HỢP TÁC NGA-VIỆT
URL rút ngắn
Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã kết thúc chuyến thăm chính thức Nga. Chuyến thăm này đã mang lại những kết quả nào?
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, Giáo sư Vladimir Kolotov, chủ nhiệm bộ môn lịch sử Viễn Đông của Đại học Saint Petersburg, nói lên ý kiến: chuyến thăm này đã được tổ chức ở một mức độ rất cao và có chương trình làm việc với nội dung rất phong phú.
"Chủ tịch nước Việt Nam đã gặp gỡ với tất cả các nhân vật hàng đầu của chính quyền Nga. Và đây không phải là những cuộc gặp mang tính nghi thức mà là các cuộc hội đàm với nội dung cụ thể, chuyên gia Nga nhận xét. Điều đó một lần nữa cho thấy mức độ tin cậy rất cao giữa hai nhà lãnh đạo, mức độ cao của mối quan hệ chính trị giữa Nga và Việt Nam, phát tán thông tin sai sự thật mà những đối thủ của chúng ta đã cố gắng tràn lan trên môi trường thông tin Việt Nam. Kết quả chính của các cuộc đàm phán là cả hai bên đều thừa nhận rằng, mức độ hợp tác kinh tế —thương mại, khoa học và văn hóa giữa hai nước không tương ứng với mức độ phát triển quan hệ chính trị, và cần phải khắc phục sự chênh lệch này.
© SPUTNIK/ SERGEY GUNEEV
Tình hình không thể chấp nhận được khi kim ngạch thương mại của Nga với một đối tác chiến lược toàn diện là thấp hơn nhiều so với các nước mà Việt Nam có tranh chấp lãnh thổ và các vấn đề chính trị. Cả hai quốc gia đều có khả năng khắc phục tình trạng này, để có như vậy cần phải áp dụng một loạt biện pháp quan trọng. Một trong những biện pháp là phổ biến thông tin khách quan về hai nước chúng ta. Về mặt này tôi gửi gắm kỳ vọng vào thỏa thuận hợp tác giữaHãng Thông tấn Sputnik và Thông tấn xã Việt Nam đã được ký kết trong thời gian chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trần Đại Quang.
Chúng ta cần phải kiểm soát không gian thông tin và lan truyền nhanh tin thật. Các nguồn thông tin đáng tin cậy tác động không chỉ đến các quan chức chính phủ và người dân mà còn giúp các nhà kinh doanh phát triển thương mại và mối quan hệ kinh tế giữa hai nước chúng ta. Hiện nay các doanh nghiệp Nga chưa có hiểu biết đầy đủ về điều kiện hiện nay và tiềm năng của Việt Nam. Trong ban chuẩn bị các dự án của Việt Nam tại Nga chưa có sự tham gia của các chuyên gia, vì vậy có nhiều dự án thua lỗ. Ở Nga chưa thiết lập sự đối tác giữa giới kinh doanh, các cơ quan chính phủ và cộng đồng chuyên gia, điều đó dẫn đến những hậu quả bi thảm. Chỉ sau khi tập hợp lại ba thành phần này để cùng nhau nỗ lực, chúng tôi mới có thể thành công.
Một biện pháp quan trọng thứ hai — tăng vai trò của các khu vực trong sự hợp tác Nga-Việt. Ở các địa phương của LB Nga, các nhà chức trách chưa nhận thức được rằng, Việt Nam và ASEAN là các đối tác nghiêm túc. Sẽ quá muộn nếu các nhà chức trách vẫn chưa tiếp cận thị trường này vì điều đó dẫn đến những mất mát về mặt tài chính đáng kể. Các khu vực LB Nga có tiềm năng lớn trong sự hợp tác với Việt Nam. Các quan chức nên quan tâm đến lợi ích của khu vực mình chứ không phải đến những scandal tham nhũng.
© SPUTNIK/ SERGEY GUNEEV
Một trong những khu vực có tiềm năng lớn cho sự hợp tác Nga-Việt là St. Petersburg, và chuyến thăm "thủ đô phương Bắc" của Chủ tịch Việt Nam đã chứng minh rõ điều đó. Các cuộc hội đàm với chính quyền thành phố đã chỉ ra rằng, St Petersburg rất quan tâm đến việc phát triển quan hệ trong lĩnh vực y học và dược phẩm, năng lượng và cơ sở hạ tầng, văn hóa và giáo dục. Các nhà chức trách của Việt Nam và Nga được giao nhiệm vụ thảo ra những biện pháp để tăng mức độ tương tác. Thành phố St Petersburg chủ trương thực hiện sáng kiến của Tổng thống Nga chuyển hướng sang phương Đông. Việt Nam là một trong những đối tác đáng tin cậy của St Petersburg, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng cung cấp thiết bị cho Việt Nam.
Công ty "Silovye mashiny" sẵn sàng tham gia vào việc hiện đại hóa các nhà máy điện của Việt Nam. 6 tàu ngầm đã được đóng tại St Petersburg theo đơn đặt hàng của Việt Nam, và chúng tôi có thể tiếp tục tham gia vào việc cung cấp trang thiết bị hiện đại cho Hải quân Việt Nam. Chủ tịch Việt Nam đã thấy rõ điều đó khi tham quan Triển lãm Hải quân quốc tế IMDS 2017 lần thứ 8 — một trong ba triển lãm hải quân lớn nhất thế giới. Gần St. Petersburg đã xây dựng cảng biển lớn nhất của Nga trên biển Baltic, và chúng tôi sẵn sàng tham gia vào việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cảng biển Việt Nam. Đây chỉ là một số đề xuất về sự hợp tác. St. Petersburg không chỉ là một thành phố công nghiệp, mà còn có tiềm năng lớn về phát triển du lịch bởi vì ở đây có rất nhiều di tích lịch sử và văn hóa. Cuộc đàm phán với Chủ tịch nước Việt Nam đã diễn ra trong tòa nhà lịch sử — điện Smolny, nơi này đã từng làm sở chỉ huy cuộc Cách mạng Tháng Mười.
© SPUTNIK/ ALEXEY DRUZHININ
Chủ tịch Trần Đại Quang đã ghi cảm tưởng trong sổ lưu niệm của Khu lưu niệm V.I.Lenin tại Tòa thị chính Smolny. Tại Khu tưởng niệm — Nghĩa trang Piskaryoskoe, Chủ tịch nước Việt Nam bày tỏ lòng kính trọng tinh thần anh dũng của thành phố trong những năm Thế chiến II, tại Bảo tàng Hermitage nổi tiếng khắp thế giới Chủ tịch Việt Nam đã làm quen với những công trình kiệt tác bất hủ của nền văn hóa thế giới. Năm 1923, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến Leningrad (tên gọi khi đó của St. Petersburg), chính từ thành phố này đã bắt đầu con đường giải phóng Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Trong năm 1931, chính tại thành phố này đã thành lập nhóm đầu tiên nghiên cứu tiếng Việt. Không phải ngẫu nhiên mà ở đây đã khai trương Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học tổng hợp quốc gia St. Petersburg, là viện Hồ Chí Minh duy nhất được thành lập bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Hai bức tranh của họa sĩ Tuman Jambaev nổi tiếng cả ở Nga và Việt Nam sẽ nhắc nhở cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang về chuyến thăm này, đó là bức chân dung của Chủ tịch đầu tiên nước Việt Nam độc lập và phong cảnh St. Petersburg, ông Vladimir Kolotov cho biết.
Nga cần đến Việt Nam. Chúng tôi cần phải chuyển hướng sang phương Đông, nên phát triển các mối quan hệ cùng có lợi với các đối tác phương Đông. Mới đây trên báo chí Nga đã xuất hiện một bài dưới đầu đề "Việt Nam hoàn toàn không có giá trị đối với Nga". Điều này không đúng. Việt Nam cũng cần đến Nga để đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế của mình. Gia tăng kim ngạch thương mại song phương là một nhiệm vụ cấp bách và khả thi. Chỉ cần có ý chí và phải làm việc nhiều để có như vậy, chuyên gia Nga cho biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét