Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Muốn “cơ nghiệp hưng thịnh, gia đạo phú quý” phải học theo Phạm Lãi; Nâng bút mưa liền tạnh, vẽ chữ là họa tâm; 3 cảnh giới làm người: Đức độ có phúc khí, khiêm nhường có hàm dưỡng, trầm tĩnh là trí huệ

Thành công trong kinh doanh là ao ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, trong cuộc sống khi các giá trị đạo đức bị xem nhẹ, thì những nhân tố chính yếu quyết định thành bại lại bị coi thường. Xem lại gương thành công của người xưa mới thấy nhiều đạo lý kinh doanh là được xây dựng trên nền tảng làm người.

Đạo đức, thành tín, Phạm Lãi, nguyên tắc kinh doanh, Bài chọn lọc,
Chân dung Phạm Lãi. Vì ông làm giàu có đạo, phú mà có thể nhân, cho nên được xưng là “Thương thánh”, cũng được coi là nho thương chi thuỷ tổ. (Tranh: m.zhalm.net)
“Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” trong văn hóa truyền thống đã bao hàm thành và tín. Không thành thì lấy gì đối nhân xử thế, không tín thì lấy gì mà lập thân ở đời. Thành tín là một chuẩn tắc làm người, đạo đức kinh doanh cũng xem đây là cốt lõi.
Lấy tín nghĩa làm trọng, chính là bản sắc buôn bán trung thực, ngay chính của người làm ăn. Trải qua bao triều đại, xã hội nào cũng đều xuất hiện rất nhiều thương nhân thành tín trọng nghĩa, từ đó trở thành người giàu có, danh nổi một phương. Họ lấy tín, nghĩa, thành, nhân mà kinh doanh, vì thế mà luôn được ngợi ca, kết quả là “Cơ nghiệp ngày một hưng thịnh, gia đạo ngày một phú quý”.
Cái cân của Trung Quốc cổ đại, cơ chế 16 lượng, phân biệt lấy 16 hạt sao để đánh dấu, 6 lượng phía trước là 6 hạt sao Nam Đẩu, 7 lượng nữa là 6 hạt sao Bắc Đẩu, 3 lượng cuối cùng là 3 sao Phúc Lộc Thọ. Nam Đẩu chủ sinh, Bắc Đẩu chủ tử, Phúc Lộc Thọ chủ phúc khí, tài phú và thọ mệnh; hàm nghĩa của người xưa vô cùng rõ ràng, việc cân đo đong đếm nhất định liên quan đến sinh tử, khuyết cân thiếu lượng:
Thiếu một lượng thì giảm phúc, thiếu hai lượng thì giảm lộc, thiếu ba lượng thì giảm thọ. Chiếc cân này được cổ nhân lưu truyền cho tới ngày nay, với tư cách là cán cân chuẩn mực cho sự thành tín, kết tinh của tinh hoa văn hóa truyền thống.
Đạo đức, thành tín, Phạm Lãi, nguyên tắc kinh doanh, Bài chọn lọc,
Chiếc cân này được người xưa lưu truyền cho tới ngày nay, với tư cách là cán cân chuẩn mực cho sự thành tín, kết tinh của tinh hoa văn hóa truyền thống. (Ảnh: iStock)
Thành tín không lừa gạt là yếu tố cơ bản của việc duy trì thành công lâu dài trong kinh doanh. Người xưa có nói, hoạt động kinh doanh mẫu mực ấy chính là “Sự nghiệp Đào Chu“, sau là cần lấy “Phong thái Quản Bảo” làm tấm gương. Đối với khách hàng, thương gia, vô luận lớn nhỏ, đều nên dùng thành tín mà đối đãi.
Đào Chu ở đây chính là để nói đến Phạm Lãi.
Căn cứ theo sách sử ghi lại, Phạm Lãi lúc tuổi còn trẻ uyên bác tinh thông, bụng đầy kinh luân, không chỗ nào là không tinh tường, nhưng lại không được người đương quyền nước Sở trọng dụng.
Năm 496 TCN, nước Ngô và nước Việt xảy ra chiến tranh, Ngô vương Hạp Lư tử trận. Con của Hạp Lư là Phù Sai vì muốn báo thù cho cha, nên năm 494 TCN đã cùng nước Việt tại Phu Tiêu (nay là núi Động Đình, Thái Hồ, Giang Tô) quyết chiến. Việt Vương Câu Tiễn đại bại, còn sót lại 5.000 quân lính phải trốn vào núi Hội Kê.
Phạm Lãi lúc này đang phò tá Việt Vương Câu Tiễn, vì vua bày mưu tính kế. Hơn 20 năm sau, Câu Tiễn cuối cùng khiến nước Ngô đại bại, Phù Sai phải tự vẫn. Việt Vương trở thành bá chủ thời kỳ mới là hậu Xuân Thu. Phạm Lãi được tôn là Thượng Tướng quân.
Biết rõ Câu Tiễn là người có thể chung hoạn nạn, nhưng lại khó cùng hưởng thái bình, Phạm Lãi đã chọn đường lui thân. Sau khi Câu Tiễn lên làm bá chủ, Phạm Lãi mang theo gia quyến, thân tín cùng tùy tùng lên thuyền rời đi, lênh đênh đến nước Tề, tự mình đổi tên thành “Xi Di Tử Da”, có nghĩa là “1 túi đựng rượu bị trục xuất vì phạm tội“. Đoàn của ông cùng khai hoang canh tác, đồng thời kinh doanh buôn bán. Không quá vài năm, tích lũy được mấy ngàn vạn gia sản.
Trở thành đại phú ông, nhưng Phạm Lãi trọng nghĩa khinh tài, thường làm việc thiện ở quê nhà. Về sau, Tề vương nghe nói, mời ông đến kinh thành, tấn phong làm Tướng quốc. Phạm Lãi cảm thán nói: “Làm quan đến tể tướng, gầy dựng gia sản có được nghìn vàng, đối với một người xuất thân là dân thường, vốn chỉ có hai bàn tay trắng mà nói thì đã là lên tới cực điểm, nếu sống hưởng thụ cái tôn danh mãi như vậy thì rằng không phải là điều tốt lành”.
Vì thế, sau 3 năm làm Tướng quốc, lần nữa Phạm Lãi giã từ sự nghiệp khi đang trên đỉnh vinh quang, từ quan bỏ lại gia tài mà rời đi.
Đạo đức, thành tín, Phạm Lãi, nguyên tắc kinh doanh, Bài chọn lọc,
“Chỉ cùng quân vương chung khổ nạn, công thành liền lùi bước ra đi. Mặt hồ mênh mông sương khói dập dờn, ai người đầu tiên lên thuyền nhỏ”, đó những vần thơ mà Vương Thập Bằng viết để tán tụng Phạm Lãi. (Tranh: vn.linkedin.com)
Sau khi lặng lẽ rời khỏi nước Tề, Phạm Lãi lần này là lần di chuyển thứ 3, ông đi đến Đào (nay là tây bắc Định Đào, Sơn Đông), lần nữa khởi nghiệp kinh doanh. Phạm Lãi căn cứ vào thời tiết, khí hậu, dân tình, phong tục,…mà lập nghiệp tích gia sản. Trong vài năm, ông lại trở thành cự phú, lấy hiệu là “Đào Chu công“.
Vì Phạm Lãi làm giàu có đạo, phú mà có thể nhân, cho nên được xưng là “Thương thánh”, cũng được coi là nho thương chi thuỷ tổ.
Sử gia Tư Mã Thiên ghi rằng: “Phạm Lãi dời chuyển ba lần đều có vinh hiển“, trong sử sách khác cũng khái quát Phạm Lãi bình sinh nói rằng:
“Làm ăn buôn bán phải dựa theo thời cơ chứ không phải đi cạnh tranh với người khác”.
Thế nhân ca tụng ông là người “lấy lòng trung phụng sự quốc gia, biết dùng trí để giữ thân, biết kinh doanh nên giàu có, từ đó mà danh nổi tại thiên hạ”.
Phạm Lãi kinh doanh coi trọng nhân nghĩa, cũng không hám lợi; đối với người hợp tác cùng, ông khiêm tốn nhún nhường; đối với người làm thuê thì rộng rãi hào phóng; gặp phải năm không may giảm sản lượng, thì miễn giảm địa tô, còn phát chuẩn cứu tế. Trong kinh doanh, ông và nông dân, thương nhân đầu năm ký kết hiệp ước thu mua thương phẩm; đến cuối năm, nếu như giá cả thương phẩm tăng lên, Phạm Lãi liền chiếu theo giá cả hiện tại của thị trường cuối năm mà thu mua; nếu như giá xuống, ông vẫn nghiêm khắc thực hiện hiệp ước.
Bởi vậy, Phạm Lãi thu phục được nhân tâm của phần đông thương nhân, nông dân và thợ thủ công, nhờ thế mà có được lượng đối tác làm ăn ổn định. Cũng vì ông chân thành trong hợp tác, tổng giá thành sản phẩm cũng giảm xuống rất nhiều, cuối cùng đạt được kết quả đôi bên cùng có lợi.
Ông cũng trọng tín nghĩa. Một lần, Phạm Lãi kinh doanh xoay vòng vốn gặp khó khăn, phải vay một phú hộ 10 vạn tiền. Một năm sau, phú hộ mang khế ước vay tiền đến đòi nợ, trên đường đi tay nải không cẩn thận nên rớt xuống nước, khế ước vay tiền và lộ phí cũng bị mất, vì vậy phải tìm Phạm Lãi nương nhờ. Dù không có khế ước, nhưng Phạm Lãi không chỉ trả lại cả vốn lẫn lời, mà còn đưa thêm tiền lộ phí. Danh tiếng về nhân tín của Phạm Lãi truyền rộng khắp thiên hạ. Trong việc kinh doanh sau này, tất cả phú hộ đều sẵn lòng chủ động đến đưa tiền, giúp Phạm Lãi vượt qua khủng hoảng tài chính.
Ngoài ra, ông còn vô điều kiện mà đem kinh nghiệm làm ăn, nuôi dưỡng kỹ thuật đợi truyền thụ cho người khác. Ví như trong “Tề dân yếu thuật” có ghi lại chuyện về một chàng trai nghèo tên Y Đốn từng đến gặp Phạm Lãi thỉnh giáo thuật làm giàu, Phạm Lãi liền chỉ cho anh ta nuôi 5 loại gia súc. Quả nhiên, Y Đốn làm giàu rất nhanh.
Vì thế trong kinh doanh, Phạm Lãi là “người giàu có luôn hành sự theo đức, hết sức chú trọng đạo đức và đạo nghĩa. Trong 19 năm, ông 3 lần đạt được sự giàu có tột bậc nhưng cũng  3 lần đem hết của cải bạc tiền phát cho người nghèo và họ hàng không thân thiết, bản thân ông không vì tiền tài mà lao tâm”.
Phạm Lãi trị quốc thì quốc thịnh, trị gia thì gia phú, còn không màng danh lợi, giã từ sự nghiệp khi đang trên đỉnh vinh quang. Vương Thập Bằng thời Đại Tống từng làm thơ tán dương ông, rằng:
“Chỉ cùng quân vương chung khổ nạn,
Công thành liền lùi bước ra đi.
Mặt hồ mênh mông sương khói dập dờn,
Ai người đầu tiên lên thuyền nhỏ”.
Mai Mai, dịch từ Epoch Times


Nâng bút mưa liền tạnh, vẽ chữ là họa tâm

Thư pháp là nghệ thuật vẽ chữ giàu biểu cảm, thư pháp gia chân chính là người có hàm dưỡng, do đó nét bút vẽ ra có thể hô phong hoán vũ, hay nói đúng hơn rằng vẽ chữ chính là họa tâm.

thư pháp, nội hàm văn hóa, Bài chọn lọc,
Thư pháp chứa đựng nội hàm tinh thần, chú trọng tu dưỡng tâm tính. Tranh vẽ quả đào. (Ảnh minh họa)
Kỹ thuật viết chữ của Trung Hoa là độc nhất vô nhị, truyền thừa nội hàm tinh thần hàng ngàn năm
Người ta vẫn thường nói: “Văn chương thiên cổ sự, thư pháp vạn niên truyền”, ý nói rằng văn chương là chuyện muôn đời, thư pháp chính là thứ được lưu truyền vạn năm. Bất kể thư pháp đã trải qua binh lửa chiến loạn, hay triều đại thay đổi, đều dùng sức sống mãnh liệt để diễn giải lịch sử cùng những câu chuyện cuộc sống.
Thư pháp Trung Hoa giữ vị trí độc tôn bởi nét chữ đặc trưng giàu nội hàm, dù trắng hay đen, trong thiên biến vạn hóa, thể hiện trọn vẹn tinh thần sáng tạo của sinh mệnh huyền diệu, cũng chính là nội hàm văn hóa quốc gia tự xưng Thần Châu này. Hơn 3.000 năm trước, vào thời Thương Chu, người ta đã lấy nét chữ Giáp Cốt để bói mệnh rất huyền diệu, họ dựa vào nét vẽ và kết cấu chữ làm thành thư pháp, từ cảnh vật huyền ảo bất định mà xuất ra trí tuệ cổ xưa.
Thư pháp vào thời kì khác nhau thì diện mạo tinh thần cũng khác nhau, chuyên gia bình thư pháp cuối nhà Thanh là Lưu Hi Tái từng nói: “Bút tích văn bia đời Tần khí lực cứng cỏi, thời Hán thì sâu đậm”. “Xem nét chữ của người Tấn, có thể thấy người triều Tấn rất phong du, xem nét chữ của người Đường, sẽ biết người đời Đường rất mực thước”, đây chính là định hình tính cách của thời đại.
Người xưa trước khi viết sẽ mài mực, điều khí tĩnh tâm, vận đầu bút.
Nghệ thuật viết chữ vốn coi trọng nhân phẩm, thư pháp và tu thân dưỡng tính là hai điều không thể tách rời.
Nét chữ đời Tấn coi trọng “vận”, bút tích triều Đường lại chú trọng “pháp”, chữ Tống quan tâm tới “ý”, triều Nguyên nét chữ đề cao “thái”, mỗi triều đại một phong vận, vậy nên phong cách đặc sắc của thư pháp là một trong những yếu tố thể hiện sâu sắc tính cách của thời đại. Do vậy, nghệ thuật thư pháp bác đại tinh thâm không chỉ là một môn nghệ thuật, mà điều quan trọng mà nó truyền tải chính là lịch sử, tín ngưỡng, cùng tinh thần biểu trưng của dân tộc.
Nhân phẩm không cao thì không cách nào có thể dùng mực cầm bút, một nhà thư pháp thượng thừa chân chính sẽ có tác phẩm thư pháp hòa hợp với nhân phẩm cao. Nghệ thuật thư pháp cũng vậy, chiểu theo tự nhiên, cẩn thận, tỉ mỉ, bình thản, đạm bạc, hết thảy đều là tuân theo nguyên tắc, đó cũng chính là phương thức làm người. Luyện tập thư pháp cũng chính là cách giúp con người cảm ngộ được đạo lý sống, hiểu về thư pháp có thể gởi mở nhân sinh quan sâu rộng hơn.
Xã hội hiện đại, phồn hoa đô hội, nhiều thứ cuốn hút, tấp nập, bận rộn khiến tâm trạng con người luôn bất ổn, khi vui thì quá đà, buồn cũng dễ sa sút, vì tranh tranh đấu đấu mà tâm ý tổn hao. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, con người càng xa rời nhân tính thì càng khó mà tiếp cận được cuộc sống lý tưởng. Vậy làm cách nào để tìm về nội tâm chân chính?
Con người hiện đại, tuy thân đặt nơi náo nhiệt sầm uất, nhưng thông qua thư pháp lại có thể siêu việt phàm trần mà tu tâm và bồi dưỡng cách sống.
Người xưa nói: “Thư, tâm họa dã”, ý nói rằng viết cũng chính là vẽ tâm, vào đêm tĩnh mịch, tâm bình khí lặng, thoải mái cầm bút viết vài nét, chợt thấy bản thân siêu việt thời không. Tô Đông Pha từng viết:
“Đương kỳ hạ thủ phong vũ khoái, 
Bút sở bị đáo khí dĩ thôn”.
Tạm dịch:
“Đương lúc gió mưa sắp chuyển vần;
Bút nâng chưa hạ khí đã ngưng”.
Luyện thư pháp, chứng kiến nội hàm triết học của vạn vật trong vũ trụ
Chữ khải trong thư pháp, chữ “nhân” có nét rất đơn giản, nhưng thực ra đại đạo là chí giản chí dị. Đối với người luyện thư pháp, để viết được chữ nhân cho hoàn hảo thì không phải là chuyện dễ dàng, khi viết nét phết, phải chậm rít ngừng ngắt, dùng cong tả thẳng, không ngừng tập trung tinh lực, điều này chẳng khác chi đạo lý nhân sinh tựa vầng trăng khi tròn khi khuyết, vận số nhấp nhô khi thăng khi trầm, lưu chuyển không thôi.
Vậy nên, con người khi thân lâm vào cảnh khốn cùng, hèn mọn, thì tâm cần sao cho thật tĩnh để kiên trì tiến bước. Ngược lại, khi đắc được vinh hoa phú quý có thể để tâm tình thong dong, chất phác tự nhiên, không ngạo mạn liều lĩnh, duy trì tâm thái tĩnh tại và lối sống giản đơn.
thư pháp, nội hàm văn hóa, Bài chọn lọc,
Đại đạo chí giản chí dị, nét chữ giản đơn nhưng để thể hiện trọn vẹn đạo lý nhân sinh là việc không dễ dàng. (Ảnh minh họa)
Nét mác trong chữ “nhân”, khi viết cần khoan thai trải rộng, kết bút hàm chứa sự sung túc, khi trở bút thì phải biết tiến biết lùi mà tạo thành nét ẩn. Đạo lý chính là người đức cao vọng trọng biết thuận thiên mệnh mà tận tâm làm việc thế nhân, biết tiến biết lùi, coi trọng thiện lương, khoáng đạt như nước. Điều này cần phải tập luyện, nước chảy đá mòn, như vậy cuộc sống mới có thể phong phú ưu nhã, cảm ngộ được đời người.
Sự huyền bí của thư pháp cùng với vạn vật trong vũ trụ này chính là cùng trong một đạo, khai sinh từ một pháp. Liễu Công Quyền nhờ quan sát nhạn bay trên trời, cá lượn dưới nước, nai vàng chạy trốn, tuấn mã buông cương,… mà đem hết thảy hình thái ưu mỹ của thiên nhiên đúc kết vào nét bút.
Trương Húc vì xem vở công chúa “gánh phu tranh đạo”, cùng lắng nghe thanh âm được diễn tấu mà đốn ngộ bút pháp long xà phiên chuyển vô cùng tuyệt diệu, ông cũng là nhờ quan sát Tôn đại nương múa kiếm mà hiểu ra sự tinh túy của thư pháp.
Còn Hoàng Đình Kiên được mái chèo của thuyền phu dẫn dắt từ đó say mê thư pháp. Ấy chính là đạo pháp nội hàm triết học tự nhiên được ghi lại trong thư pháp.
Trải ngàn năm lưu truyền bất tận, thư pháp vĩnh hằng, tự tại, khí chất huyền diệu kết tinh lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng cùng lý niệm. Tĩnh tâm đối diện nhân sinh, một bình trà, một quyển sách, một trang giấy, một chiếc bút, lấp đầy trái tim bằng sự lương thiện, ấy chính là người giàu có, chẳng chút tầm thường.

Hàn Mai, theo secretchina

3 cảnh giới làm người: Đức độ có phúc khí, khiêm nhường có hàm dưỡng, trầm tĩnh là trí huệ

Hiền hậu, khiêm nhường và trầm tĩnh là những thứ tài sản tinh thần quý báu của đời người. Nếu có thể đạt được 3 tiêu chuẩn ấy, người ta nào còn lo thiếu phúc khí, trí huệ và sức mạnh đây? 
Đức độ chính là phúc khí 
Trong “Kinh Dịch” viết: “Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tài vật”, ý rằng: Đất có tính nhu hoà, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật. “Hậu đức tái vật” nghĩa là lấy đức dày mà bao dung, nâng đỡ vạn vật.
Người xưa cũng ví Đạo của đất là thiện lương, từ bi, đất có thể chuyên chở vạn vật, sinh mệnh, con người. Người có đức dày cũng như mặt đất bao dung, nâng đỡ tất cả. Vì đức dày nên mới có thể bao dung, dung chứa mọi sự, mọi vật.
Đức dày chính là phúc khí lớn nhất của đời người. Có đức một phần là có phúc một phần, có đức mười phần thì cũng có phúc mười phần. Đức ấy giống như mạch nước ngầm dưới lòng sông, có sức mạnh vô cùng to lớn nhưng trên bề mặt lại không chút gợn sóng. 
Đất có tính nhu hoà, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật. Ảnh dẫn theo InterMedia.ge
Người cao quý không phải bởi danh phận mà chính bởi đã tôi luyện đức độ khiến cho người ta trong ngoài đều sáng, tinh thần lẫn thể chất đều tỏa ánh hào quang thiện lương. 
Trong “Đạo đức kinh“, Lão Tử cho rằng, những thứ lộng lẫy, phồn hoa, danh lợi thì rất mỏng manh, thực sự bền vững chỉ có “Đạo” mà thôi. Đạo ấy chính là thuần phác, mộc mạc, là có thể quay trở về trạng thái tự nhiên vốn có.
Điều này cho thấy rằng, một người đạo cao, đức dày thì tư chất nhất định phải mộc mạc, chân thành. Đừng chạy theo sự phồn hoa, hư danh bởi khi một mực theo đuổi chúng, người ta sẽ trở thành kẻ đạo đức giả.
Người đức dày, phúc hậu cũng chính là người thông minh thực sự, ai cũng muốn kết giao. Ở gần họ, người khác cảm thấy thoải mái, yên ổn, cảm nhận mình được tôn trọng, tin cậy. 
Bởi vậy, người đức dày có thể kết thiện duyên được với nhiều người, qua đó tích tụ được phúc báo, thuận lợi trong mọi chuyện dù là trên đường làm người hay làm việc. 
Trong lòng luôn thương xót người khác, trong mọi hoàn cảnh luôn nghĩ cho người chính là một loại phúc hậu. Người phúc hậu bản thân luôn nghĩ làm được việc tốt giúp người khác, không tư lợi, ích kỷ.
Bởi vậy, khi kết bạn với những người phúc hậu, bạn cũng không cần phải nghĩ cách đề phòng họ. 
Khiêm nhường biểu hiện hàm dưỡng 
Trong “Chu Dịch” viết rằng, khiêm tốn là cái gốc của đạo đức, nhường nhịn đứng đầu mọi loại lễ nghi, phép tắc.
Người khiêm nhường, tao nhã là người có đức hạnh cao, tấm lòng độ lượng bao dung, cũng là người một lòng cung kính đối với mọi việc, mọi người xung quanh. Sự cung kính đó không phải bắt nguồn từ lòng sợ hãi mà xuất phát từ sự tôn trọng.
Quẻ Khiêm trong “Chu Dịch” có viết: “Đạo trời là rút bớt chỗ dư thừa mà bồi đắp chỗ thiết hụt. Quy luật của đất đai là chỗ cao lồi thì bị xói mòn còn chỗ trũng thấp thì được đắp bồi. Luật quỷ thần thì trừng phạt kẻ ngạo mạn, ban phước cho người khiêm tốn. Đạo làm người thì tự mãn bị ghét còn khiêm hạ được thương“. 
Như vậy, người xưa nhìn nhận rằng, dù là đạo trời hay đạo làm người, cái gốc đều ở một chữ “Khiêm” này. Núi cao trùng điệp không ở giữa vùng đất rộng lớn mà ẩn trong lòng đất.
Sự cao lớn của nó không để lộ ra ngoài. Điều này cũng giống như người có đức hạnh cao, bề ngoài nhìn vào thì trông chất phác, giản đơn nhưng chính là “hữu xạ tự nhiên hương”, chí khí ngất trời.
Núi cao trùng điệp không ở giữa vùng đất rộng lớn mà ẩn trong lòng đất. Ảnh dẫn theo ocuaso.com
Trong phép ứng xử, nếu người ta có thể lùi một bước mà nhượng bộ thì sẽ thấy được một cảnh giới khác, không ngạo mạn chính là khiêm, lùi một bước chính là khiêm, nói thêm một lời cảm ơn, xin lỗi cũng chính là khiêm vậy. 
Trong “Sử ký” có ghi chép về chuyện Lão Tử và Khổng Tử gặp nhau. Lão Tử nói: “Một thương nhân có đầu óc thông minh, lanh lợi sẽ rất hiểu giá trị ẩn chứa của một món hàng mặc dù nó có thể có vẻ ngoài rất tầm thường, không có giá trị gì. Bậc quân tử phẩm chất cao thượng rất hiểu được đạo đức nội tại ẩn giấu của một con người, cho dù vẻ bề ngoài của họ dường như rất ngờ nghệch, chậm chạp“. Đây chính là điều mà người xưa vẫn gọi là “Đại trí nhược ngu“, nghĩa là: Người tài giỏi có vẻ ngoài đần độn.
Tăng Quốc Phiên cũng từng nói: “Giữa trời và đất duy chỉ có khiêm nhường là đạo mang lại tài phúc, kiêu ngạo sẽ sinh ra tự mãn, tự mãn thì dễ bị thất bại“.
Khiêm tốn chính là tu dưỡng một tâm thái bình thản, là một loại cảnh giới rộng lớn, bao la giống như trở về bản chất vốn có của ngọc quý, sáng mà không chói lọi. 
Vậy nên, đừng bao giờ tự mãn, kiêu căng, cũng đừng bao giờ tự cho mình là bậc cao nhân là số một, hãy nuôi dưỡng cho mình một sự cao quý từ chính phẩm chất khiêm nhường và đẩy lùi sự hèn mọn. 
Trầm tĩnh là thể hiện của trí huệ
Tĩnh là một loại trí huệ mà người xưa luôn tôn sùng. Người xưa nói: “Tĩnh có thể khắc phục được tính khí nóng nảy của bản thân“. Trí huệ, đạo đức của chúng ta thảy đều từ sự thanh tịnh, yên tĩnh toát ra từ nội tâm. 
Mỗi ngày huyên náo là một ngày tâm thái thấp thỏm, âu lo. Tính khí nóng nảy, giận dữ cũng không thể khai mở được trí huệ. Ông cha ta cũng dạy: “Tĩnh sau đó mới có thể an, an sau đó mới có thể nghĩ, nghĩ sau đó mới có thể đắc được”. 
“Tĩnh” có thể sản sinh ra trăm loại trí huệ. Đạo gia giảng, tâm hồn người ta phải ở trạng thái thanh tĩnh, bởi tĩnh mới sinh ra định, định mới có thể sinh trí huệ. Các bậc cao nhân sở dĩ nói: “Nước tĩnh cực điểm có thể thấy được hình ảnh rõ ràng, tâm tĩnh cực điểm có thể sinh ra trí huệ” là vậy.
Tâm tĩnh sinh ra trí huệ. Ảnh dẫn theo Taringa.net
Thời còn trẻ, Tăng Quốc Phiên rất hay nóng giận khi hành xử, làm việc. Thầy dạy của ông là Đường Giám khi đó đã tặng Tăng Quốc Phiên một chữ “Tĩnh”. Từ đó, mỗi ngày Tăng Quốc Phiên đều dành thời gian tĩnh tọa để thanh trừ tạp niệm, thả lỏng thân tâm, cũng có thể suy ngẫm về những lỗi lầm của mình, từ đó mà thu được rất nhiều lợi ích. 
Đường Hạo Minh, chuyên gia nghiên cứu về Tăng quốc Phiên có một bài luận rất sâu sắc về vấn đề này. Ông nói người ta tới tuổi trung niên nghe thấy đã nhiều, kinh nghiệm đầy mình, quan hệ phong phú, làm việc có phương pháp, là việc tốt. Nhưng đồng thời người ta cũng hay lo nghĩ, dục vọng quá nhiều, tinh lực phân tán, tinh thần phân vân, lại là việc không tốt.
Vậy làm thế nào để phức tạp trở nên đơn giản và thanh tịnh, để phân tán biến thành tập trung? Cần phải tu tâm, tĩnh là tống khứ nóng giận, tống khứ phồn hoa, đây là phương pháp tốt nhất.
Có thể thấy rằng, những người gấp gáp, bước chân vội vàng thường sẽ bỏ qua rất nhiều những điều tốt đẹp. Chúng ta có thể đã từng phung phí những năm tháng cuộc đời hoặc lê bước trên đường đời lầy lội nhấp nhô. Nhưng nếu chúng ta có thể dừng lại một chút, thản nhiên nhìn xuyên qua những phức tạp phồn hoa và tìm một chút an tĩnh trong tâm. Khi đó chúng ta sẽ có thể dễ dàng cảm nhận được những niềm hạnh phúc trong cuộc sống bình dị này. 
Sự thanh thản, bình an ấy, nghìn vàng cũng khó mà mua nổi vậy! 
Đạo Nhất – Kiên Định 
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: