm” (100 năm ngày thành lập đảng CSTQ vào năm 2021 và 100 năm ngày ra đời nhà nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 2049) sắp tới, là không thể không dám vãi “nắm thóc có trong tay ra” để thu phục các cấp độ nhân tâm nhằm phục vụ cho đại kế “lập lại trật tự thế giới”, biến “nhân loại thành một thể cộng đồng cùng chung số phận”, khác gì  mục  tiêu ảo tưởng “thế giới đại đồng của Mác” ! khác gì một “Thiên đường ảo tưởng chủ nghĩa cộng sản ‘một lớn hai công, không có tài sản riêng, không có hôn nhân, không có gia đình, không có tiền tệ,  không có thị trường, không có bóc lột, không có áp bức, không có khác biệt dân tộc, không có ranh giới quốc gia, ai nấy làm việc hết khả năng, hưởng thụ theo nhu cầu’ của Mao Trạch Đông !”, và cũng khác gì với Đặng Tiểu Bình, từ thiên đường của Mao rơi xuống trần gian là xây dựng “một xã hội cùng giàu có” ! ?
Phần ba, Các mối quan hệ đằng sau “một vành đai một con đường”.
Đề án “1V 1Đ” trùm lên một không gian rộng lớn từ Á sang Âu, xuyên qua trên 5, 6 chục quốc gia, đụng đến nhiều mối quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đã hình thành lâu nay, sẽ tác động đến “1V 1Đ” trên nhiều mặt với mức độ khác nhau :
1)  Kazakhstan– Trung Quốc – Nga.
Kazaktan nằm ở điểm chuyển tiếp giữa Á Âu, đóng vai trò “một vành” trong chiến lược “1V 1Đ” của TQ. Thế nhưng, các nước Nhật, Nga và cả TQ lo ngại vấn đề an ninh đối với Tân Cương. TQ gần đây tuyên truyền ở Trung Á có chiều hướng dịu giọng. Nếu một chuyến xe bắt đầu lăn bánh từ Tân Cương – Kazakhstan – Nga – Belarus – Ba lan - Đức - Bỉ - Pháp - biển Manche – Luân Đôn. Như vậy là đã đi qua một vùng rộng lớn chiểm ¾ dân số và 60% GDP thế giới. Hiện nay TQ qui hoạch 3 tuyến xe tây, giữa, đông thông sang Trung Âu. Tuyến từ Tân Cương đi về phía tây đã khai thông đi qua ga đầu tiên là Kazakhstan. Ý thức được tầm quan trọng của các nước Trung Á đối với “1V1Đ”, 4 năm qua, từ 2013 đến 2016, Tập liên tiếp đến thăm các nước Trung Á, trong đó năm 2013 đến thăm Kazakhstan, lần đầu phát biểu về xướng nghị “1V1Đ”, chứng tỏ Kazakhstan có vai trò quan trọng như thế nào đối với “1V 1Đ”. Các nước Trung Á với TQ tùy theo nhu cầu mỗi bên mà có sự hợp tác của “1V1Đ”.
Những năm gần đây, giao lưu kinh tế giữa các nước Trung Á với TQ, thì Kazakhstan với TQ là mật thiết nhất, Kazakhstan cũng hy vọng có được nguồn vốn và xây dựng cơ sở hạ tầng của TQ. Còn đối với TQ mà nói, nếu không có sự đồng ý và hợp tác của Kazakhstan, TQ muốn cùng thúc đẩy kinh tế với các nước châu Âu, chỉ còn cách là đi con đường qua Nga.
Chẳng qua là, khi TQ đưa ra chính sách “1V 1Đ” ở Trung Á, cũng đã gặp thách thức của chính trị địa duyên truyền thống, bởi vì các nước Trung Á, cơ bản đều là từ Liên Xô trước đây tách ra độc lập, đến nay quan hệ với Nga vẫn rất mật thiết, vẫn được coi là phạm vi thế lực của Nga. Bề ngoài, Nga tỏ vẻ lạc quan đối với “1V 1Đ”, nhưng sau khi Tập đi thăm Kazakhstan và đưa ra “1V 1Đ” năm 2013, Nga  với Kazakhstan và các nước Trung Á, liền ký thỏa thuận thành lập Liên minh kinh tế Âu Á ngay năm 2014, có thể thấy Nga muốn giữ chặt ảnh hưởng kinh tế đối với Trung Á. Sau khi thành lập Liên minh kinh tế Âu Á, kim ngạch thương mại giữa Kazakhstan với TQ cũng bị ảnh hưởng, kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên Trung-Ka năm 2015 là 10,57 tỷ usd,(mục tiêu kế hoạch là 40 tỷ usd), sụt giảm 38,8%. Trong đó Kazakhstan xuất sang TQ giảm 44,1%. Từ 2015 đến nay, ngoại thương của Tân Cương cũng gặp khó khăn nhất định.
Mặt khác, chính sách ngoại giao của Kazakhstan trong thời gian dài là theo đa phương hóa, để tuy là kỳ vọng sự viện trợ của TQ, nhưng lại không thể “chỉ bỏ trứng vào cùng một giỏ”. Còn vai trò chiến lược của Trung Á với nguồn dầu lửa, khí đốt phong phú cũng thy hút con mắt của các nước ngoài vùng. Năm 2015, sau khi Trung Á trở thành sàn chơi cờ vây của các nước lớn, Thủ tướng Ấn Độ, Thủ tướng Nhật bản, nguyên Quốc vụ khanh Mỹ trước đây lần lượt đều đến thăm các nước Trung Á. Nhật hứa sẽ cho vay khoản lớn và viện trợ cho các nước Trung Á. Đầu tháng 5 vừa rồi, Ngoại trưởng Nhật đến thăm các nước Trung Á, ngoài đề cập vấn đề hạt nhân của Bắc Tiều tiên ra, còn để lộ ý muốn cạnh tranh với TQ về khúc nút vận chuyển Trung Á, Nhật sẽ viện trợ khoảng 24 tỷ Yên nhằm tăng cường hệ thống vận chuyển và lưu thông vật tư của Trung Á. Bản thân TQ  xây dựng đường sắt, cơ sở hạ tầng ở Trung Á cũng gây lo ngại vấn đề an ninh của Tân Cương. Nhân sĩ phong trào độc lập nam Tân Cương là có liên hệ với Islam, càng làm cho TQ đối mặt với khó khăn khi xây dựng mạng lưới giao thông ở vùng này, nên gần đây có chiều hướng giảm độ tuyên truyền “1V 1Đ” ở Trung Á.
Còn quan hệ Nga với TQ cũng không giản đơn. Cũng có bình luận cho rằng, chiến lược “1V 1Đ” của TQ đã thành công trong việc gây chia rẽ giữa các nước Trung Á với Nga. Như gần đây nhiều nước Trung Á dám nói “không” với Maskva, như Tổng thống Kyrgizstan trong lễ mừng Ngày thắng lợi 09/5 đã công khai phê phán Maskava. Đối với Bắc Kinh mà nói, giá trị lớn nhất là ở con đường sắt TQ – Kyrgizstan – Uzbekistan. Nhưng Nga và Kazakhstan đều phản đối con đường sắt này, cho rằng khi xây dựng xong con đường này, từ góc độ quân sự mà xét, là mở rộng cửa giúp TQ điều động binh lực lục quân trực tiến vào Trung Á thuận lợi nhanh chóng. Ngoài ra con đường sắt này sẽ tách Kazakhstan ra với Nga. Bắc Kinh cũng thấy tình thế khó xử của Kyrgizstan, nên chưa vội đưa tiền cho Kyrgizstan. Một nước Trung Á khác cũng ngày càng bám sát Bắc Kinh là Kazakhstan, vì 1/3 trong 124 tỷ usd của chương trình “1V1Đ”, Bắc Kinh sẽ trích ra đầu tư cho Kazakhstan về xây dựng đường ống dẫn dầu, dẫn khí đốt, đường bộ, đường sắt. Kazakhstan sẽ là ga đầu tiên của tuyến “1V1Đ” đi qua về phía tây, Kazakhstan sẽ có nguồn thu phí qua đường lâu dài và to lớn. Lợi ích kinh tế cực lớn khiến Kazakhstan ngày càng ngã chặt về phía TQ. Nhưng cũng phải hiểu rằng, vùng Trung Á này, xa xưa, trước cả Liên Xô, đã là vùng lệ thuộc của các triều đại phong kiến Trung Quốc, chỉ khoảng 100 năm nay mới trở thành phạm vi thế lực của Liên Xô trước đây và Nga ngày nay. Cũng chính vì vậy mà Tập Cận Bình có mơ mộng  khôi phục thế lực vùng này, mà tổ tiên các triều đại trước đã bỏ mất.
Có bình luận cho là Nga sẽ chính thức ra tay bổ cứu vấn đề này, như gần đây Putin đã triệu tập Hội nghị Liên minh kinh tế Âu Á do Nga chủ đạo là một trong các giải pháp. Nhưng Máskva không vì thế mà công khai vạch mặt Bắc Kinh, vì Nga cũng đang gặp nhiều khó khăn. Còn Bắc Kình bề ngoài mỉm cười bắt tay Maskva, nhưng bên trong đã lôi kéo Trung Á đi về Bắc Kinh mất rồi.
Tuy vậy, Putin vẫn đến dự Hội nghị Thượng đỉnh “1V 1Đ” tỏ ra rất nhiệt tình ủng hộ Tập về “1V 1Đ”, với bài tính của một KGB già jiơ hơn Tập nhiều là : Tập đang khoản tiền lớn ném ra ngoài, trong khi Nga đang gặp khó khăn, vậy động viên Tập (và cả Đại biểu các nước dự Hội nghị) đầu tư vào Nga, mà cụ thể là “1V 1Đ” nên nối thêm một tuyến từ Bắc Kinh lên Bắc cực, đi qua vùng Siberi và đầu tư vào vùng này,  sử dụng phương tiện Nga hiện có. Nga kiên trì đi tuyến đường sắt Siberi truyền thống, chứ không đi con đường Trung Á. Nhưng TQ không hứng thú đầu tư vào Nga, chiều hướng giảm dần, như năm 2016, TQ đầu tư vào Nga chỉ bằng 2% tổng vốn đầu tư ra ngoài của TQ. Tuy không nói ra, ai cũng có thể hiểu, Nga là đối thủ cạnh tranh đối với vị thế tương lai của TQ. Vì TQ coi Trung Á mới là vùng trọng điểm chiến lược của “1V 1Đ”. Trước tình hình này, Nga mặt vẫn tươi cười, tuy tim se lạnh, 3 phần hợp tác, 7 phần bảo lưu và sẽ tìm bạn hàng khác, có thể là Ấn Độ.
2) Ấn Độ - TQ – Pakistan
Ấn Độ là nước lớn, không chỉ về số dân, mà cả về kinh tế, khoa học công nghệ, có vị thế lớn trên trường quốc tế, mà lại là nước lớn duy nhất ở điểm đầu tiên chặng xuất phát của “một vành” của “1V 1Đ”, nhưng vừa rồi lại không đến dự Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về “1V 1Đ” Bắc Kinh ngày 14, 14/5/2017. Ấn Độ tỏ thái độ thẳng thắn là không đồng tình với chiến lược “1V 1Đ” của TQ đưa ra, với lý lẽ cụ thể là, “một vành” này đi qua “hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan” là vùng lãnh thổ đang tranh chấp (vùng Kashemir)giữa Ấn Độ với Pakistan, và cuộc đụng độ Trung Ấn từ năm 1962 đến nay chưa được giải quyết, như vậy là xâm phạm chủ quyền lãnh thổ.
      Trước ngày khai mạc Hội nghị, La Chiếu Huy, Đại sứ TQ ở Ấn Độ, đã tổ chức phát biểu ý kiến với dân chúng Ấn Độ ở Bombay và New Deli về “1V 1Đ” là không dính gì đến “hành lang kinh tế Trung-Pa”, đến chủ quyền lãnh thổ Ấn Độ và tha thiết mời Ấn Độ tham dự Hội nghị thượng đỉnh này.
Về sự kiện này, có ý kiến cho rằng Mooty quá tiêu cực, đáng lẽ nên đến dự, như Nhật, Hàn cũng có những bất đồng với TQ, họ vẫn đến dự để hiểu rõ thêm, và đây cũng là cơ hội cải thiện quan hệ hai bên. Có ý kiến cho thái độ tiêu cực của Ấn Độ là bắt nguồn từ “tính không xác định của ý đồ TQ”. Phần lớn học giả chiến lược Ấn Độ cho rằng “1V 1Đ” là có tính uy hiếp đối với chiến lược vị trí chủ đạo Ấn Độ dương của Ấn Độ, làm cho thế lực TQ từ phía bắc (Pakistan), phía đông (Băng la des, Mianma),phía nam (Sri lanka) sẽ bao vây Ấn Độ, từ đó hạn chế nghiêm trọng phạm vi ảnh hưởng ra ngoài của Ấn Độ. Từ đó có ý kiến cho như vậy là Ấn Độ quá tự cho mình là trung tâm, nên quá nhạy cảm với “1V 1Đ”.
Ấn Độ với TQ gần đây còn có vấn đề, năm 2012, Ấn Độ bắn thử đạn đạo với tầm xa có thể bao phủ phần lớn các vùng lãnh thổ TQ. Sau khi Ấn Độ không ủng hộ “1V1Đ” , việc Ấn Độ xin gia nhập “Tập đoàn nước cung ứng hạt nhân” (NSG) sắp họp ở  
Thụy Sĩ, sẽ gặp cản trở của TQ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ nói “lập trường của TQ, nước xin vào NSG, trước tiên phải là thành viên của “Hiệp ước không khuếch tán vũ khí hạt nhân” (NPT) là không thay đổi”. Ấn Độ chưa tham gia NPT, nên chưa thể chấp nhận vào NSG. Nhưng cũng trong thời điểm này, Pakistan cũng đệ đơn xin gia nhập NSG (có tin nói do TQ xui Pakistan làm đơn, trong khi Pakistan cũng chưa tham gia NPT) vậy có ý gì đây ?
3) Quan hệ các nước EU, Mỹ – TQ.
Các nước EU là đích chủ yếu của “1V 1Đ”, nhất là Anh – London, là điểm cuối cùng của “một vành” có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với “1V 1Đ” nói chung, đối với Hội nghị Thượng đỉnh Bắc Kinh của Tập nói riêng.
Các nước phương tây chủ yếu lấy tập đoàn G7 làm đại diện, chỉ có Paolo Gentiloni, Thủ tướng đến dự, ngoài ra có Tổng thống Thổ nhị kỳ, còn Đức… chỉ cấp Bộ trưởng
Các nước EU không ký vào bản Thông cáo chung của Hội nghị, với lý do, nghi ngờ “1V1Đ” không đem lại lợi ích thực tế cho các xí nghiệp phương tây, mà chỉ đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp TQ. Quan chức cấp cao ngoại giao của EU nói : “chúng tôi bày tỏ rõ ràng, đối với châu Âu mà nói, Xướng nghị ‘1V 1Đ’ chỉ có trên cơ sở cùng có minh bạch và hợp tác mới có thể thành công.” Theo tin đưa, dự thảo bản Thông cáo chung của Hội nghị phái TQ chuẩn bị không đưa vàp một số vấn đề quan tâm mà EU đã đề xuất với TQ trước đó, trong đó bao gồm sự phát triển bền vững kinh tế và môi trường, và quá trình cạnh tranh đầu thầu công bằng.
Đoàn đại biểu Đức do Bà Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Brigitte Zypries làm trưởng đoàn. Để thể hiện sự tôn trọng của nước chủ nhà, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường trước sau đã tiếp Bộ trưởng Brigitte Zypries. Trong chương trình làm việc của Bộ trưởng Đức còn có buổi đối thoại với tầng cao Bộ thương mại và Ủy ban cải cách phát triển Trung Cộng. Đến Bắc Kinh lần này, Bà Bộ trưởng muốn tìm hiểu về “mở cửa và mậu dịch tự do”, nhưng là hai chiều, nhất là cạnh tranh công bằng là rất quan trọng. Một vấn đề Bà Bộ trưởng quan tâm là Trung Cộng dùng nguồn tiền từ đâu đến không thật rõ ràng để thu mua xí nghiệp Đức, còn xí nghiệp Đức tương tự như vậy trong ngành chế tạo ô tô đành phải hợp vốn với phía TQ. Tình hình như thế này không thể cứ để tiếp tục, thời kỳ dài đến nay thái độ Đức là phê phán tình hình này, từ nay về sau sẽ vẫn là như vậy. Bà Bộ trưởng Đức không ký vào bản thông cáo chung của Hội nghị vì, bản thông cáo đã không thể hiện nội dung bảo đảm tự do thương mại và cạnh tranh công bằng. Bà còn nói, nước Đức đúng là muốn tham gia vào kế hoạch “1V 1Đ”, nhưng cạnh tranh đấu thầu là phải mở cửa đối với mọi người. Chỉ có như vậy, xí nghiệp Đức mới tham gia. (Gần đây có bản tin nói, TQ mua xí nghiệp của Mỹ,Dức… không phải để tiếp tục kinh doanh, mà chỉ hoạt động trong thời gian ngắn, rồi tuyên bố giải thể, tháo dỡ đưa ngững thiết bị then chốt, các hồ sơ công nghệ, v.. chuyển về nước, còn công nhânnước sở tại thì thực hiện một số chế độ theo luật nước sở tại, con công nhân TQ đi theo thiết bị máy móc về TQ.)
Đại sứ Đức tại TQ Mai-cơn Cờ-lao-xơ nói thêm, quan hệ thương mại giữa Đức với TQ từ trước nay tuy là mật thiết hơn các nước châu Âu khác, nhưng cũng như các nước châu Âu khảc rất nghi ngờ về lời tuyên bố của Chính phủ TQ là mong muốn vô tư cùng chia sẻ sự phồn vinh với các nước, không bằng nói thẳng ra là tăng cường sức ảnh hưởng của bản thân TQ. Kế hoạch “1V1Đ” chỉ lấy TQ làm trung tâm, nên không thể có bình đẳng trong đàm phán. Nhất là TQ đưa ra điều kiện các xí nghiệp châu Âu muốn tham gia là phải nhượng cho TQ quyền sở hữu trí tuệ của công nghệ nhậy cảm, cho nên các xí nghiệp châu Âu không hứng thú đầu tư vào TQ.
Bộ trưởng Tài chính Anh Quốc Philip Hammond bày tỏ, Anh là điểm cuối cùng phía tây của “1V 1Đ”, là đối tác trời sinh của kế hoạch con đường tơ lụa mới của TQ, nước Anh mấy thế kỷ nay đều là một trong những người kiên định nhất về mở cửa hệ thống thương mại toàn cầu, nhưng cũng không ký vào bản Thông cáo chung.
Pháp, Ai-sa-nia, Hy Lạp, Bồ Đào nha cũng không ký vào bản Thông cáo chung.
Mỹ, mặt nào đó mà nói, “1V1Đ” không vươn tới nước Mỹ, nhưng thực ra, “1V 1Đ” đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến Mỹ, nên Mỹ đã rất coi trọng cử đoàn đến dự do Trưởng đoàn là cố vấn cấp cao của Tổng thống Trump. Ở đây, báo chí TQ đưa tin Trump ủng hộ “1V 1Đ”, nhưng Trump nói, ý tôi không nói thế, mà nói tôi rất thích và tôn trọng con người Tập Cận Bình (theo Tôn Thụy Hậu mạng Apolo đưa tin ngày25/6/2017). Còn đoàn của Mỹ trong phát biểu, chủ yếu là quảng cáo Mỹ sẵn sàng cung cấp các máy móc, thiết bj, phương tiện hiện đại của Mỹ và các chuyên gia, thợ giỏi của Mỹ vào các công trình của “1V1Đ” thế thôi.
4)  Quan hệ Nhật, Triều Tiên, Hàn, Đài Loan, Asean – TQ.
Các nước Nhật, Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan ở vị trí đầu tiên “một con đường tơ  lụa mới trên biển thế kỷ 21” của “1V 1Đ” có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhưng hiện nay đều có những vấn đề khác nhau với TQ.
Nhật bản, mặc dầu có những vấn đề về lịch sử, vấn đề biển đảo, vấn đề quan hệ với các doanh nghiệp Nhật sản xuất kinh doanh ở TQ, nhưng Thủ tướng A Bê đã đến dự Hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh với thái độ hết sức thân thiện. Tuy vậy cũng rất hoài nghi về mục đích, nội dung, giải pháp của “1V 1Đ” mà Tập đưa ra.
Hàn Quốc, vì tình hình hạt nhân Triều Tiên, vấn đề THAAD, vừa thay nhiệm kỳ Tổng thống mới, là thời kỳ rất nhạy cảm về quan hệ Hàn – Trung, cho nên Đoàn Hàn quốc đến dự, thực chất là để phá băng quan hệ Hàn – Trung, chứ không phải vì “1V 1Đ” mà đến.
Triều Tiên, cuối cùng được TQ mời dự, cũng chỉ là Tập để cho Kim Chơng Ủn xả bớt chút hơi căng thẳng, và có thể đề phòng Ủn quậy phá trong dịp Hội nghị. Còn quan hệ Trung - Triều không chỉ vấn đề hạt nhân nóng bỏng, mà còn nhiều vấn đề khác do lịch sử để lại, nên chưa thể giải quyết hết trong thời gian ngắn.
Đài Loan, TQ đã loại ra khỏi vòng ngay từ đầu.
Trừ Tiều Tiên ra, Nhật, Hàn, Đài có nhiều tiềm năng để góp phần thúc đẩy tiến trình “1V 1Đ”, nhất là nơi mở đầu cho “một con đường trên biển”. Đáng lẽ quan hệ hợp tác “Nhật Trung Hàn” đã có trước đây, dịp này sẽ được củng cố phát triển hơn lại không thấy.
Khối ASEAN với “một con đường …” trong “1V 1Đ” cũng hết sức quan trọng.  Trong đó có một số nước cũng như Nhật là thành viên tích cực thúc đẩy TPP, mặc dầu TPP gặp trắc trở, nhưng cũng không thật sự tin tưởng về mục đích, nội dung của “1V1Đ”, trong khi vấn đề Biển Đông chưa được giải quyết, nhất là vấn đề quân sự hóa của TQ trên biển Đông. Đã vậy, trong khi đang triển khai Hội nghị Thượng đỉnh Bắc Kinh, thì TQ đột ngột kéo Bộ trưởng Ngoại giao 10 nước ASEAN chạy về tận Quí Châu để họp cái gọi là “Hội nghị thương thảo TQ – Asean lần thứ 23” thần bí. Thần bí ở chỗ, địa điểm, thời gian họp, nội dung họp, kết quả họp, báo chí TQ không hề đưa tin, đã gây nghi ngờ TQ có ý gì mà lại tổ chức cuộc họp quốc tế kiểu lưu manh này (theo tin của phóng viên Lâm Bảo Hoa của RFA ngày 05/6/2017), thể hiện TQ chưa thật lòng giải quyết vấn đề Biển Đông và vấn đề quan hệ với một số nước trong khối Asean.
      Như vậy, nơi đầu mối của “một con đường trên biển” là Biển Đông bắc và Biển Đông gồm cả các nước xung quanh hai biển này đang tồn tại nhiều vấn đề, nhưng trong nội dung của “1V1Đ” không hề đề cập đến. Thử hỏi đầu không xuôi, đuôi có lọt được không ? Chính vì vậy, không chỉ các nước thuộc hai biển này, mà nhiều nước khác cũng rất nghi ngờ về sự thành công của “1V1Đ”.

Hội nghị thượng đỉnh về “1V 1Đ” Bắc Kinh đã kết thúc hơn một tháng nay. Đúng là một cuộc Hội nghị với nghi điển “vạn bang lai triều”, “quân lâm thiên hạ”, trở thành vũ đài tốt nhất cho Tập Cận Bình triển thị “uy vọng quốc tế sùng cao” của mình trước Đại Hội 19 Trung Cộng. Đương nhiên, đây cũng là một trong hoạt động của Đại hội 19. Tân Hoa xã đã công bố “danh mục thành qủa”, tổng kết 5 loại liên thông lớn về chính sách, cơ sở hạ tầng, thương mại, kim dung và lòng dân cùng  trên 270 hạng mục cụ thể của 76 hạng mục lớn trên 5 lĩnh vực lớn. Những con số thật hoành tráng, làm ngây ngất quân vương và quần thần TQ.
Nhưng, có điều đáng tiếc thứ nhất là, Xướng nghị “1V1Đ” của Tập Cận Bình đưa ra coi là một “công trình thế kỷ” để “lập lại trật tự thế giới”, “để tạo phúc cho nhân dân các nước”, để biến “loài người thành thể cộng đồng cùng chung số phận” v.v…, nhưng đếu dừng lại ở giai đoạn câu chữ khái niệm, câu chữ chủ đề, câu chữ ý hướng, những hạng mục thực sự hình thành phương án có tính thao tác, có thể hiện thực hóa thành hành động thực tiễn là rất ít, còn những hạng mục đã hoặc đang thực thi, phần lớn là những hạng mục đã có trước khi đề ra “1V 1Đ”. Vì vậy nhìn chung các đoàn đều tỏ ra hoài nghi mục đích, nội dung, triển vọng thực sự của “1V 1Đ”. Thành quả mà mỗi đoàn đại biểu mang về có thể nói không phải là “hậu vãng bạc lai” .
Điều đáng tiếc thứ hai, qua thực tế tuy là “vạn bang lai triều”, nhưng “vạn trái tim của vạn bang không phải đều lai triều” càng không phải “vạn bang đều thuộc về triều”. Vậy liệu một mình Vương triều Tập có làm được không ? Điều quyết định là ở Vương triều Tập làm sao thực sự thu hút được vạn trái tim của vạn bang hướng về mình ? Đây có lẽ là điều không tưởng, khó có thể xẩy ra, không chỉ trước mắt, mà còn dài dài về sau. Và như vậy làm sao lập lại được trật tự thế giới, làm sao thay thế được đương triều ?

      (Tổng hợp từ mạng chính thống và không chính thống ở TQ từ đầu tháng 5/2017 đến nay.)
                                                                                Hà Nội, 01/7/2017
( Nguồn: Văn hóa Nghệ An)

Không có nhận xét nào: